intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tại Vinamilk

Chia sẻ: Conmeothayxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

37
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả quản trị rủi ro tại Vinamilk. Kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại Vinamilk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tại Vinamilk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------------------- TRẦN THỊ MỸ HẠNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI VINAMILK LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MỸ HẠNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI VINAMILK Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN QUANG THU TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tại Vinamilk” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc. Các số liệu trong luận văn được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép và chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. TP.HCM, ngày 03 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện luận văn Trần Thị Mỹ Hạnh. `
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nghiên cứu này, tác giả xin chân thành cảm ơn: Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường từ bậc Đại học đến bậc Sau Đại học. Đặc biệt là lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Quang Thu. Cô đã tận tình định hướng nghiên cứu cho tác giả từ những bước đầu tiên, cho đến việc lựa chọn nguồn tài liệu, xử lý số liệu và đưa ra hướng giải quyết cho nghiên cứu. Cám ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã giúp đỡ tác giả trong thảo luận, trong trả lời bảng khảo sát tạo nguồn thông tin quý báu cho việc thực hiện nghiên cứu cũng như động viên và khích lệ trong suốt quá trình hoàn thành nghiên cứu này. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã cố gắng tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu nhiều ý kiến của Quý Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp để hoàn thành nghiên cứu một cách có giá trị nhất, song nghiên cứu cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả chân thành mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi quý báu từ Quý Thầy Cô và bạn đọc. TP.HCM, ngày 03 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện luận văn Trần Thị Mỹ Hạnh. `
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .................................................................1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 4 1.3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ......................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 5 1.5. Kết cấu luận văn ..................................................................................... 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO và THỰC TIỄN QUẢN TRỊ RỦI RO tẠi vinamilk ...........................................................................6 2.1 Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro ............................................................ 6 2.1.1 Rủi ro ................................................................................................ 6 2.1.2 Quản trị rủi ro ................................................................................... 7 2.2 Hệ thống quản trị rủi ro và các quy trình quản trị rủi ro ......................... 8 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của quản trị rủi ro.......................... 13 2.3.1 Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao .................................. 17 2.3.2 Quá trình trao đổi, thông tin và tham vấn ...................................... 18 2.3.4 Các yếu tố văn hóa tổ chức ........................................................... 19 2.3.5 Việc đào tạo, huấn luyện kiến thức quản trị rủi ro......................... 20 2.3.6 Hiệu quả của quản trị rủi ro ........................................................... 21 2.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .................................................. 22 2.5 Thực tiễn quản trị rủi ro tại Vinamilk ................................................... 23 2.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk ............................. 23 `
