Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng Công nghệ thông tin tại các DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định
lượt xem 10
download
Luận văn tìm hiểu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng Công nghệ thông tin tại các DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng Công nghệ thông tin tại các DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- ĐÀO NHẬT MINH NHẬN DẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- ĐÀO NHẬT MINH NHẬN DẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI VĂN DƢƠNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN “Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng Công nghệ thông tin tại các DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định” là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Đây là đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tác giả Đào Nhật Minh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 ....................................................................................................... 1 ................................................................................................. 3 ...................................................................................................... 3 ...................................................................................................... 3 3. ............................................................................... 4 ........................................................................... 5 ......................................................................................... 5 ................................................................................................ 5 ............................................................................................. 7 1.1 Các nghiên cứu về các yếu tố đánh giá sự thành công của việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán. ................................................................................................ 7 1.2 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng sự thành công của việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán. ................................................................................................ 9 ............................................................................... 16 2.1 ...................................................................................................... 16 2.1.1 Tổng quan về tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT .. 16 2.1.2 Quy trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT ......... 17 2.1.3 Nội dung công tác tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT ......... 18 2.2 Mô hình các yếu tố đánh giá sự thành công của quá trình tổ chức AIS trong điều kiện ứng dụng CNTT ................................................................................ 29 ............................................................................... 34 ........................................................... 43 3.1 .............................................................................................. 43
- ................................................................................................. 43 .............................................................................. 43 ..................................................................................... 44 3.2 Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi khảo sát ....................................................... 44 3.2.1 Thiết kế thang đo ............................................................................................ 44 ...................................................................... 45 3.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ........................................................................... 46 .................................................................... 46 ............................................................................................. 47 .............................................................................. 47 ...................................................................... 49 4.1 Phân tích độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát ............................................. 49 4.2 Phân tích sự khác biệt quan niệm giữa các đối tƣợng khảo sát về yếu tố ảnh hƣởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT tại các DN chế biến gỗ Bình Định ......................................... 50 4.3 Đánh giá tổng quát trung bình các thành phần nhóm yếu tố .......................... 53 4.4 Phân tích khám phá các nhóm yếu tố mới ......................................................... 57 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 62 5.1 Kết luận kết quả nghiên cứu................................................................................ 62 5.1.1 Kết luận sau khi kiểm định Cronbach’ Alpha .............................................. 62 5.1.2 Kết luận sau khi kiểm định Kruskal – Wallis & ANOVA ............................. 62 5.1.3 Kết luận sau khi sử dụng thống kê mô tả để đánh giá tổng quát trung bình các thành phần nhóm yếu tố. .......................................................................... 64 5.1.4 Kết luận sau khi sử dụng phân tích khám phá yếu tố (EFA) ...................... 65 5.1.5 Kết luận trả lời các câu hỏi nghiên cứu ...................................................... 656 5.