intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu nâng cao chất lượng quản lý xây dựng dân dụng đô thị trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

37
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu và đánh giá công tác định hướng phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh theo quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý trật tự xây dựng tại Thành phố Mỹ Tho. Trong đó, bao gồm từ khâu định hướng phát triển hệ thống đô thị cho đến quản lý trật tự xây dựng – sau sự quản lý trong 3 năm gần đây (từ năm 2016 đến năm 2018).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu nâng cao chất lượng quản lý xây dựng dân dụng đô thị trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------------------------ ĐINH SƠN TÒNG NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG DÂN DỤNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MỸ THO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Mã ngành: 8.58.02.01 Long An - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------------------------ ĐINH SƠN TÒNG NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG DÂN DỤNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MỸ THO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Mã ngành: 8.58.02.01 Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Đỗ Đại Thắng Long An - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. HỌC VIÊN THỰC HIỆN Đinh Sơn Tòng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin dành bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường, trường Đại Học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tạo điều kiện cho tác giả và các anh chị em học viên được học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn về lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời tri ân sâu sắc tới Thầy Tiến sĩ Đỗ Đại Thắng đã trực tiếp hướng dẫn, tập thể Thầy Cô Phòng Sau Đại học và Quan hệ Quốc tế đã tận tình giúp đỡ cả về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu, cũng như cung cấp thêm tài liệu thông tin khoa học cần thiết để tác giả hoàn thành luận văn này. Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở Nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và được sự tận tình hướng dẫn của Thầy Tiến sĩ Đỗ Đại Thắng. Luận văn thạc sĩ đã hoàn thành trong thời gian quy định với sự nỗ lực của bản thân, tuy nhiên không thể không có những thiếu sót. Kính mong Quý Thầy Cô chỉ dẫn thêm để tác giả bổ sung những kiến thức nhằm hoàn thiện luận văn được tốt hơn. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp Cao học xây dựng khóa 08 đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn! HỌC VIÊN THỰC HIỆN Đinh Sơn Tòng
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và các chương trình, chính sách an sinh của Nhà nước như chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư, chương trình xây dựng nông thôn mới, các công trình xây dựng ngày càng nhiều. Đô thị hoá nhanh đồng nghĩa với việc các hạng mục công trình nhanh chóng được xây lên nhằm đáp ứng kịp các nhu cầu về nhà ở, thương mại dịch vụ, sản xuất phát triển của cộng đồng dân cư đô thị. Việc xây dựng các công trình này ở các đô thị đòi hỏi phải được xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng không còn là chuyện xa lạ ở các đô thị trong suốt thời gian qua. Không phải công trình nào cũng đảm bảo đúng trật tự xây dựng. Xét trên cái cái nhìn tổng thể ở hầu hết các đô thị, từ đô thị như Thành phố Mỹ Tho. Dường như đây chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá nhanh trong khi quản lý nhà nước về phát triển đô thị lại chưa đáp dứng kịp. Điều này đòi hỏi công tác quản lý xây dựng phải được quan tâm một cách thực sự đúng mức. Hơn nữa, việc chấp hành đúng quy định trật tự xây dựng của người dân còn thấp. Ý thức chấp hành của người dân không cao cộng với những tồn tại nêu trên dẫn đến có rất nhiều công trình xây dựng trên địa bàn xây dựng vi phạm trật tự xây dựng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý xây dựng đô thị nói chung và trên địa bàn thành phố Mỹ Tho nói riêng, đồng thời qua tìm hiểu và xem xét về công tác quản lý xây dựng của thành phố nên quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu nâng cao chất lượng quản lý xây dựng dân dụng đô thị trên địa bàn thành phố Mỹ Tho” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học.