  6. 2.5.2. Các lĩnh vực hoạt động chính và mục tiêu chiến lược 2013-2017 ... ................................................................................................... 24 2.5.3. Hệ thống quản trị rủi ro tại Vinamilk ........................................... 25 2.6 Tóm tắt Chương 2 ................................................................................. 32 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................33 3.1 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 33 3.1.1 Thiết kế nghiên cứu...................................................................... 33 3.1.2 Thang đo nghiên cứu chính thức : ................................................. 37 3.2 Tóm tắt Chương 3 ................................................................................. 40 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................41 4.1 Mô tả thống kê mẫu: ............................................................................. 41 4.2 Phân tích sơ bộ thang đo thông qua phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s anpha và phân tích EFA........................................................... 42 4.2.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha:.......................................... 42 4.2.2 Phân tích nhân tố EFA: .................................................................. 44 4.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ............................................................ 49 4.4 Phân tích hồi quy:.................................................................................. 50 4.4.1 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ........................................ 50 4.4.2 Đánh giá độ phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết: ... 52 4.4.3 Kết luận về phân tích hồi quy: ....................................................... 53 4.4.4 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy: ............... 54 4.5 Tóm tắt Chương 4 ................................................................................. 56 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................58 5.1. Kết luận và kiến nghị nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro ...................... 58 5.1.1 Kiến nghị nâng cao Sự cam kết và hỗ trợ của các quản lý cấp cao59 5.1.2 Kiến nghị cải tiến Quá trình trao đổi thông tin và tham vấn ......... 64 5.2 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo. ..................... 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC `
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk ............................23 Bảng 3.1. Thang đo Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao ............................38 Bảng 3.2. Thang đo Quá trình trao đổi, thông tin và tham vấn ................................38 Bảng 3.3. Thang đo Các yếu tố văn hóa tổ chức.......................................................39 Bảng 3.4. Thang đo đào tạo huấn luyện các kiến thức quản trị rủi ro ......................39 Bảng 3.5. Thang đo hiệu quả của quản trị rủi ro .......................................................40 Bảng 4.1. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ................................................43 Bảng 4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy nếu loại biến ...............................................44 Bảng 4.3. Tổng phương sai giải thích lần 1 ..............................................................45 Bảng 4.4. Phân tích EFA lần 1 ..................................................................................46 Bảng 4.5. Tổng phương sai giải thích lần 2 ..............................................................47 Bảng 4.6. Phân tích EFA lần 2 ..................................................................................48 Bảng 4.7. Tổng phương sai giải thích của biến phụ thuộc ........................................49 Bảng 4.8. Phân tích tương quan ................................................................................51 Bảng 4.9. Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp Enter .................................52 Bảng 4.10. Tóm tắt mô hình......................................................................................52 Bảng 4.11. Phân tích Anova ......................................................................................53 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định giả thuyết ..................................................................53 Bảng 4.13. Tương quan hạng Spearman ...................................................................55 `