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 68 5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo........................................... 69 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AIS Hệ thống thông tin kế toán (Accounting Information System) BCTC Báo cáo tài chính CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp IS Hệ thống thông tin (Information system) IT Công nghệ thông tin (Information technology) PMKT Phần mềm kế toán DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Các yếu tố tiềm năng ảnh hưởng sự thành công của IS ..................................... 14 Hình 2.1 Mô hình đánh giá sự thành công (dựa theo mô hình Mô hình cập nhập sự thành công của IS theo McLean & DeLone, 2003) ........................................................... 34 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 41 ......................................................................... 44 DANH MỤC BẢNG BIỂU Thang đo nghiên cứu ......................................................................................... 45 Bảng 4.1 Kết quả kiểm định khác biệt quan điểm giữa các đối tượng khảo sát .............. 52 Bảng 4.2 Mô tả thống kê các biến quan sát ...................................................................... 54 Bảng 4.3 Mô tả thống kê các nhóm yếu tố....................................................................... 55
- -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. đề tài Công nghệ thông tin đã và đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình quản trị DN, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý DN đang là xu thế tất yếu của thời đại. Và điều đó đang làm thay đổi về cơ cấu quản lý, cách thức hoạt động kinh doanh của DN, chuyển dần các hoạt động, giao dịch truyền thống sang những hoạt động có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin như giao dịch điện tử, sử dụng ERP trong quản lý… tạo nên những lợi thế cạnh tranh của DN trong thời đại hiện nay thông qua việc ứng dụng các hệ thống quản lý tiên tiến. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có những thay đổi phù hợp trong cơ cấu tổ chức, phương pháp quản lý DN để đáp ứng trong thời đại mới. Những thay đổi và tác động từ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin đối với DN không thể không ảnh hưởng đến công tác kế toán. Hệ thống kế toán cũng đã có những sự thay đổi mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ thông tin. Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin có những đặc thù riêng biệt, khác xa so với tổ chức kế toán trong điều kiện thủ công trước đây. Tính bảo mật dữ liệu, ứng dụng điện toán đám mây, chữ kí số…là những vấn đề được bàn tới hiện nay khi một DN dự định tổ chức một hệ thống kế toán. Vai trò người kế toán trong hệ thống kế toán ứng dụng công nghệ thông tin cũng khác hơn trước đây rất nhiều, họ phải làm việc trong một môi trường thường xuyên thay đổi. Đó là những thay đổi về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán, thay đổi trong quy trình xử lý và cung cấp thông tin kế toán để DN có thể đạt được các mục tiêu quản lý đã thiết lập. Và quan trọng hơn nữa, vai trò người kế toán không chỉ là thực hiện công việc ghi chép, lập báo cáo như trước kia mà còn tham gia vào các đội dự án để phân tích, thiết kế và đánh giá một hệ thống thông tin kế toán. Bình Định là địa phương nằm ở duyên hải miền Trung, có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông tương đối hoàn thiện, tài nguyên phong phú, lại nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đây là những lợi thế để Bình Định thúc đẩy phát triển công nghiệp nói chung trong đó có ngành chế biến gỗ nói riêng. Bình Định là một trong bốn trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu lớn của Việt Nam.
- -2- So với các doanh nghiệp sản xuất khác thì đặc điểm của các DN chế biến gỗ là hoạt động không liên tục, thường tập trung sản xuất khi có đơn hàng, mang tính thời vụ. Vì vậy, công việc kế toán nhiều khi phát sinh rất nhiều trong một giai đoạn nhất định, cần một hệ thống xử lý nhanh chóng, kịp thời để phục vụ tốt việc sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự cạnh tranh diễn ra gay gắt thì thông tin kế toán mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần không chỉ gói gọn trong phạm vi báo cáo tài chính, mà quan trọng hơn họ cần các thông tin kế toán quản trị để có thể dự báo tình hình sản xuất kinh doanh, xem xét tiềm lực của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành…. Nhằm giúp đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào công tác kế toán để có được các thông tin đa chiều, kịp thời gần như là yêu cầu bắt buộc. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Nguyên (2011), tại Bình Định số lượng các DN chế biến gỗ năm 2007 là 79 doanh nghiệp và cơ sở, với số vốn dưới 10 tỷ đồng (chiếm 35%). Sau 5 năm, số lượng tăng lên 171 DN và cơ sở, trung bình hàng năm tăng 21,3%/năm. Trong đó, quy mô về nguồn vốn dưới 10 tỷ đồng có 86 đơn vị (chiếm 50%), các DN có qui mô nguồn vốn trên 200 tỷ đồng chỉ chiếm 5,2%, tương ứng với 9 đơn vị. Như vậy, đa phần các DN chế biến gỗ Bình Định có quy mô nhỏ và vừa, các DN có nguồn lực tài chính mạnh rất ít. Về nguồn nhân lực, số lao động của ngành chế biến gỗ Bình Định bình quân giai đoạn 2007-2012 khoảng 40.167 người (chiếm 70% trong ngành công nghiệp chế biến). So với mặt bằng khảo sát chung của 120 DN chế biến gỗ cả nước thì ngành chế biến gỗ Bình Định có trình độ cán bộ quản lý từ cao đẳng, đại học và trên đại học đạt 78,4%, công nhân có trình độ sơ cấp và kỹ thuật trở lên gần 80% là mức cao của cả nước. Trong đó, nhân lực ngành kế toán đa phần có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, tuy nhiên mức độ am hiểu về CNTT theo khảo sát còn yếu so với mặt bằng chung của cả nước. Tuy đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ nhân lực còn nhiều hạn chế nhưng để có thể tồn tại và phát triển trong thời đại công nghệ ngày nay, đáp ứng yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới, các DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng đã có những sự đầu tư lớn nhằm ứng dụng công nghệ thông
- -3- tin vào trong các hoạt động của DN, trong đó tổ chức công tác kế toán là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu vì trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, khi mà các vấn đề cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các DN diễn ra có tính chất thường xuyên, phức tạp và mang tính khốc liệt thì chất lượng thông tin của kế toán được khẳng định như là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại thắng lợi cho các quyết định kinh tế. Để thông tin kế toán thực sự hữu ích, phục vụ kịp thời cho các đối tượng sử dụng thì việc tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin một cách khoa học và hợp lý là vô cùng quan trọng, nó quyết định sự sống còn và phát triển của DN trong tương lai. Đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về cách thức tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT nhưng chưa có nghiên cứu nào xem xét xem các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng, quyết định sự thành công đó, vì vậy tác giả đã quyết định nghiên cứu đề tài “Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng Công nghệ thông tin tại các DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định”. 2. a. Tìm hiểu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng Công nghệ thông tin tại các DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định. Giúp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tại Bình Định tin học hóa công tác kế toán được thành công, giúp cho các nhà cung cấp phần mềm kế toán thực hiện tốt công việc của mình và cuối cùng là giúp các nhà giảng dạy tổ chức công tác kế toán có thể gắn kết bài giảng lý thuyết và thực tế tại các doanh nghiệp. b. Liên quan tới đề tài, 3 mục tiêu đặt ra cần giải quyết đó là: Tìm hiểu lý thuyết, các công trình nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước trước đây về quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, các yếu tố đánh giá sự thành công và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình này.
- -4- Nhận dạng ra các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT tại các DN chế biến gỗ Bình Định. Đề ra các kiến nghị để giúp các DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định có thể tổ chức thành công công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng Công nghệ thông tin với chi phí thấp nhất. 3. (1) Liệu các nhóm người khảo sát khác nhau có quan điểm khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa hay không? (2) Những nhóm yếu tố nào ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa tại các DN chế biến gỗ Bình Định? Mức độ xếp hạng ảnh hưởng của các yếu tố này tới sự thành công của việc tổ chức? (3) Có những nhóm yếu tố mới nào được khám phá ảnh hưởng tới sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa tại các DN chế biến gỗ Bình Định. Để xử lý đưa ra kết luận cho từng câu hỏi, đề tài xây dựng giả thiết nghiên cứu tương ứng như sau: Câu hỏi (1): Liệu các nhóm người khác nhau có quan điểm khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa hay không? Ho: các nhóm đối tượng khác nhau có quan điểm về các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa giống nhau (tức là trung bình nhóm giống nhau) H1: Ít nhất có một nhóm đối tượng khác nhau có quan điểm về các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa khác nhau. Câu hỏi (2). Những nhóm yếu tố nào ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa ? Ho: Trung bình nhóm yếu tố < 3 (Nhóm yếu tố không ảnh hưởng tới sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa)
- -5- H1: Trung bình nhóm yếu tố >= 3 (Nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa). 4. Đối tượng nghiên cứu là quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT và các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình này. Đối tượng khảo sát là ban quản lý DN, kế toán trưởng, người làm công tác kế toán, các nhà tư vấn triển khai có kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng Công nghệ thông tin, những người giảng dạy về tổ chức kế toán. Đây là các nhóm người có kinh nghiệm thực tế và nền tảng lý thuyết tốt trong việc tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng Công nghệ thông tin. Phạm vi nghiên cứu: tại các doanh nghiệp chế biễn gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định từ g 11 năm 2013. 5. Luận văn sử dụng phương pháp so sánh các lý thuyết nền kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. - Phương pháp so sánh các lý thuyết nền về việc tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT, dựa vào các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây để tìm ra các yếu tố đo lường sự thành công và các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của quá trình tổ chức này. - Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức công tác kế toán kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại các DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định, và xếp hạng tầm quan trọng của các yếu tố. 6. : Chƣơng 1. T về các yếu tố đánh giá và ảnh hưởng sự thành công của việc tổ chức công tác kế toán. Chƣơng 2. quy trình và nội dung tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT, Chƣơng 3.
- -6- Chƣơng 4. Chƣơng 5.
- -7- N Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT chính là việc tổ chức một hệ thống thông tin kế toán trên nền máy tính. Mà hệ thống thông tin kế toán về bản chất là một hệ thống thông tin, là một trường hợp đặc biệt của hệ thống thông tin nên các yếu tố đánh giá và ảnh hưởng sự thành công của việc tổ chức một hệ thống thông tin có thể được áp dụng để xem xét cho việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều ứng dụng tích hợp. Sự khác biệt giữa việc ứng dụng ERP so với cách áp dụng nhiều Phần Mềm quản lý rời rạc khác (như Phần Mềm kế toán, quản lý nhân sự, quản lý bảo hành...) là tính tích hợp. ERP chỉ là một Phần Mềm duy nhất và các module của nó thực hiện các chức năng tương tự như các Phần Mềm quản lý rời rạc, nhưng các module này còn làm được nhiều hơn thế trong môi trường tích hợp.Việc ứng dụng ERP hiện nay không còn chỉ là việc của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn nữa mà đã có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm giới thiệu các sản phẩm ERP dùng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc tổ chức ứng dụng ERP cho hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp là phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán (AIS) trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên, xét về bản chất thì ứng dụng ERP là việc tin học hóa công tác quản lý DN, là tổ chức hệ thông thông tin quản lý DN trong điều kiện ứng dụng CNTT nên những yếu tố đánh giá và phản ánh sự thành công của quá trình tổ chức này có nhiều nét tương đồng và có thể áp dụng để xem xét cho quá trình tổ chức AIS trong điều kiện ứng dụng CNTT. Chính vì những lý do trên mà ngoài việc tìm hiểu các nghiên cứu về sự thành công và các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức AIS trong điều kiện ứng dụng CNTT, đề tài còn tìm hiểu những nghiên cứu sự thành công và các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của việc tổ chức hệ thống thông tin và ERP. 1.1 Các nghiên cứu về các yếu tố đánh giá sự thành công của việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán. Một số lượng lớn các cuộc nghiên cứu đã được tiến hành trong suốt nhiều năm qua để cố gắng xác định các nhân tố ảnh hưởng sự thành công của việc tổ chức hệ thống thông tin. Tuy nhiên, nhân tố phụ thuộc trong những cuộc nghiên cứu này – sự
- -8- thành công của hệ thống thông tin – rất khó để xác định được. Các nhà nghiên cứu khác nhau đã chú ý vào các khía cạnh thành công khác nhau, dẫn đến các yếu tố thể hiện sự thành công trong các nghiên cứu cũng khác nhau. Chẳng hạn, trong nghiên cứu của Gable et al. (2003) đã đo lường sự thành công của hệ thống thông tin DN bởi 5 nhân tố, đó là: chất lượng hệ thống , chất lượng thông tin, sự hài lòng, tác động cá nhân và tác động tổ chức. Còn theo nghiên cứu “ ” của Zainal Arifin Hasibuan và Gede Rasben Dantes (2012) cũng chỉ ra 5 nhân tố để xem xét sự thành công khi tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện tin học hóa ở mức cao, khi ứng dụng ERP vào công tác kế toán, gồm: Chất lượ ất lượng thông tin, Chất lượng dịch vụ, Tác động chiến thuật , Tác độ Trong khi đó, McLean và DeLone (2003) đo lường sự thành công của hệ thống thông tin bằng các nhân tố: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ, ý định sử dụng, sự hài lòng của người sử dụng và lợi ích ròng . Đây là phiên bản mới của một mô hình nghiên cứu đã được đề xuất trước đây. Mô hình nghiên cứu trước đây, McLean và DeLone (1992), đã sử dụng 6 nhân tố để xem xét Sự thành công của hệ thống thông tin: Chất lượng của hệ thống, Chất lượng thông tin, ý định sử dụng, Sự hài lòng của người dùng, Tác động cá nhân, Tác động tổ chức. Trong tất cả các nghiên cứu thì nghiên cứu của MCLean và DeLone (1992) có thể được xem là nghiên cứu nền tảng để các nghiên cứu khác dựa vào. Cách phân loại nhân tố trong nghiên cứu này và mô hình hình thành từ nghiên cứu đã được nhiều đánh giá đề xuất là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai về sự thành công của hệ thống thông tin. Trong phạm vi đề tài sẽ lựa chọn đo lường sự thành công của hệ thống thông tin kế toán bằng các nhân tố theo nghiên cứu của McLean và DeLone (2003) vì đây là mô hình nghiên cứu được đánh giá cao nhất, kết quả của nghiên cứu này luôn được các nghiên cứu khác xem là tài liệu tham khảo và nghiên cứu này đã cập nhập sự thay đổi của công nghệ thông tin so với phiên bản 1992 trước đây.
- -9- 1.2 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng sự thành công của việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán. Theo giáo trình Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp, Đại học kinh tế TP. HCM 2012 thì các nhân tố chi phối đến tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa bao gồm 5 nhân tố: - Môi trường kinh doanh: bao gồm môi trường pháp lý và môi trường kinh tế xã hội. - Nhu cầu thông tin kế toán: các thông tin kế toán tài chính và các thông tin kế toán quản trị. - Yêu cầu quản lý doanh nghiệp. - Yêu cầu kiểm soát trong doanh nghiệp. - Công nghệ thông tin và nhận thức về vai trò của CNTT trong quản lý. Nghiên cứu “Các yếu tố thành công then chốt cho việc thực hiện và nâng cấp hệ thống ERP” của FIONA FUI-HOON NAH và SANTIAGO DELGADO (2006) đã liệt kê ra 7 yếu tố ảnh hưởng thành công quan trọng: 1. Kế hoạch kinh doanh và tầm nhìn cho DN 2. Sự thay đổi phong cách quản lý 3. Truyền thông 4. Thành phần đội ERP, các kỹ năng và sự bổ trợ cho nhau. 5. Sự hỗ trợ của nhà quản lý và thành công 6. Quản lý dự án 7. Phân tích hệ thống, lựa chọn và thực hiện các biện pháp kỹ thuật. Nghiên cứu này áp dụng mô hình 4 giai đoạn trong tổ chức một hệ thống của Markus và Tanis (2000), sau đó tiến hành so sánh tầm quan trọng của những yếu tố thành công then chốt thông qua các giai đoạn thực hiện và nâng cấp ERP. "Kế hoạch kinh doanh và tầm nhìn cho DN" và "Sự hỗ trợ của nhà quản lý và thành công" đóng vai trò then chốt trong giai đoạn phân tích. “Thành phần đội ERP, các kỹ năng và sự bổ trợ cho nhau", "Quản lý dự án" và "Phân tích hệ thống, lựa chọn và thực hiện các biện pháp kỹ thuật” đóng vai trò hàng đầu trong giai đoạn thiết kế. “Sự thay đổi phong cách quản lý” và"Truyền thông" là rất quan trọng trong cả giai đoạn thiết kế và thực hiện hệ thống.
- -10- Nghiên cứu “Tác động của các yếu tố thành công then chốt thông qua tiến trình thực hiện ERP” của Toni M. Somers và Klara Nelson (2001) đã mô tả tác động của các yếu tố thành công quan trọng (CSFs) thông qua tiến trình thực hiện ERP bằng cách sử dụng phản hồi từ 86 tổ chức đã hoàn thành hoặc đang trong quá trình hoàn thành việc thực hiện một hệ thống ERP. Nghiên cứu này dựa vào mô hình 6 giai đoạn trong thực hiện hệ thống của Cooper and Zmud (1990) gồm: bắt đầu, phƣơng pháp, thích nghi, chấp nhận, chƣơng trình, thực hiện để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến từng giai đoạn từ đó ảnh hưởng tới thành công chung của việc tổ chức hệ thống. Và nghiên cứu này đã đề xuất được 22 nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công của quá trình thực hiện ERP. Nghiên cứu “ ” của Jong-Min Choe (1998) đã cho thấy vai trò của người dùng trong thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản lý (MAS). Bằng cách khả ột bảng câu hỏ ứ ự tương tác giữa các biến theo ngữ cảnh (nhiệm vụ không chắc chắn và cơ cấu tổ chức), các đặ ạ ịp thờ tập hợ ết quả cho thấ ự không chắc chắn nhiệm vụ ổng hợp và kịp thời vớ ấ ảnh hưởng ến mối quan hệ giữa hiệu suất và đặc điểm thông tin. Trong một tổ chức ít cấu trúc, phạm vi rộng, thông tin kịp thời và tổng hợp vớ ự ổ chức cơ học, phạm vi hẹp ể dẫn đến hiệu quả MAS cao hơn. Nghiên cứu “ ” của Zainal Arifin Hasibuan và Gede Rasben Dantes (2012) ủa các yếu tố thành công quan trọ ứu đượ ọn từ tổng quan tài liệu. ợ
- -11- ụ thể là: chuẩn bị dự án, lựa chọn công nghệ, lập dự án, thực hiện/phát triển và triển khai dự án. Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứ ột bảng câu hỏi khảo sát được xem như là phương pháp nghiên cứu thích hợp nhất. Nó được gửi đến 74 công ty đã triển khai thực hiện hệ thố ất 1 năm. Ngườ nhân viên quả ời dùng liên quan đến việc phát triển và sử dụng hệ thống ERP. Cuộc khảo sát đã nhận được 248 phản hồi từ ợc gửi đến các công ty. Để ột phân tích định lượng được áp dụng để xác đị ủ ERP. Sự thành công củ ể được đo lường thông qua 5 chỉ số ất lượ ất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ, tác động chiến thuật và tác độ ự ủa KSFs trong từng giai đoạn củ ệ thố ấy rằng giao tiế n trọng nhất trong giai đoạn chuẩn bị dự ọng nhấ ựa chọn công nghệ. Quản lý sự thay đổ ọng nhất trong ập dự ực hiện/phát triển, đào tạ ử dụ ọng nhất. Nghiên cứu này dự kiến sẽ ể đặc biệt là vai trò của KSF trong từng giai đoạn của c Nghiên cứu “ ” của ASHARI (2008) tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của quá trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các DN vừa và nhỏ.
- -12- ố quyết định sự thành công của hệ thống thông tin hay là tính hiệu quả của hệ thống này được phát triển dựa vào các lĩnh vực lý thuyết gồm: lý thuyết triển vọng, lý thuyết lý luận hành động, lý thuyết về hành vi kế hoạch, lý thuyết mô hình chấp nhận, lý thuyết nhận thức xã hội và lý thuyết phổ biến sự đổi mới. Bằng sự kết hợp của những lý thuyết này, yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống thông tin là một chức năng của các biến liên quan đến người sử dụng gồm các biến quản lý, hỗ trợ chuyên gia bên ngoài và các biến về bối cảnh môi trường. Từ các phân tích trước đây, sử dụng mô hình phương trình cấu trúc với phương pháp thông minh PLS, có thể kết luận rằng: Yếu tố môi trường quản lý đã có tác động tích cực đến việc thực hiện thành công của hệ thống thông tin. Yếu tố người dùng hầu như không có tác động đáng kể đến sự thành công của hệ thống thông tin. Nhân tố chuyên gia bên ngoài có tác động đáng kể đến hệ thống thông tin Yếu tố môi trường không có ảnh hưởng đáng kể đến sự thành công trong việc thực hiện hệ thống thông tin. Yếu tố quản lý và yếu tố môi trường có tác động tích cực đến yếu tố người dùng liên quan. Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến sự thành công trong việc thực hiện hệ thống: Không chỉ là yếu tố công nghệ” của Paula J. Vaughan (2000) đã chỉ ra rằng công nghệ không phải là yếu tố quyết định khi tổ chức một hệ thống mà còn nhiều yếu tố quan trọng khác cần phải xem xét khi triển khai thực hiện hệ thống:
- -13- Sự tương tác của yếu tố công nghệ và qui mô tổ chức Sự tham gia của người sử dụng và các đối tượng liên quan Việc ủng hộ dự án của nhà quản lý, các nhân viên trong công ty Cam kết theo đuổi dự án Kế hoạch Rủi ro dự án Nghiên cứu “Các yếu tố thành công chủ yếu trong quá trình thực hiện hệ thống ERP quốc tế: hướng tiếp cận theo các tình huống nghiên cứu thực tế” của ROBERT PLANT và LESLIE WILLCOCKS (2007) đã tiến hành kiểm nghiệm trong thực tế tại 2 công ty A, B hai nghiên cứu của Somers & Nelson (2001) và Akkermans & Van Helden (2002) về quá trình thực hiện hệ thống ERP quốc tế, nhận thức của các nhà quản lý dự án đối với 22 yếu tố thành công quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của việc triển khai ERP. Bài viết cũng tiến hành kiểm tra nhận thức về các yếu tố thành công quan trọng ở các giai đoạn phát triển dự án khác nhau tại mỗi công ty và thấy rằng có một sự khác nhau đáng kể ở nhiều yếu tố. Nghiên cứu “Xác định và kiểm soát các nhân tố Ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực DN (ERP) tại các DN Việt Nam” của NGUYỄN BÍCH LIÊN (2012) đã dựa vào mô hình hệ thống hoạt động để nhận diện ra 12 nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán kế toán trong môi trường ERP tại các DN Việt Nam gồm: Thành phần nhân tố 1. Tầm nhìn, cam kết và hỗ trợ của Ban quản lý cấp cao doanh nghiệp Thành phần nhân tố 2. Năng lực và kinh nghiệm và sự hỗ trợ của Nhà tư vấn triển khai. Thành phần nhân tố 3. Năng lực đội dự án Thành phần nhân tố 4. Thử nghiệm hệ thống Thành phần nhân tố 5. Huấn luyện và tham gia của nhân viên DN. Thành phần nhân tố 6. Chất lượng dữ liệu Thành phần nhân tố 7. Qui trình xử lý và chất lượng phần mềm ERP. Thành phần nhân tố 8. Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng
- -14- Thành phần nhân tố 9. Chiến lược, chính sách hệ thống ERP. Thành phần nhân tố 10. Môi trường văn hóa DN Thành phần nhân tố 11. Môi trường giám sát, kiểm tra Thành phần nhân tố 12. Người sử dụng bên ngoài DN. Theo Nghiên cứu “Thống nhất các mô hình phân đoạn của việc thực hiện hệ thống thông tin” của Kwon, TH & Zmud, RW (1987) các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc tổ chức một hệ thống thông tin gồm 4 nhóm sau: các yếu tố ngƣời dùng, các yếu tố kĩ thuật, các yếu tố liên quan đến nhiệm vụ, và các yếu tố cấu trúc. Sự thành công của hệ thống thông tin Các yếu tố Các yếu tố kĩ Các yếu tố Các yếu tố người dùng thuật liên quan đến cấu trúc nhiệm vụ Nhà Người quản lý sử dụng Quy mô tổ Mục tiêu rõ ràng chức Chiến lược kinh Chuyên gia doanh bên ngoài Quản lý sự thay Chuyên môn Hỗ trợ đổi Sự tập trung Sự ủng hộ Sự tham gia người dùng Quản lý dự án Hình thức Sự hỗ trợ Đào tạo và động lực Nguồn: Kwon, TH & Hình 1.1 Các yếu tố tiềm năng ảnh hƣởng sự thành công của IS Zmud, RW (1987)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn