Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự truyền dẫn lãi suất và những yếu tố ảnh hưởng ở thị trường Việt Nam
lượt xem 5
download
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về kênh truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam. Bằng việc sử dụng mô hình ECM và FMOLS nhằm định lượng mức độ truyền dẫn giữa cặp lãi suất thị trường và lãi suất bán lẻ (cụ thể là giữa cặp lãi suất liên ngân hàng và lãi suất tiền gửi) và xem xét những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự truyền dẫn lãi suất này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự truyền dẫn lãi suất và những yếu tố ảnh hưởng ở thị trường Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM ----***---- NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH NGHIÊN CỨU SỰ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM ----***---- NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH NGHIÊN CỨU SỰ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc trung thực và được phép công bố. Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2014 Nguyễn Thị Hoàng Oanh
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM ĐOAN Họ tên học viên: Nguyễn Thị Hoàng Oanh Ngày sinh: 04/01/1982 Nơi sinh: Long An Trúng tuyển đầu vào năm: 2010 Là tác giả của đề tài luận văn: Nghiên cứu sự truyền dẫn lãi suất và những yếu tố ảnh hưởng ở thị trường Việt Nam Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 60.34.02.01 Bảo vệ luận văn ngày 29 tháng 04 năm 2014 Điểm bảo vệ luận văn: 5 điểm Tôi cam đoan đã chỉnh sửa nội dung luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài trên, theo góp ý của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 05 năm 2014 Người cam đoan Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Hội đồng chấm luận văn 05 (năm) thành viên gồm: Chủ tịch: PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt Phản biện 1: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Phản biện 2: TS. Phạm Quốc Việt Thư ký: TS. Trần Thị Hải Lý Ủy viên: TS. Nguyễn Ngọc Ảnh
- MỤC LỤC ---o0o--- DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... ii Tóm tắt (abstract)................................................................................................ 1 1. Giới thiệu (Introdution)................................................................................... 2 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây (literature review) ................. 6 2.1. Cơ chế truyền dẫn lãi suất.......................................................................... 6 2.2. Thực nghiệm về sự điều chỉnh của lãi suất bán lẻ ở một số khu vực điển hình ....................................................................................................................... 9 2.3. Những đặc điểm của các ngân hàng gắn liền với sự truyền dẫn lãi suất...... 10 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu (Methodology and data) ......................13 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................13 3.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................14 3.3. Quá trình xử lý và nhận xét dữ liệu............................................................18 3.3.1. Kiểm định tính dừng – kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test)........19 3.3.2. Đồng liên kết.....................................................................................20 4. Kết quả thực nghiệm (Empirical Results) ......................................................21 4.1. Truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam .................................................................21 4.1.1. Sự tương quan giữa lãi suất liên ngân hàng với các loại lãi suất tiền gửi.........................................................................................................................21 4.1.2. Mức độ truyền dẫn ngắn hạn (trực tiếp) của lãi suất thị trường tiền tệ vào lãi suất tiền gửi...............................................................................................24 4.2. Các yếu tố từ phía các ngân hàng ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn lãi