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 : Quy trình quản trị rủi ro .............................................................................9 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................22 Hình 2.3. Cơ cấu quản trị rủi ro Vinamilk ................................................................26 Hình 2.4. Quy trình quản trị rủi ro tại Vinamilk .......................................................28 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................33 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................49 Hình 4.2. Biểu đồ phân tán Scatter Plot ....................................................................54 `
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ERM : Quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management) EFA : Phân tích nhân tố KPMG : Công ty tư vấn và kiểm toán KPMG Việt Nam QTRR : Quản trị rủi ro Vinamilk : Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam `
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tại Vinamilk” được thực hiện nhằm xác định và đo lường ảnh hưởng của các yếu tố chính tới hiệu quả của quản trị rủi ro tại Vinamilk, từ đó kiến nghị nâng cao hoạt động quản trị rủi ro. Nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu gồm bốn biến độc lập là: Sự cam kết và hỗ trợ của các quản lý cấp cao; Quá trình trao đổi thông tin và tham vấn; Các yếu tố văn hóa tổ chức; Đào tạo huấn luyện các kiến thức về quản trị rủi ro và biến phụ thuộc là Hiệu quả của quản trị rủi ro. Phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu là phương pháp định lượng với bảng câu hỏi lấy ý kiến và mẫu có kích thước n = 70 mẫu. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA. Các giả thuyết nghiên cứu được phân tích thông qua phương pháp hồi quy tuyến tính bội. Kết quả cho thấy chỉ có hai yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả của quản trị rủi ro tại Vinamilk, đó là: “Sự cam kết và hỗ trợ của các quản lý cấp cao” và “Quá trình trao đổi thông tin và tham vấn”. Trên cơ sở đó, Luận văn kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản trị rủi ro tại Vinamilk. Nghiên cứu này góp phần gia tăng sự hiểu biết về quản trị rủi ro doanh nghiệp, chỉ ra các yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả của quản trị rủi ro tại Vinamilk cũng như mở ra hướng nghiên cứu cho những nghiên cứu xa hơn trong tương lai về quản trị rủi ro. `
  11. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Các cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế gần đây cho thấy quản trị rủi ro là rất cần thiết đối với các tổ chức, dù quy mô lớn hay nhỏ, dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay thương mại dịch vụ, dù loại hình doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi lợi nhuận, hay các công ty cổ phần. Tuy vậy, quản trị rủi ro doanh nghiệp, viết tắt là ERM (Enterprise Risk Management) vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ. Khái niệm này trong nhận thức của nhiều nhà quản lý và trong hoạt động của các công ty chưa thật sự được coi như một khâu trung tâm của hoạt động. Cụ thể hơn, bên cạnh các hoạt động quản trị rủi ro trong một số lĩnh vực như quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro dự án, quản trị rủi ro tài chính đã được triển khai ở nhiều tổ chức với tiêu chuẩn chuyên ngành thì quản trị rủi ro doanh nghiệp vẫn còn là một hệ thống nhiều mơ hồ. Hệ thống này chưa được nhìn nhận như một hệ thống liên hệ mật thiết và ràng buộc với các hệ thống khác trong hoạt động của công ty. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam vốn nhỏ bé về quy mô, khả năng quản trị công ty còn chưa chuyên nghiệp, nhất là khả năng phòng thủ trước những rủi ro. Chính vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng các mô hình quản trị công ty là một trong những vấn đề bức thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó quản trị rủi ro là một nội dung cực kỳ quan trọng. Đầu năm 2013, Ủy ban chứng khoán Nhà nước phối hợp với Công ty kiểm toán và tư vấn Ernst&Young Việt Nam xây dựng quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thốngquản trị rủi ro trong các công ty chứng khoán theo chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế. Đây được xem là một động thái rõ nét của việc áp dụng quản trị rủi ro tại Việt Nam. Quy định nhấn mạnh vào việc phát triển nhận thức về rủi ro, các bước trong quy trình quản trị rủi ro. Tuy nhiên, các rủi ro chỉ tập trung ở lĩnh `