  6. iv ABSTRACT In recent years, along with the socio-economic development and welfare programs and policies of the State such as the program of building residential clusters, programs of new rural construction, construction works and more. Rapid urbanization means that work items are quickly built to meet the needs of housing, commerce, production and development of urban communities. The construction of these works in urban areas must be built in accordance with the approved planning and the standards and standards allowed for each area However, in fact the violation of the construction order is no longer a strange phenomenon in urban areas during the past time. Not all constructions ensure proper construction order. From a holistic perspective in most urban areas, from urban areas such as My Tho City. It seems that this is the reverse side of urbanization with the speed of too fast while the state management on urban development has not yet caught up. This requires the construction management to be really concerned. Moreover, the compliance with regulations on construction order of people is low. People's obedience is not high, along with the above-mentioned problems, leading to many construction works in the construction area violating construction order Being aware of the importance of urban construction management in general and in My Tho city in particular, through studying and reviewing construction management of the city, the decision should be made. select the topic: " Research improving quality of urban construction management in My Tho city " as the topic of graduate study.
  7. v MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... x DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ...................................................................... xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ................................................. xii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ................................................. xii MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề, ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài ............................... 1 1.2. Lợi ích của đề tài............................................................................................... 3 1.2.1 Lợi ích khoa học ............................................................................................. 3 1.2.2 Lợi ích thực tiễn .............................................................................................. 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6 1.5.1 Xây dựng mô hình khảo sát ............................................................................. 6 1.5.2 Thu thập thông tin khảo sát ............................................................................ 6 1.5.3 Xây dựng bản câu hỏi..................................................................................... 6 1.5.4 Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi ................................................................... 6 1.5.5 Phân tích và xử lý số liệu ................................................................................ 7 1.6. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng ................................................... 7 1.6.1 Phương pháp định tính .................................................................................... 7 1.6.2 Phương pháp định lượng ................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG DÂN DỤNG 1. Quản lý xây dựng dân dụng đô thị ........................................................................ 8 1.1. Khái niệm. ......................................................................................................... 8 1.2. Nội dung ........................................................................................................... 8 1.3. Đặc điểm ........................................................................................................... 9 2. Quản lý xây dựng dân dụng đô thị theo quy hoạch ............................................... 9 2.1. Khái niệm quy hoạch xây dựng dân dụng .......................................................... 9
  8. vi 2.2. Các loại quy hoạch xây dựng dân dụng ........................................................... 10 2.3. Quy hoạch xây dựng ở đô thị ........................................................................... 11 2.3.1. Quy hoạch chung xây dựng dân dụng đô thị. ................................................ 11 2.3.2. Quy hoạch chi tiết xây dựng dân dụng đô thị ................................................ 12 2.4. Vai trò của công tác quản lý xây dựng dân dụng theo quy hoạch ..................... 12 3. Giấy phép xây dựng (GPXD). ............................................................................ 13 3.1. Khái niệm........................................................................................................ 13 3.2. Thẩm quyền cấp GPXD................................................................................... 14 3.3. Quy trình cấp GPXD. ...................................................................................... 15 3.4. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng dân dụng ....................... 15 4.1. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng đô thị và biện pháp xử lý ................... 15 4.1.1. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng dân dụng ......................................... 15 4.1.2. Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng dân dụng ................................ 16 4.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng dân dụng ....................................... 17 4.3. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và trác nhiệm quản lý trật tự xây dựng của các cơ quan chức năng ............................................................................................... 17 4.3.1.Trách nhiệm của Chủ tịch UBND thành phố và Chủ tịch UBND phường, xã 17 4.3.2. Trách nhiệm, thẩm quyền của Chánh thanh tra Sở xây dựng, thanh tra viên, cán bộ công chức chuyên trách, Đội quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã....................... ........................................................................................................ 18 4.4. Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng dân dụng.......................................... 19 4.4.1. Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản ..................................................... 19 4.4.2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ................................................... 20 4.5.Cơ sở pháp lý cho việc quản lý trật tự xây dựng dân dụng đô thị ...................... 20 4.6. Kết luận chương .............................................................................................. 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÔ THỊ XÂY DỰNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MỸ THO. 2. Quá trình phát triển của thành phố Mỹ Tho ........................................................ 22 2.1.Điều kiện tự nhiên thành phố Mỹ Tho .............................................................. 22 2.2 Diện tích, dân số............................................................................................... 23 2.3 Đặc điểm địa hình ............................................................................................ 23