- suất ở Việt Nam ...............................................................................................26 4.2.1. Sự khác biệt trong hành vi thiết lập lãi suất bán lẻ của từng ngân hàng ......................................................................................................................26 4.2.2. Xác định những yếu tố tác động đến quyết định của các ngân hàng trong việc thiết lập lãi suất bán lẻ...........................................................................29 4.2.2.1. Dữ liệu – các biến đưa vào mô hình ..........................................29 4.2.2.2. Mô hình hồi quy và kết quả.......................................................33 5. Kết luận (Conclution) ......................................................................................36 Tài liệu tham khảo...............................................................................................38
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 1: Thống kê mô tả số liệu lãi suất tiền gửi của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn T1/2011-T6/2013 (%/năm):.................................................. 19 Bảng 2: Kết quả kiểm định tính dừng:................................................. 20 Bảng 3: Kết quả kiểm định đồng liên kết-kiểm định Pedroni: ............. 21 Bảng 4: Kết quả ước lượng FMOLS-mức độ tác động của lãi suất thị trường đến lãi suất tiền gửi các kỳ hạn: ........................................................ 22 Bảng 5: Ước lượng sai số và độ trễ trung bình của quá trình điều chỉnh lãi suất:......................................................................................................... 25 Bảng 6: Kết quả của sự không đồng nhất về mức độ truyền dẫn ngắn và dài hạn giữa các ngân hàng: ......................................................................... 28 Bảng 7: Thống kê mô tả dữ liệu các ngân hàng:.................................. 32 Bảng 8: Kì vọng các biến trong mô hình đối với lãi suất tiền gửi: ....... 33 Bảng 9: Kết quả hồi quy các yếu tố quyết định tính không đồng nhất trong truyền dẫn lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng: .................................. 34 i
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ECM (Error Correction Model) : Mô hình hiệu chỉnh sai số FMOLS (Fully modified least square): Kỹ thuật bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn. NHTM : Ngân hàng thương mại NHTƯ : Ngân hàng trung ương ROE (Return on Equity) : Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROA (Return on Asset) : Chỉ số lợi nhuận trên tài sản ii
- Tóm tắt (abstract) Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về kênh truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam. Bằng việc sử dụng mô hình ECM và FMOLS nhằm định lượng mức độ truyền dẫn giữa cặp lãi suất thị trường và lãi suất bán lẻ (cụ thể là giữa cặp lãi suất liên ngân hàng và lãi suất tiền gửi) và xem xét những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự truyền dẫn lãi suất này, ví dụ: tỷ lệ vốn, tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng, ROE, ROA,… của ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam là không hoàn toàn cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Nhờ sự tách biệt nghiên cứu từng sản phẩm tiền gửi, tác giả đã thu được những kết quả bất ngờ khi đem so sánh với kết quả của những nghiên cứu trước đây. Đối với sản phẩm tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân có mức độ truyền dẫn khá cao từ 30 – 85% trên từng kỳ hạn khác nhau. Trong khi đó, đối với sản phẩm tiền gửi dành cho khách hàng doanh nghiệp thì mức độ truyền dẫn thấp hơn từ 16 – 50%. Các kết quả nghiên cứu này cũng phần nào phù hợp với hiện trạng của một hệ thống tài chính còn chưa phát triển và tồn tại nhiều bất cập như Việt Nam. Từ những phát hiện nêu trên, tác giả tiếp tục tiến hành một nghiên cứu nhỏ, nhằm xác định xem yếu tố nào khiến các ngân hàng có những hành vi thiết lập lãi suất khác nhau trước sự biến động của thị trường tiền tệ. Kết quả chỉ ra rằng, sự đa dạng hóa đầu tư, cấu trúc vốn, tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận trên vốn cổ phần đã tác động đến những quyết định của các ngân hàng và ảnh hưởng đến quá trình truyền truyền dẫn cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách tiền tệ của Nhà nước. 1
- 1. Giới thiệu (Introdution): Kể từ giữa những năm 1970, sự phát triển của chính sách tiền tệ ở hầu hết các quốc gia đã có một sự ổn định trong cơ chế thị trường. Trong thực tế, điều này có nghĩa là loại bỏ sự điều khiển trực tiếp, giảm yêu cầu dự trữ, ngày càng nhấn mạnh lãi suất như là một mục tiêu điều hành (xem BIS năm 1997, một cuộc khảo sát của chính sách tiền tệ "chiến thuật"; và Borio năm 1997, một cuộc khảo sát quy trình hoạt động của ngân hàng trung ương). Christiano và các cộng sự (1996), dựa trên nghiên cứu của họ về nền kinh tế Mỹ, cho rằng những tác động của chính sách tiền tệ đến khu vực kinh tế mất khoảng thời gian trung bình là 4 tháng và tác động của chúng có thể kéo dài đến 2 năm, phát hiện này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Romer (1989). Mặc dù có nhiều kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ nhưng nhìn chung có sáu kênh như sau: (1) kênh lãi suất, (2) kênh tín dụng, (3) kênh cân đối kế toán, (4) kênh giá tài sản, (5) kênh tỷ giá hối đoái; và kênh kỳ vọng (6). Trong số tất cả các kênh, kênh lãi suất có vẻ là quan trọng nhất. Tại các nước phát triển ví dụ ở khu vực các nước đồng euro, SMETS và Wouters (2002) tìm thấy rằng cú sốc chính sách tiền tệ thông qua các kênh lãi suất ảnh hưởng đến sản lượng thực tế, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư. Angeloni et al.(2003) sử dụng nhiều phương pháp phân tích thực nghiệm khác nhau, trong đó có mô hình VAR để kiểm tra giả thuyết ban đầu rằng kênh lãi suất chiếm ưu thế trong chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến GDP và lạm phát. Kết quả là tác giả cũng phát hiện kênh lãi suất là kênh hoàn toàn chiếm ưu thế trong truyền dẫn ở một số nước khu vực đồng Euro, và là một kênh quan trọng trong hầu hết tất cả các nước đó. Cụ thể, kênh lãi suất là kênh quan trọng ở nước Phần Lan và Thụy Điển, những nước còn lại như Ý, Pháp, Đức, Áo, Hà Lan thì kênh lãi suất vần chiếm ưu thế và còn có các kênh khác. 2
- Tại các nước đang phát triển và nền kinh tế mới nổi như là ở Thái Lan, sử dụng mô hình VAR, Disyatat và Vongsinsirikul (2003) đã phát hiện rằng ngoài kênh lãi suất truyền thống, các ngân hàng cũng đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ, trong khi tỷ giá hối đoái và các kênh giá tài sản tương đối ít quan trọng hơn. Tại SriLanka, Amarasekara (2008), dựa trên mô hình VAR dạng đệ qui và cấu trúc, nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng cúa lãi suất, tăng trưởng cung tiền và sự thay đổi tỷ giá đến tăng trưởng GDP thực và lạm phát trong giai đoạn 1978 đến 2005. Kết quả tìm thấy kênh lãi