  12. 2 vực ngân hàng, chứng khoán… và rất yếu ở mảng sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, các công ty sản xuất kinh doanh vốn là những công ty ẩn chứa nhiều rủi ro. Một hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp hiệu quả sẽ cho phép trao đổi thông tin từ các bộ phận trong công ty đến bộ phận quản lý rủi ro trung tâm, kết nối với nhà môi giới và công ty bảo hiểm, đồng thời củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Nhưng yếu tố nào sẽ giúp thực hiện hiệu quả các quy trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp? Là công ty sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam, Vinamilk là một trong những công ty rất quan tâm đến lĩnh vực quản trị công ty. Tại Vinamilk, những tiêu chuẩn quốc tế về đảm bảo chất lượng như ISO, HACCP, tiêu chuẩn về quản lý dự án PMI… đều được nghiên cứu áp dụng, và quản trị rủi ro cũng không phải là ngoại lệ. Bắt đầu áp dụng hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000:2009 từ cuối năm 2009, cho tới nay Vinamilk đã xây dựng và thực thi một hệ thống quản trị rủi ro để quản lý những rủi ro kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, với quy mô rộng lớn, cũng như sự khác biệt trong hoạt độngcủa các Khối/Phòng ban mà việc quản trị rủi ro tập trung gặp không ít các khó khăn, thử thách. Việc ổn định và đem lại thành công cho hệ thống này là một trong những vấn đề cấp bách cho mục tiêu chiến lược giai đoạn 2013-2017 của Vinamilk. Đứng trước vấn đề đó, một lần nữa câu hỏi đâu là các yếu tố sẽ giúp thực hiện hiệu quả các quy trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp, mà cụ thể là Vinamilk lại được đặt ra. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nội dung này, cụ thể là: - Đề tài: “Critical Success Factors for effective risk management procedures in financial industries” (tạm dịch: Những yếu tố chính của quy trình quản trị rủi rohiệu quả cho những tổ chức tín dụng) của Prapawadee Na Ranong&Wariya Phuenngam, 2009. Nghiên cứu này tiếp cận quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn của AS/NZS 4360:2004 và chỉ ra các bước của quy trình quản trị rủi ro, sự tác động của các yếu tố lên tính hiệu quả của quy trình cho các tổ chức tài chính nói chung ở thị trường Thái Lan. Phạm vi nghiên cứu là các tổ chức tài chính có hệ thống quản trị rủi ro được cho là bắt buộc. `
  13. 3 - Đề tài: “Critical Success Factors for the implementation of an operational risk management system for South African financial services organisations” (tạm dịch: Những yếu tố thành công chính cho việc triển khai hệ thống quản trị rủi ro hoạt động của các tổ chức dịch vụ tài chính Bắc Mỹ) của Michael David Gibson, 2012. Nghiên cứu này tập trung vào việc triển khai hệ thống quản trị rủi ro hoạt động, cụ thể là hệ thống công nghệ thông tin cho các tổ chức dịch vụ tài chính. Nghiên cứu tiếp cận quản trị rủi ro theo COSO 2004:2, ISO 31000 và AS/NZS 4360:2004. Nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty cần phải thiết lập các chính sách truyền tải thông tin, đảm bảo nhận thức của nhân viên về rủi ro, trách nhiệm của các bên trong việc quản trị rủi ro, thành lập các nhóm chuyên môn về rủi ro (ví dụ như nhóm chuyên môn về lĩnh vực công nghệ thông tin). - Đề tài: “Critical Success Factors for Risk management systems” (tạm dịch: Những yếu tố thành công chính cho hệ thống quản trị rủi ro) của Yaraghi N, 2010. Nghiên cứu này tiếp cận quản trị rủi ro là một quy trình được tích hợp vào các quy trình quản lý của doanh nghiệp như quy trình quản lý an toàn, quản lý dự án, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý nguồn lực doanh nghiệp, quản lý phát triển sản phẩm… Từ đó, các yếu tố được tổng hợp từ tất cả các lĩnh vực và được khảo sát với các chuyên gia. Nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng thể về tất cả các yếu tố chính tác động vào hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro. Các nghiên cứu trên đã giải thích về quy trình, tầm quan trọng cũng như cách thức mà các công ty xây dựng và thực thi quy trình quản trị rủi ro nhằm mang lại hiệu quả. Các nghiên cứu đều nhận diện được các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro. Tuy nhiên những nghiên cứu này có phạm vi khá rộng, đa phần áp dụng cho những tổ chức tài chính hoặc đã có tiêu chuẩn quản trị rủi ro chuyên ngành (như quản trị rủi ro công nghệ thông tin, quản trị rủi ro dự án, quản trị rủi ro ngân hàng…) mà chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro cho một công ty sản xuất kinh doanh có một cơ chế quản trị, một nền văn hóa công ty riêng như Vinamilk. `
  14. 4 Và chính từ đó, đề tài : “Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro tại Vinamilk” được chọn để thực hiện nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này được thực hiện nhằm đạt đến những mục tiêu nghiên cứu sau đây: - Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả quản trị rủi ro tại Vinamilk. - Kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại Vinamilk. 1.3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị rủi ro. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong sự giới hạn về thời gian và nguồn lực thực hiện nghiên cứu, đề tài này sẽ có phạm vi nghiên cứu như sau: - Hệ thống quản trị rủi ro thực hiện nghiên cứu là những lĩnh vực quản trị rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp tới việc đạt được mục tiêu chiến lược (từ năm 2013 – 2017) của Vinamilk, bao gồm những lĩnh vực sau: + Quản trị rủi ro chất lượng sản phẩm + Quản trị rủi ro dự án + Quản trị rủi ro nguồn nhân lực + Quản trị rủi ro tài chính + Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng (mua hàng – cung ứng – điều vận). - Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Vinamilk bao gồm Văn phòng Công ty, 10 Nhà máy và 3 Chi nhánh trên lãnh thổ Việt Nam `
  15. 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Nguồn dữ liệu: Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. - Dữ liệu thứ cấp là số liệu có liên quan đến quy trình quản trị rủi ro của Vinamilk. Dữ liệu thứ cấp được sử dụng để xác định thang đo nháp các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro phù hợp với tình hình thực tế tại Vinamilk. - Dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu điều tra, đánh giá hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro tại Vinamilk. Dữ liệu sơ cấp được thu thập và sử dụng để phân tích nhằm xác định các yếu tố chính có ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị rủi ro. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định tính: sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi. Thông tin thu thập được từ nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh thang đo, xây dựng bảng câu hỏi điều tra. - Nghiên cứu định lượng: thực hiện thông qua kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng khảo sát qua bảng câu hỏi, đánh giá sơ bộ thang đo và phân tích hồi quy bội. 1.5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro và thực tiễn quản trị rủi ro tại Vinamilk Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị. `
  16. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ THỰC TIỄN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI VINAMILK 2.1 Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro Các khái niệm về rủi ro và quản trị rủi ro đã được đề cập khá nhiều trong những tiêu chuẩn được áp dụng ở một số nước phát triển trên thế giới như AS/NZS 4360:2004, ISO 31000:2009 hay COSO. 2.1.1 Rủi ro Rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn đến việc đạt được mục tiêu (ISO 31000:2009). Rủi ro được đại diện bằng các sự kiện tiềm tàng và các hệ quả của sự kiện đó. Khi xác định rủi ro, thông thường sẽ trả lời thông qua câu hỏi : “Cái gì có thể xảy ra”.Mức độ của rủi ro được xác định thông qua sự kết hợp giữa hệ quả của một sự kiện và khả năng xảy ra sự kiện đó. Rủi ro là một sự kết hợp của khả năng điều gì đó xảy ra và mức độ mất mát khi nó xảy ra trong một tình huống hoặc một hành động cụ thể. Những mất mát này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví dụ như một