  9. vii 2.4 Khí hậu ............................................................................................................ 24 2.5 Địa giới hành chính .......................................................................................... 24 2.6 Quy hoạch đô thị thành phố Mỹ Tho ................................................................ 28 2.6.1 Công nghiệp .................................................................................................. 28 2.6.2 Xây dựng ...................................................................................................... 28 2.6.3 Hạ tầng kỹ thuật ............................................................................................ 29 2.7 Hiện trạng cơ sở hạ tầng của thành phố Mỹ Tho ............................................. 31 2.7.1 Hệ thống cấp nước ........................................................................................ 31 2.7.2 Hệ thống thoát nước ...................................................................................... 31 2.7.3 Hệ thống chiếu sáng ...................................................................................... 32 2.7.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thôngcấp nước .................................................. 33 2.8 Cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng .............................. 35 2.8.1 Bộ phận Quản lý đô thị.................................................................................. 36 2.8.2 Thanh tra xây dựng ....................................................................................... 38 2.9 Thực trạng về công tác quản lý đô thị xây dựng trên toàn thành phố Mỹ Tho. .. 39 2.9.1 Thực trạng công tác quản lý đô thị xây dựng trên toàn thành phố Mỹ Tho .... 39 2.9.2 Tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý đô thị xây dựng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. .................................................................................................... 40 2.10 Những kết quả về công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. ........................................................................................ 41 2.11 Phân tích những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý đô thị và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. .............................................. 43 2.11.1 Hạn chế trong công tác quy hoạch thành phố Mỹ Tho ................................. 43 2.11.2 Hạn chế từ phía chủ đầu tư .......................................................................... 43 2.11.3 Hạn chế từ việc tổ chức phòng chuyên môn cấp phép xây dựng .................. 44 2.11.4 Hạn chế từ Ban chuyên môn thanh tra xây dựng......................................... 44 2.11.5 Hạn chế từ công cụ pháp luật ...................................................................... 45 2.11.6 Hạn chế từ công tác tuyên truyền vận động ................................................. 45 2.12 Kết luận chương…. ....................................................................................... 46 CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TP. MỸ THO 3.1. Quy trình nghiên cứu. ..................................................................................... 47
  10. viii 3.2. Quy trình thiết kế bảng hỏi. ............................................................................. 49 3.3. Nội dung bảng hỏi ........................................................................................... 50 3.3.1 Giới thiệu chung............................................................................................ 50 3.3.2 Thang đo ....................................................................................................... 50 3.3.3 Các yếu tố khảo sát và mã hóa dự liệu bảng hỏi ............................................ 50 3.4 Thông tin chung ............................................................................................... 51 3.4.1 Kinh nghiệm của người khảo sát ................................................................... 52 3.4.2 Vai trò của người khảo sát ............................................................................. 52 3.4.3 quy mô dự án ................................................................................................ 52 3.4.4 Cá dự án xây dựng dân dụng đô thị ............................................................... 52 3.5 Xây dựng bảng hỏi chính thức.......................................................................... 52 3.6. Thu thập số liệu............................................................................................... 53 3.6.1 Xác định kích thước mẫu............................................................................... 53 3.6.2 Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu ............................................................................ 53 3.6.3 Phân phối và thu thập dữ liệu ........................................................................ 55 3.7. Phương pháp và công cụ nghiên cứu ............................................................... 55 3.7.1 Đánh giá thang đo ......................................................................................... 55 3.7.2 Kiểm định khác biệt trung bình tổng thể ........................................................ 56 3.8. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm định dự án ...................................... 60 3.8.1 Quá trình phân tích số liệu............................................................................. 61 3.8.2 Thống kê mô tả ............................................................................................. 62 3.8.3 Chức vụ của người tham gia quản lý xây dựng đô thị .................................... 63 3.8.4 Lĩnh vực hoạt động ....................................................................................... 65 3.9 Kiểm định thang đo .......................................................................................... 66 3.10. Phân tích nhân tố chính PCA (Principal Component Analysis) ...................... 69 3.11. Các nhóm nhân tố gây ảnh hưởng đến quản lý xây dựng dân dụng đô thị ..... 76 3.11.1 Phân tích các nhân tố.................................................................................. 76 3.11.2 Kết quả và bàn luận .................................................................................... 76 3.12. Kết luận chương ........................................................................................... 77 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG DÂN DỤNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MỸ THO.
  11. ix 4. Phương hướng hoạt động trong năm 2015 - 2018 và định hướng năm 2030. ...... 78 4.1 Lộ trình phát triển thành phố Mỹ Tho ............................................................. 78 4.2 Giải pháp nâng cao quản lý đô thị tại thành phố ............................................. 79 4.3 Giải pháp. ........................................................................................................ 81 4.3.1 Công tác quy hoạch ....................................................................................... 81 4.3.3 Tổ chức phòng chuyên môn cấp phép xây dựng ............................................ 81 4.3.4 Tổ chức cán bộ chuyên môn thanh tra xây dựng ............................................ 81 4.3.5 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật .......................................................... 82 4.3.6 Công tác tuyên truyền vận động .................................................................... 82 4.4 Kết luận chương…….. ......................................................................... ………84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 85 1. Kết luận…….......................................................................................... ………85 2. Kiến nghị…….. ..................................................................................... ………87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 88 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................I Phiếu thăm dò – Bảng câu hỏi .......................................................................................I PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... V PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ VII
  12. x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG BIỂU TÊN BẢNG BIỂU TRANG Danh sách các đơn vị hành chính thuộc 26 Bảng 2.5 thành phố Mỹ Tho Bảng 2.10.1 Số giấy phép đã cấp 42 Bảng 3.3 Tổng hợp câu hỏi và mã hóa dữ liệu 50 Bảng 3.8.2 Bảng tổng hợp kết quả người trả lời 62 Bảng 3.8.2.1 Bảng tổng hợp người trả lời theo kinh 63 nghiệm làm việc trong dự án Bảng 3.8.3 Bảng tổng hợp kết quả người trả lời theo vị 63 trí chức danh Bảng 3.8.4 Bảng tổng hợp kết quả người trả lời theo 65 lĩnh vực hoạt động Kết quả khảo sát thử nghiệm giá trị mean về 66 Bảng 3.9.1 các yếu tố liên quan Bảng 3.9.3 Bảng tính hệ số tương quan biến tổng 68 Bảng 3.10.2 Kết quả kiểm tra giá trị Communalities 70 Bảng 3.10.3 Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1 71 Bảng 3.10.4 Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 2 72 Bảng 3.10.4.1 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 73 Bảng 3.10.7 Kết quả đặt tên 3 nhân tố chính 75
  13. xi DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ĐỒ THỊ TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TRANG Hình 2.1 Bản đồ vị trí Thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang 22 Bản đồ quy hoạch Thành phố Mỹ Tho – Tiền Hình 2.3 23 Giang năm 2020 - 2030 Hình 2.4 24 Bản đồ dữ liệu khí hậu Vị trí địa lý thành phố Mỹ Tho trong vùng tỉnh Hình 2.5 26 Tiền Giang Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu bảng câu hỏi 48 Hình 3.2 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi. 49 Hình 3.8.1 Quy trình phân tích số liệu khảo sát 61 Hình 4.1 78 Lộ trình phát triển thành phố Mỹ Tho.
  14. xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CĐT Chủ đầu tư 2 BQLDA Ban quản lý dự án 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 QLNN Quản lý nhà nước 5 BCH Bảng câu hỏi 6 CCS Các cộng sự 7 TVTK/GS Tư vấn thiết kế/giám sát. 8 GPXD Giấy phép xây dựng 9 QHĐT Quy hoạch đô thị 10 KTXH Kinh tế xã hội 11 TDTT Thể dục thể thao 12 TXL Trạm xử lý DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 AFTA ASEAN Free Trade Area 2 SPSS Statistical Package for the Social Sciences 3 PCA Principal Component Analysis 4 KMO Kaiser-Mayer-Olkin
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề, ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài: Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến đáng kể với tốc độ tương đối cao. Xây dựng là một trong những nền công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài nhiệm vụ tạo ra cơ sở vật chất, tạo ra vật chất phục vụ cho nhu cầu phát triển của con người, ngành xây dựng còn góp phần tạo nên bộ mặt mỹ quan của đất nước và là một trong những yếu tố đánh giá sự phồn vinh của xã hội. Hiện nay Nhà nước đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp. Đô thị hóa nhanh đồng nghĩa với việc các hạng mục công trình nhanh chóng được xây lên nhằm đáp ứng kịp các nhu cầu về nhà ở, thương mại dịch vụ, sản xuất phát triển của cộng đồng dân cư đô thị. Việc xây dựng các công trình này ở các đô thị đòi hỏi phải được xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng dân dụng không còn là chuyện xa lạ ở các đô thị trong suốt thời gian qua. Không phải công trình nào cũng đảm bảo đúng trật tự xây dựng. Xét trên cái cái nhìn tổng thể ở hầu hết các đô thị, từ đô thị như Thành phố Mỹ Tho; dường như đây chính là mặt trái của đô thị hóa với tốc độ quá nhanh trong khi quản lý nhà nước về phát triển đô thị lại chưa đáp dứng kịp. Điều này đòi hỏi công tác quản lý xây dựng phải được quan tâm một cách thực sự đúng mức. Tỉnh Tiền Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, có vai trò, vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực. Với sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, Đảng bộ và nhân dân Tiền Giang đã đoàn kết, nỗ lực, khắc phục khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng và phát triển tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Tiền Giang luôn duy trì được nhịp độ phát triển kinh tế khá cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành sản xuất và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao. Kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư và nâng cấp, bộ mặt
  16. 2 đô thị có nhiều khởi sắc. Vị thế của tỉnh ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng trong việc kết nối các đô thị trong khu vực để trở thành địa bàn động lực phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình xây dựng dân dụng và phát triển tỉnh Tiền Giang còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị loại I, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của Đồng bằng Sông Cửu Long và là đô thị lớn thứ 2 của khu vực sau Thành phố Cần Thơ.Thành phố Mỹ Tho đã đi lên và phát triển về nhiều mặt. Không nằm ngoài xu thế chung của Thành phố nói riêng và cả nước nói chung, quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ trên điạ bàn. Tốc độ đô thị hóa ở đây diễn ra trông thấy ở các công trình xây dựng: nhà cửa những người dân ngày một khang trang, các cơ sở thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiêp, các công trình hạ tầng….đang ngày ngày đổi thay. Việc quản lý xây dựng trên địa bàn vì thế mà được đặt ra một cách cấp thiết hơn bao giờ hết. Với đội ngũ cán bộ mới, Thành phố Mỹ Tho đã và đang có những giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng để thúc đẩy công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý xây dựng nói riêng . Trong những năm qua, Thành phố đã từng bước tăng cường và có những chuyển biến tích cực đúng hướng nhận thức của nhân dân tạo được ý thức chấp hành pháp luật và nếp sống đô thị. Thành phố cũng đã chỉ đạo giải quyết những vấn đề nhân dân bức xúc, công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng đã dần đi vào nề nếp. Công tác quản lý trật tự xây dựng được tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm trên địa bàn, xử lý kiên quyết triệt để đối với các công trình xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp. Số vụ vi phạm trật tự xây dựng cũng vì thế mà được giảm bớt hàng năm. Tuy nhiên, là một thành phố có nhiều đất nông nghiệp. Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 cho thấy đất nông nghiệp của thành phố là 364.47 ha chiếm 22.21% diện tích đất. Do nhu cầu phát triển, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất xây dựng các công trình nhiều. Trên thực tế cho thấy, đối với những phường có ít đất nông nghiệp thì xảy ra hiện tượng xây dựng trái phép ít như: Phường 8, phường 6, phường 4. Còn đối với các phường có nhiều đất nông nghiệp thì việc trái phép xảy ra nhiều hơn.(Trích nguồn của phòng Quản lý đô thị thành phố Mỹ Tho, năm 2018).
  17. 3 Mặt khác, hồ sơ quy hoạch thành phố mới được phê duyệt và bàn giao, nên công tác quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng trên cơ sở quy hoạch cũ của thành phố nên chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về phát triển kinh tế- xã hội, về quản lý đô thị của một Thành phố mới thành lập. Hơn nữa, việc chấp hành đúng quy định trật tự xây dựng dân dụng của người dân còn thấp. Ý thức chấp hành của người dân không cao cộng với những tồn tại nêu trên dẫn đến có rất nhiều công trình xây dựng trên địa bàn xây dựng vi phạm trật tự xây dựng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý xây dựng đô thị nói chung và trên địa bàn thành phố Mỹ Tho nói riêng, đồng thời qua tìm hiểu và xem xét về công tác quản lý xây dựng của thành phố nên quyết định lựa chọn đề tài: “nghiên cứu nâng cao chất lượng quản lý xây dựng dân dụng đô thị trên địa bàn thành phố Mỹ Tho” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học. Cấu trúc của đề tài mô tả một cách tổng quan về các khái niệm liên quan đến quản lý đấu thầu, tổng quan các tài liệu, nghiên cứu trước đây về giải pháp chất lượng quản lý xây dựng đô thị. Thực hiện nghiên cứu định lượng nhằm tìm ra các giải pháp, nguyên nhân để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động chất lượng quản lý xây dựng đô thị tại Ban quản lý dự án thành phố Mỹ Tho. 1.2. Lợi ích của đề tài 1.2.1. Lợi ích khoa học: - Nghiên cứu tổng quan về thực trạng còn hạn chế trong công tác quản lý và định hướng phát triển xây dựng dân dụng đô thị trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.Đưa ra đóng góp áp dụng phù hợp thực tế cho tình hình ở địa phương được tối ưu hoá và hợp lý hơn. - Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia, chuyên khảo tổng hợp, thống kê mô tả và phân tích định lượng các yếu tố giúp tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý xây dựng dân dụng đô thị tại Ban quản lý dự án thành phố Mỹ Tho. - Việc nhận dạng, phân tích, đánh giá các yếu tố còn hạn chế xảy ra làm ảnh hưởng đến công tác quản lý quản lý xây dựng đô thị. Từ đó đề xuất, kiến nghị các biện pháp tối ưu để kiểm soát các yếu tố xảy ra rủi ro, nhằm giúp các đơn vị tham gia dự án có cái nhìn tổng quát hơn trong việc triển khai thực hiện quản lý xây dựng dân dụng đô thị ban đầu.
  18. 4 - Là cơ sở lý luận khoa học cho các đơn vị có mô hình và qui mô tương tự, nghiên cứu áp dụng. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo. Để quản lý tốt công tác quản lý xây dựng dâng dụng đô thị, - Đề tài cũng hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác quản lý quản lý xây dựng đô thị trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý quản lý xây dựng dân dụng đô thị, hoàn thiện công nghệ quản lý để hội nhập quốc tế. 1.2.2. Lợi ích thực tiễn: - Đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao trong vấn đề tổ chức quản lý đô thị tại địa bàn thành phố Mỹ Tho. - Luận văn đã đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học và thực tiễn để nâng cao năng lực quản lý quản lý xây dựng dân dụng đô thị thành phố Mỹ Tho. - Thông qua phân tích, đánh giá tổng quát về thực trạng công tác quản lý xây dựng dân dụng đô thị. Trên cơ sở lý luận đó, nêu quan điểm và đề xuất một số giải pháp thiết thực, khả thi nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý quản lý xây dựng dân dụng đô thị trong địa bàn của tỉnh Tiền Giang. - Đây là đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng, có ý nghĩa thực tiễn nhằm giúp cho các Ban quản lý dự án, đơn vị quản lý nhà nước, đặt biệt là Ban Quản lý dự án thành phố Mỹ Tho nhận thấy những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong hoạt động quản lý quản lý xây dựng đô thị, cụ thể như sau: + Kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ giúp Ban quản lý dự án thành phố Mỹ Tho có cách nhìn sâu, rộng về tình hình hoạt động của đơn vị đối với những yêu cầu thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý xây dựng dâng dụng đô thị trong giai đoạn hiện tại và nâng cao hơn nữa hiệu quả về chất lượng quản lý xây dựng dân dụng đô thị trong thời gian tới. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu: 1.3.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu quản lý xây dựng bao gồm nhiều nội dung như: Quản lý cấp GPXD - trật tự xây dựng; Quản lý đầu tư xây dựng; Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị - Vệ sinh môi trường. Trong đó hai mảng định hướng phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh theo
  19. 5 quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý trật tự xây dựng tại Thành phố Mỹ Tho là đáng quan tâm nhất. Trên thực tế hai mảng này còn rất nhiều bất cập và cần thiết phải tìm giải pháp thúc đẩy sao cho phù hợp với tình hình thực tế. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu và đánh giá công tác định hướng phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh theo quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý trật tự xây dựng tại Thành phố Mỹ Tho. Trong đó, bao gồm từ khâu định hướng phát triển hệ thống đô thị cho đến quản lý trật tự xây dựng – sau sự quản lý trong 3 năm gần đây (từ năm 2016 đến năm 2018). Qua đó, tìm hiểu nguyên nhân, những mặt tốt và mặt hạn chế của công tác định hướng phát triển hệ thống đô thị và quản lý trật tự xây dựng, nhằm đưa ra giải pháp phù hợp để đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng và phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý xây dựng dân dụng đô thị, định hướng qui hoạch đô thị Quy hoạch xây dựng hệ thống công trình dân dụng hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội. Đưa ra khảo sát các yếu tố giả thuyết, thì các phần thông tin liên quan từng yếu tố sẽ được gom lại thành từng cụm câu hỏi để dễ dàng đánh giá về 5 yếu tố : 1. Năng lực và trình độ chuyên môn bộ phận quản lý xây dựng dân dụng đô thị xây dựng. 2. Quy trình tổ chức quản lý qui hoạch xây dựng dân dụng. 3. Kiểm soát nhân lực và điều động. 4. Cơ chế chính sách, cơ chế quản lý. 5. Ý thức chấp hành của người dân. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu đề tài sẽ đặt ra nhiều vấn đề sau đó chọn lọc các yếu tố mà đề tài cần quan tâm để đánh giá tầm quan trọng của nhóm các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động quản lý đô thị dưới nhiều góc độ. a. Phạm vi về không gian địa điểm:
  20. 6 Phạm vi nghiên cứu: Để tài nghiên cứu chỉ giới hạn những đối tượng quản lý xây dựng dân dụng đô thị xây dựng là các công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Công tác quản lý xây dựng đô thị xây dựng gắn liền với yếu tố vị trí địa lý, thổ nhưỡng đất đai, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như phong tục tập quán ở từng địa phương, thẩm mỹ, khí hậu thời tiết từng khu vực cho đến quy hoạch khu chức năng của từng đô thị…. Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý và định hướng xây dựng đô thị, . Qua đó, đưa ra nội dung cần điều chỉnh hợp lý; để từ đó, tác giả đưa ra một quy trình và giải pháp hợp lý hơn trong công tác quản lý và định hướng xây dựng của các công trình dân dụng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. b. Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu các công tác quản lý đô thị xây dựng đã thực thi trong địa bàn thành phố Mỹ Tho trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2018. Và định hướng phát triển hệ thống đô thị trong tương lai. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Xây dựng mô hình khảo sát: - Xác định thực trạng tổ chức và quản lý qui trình quản lý dân dụng đô thị của thành phố Mỹ Tho nói riêng trong những năm qua vẫn còn hạn chế nhiều khiếm khuyết trong: năng lực và kỹ năng quản lý công tác tư quản lý đô thị. - Xác định các nhân tố tồn tại liên quan đến quản lý đô thị . 1.5.2 Thu thập thông tin khảo sát: Thu thập thông tin khảo sát được thực hiên qua hai bước Bước 1: Nghiên cứu định tính đưa ra bảng câu hỏi thứ nhất. Bước 2: Kiểm tra bảng câu hỏi, xây dựng bản câu hỏi chính thức. 1.5.3 Xây dựng bản câu hỏi: Bảng câu hỏi cần bám sát hướng nghiên cứu đã xác định. Cần tham khảo các nghiên cứu nước ngoài, tài liệu trong nước cũng như các tạp chí chuyên ngành. Sau đó thiết lập thành phần và nội dung bảng câu hỏi. 1.5.4 Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý đô thị, công tác quản lý đô thị, hạ tầng kỹ thuật đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2