suất thì quan trọng trong truyền dẫn chính sách tiền tệ. Acosta-Ormaechea và Coble (2011) so sánh việc truyền dẫn chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế đô la hóa và không đô la hóa đã tìm thấy rằng kênh lãi suất truyền thống đóng vai trò quan trọng ở Chile và New Zealand trong khi kênh tỷ giá hối đoái đóng vai trò đáng kể trong việc kiểm soát áp lực lạm phát ở Peru và Uruguay. Theo nghiên cứu của Isakova (2008), kênh lãi suất đại diện cho một kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ quan trọng và các kênh khác có liên quan đến hiệu quả của nó. Cơ quan tiền tệ ấn định lãi suất chính sách và từ đó nó ảnh hưởng ngắn hạn đến lãi suất thị trường tiền tệ (lãi suất liên ngân hàng), kéo theo ảnh hưởng đến lãi suất thị trường tiền tệ dài hạn và lãi suất bán lẻ ngân hàng,… Borio và Fritz (1995) lập luận rằng “lãi suất cho vay ngân hàng là một chìa khóa, giải thích cho chi phí biên của việc tài trợ ngắn hạn trong một nền kinh tế”. Hộ gia đình và các công ty tạo ra các khoản vay ngân hàng để tài trợ cho chi tiêu dùng và đầu tư. Do đó, “giá của các khoản vay ngân hàng” (bao gồm các chi phí liên quan đến khoản vay kể cả tiền lãi) là rất quan trọng trong việc xác định nhu cầu cuối cùng và do đó tác động đến lạm phát của một nền kinh tế. Tuy nhiên, không chỉ lãi suất cho vay ngân hàng mà còn lãi suất tiền gửi ngân hàng cũng rất quan trọng, vì chúng ảnh hưởng đến tiết kiệm so với tiêu dùng (tiết kiệm so với đầu tư) quyết định của các tác nhân kinh tế. 3
- Ngoài ra, mối quan hệ nhân quả một chiều đáng kể đã được tìm thấy từ chính sách lãi suất đến lạm phát, sản lượng và các đo lường khác nhau của thanh khoản ngoại trừ tiền (M3), nhấn mạnh tầm quan trọng của lãi suất như một công cụ chính sách tiền tệ mạnh. Chính sách tiền tệ là công cụ chủ yếu để điều tiết nền kinh tế vĩ mô tại hầu hết các nước công nghiệp. Khi chính sách tiền tệ cần được thắt chặt (hoặc nới lỏng), ngân hàng trung ương hoặc cơ quan có thẩm quyền tiền tệ sẽ tăng (hoặc giảm) lãi suất chính thức, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác sẽ theo đó tăng (hoặc giảm) lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Đối mặt với chi phí tài trợ cao hơn (hay thấp hơn), người tiêu dùng và các công ty sẽ điều chỉnh tiêu dùng và chi tiêu của họ cho phù hợp, từ đó ảnh hưởng đến sản lượng và lạm phát. Do đó, hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào tốc độ và mức độ các tổ chức tài chính truyền dẫn những thay đổi trong lãi suất chính thức tới khách hàng của họ. Từ những nhận định trên, việc nghiên cứu và định lượng mức độ truyền dẫn lãi suất sẽ đưa ra một cái nhìn rõ nét hơn về kênh truyền dẫn này. Trong khi có nhiều nghiên cứu về sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ thì sự truyền dẫn của lãi suất bán lẻ dường như chưa được tìm hiểu, ít nhất là cho đến gần đây. Hầu hết các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ giả định rằng sự thay đổi của lãi suất chính thức truyền dẫn ngay lập tức và hoàn toàn đến lãi suất bán lẻ ngân hàng. (ví dụ như: Bernanke và Gertler, 1995; Kashyap và Stein, 2000; Altunbas, 2002). Gần đây, một số nghiên cứu dữ liệu trên phạm vi từng quốc gia cũng đã được thực hiện. Rất nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau đã được đưa ra, nguyên nhân là do dữ liệu được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau và với các khoảng thời gian khác nhau. Kết quả đáng chú ý là cho thấy sự truyền dẫn có thể là không hoàn toàn và tốc độ điều chỉnh có thể bị chậm lại. Mức độ truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh cũng khác nhau giữa các định chế tài chính và sản phẩm tài chính khác nhau, cho thấy 4
- rằng tốc độ của sự truyền dẫn tiền tệ khác nhau giữa các phân khúc khách hàng khác nhau của khu vực ngân hàng. Hơn nữa, một số nghiên cứu cũng tìm thấy rằng tốc độ điều chỉnh là khác nhau tùy thuộc vào lãi suất cao hơn hay thấp hơn mức cân bằng dài hạn. (Chong và các cộng sự, 2005; Kleimeier và Sander, 2005). Bài luận văn này sẽ cố gắng cung cấp một số bằng chứng về việc truyền dẫn chính sách tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam bằng cách đo lường mức độ điều chỉnh lãi suất bán lẻ (lãi suất tiền gửi) đối với sự thay đổi trong lãi suất thị trường tiền tệ (lãi suất liên ngân hàng) bằng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM - Error Correction Model). Và nghiên cứu xem liệu có sự truyền dẫn không đồng nhất giữa các sản phẩm khác nhau của ngân hàng hay không. Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu kiến thức nền về các yếu tố tác động đến sự truyền dẫn lãi suất. Có thể kể đến nhiều yếu tố, nhưng ở đây tập trung vào các yếu tố đến từ phía các NHTM như: quy mô, thị phần, khả năng thanh khoản, cấu trúc tài chính ngân hàng,… Tóm lại, luận văn này có hai mục tiêu chính: Thứ nhất, kiểm tra mức độ truyền dẫn trong ngắn và dài hạn từ lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất bán lẻ, cụ thể là lãi suất tiền gửi của các NHTM Việt Nam. Thứ hai, tiến hành nghiên cứu các yếu tố từ phía các NHTM ảnh hưởng như thế nào đến mức độ truyền dẫn lãi suất. Phần tiếp theo sẽ tóm tắt tổng quan các tài liệu có liên quan. Phần 3 mô tả dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Phần 4 báo cáo và phân tích các kết quả kinh tế và phần 5 là kết luận. 5
- 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây (literature review) 2.1. Cơ chế truyền dẫn lãi suất Theo Mishkin (1996), chính sách tiền tệ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ổn định tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. NHTƯ của các nước đã theo đuổi chính sách tăng lãi suất để làm giảm sự tăng lên của lạm phát mà xuất phát từ tăng trưởng nóng của nền kinh tế. Để thành công, các nhà làm chính sách phải đánh giá chính xác thời gian và độ trễ của chính sách. Điều này đòi hỏi phải hiểu rõ cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Một là kênh truyền dẫn giá cả tài sản bao gồm lãi suất, tỉ giá hối đoái và giá cả vốn cổ phần. Hai là kênh tín dụng bao gồm cho vay ngân hàng và bảng cân đối kế toán. Cũng theo Mishkin (2006), kênh truyền dẫn quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là lãi suất. Khi chính sách tiền tệ mở rộng (ví dụ tăng cung tiền) thì sẽ làm cho lãi suất thực giảm thông qua hiệu ứng thanh khoản, giảm chi phí vốn, khuyến khích đầu tư, chi tiêu và tiêu dùng. Kết quả làm tăng tổng cầu của nền kinh tế. Khi lãi suất chính sách giảm, lãi suất thị trường ngắn hạn sẽ điều chỉnh giảm, cuối cùng tác động lên lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm theo. Kết quả là chi phí cơ hội của đầu tư và tiêu dùng thấp hơn, tạo điều kiện cho nhu cầu nội địa gia tăng, nền kinh tế phát triển với tốc độ cao hơn và đồng thời phải gánh chịu áp lực lạm phát. Bên cạnh đó, John Brian Taylor lần đầu tiên công bố nghiên cứu của mình vào năm 1993 cũng đưa ra một nguyên tắc làm tiền đề cho các nghiên cứu về truyền dẫn lãi suất sau này, đó chính là nguyên tắc Taylor. Nguyên tắc này là một hàm phản ứng liên kết sự biến động trong lãi suất danh nghĩa với sự biến động trong các biến nội sinh. Bằng cách ước lượng một mô hình đơn giản về hàm phản ứng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Taylor đã giúp một NHTƯ xác định lãi suất danh nghĩa trong ngắn hạn khi điều kiện kinh tế thay đổi để đạt được hai mục tiêu là ổn định kinh tế trong ngắn hạn và kiểm soát lạm phát trong dài hạn. 6
- Theo Paula Antão (2009), sự truyền dẫn lãi suất thị trường đến lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi là không hoàn toàn, trong dài hạn những thay đổi trong lãi suất thị trường tiền tệ được truyền dẫn hoàn toàn đến lãi suất cho vay, quá trình truyền dẫn đến lãi suất cho vay thường nhanh hơn, và sự truyền dẫn đến lãi suất bán lẻ khác nhau đối với những ngân hàng khác nhau. Lãi suất thị trường Lãi suất chính sách Lãi suất bán lẻ Hình 1. Cơ chế truyền dẫn lãi suất Nguồn: Ming-Hua Liu, Dimitri Margaritis, Alireza Tourani-Rad (2008) Ở luận văn này, chúng ta chỉ nghiên cứu sự truyền dẫn lãi suất từ lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ. Việc nghiên cứu giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét trực tiếp thị trường tiền tệ Việt Nam. Các tài liệu về truyền dẫn đến lãi suất bán lẻ phân biệt giữa “chi phí các khoản cho vay” và “tiếp cận chính sách tiền tệ” (Sander và Kleimeier, 2004). Nghĩa là các ngân hàng phải đối mặt với chi phí phát sinh của mình để định ra lãi suất cho vay, đồng thời cũng phải dựa trên những qui định của Ngân hàng Nhà nước. Các nghiên cứu về chi phí của các khoản cho vay (De Bondt, 2005) tập trung vào “quyết định thiết lập giá (lãi suất)” của các ngân hàng. Như mô tả bởi Kapwil và Scharler (2006), chi phí chủ yếu là chi phí cơ hội phát sinh và chi phí tài chính mà ngân hàng phải chi ra khi huy động vốn. Chi phí là cách tốt nhất để mô tả những thay đổi trong thị trường ảnh hưởng như thế nào đến tiền gửi ngân hàng và lãi suất cho vay. Còn những nghiên cứu về cách các ngân hàng tiếp cận với chính sách tiền tệ đều đưa ra những bằng chứng đảm bảo rằng lãi suất chính sách tác động đến lãi suất thị trường và được truyền dẫn lên lãi suất bán lẻ. Mối liên hệ giữa lãi suất thị trường và lãi suất tiền gửi được bảo đảm bởi khả năng các hộ gia đình và các công ty phi tài chính có thể nắm giữ các tài sản tài chính của họ không chỉ ở tiền gửi ngân hàng, mà còn trong các trái 7
- phiếu chính phủ ở các kỳ hạn thanh toán (Kapwil và Scharler, 2006). Ngoài ra, các ngân hàng có thể dựa vào thị trường tiền tệ để huy động cho các quỹ cho vay, kết quả là có thể dẫn đến một sự cân bằng lãi suất thị trường và lãi suất huy động. Lý do cho truyền dẫn lãi suất không đầy đủ: Một trong những cách giải thích là hạn chế truyền dẫn có thể được hiểu như là một hợp đồng ngầm giữa ngân hàng và khách hàng của mình, mà phát sinh như là một hệ quả của mối quan hệ lâu dài (Berger và Udell, 1992; Allen và Gale, 2004). Hơn nữa, giới hạn truyền dẫn lãi suất cũng có thể là hậu quả của chi phí điều chỉnh (ví dụ như Hannan và Berger, 1991; Hofmann và Mizen, 2004), như chi phí lao động, chi phí cạnh tranh và chi phí truyền tải thông tin. Hannan và Berger (1991) kiểm tra xem sự cứng nhắc lãi suất là khác nhau khi lãi suất tăng hoặc giảm. Như vậy, lãi suất tiền gửi sẽ cứng nhắc hơn một cách tương đối khi gia tăng. Một số tác giả cũng cho rằng cấu trúc tài chính của nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến cơ chế lan truyền tiền tệ (Mojon, 2000; Dabla Norris và Floerkemeier, 2006). Một cách giải thích khác cho giới hạn của sự truyền dẫn lãi suất bán lẻ có liên quan đến sự bất cân xứng thông tin và rủi ro đạo đức. Kapwil và Scharler (2006) lập luận rằng các ngân hàng có động cơ không tăng lãi suất quá nhiều, bởi vì người đi vay, những người mà chấp nhận một lãi suất cao hơn có thể có chất lượng kém. Nếu khách hàng vay một khoản vay ở mức lãi suất cao, họ có nhiều khả năng để lựa chọn các dự án rủi ro, giảm giá trị kỳ vọng của số tiền thu hồi. 8