trận động đất có thể gây ra sự mất mát trực tiếp cho một tòa nhà. Những mất mát gián tiếp bao gồm các mất mát về danh tiếng, sự tin tưởng của khách hàng, và những chi phí hoạt động gia tăng trong suốt quá trình hồi phục. Những khả năng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu (Partnerships, BC, 2005 và NIST, 2004). Rủi ro thường được định ra bởi ảnh hưởng đến lợi nhuận của một số sự kiện không chắc chắn. Trong khi những loại và mức độ của rủi ro trong một tổ chức có thể được xác định thì phụ thuộc vào số lượng các nhân tố như quy mô của tổ chức, mức độ phức tạp của các họat động (SBP, 2003, P.1). Rủi ro có nhiều cách phân loại, thông thường rủi ro được chia thành rủi ro chiến lược, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro tuân thủ (Risk Universe). `
  17. 7 2.1.2 Quản trị rủi ro Quản trị rủi ro có thể được định nghĩa bằng nhiều cách thức khác nhau. Chẳng hạn, Anderson và Terp (2006) đã duy trì một cách hiểu cơ bản vềquản trị rủi ro là một quá trình mà nó cho phép việc ước tính, giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro, nâng cao lợi ích và tránh những thiệt hại từ sự đầu cơ. Mục tiêu của quản trị rủi ro là nhằm tối đa hóa tiềm năng thành công và tối thiểu hóa khả năng mất mát trong tương lai. Rủi ro đã trở thành vấn đề có ảnh hưởng tiêu cực tới chi phí, thời gian, chất lượng và hệ thống. Theo COSO (Committee of Sponsoring Organizations, 2004, p.2), quản trị rủi rolà một quá trình, ảnh hưởng bởi Ban giám đốc, nhà quản lý và những cá nhân khác, được áp dụng trong việc lập chiến lược và xuyên suốt tổ chức, được thiết kế nhằm nhận diện những sự kiện tiềm tàng mà có thể ảnh hưởng tới tổ chức, và quản trị rủi ro trong mức mong đợi, cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được những mục tiêu của tổ chức. Quản trị rủi ro là một quá trình để quản lý những rủi ro tiềm tàng bằng việc nhận diện, phân tích. Quá trình này có thể hỗ trợ để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực. Đầu ra của quá trình có thể hỗ trợ việc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro và những ảnh hưởng tiêu cực nếu nó xảy ra (Partnerships, BC,2005). Quản trị rủi ro bao gồm việc nhận diện, đo lường, duy trì và kiểm soát rủi ro. Quá trình này đảm bảo rằng các cá nhân hiểu rõ về quản trị rủi ro và đầy đủ mục tiêu và chiến lược của tổ chức (SBP, 2003). Quản trị rủi ro là những hoạt động để định hướng và kiểm soát Công ty về những vấn đề liên quan tới rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm việc thiết lập cơ cấu quản trị rủi ro, xác định trách nhiệm giải trình, các quá trình chính… Hoạt động quản trị rủi ro được thực hiện bởi các quản lý cấp cao của Công ty (ISO 31000:2009) Dựa trên những định nghĩa đó, có thể tóm tắt các khái niệm như sau: Rủi ro là: - Khả năng và hệ quả của một điều gì đó khi nó xảy ra, và `
  18. 8 - Khả năng của việc đó ảnh hưởng tới việc đạt được mục tiêu. Quản trị rủi ro là: - Quá trình ước tính, giảm thiểu và kiểm soát rủi ro - Bao gồm việc nhận diện, phân tích, đánh giá, duy trì và kiểm soát rủi ro - Giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực khi điều gì đó xảy ra và qua đó đạt được những mục tiêu và chiến lược của tổ chức. 2.2 Hệ thống quản trị rủi ro và các quy trình quản trị rủi ro Theo định nghĩa của từ điển Longman và BusinessDictionary.com thì định nghĩa cụm từ quy trình có nghĩa là: - Một cách thức làm việc gì đó, đặc biệt là theo một cách đúng đắn và thông thường (Longman) - Các hoạt động cố định, từng bước với định rõ điểm đầu và điểm cuối theo thứ tự thực hiện nhiệm vụ (BusinessDictionary.com) Hệ thống quản trị rủi ro đã được đề cập nhiều trong các tiêu chuẩn về quản trị rủi ro và các báo cáo chuyên ngành. Hệ thống quản trị rủi ro là một cơ cấu quản trị rủi ro bao gồm phạm vi, quy trình, hệ thống để quản lý các rủi ro và định ra các vai trò và trách nhiệm của các cá nhân liên quan tới quản trị rủi ro. Một cơ cấu quản trị rủi ro bao gồm chính sách và thủ tục quản trị rủi ro, trong đó bao gồm việc nhận diện, chấp nhận, đo lường, giám sát, báo cáo và kiểm soát rủi ro (SBP, 2003) NIST soát xét quy trình quản trị rủi ro trên ba khía cạnh là : nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, giảm thiểu rủi ro. Quá trình quản trị rủi ro bao gồm việc nhận diện, đánh giá ảnh hưởng của rủi ro và đưa ra các phương pháp giảm thiểu rủi ro. Việc giảm thiểu rủi ro bao gồm việc xếp hạng ưu tiên rủi ro, duy trì và thực thi các kiểm soát thích hợp được đề xuất từ kết quả của đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro là nhân tố chính của chương trình quản trị rủi ro thành công. Hướng dẫn về quản trị rủi ro doanh nghiệp (COSO) mô tả mô hình và quá trình quản trị rủi ro theo các bước : (1) Thiết lập bối cảnh; (2) Nhận diện rủi ro; (3) `
  19. 9 Phân tích rủi ro; (4) Đánh giá rủi ro; (5) Phát triển chiến lược giảm thiểu rủi ro; (6) Giám sát và soát xét chiến lược giảm thiểu rủi ro; (7) Định lượng rủi ro; (8) Thông tin và tham vấn về rủi ro. Tiêu chuẩn về quản trị rủi ro (ISO 31000:2009) định nghĩa về quy trình quản trị rủi ro bao gồm các bước : (1) Thiết lập bối cảnh; (2) Đánh giá rủi ro; (3) Ứng phó rủi ro; (4) Thông tin và tham vấn; (5) Báo cáo và giám sát. Mô hình như sau : 1. THIẾT LẬP BỐI CẢNH Thực hiện xuyên suốt các giai đoạn, nhấn mạnh nội dung về mong đợi rủi ro, chấp nhận rủi ro, phương Cập nhật những thay đổi của bối cảnh liên quan tới những phạm vi đánh giá và các Tiêu chí – Thông số đo lường rủi ro: Theo dõi, cập nhật thay đổi, đánh giá và tái đánh giá rủi ro (định kỳ hoặc đột xuất) Bước 1: Thiết lập bối cảnh bên ngoài Bước 2: Thiết lập bối cảnh bên trong Bước 3: Thiết lập các Tiêu chí – Thông số ĐÁNH GIÁ RỦI RO pháp tiếp cận rủi ro, và những thông tin đầu vào khác. 2. NHẬN DIỆN RỦI RO Nhận diện rủi ro có thể xảy ra và những kiểm THÔNG TIN VÀ THAM VẤN soát hiện hữu có liên quan: GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO Bước 4: Nhận diện rủi ro 3. PHÂN TÍCH RỦI RO Chỉ ra nguyên nhân cốt lõi, tính hiện hữu/phù hợp/hiệu quả của các kiểm soát và mức độ cũng như tần suất của các hệ quả: Bước 5: Phân tích nguyên nhân rủi ro Bước 6: Phân tích hệ quả rủi ro 4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO Chỉ ra ảnh hưởng và tần suất của rủi ro và kết luận về mức độ của rủi ro đó (ảnh hưởng nhân tần suất): Bước 7: Đánh giá rủi ro 5. ỨNG PHÓ RỦI RO Đưa ra các biện pháp ứng phó, xác định các yếu tố của một kế hoạch hành động cho rủi ro: Bước 8: Ứng phó rủi ro Bước 9: Xây dựng kế hoạch hành động Hình 2.1 : Quy trình quản trị rủi ro (Nguồn: ISO 31000 : 2009, trang 22) `
  20. 10 Thiết lập bối cảnh Thiết lập bối cảnh là việc xác định các hiện trạng, tình huống bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, thiết lập các tiêu chí về rủi ro làm nền tảng cho các chính sách quản trị rủi ro (ISO 31000:2009). Thiết lập bối cảnh gồm có ba nội dung là : Thiết lập bối cảnh bên ngoài; Thiết lập bối cảnh bên trong; Thiết lập bối cảnh của quy trình quản trị rủi ro. - Thiết lập bối cảnh bên ngoài: Bối cảnh bên ngoài là môi trường bên ngoài mà tổ chức tìm kiếm để đạt được mục tiêu. Thiết lập bối cảnh bên ngoài rất quan trọng để đảm bảo rằng các mục tiêu và mối quan tâm của các bên liên quan bên ngoài được xem xét khi phát triển các tiêu chí rủi ro. Bối cảnh bên ngoài có thể bao gồm: + Các yếu tố về văn hóa và xã hội, chính trị, pháp lý, chế định, tài chính, công nghệ, kinh tế, điều kiện tự nhiên, môi trường cạnh tranh… + Các yếu tố về định hướng và xu hướng kinh doanh có tác động đến mục tiêu phát triển của tổ chức + Các mối quan hệ, nhận thức và giá trị của các bên liên quan bên ngoài với tổ chức (cổ đông, nhà đầu tư…) - Thiết lập bối cảnh bên trong: Bối cảnh bên trong là môi trường trong đó tổ chức tìm kiếm để đạt được mục tiêu. Quy trình quản trị rủi ro phải liên kết với văn hóa, quá trình hoạt động, cơ cấu và chiến lược của tổ chức. Bối cảnh bên trong là bất kỳ điều gì trong tổ chức mà có thể ảnh hưởng đến cách thức mà một tổ chức quản trị rủi ro. Bối cảnh bên trong rất quan trọng bởi: (1) Quản trị rủi ro diễn ra trong bối cảnh các mục tiêu của tổ chức, thực hiện để đảm bảo tổ chức đạt được các mục tiêu đó; (2) Các dự án hoặc chương trình được thực hiện cũng có những mục tiêu cụ thể phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức và hướng tới mục tiêu chung; (3) Việc không nhận diện được những cơ hội để đạt được những mục tiêu chiến lược, các dự án… sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng và giá trị của tổ chức. Bối cảnh bên trong bao gồm: `
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2