- 2.2. Thực nghiệm về sự điều chỉnh của lãi suất bán lẻ ở một số khu vực điển hình: Thực nghiệm cho thấy lãi suất bán lẻ điều chỉnh thấp hơn so với một sự thay đổi của lãi suất chính sách (theo De Bondt, 2005; Ehrmann và cộng sự, 2003). Nghiên cứu về tính cứng nhắc của lãi suất bán lẻ (bao gồm lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi), Hannan và Berger (1991) và Neuman và Sharpe (1992), Mojon (2000), Chong và các cộng sự (2005), Harald Sander, Stefanie Kleimeier (3/2006), Claudia Kwail and Johann Scharler (1/2007) đã xem xét về sự điều chỉnh của lãi suất bán lẻ. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng có một sự điều chỉnh bất cân xứng trong lãi suất tiền gửi, khi lãi suất thị trường tiền tệ tăng lên thì các ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiền gửi tăng lên chậm hơn so với khi điều chỉnh giảm xuống. Mizen và Hofmann (2002) thì nhận thấy rằng có sự truyền dẫn hoàn toàn từ lãi suất chính thức (lãi suất cơ bản) đến lãi suất tiền gửi. Marco và Alessandro (2003) đưa ra kết quả nghiên cứu là có sự truyền dẫn hoàn toàn và ngay lập tức từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ ngân hàng ở nước Mỹ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự tồn tại bất đối xứng của sự truyền dẫn lãi suất trong ngắn hạn và cả dài hạn (theo Mojon, 2000; Mizen và Hofmann, 2002). Theo Sophia Mueller-Spahn (10/2008) sự truyền dẫn từ lãi suất thị trường vào lãi suất bán lẻ ở Đức trong dài hạn là không hoàn toàn, nhưng sự truyền dẫn trong ngắn hạn thì ở mức độ nhiều hơn, đặc biệt là đối với lãi suất tiền gửi. Mizen và Hofmann (2002) thì phân tích về sự tồn tại bất đối xứng của sự truyền dẫn trong dài hạn từ lãi suất cơ bản đến lãi suất bán lẻ. 9
- 2.3. Những đặc điểm của các ngân hàng gắn liền với sự truyền dẫn lãi suất. Hầu hết các nghiên cứu đều thấy rằng lãi suất bán lẻ có tính trễ và mang vẻ kháng cự (sticky- Stick theory: Thuyết về sức kháng cự với sự thay đổi), tức là khi Cơ quan tiền tệ thay đổi tỷ lệ lãi suất thì lãi suất bán lẻ phải mất thời gian để đáp ứng và trong một số trường hợp có sự truyền dẫn không đầy đủ trong lãi suất. Các lý thuyết giá năng động đươc đưa ra bởi Sheshinski và Weiss (1977), Rotemberg và Saloner (1987) đã lập luận rằng quyết định của một ngân hàng để thay đổi mức lãi suất của mình là việc xem xét giữa chi phí của việc điều chỉnh lãi suất và các chi phí sai lệch từ một mức lãi suất tối ưu. Trong khuôn khổ hệ thống ngân hàng và đặc điểm cấu trúc thị trường như qui mô ngân hàng, phạm vi địa lí.. có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thay đổi mức lãi suất bán lẻ, đã có những nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh cho lý thuyết này bằng cách tìm được một số biến kinh tế có tác động đáng kể như sự tập trung của thị trường, qui mô ngân hàng.... cũng như khả năng thay đổi mức lãi suất của ngân hàng (Hannan và Berger 1991, Mester và Sounders năm 1995, Craig và Dinger 2010). Mặc dù các nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn lãi suất trước đây đưa ra những kết quả cơ bản, song các nghiên cứu này chỉ tập trung vào bề mặt tĩnh của hệ thống ngân hàng1 và cơ cấu thị trường mà bỏ qua các thông tin động bên trong ngân hàng. Một nghiên cứu của Berger và Udell, 1992 đã đưa ra vấn đề làm mượt thanh khoản (liquidity smoothing), là vấn đề điển hình trong các môi trường mà ở đó quan hệ thân thiết giữa ngân hàng và khách hàng phát triển theo thời 1 Sự truyền dẫn lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ chịu tác động từ nhiều hướng. Có thể chia ra làm 2 khía cạnh: bên ngoài ngân hàng(những yếu tố thuộc về hệ thống ngân hàng, môi trường vĩ mô kinh tế) & nội tại ngân hàng (những yếu tố bên trong thuộc về các ngân hàng). 10
- gian. Cụ thể, các ngân hàng có quan hệ thân thiết với khách hàng, có thể yêu cầu một sự bảo đảm ngầm định với lãi suất dành cho khách hàng, và qua đó giữ mức lãi suất cố định một cách tương đối, kể cả khi có sự thay đổi quan điểm chính sách tiền tệ về lãi suất. Chính điều này làm cho quá trình truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ chậm chạp hơn. Vì trong trường hợp này, các nguyên tắc Taylor không còn đủ đảm bảo cho sự cân bằng xác định của nền kinh tế. Cottarelli và Kourelis (1994) thấy rằng truyền dẫn là không giống nhau giữa các nước và các thông số như cấu trúc cạnh tranh của thị trường (chi phí của ngân hàng chuyển đổi), đặc biệt là chính sách ngân hàng trong mối quan hệ với thị phần, cơ cấu tiền gửi, chu kỳ kinh doanh, rủi ro tín dụng và biến động lãi suất làm cho truyền dẫn không đầy đủ. Họ phát hiện ra rằng, lãi suất khá “dính2” trong ngắn hạn và có thể xác định được trong thời gian dài. Các tác động của chính sách tiền tệ phụ thuộc đáng kể vào khả năng của NHTƯ ảnh hưởng đến lãi suất thị trường bằng cách quản lý tính thanh khoản (theo Rodrigo Fuentes, 2003). Theo Sophia Mueller-Spahn (10/2008) các ngân hàng lớn thể hiện một sự truyền dẫn tốt hơn trong ngắn hạn và dài hạn. Tính thanh khoản cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định sự điều chỉnh không đồng nhất. Đối với các ngân hàng có tính thanh khoản kém thì nhanh chóng truyền dẫn các điều kiện thị trường vào lãi suất bán lẻ và thể hiện mức độ truyền dẫn cao hơn. Bên cạnh đó, có một số lượng lớn các bài nghiên cứu đã phát hiện ra sự điều chỉnh chậm trễ của lãi suất ngân hàng, sự cứng nhắc của lãi suất tiền gửi có sự liên quan chặt chẽ đến mức độ tập trung vào ngành công nghiệp ngân 2 “Dính”_sticky (Stick theory): trong bài nghiên cứu của Cottarelli và Kourelis (1994) họ cho rằng vì một số yếu tố nội tại của các ngân hàng đã tác động đến quá trình truyền dẫn lãi suất, các ngân hàng có xu hướng muốn níu giữ, kéo dài thời gian thay đổi lãi suất bán lẻ đã niêm yết của mình trước sự thay đổi của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. 11
- hàng, mức độ tập trung cao hơn sẽ đưa đến một sự cứng nhắc lớn hơn. Ngoài ra, khả năng thanh toán và rủi ro khi cho vay của ngân hàng cũng sẽ tạo ra sự khác biệt trong tốc độ điều chỉnh lãi suất. Trong ngắn hạn, tại Chile các ngân hàng lớn có xu hướng thiết lập một lãi suất tiền gửi linh hoạt hơn và các ngân hàng có khả năng thanh khoản cao và độ tin cậy lớn hơn sẽ có lãi suất tiền gửi thấp hơn và tốc độ điều chỉnh lãi suất chậm hơn, điều này là phù hợp với lý thuyết kỷ luật thị trường (theo Rodrigo Fuentes, 2003). Đặc biệt, trong bài luận văn này, tác giả tiếp thu đáng kể những thành công trong phương pháp cũng như nội dung nghiên cứu của Paula Antão (2009) về: “The interest rate pass-through of the Portuguese banking system: characterization and determinants”. Bài nghiên cứu đo lường quá trình truyền dẫn lãi suất từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ. Dựa trên cơ chế định giá chi phí biên, bao gồm chi phí chuyển tiếp thông tin và chi phí cho sự bất cân xứng thông tin, qua đó trình bày các kết quả ước lượng cho Bồ Đào Nha. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn, sự truyền dẫn đến 2 loại lãi suất bán lẻ (lãi suất huy động tiền gửi, lãi suất cho vay) là không hoàn toàn; trong dài hạn, sự truyền dẫn đến lãi suất cho vay là 100%. Tốc độ truyền dẫn giữa hai loại lãi suất là không bằng nhau, quá trình truyền dẫn đến lãi suất cho vay thường nhanh hơn. Sự truyền dẫn đến lãi suất bán lẻ khác nhau đối với những ngân hàng khác nhau. Vì thế tác giả đã tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn xuất phát từ nội tại ngân hàng: cấu trúc nợ, sự đa dạng hóa các kênh đầu tư hay là tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn