intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tính hiệu lực của HTKSNB trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu lực của HTKSNB trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU LỰC CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Long An, năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU LỰC CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM PHƯỚC Long An, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình để nhận bằng cấp nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thị Bích Trâm
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đối với các Thầy, Cô của Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã giảng dạy trong chương trình Cao học Kinh tế, Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng; những người đã truyền đạt cho tác giả kiến thức hữu ích trong ngành Tài chính - Ngân hàng, làm cơ sở cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn; tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô; đặc biệt là Cô TS. Nguyễn Kim Phước đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo cũng như các anh chị đồng nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập các số liệu về hoạt động thu bảo hiểm xã hội cùng các dữ liệu có liên quan tại đơn vị để tác giả có thể hoàn thành luận văn của mình một cách tốt nhất. Do thời gian làm luận văn có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bích Trâm
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Mục tiêu của đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An” là đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Sau khi nghiên cứu lý thuyết các nhân tố và nguyên tắc ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ COSO 2013, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Loan (2018). Tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo và nghiên cứu để kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng thang đo sơ bộ, tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn tay đôi nhằm xây dựng thang đo chính thức gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng bao gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Thủ tục kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát rủi ro Nghiên cứu định lượng bằng phương pháp phân tích thống kê như: kiểm định bằng Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố, phân tích tương quan, hồi quy. Với 260 bản khảo sát hợp lệ từ lãnh đạo và cán bộ tín dụng đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An, kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An từ mạnh nhất đến thấp nhất: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Thủ tục kiểm soát, (3) Giám sát, (4) Thông tin và truyền thông, (5) Đánh giá rủi ro. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả trình bày một số khuyến nghị nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
  6. iv ABSTRACT The objective of the topic "Factors affecting the effectiveness of the internal control system of credit operations at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Long An Branch" is to propose solutions to improve improve the effectiveness of the internal control system for credit activities at the Branch. The thesis uses qualitative research methods in combination with quantitative. After studying the theory of factors and principles affecting internal control system COSO 2013, the scale of factors affecting the validity of the internal control system of credit operations at commercial banks Vietnam's trade by Nguyen Thi Loan (2018). The author has built a scale and research to test the model of factors affecting the effectiveness of the internal control system of credit operations at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Long An Branch. In qualitative research in order to build a preliminary scale, the author conducted expert interviews and hand-to-hand interviews to build an official scale including 5 factors affecting the effectiveness of the internal control system. Credit activities include: Control environment, Risk assessment, Control procedures, Information and communication, Risk monitoring Quantitative research by statistical analysis methods such as Cronbach’s Alpha test, factor discovery analysis, correlation analysis, regression. With 260 valid surveys from leaders and credit officers who are working at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Long An Branch, the research results show that there are 5 factors that positively affect the effectiveness of the internal control system for credit operations at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Long An Branch from the strongest to the lowest: (1) Control environment, (2) Procedures control, (3) Monitoring, (4) Information and communication, (5) Risk assessment. Based on the analysis, the author presents a number of recommendations to improve the effectiveness of the internal control system of credit operations at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Long An Branch. The research results also indicate limitations and future research directions.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii NỘI DUNG TÓM TẮT ........................................................................................... iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU .................................................................. ix CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ...................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu .....................................................................................4 1.6.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................4 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................4 1.7. Kết cấu đề tài ......................................................................................................5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................6 2.1. Một số vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng .............................................................6 2.1.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................................................6 2.1.2. Tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ ..................................................10 2.1.3. Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng ..............................................................12 2.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài .......................................21 2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................28 2.3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................28
  8. vi 2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................30 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................31 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................31 3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................32 3.2.1. Phương pháp định tính ....................................................................................32 3.2.2. Phương pháp định lượng .................................................................................38 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu.......................................................................39 3.3.1. Phân tích thống kê mô tả .................................................................................40 3.3.2. Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach’s Alpha) ...............................................40 3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................41 3.3.4. Phân tích tương quan, hồi quy ........................................................................43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................46 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................47 4.1. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An ....................................47 4.1.1. Quy định về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam ............................................................................47 4.1.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An ...............................................51 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu .....................................................................................53 4.3. Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................55 4.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậyCronbach’s Alpha ................................56 4.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..........................59 4.3.3. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu......................62 4.3.4. Phân tích hồi quy .............................................................................................63 4.3.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..............................................................66 4.4. Thảo luận từ kết quả nghiên cứu ....................................................................68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................71 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................72 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................................72
  9. vii 5.2. Khuyến nghị nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An ........................................................................................................73 5.2.1. Về môi trường kiểm soát .................................................................................73 5.2.2. Về thủ tục kiểm soát ........................................................................................73 5.2.3. Về giám sát ......................................................................................................74 5.2.4. Về thông tin và truyền thông ...........................................................................74 5.2.5. Về đánh giá rủi ro ............................................................................................75 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................................75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................78 PHỤ LỤC 01. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ........................................................ I PHỤ LỤC 02. KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA ....................................... VI PHỤ LỤC 03. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA .............................. XI PHỤ LỤC 04. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU ....................................................... XVI PHỤ LỤC 05. TƯƠNG QUAN PEARSON ................................................... XVIII PHỤ LỤC 06. HỒI QUY ĐA BIẾN................................................................... XIX
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ Tiếng Anh: Analysis of Variance 1 ANOVA Tiếng Việt: Phân tích phương sai 2 CBNV Cán bộ nhân viên 3 CBTD Cán bộ tín dụng Tiếng Anh: Exploratory Factor Analysis 4 EFA Tiếng Việt: Phân tích nhân tố khám phá 5 HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ 6 KH Khách hàng 7 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 8 KHKD Kế hoạch kinh doanh Tiếng Anh: Kaiser – Mayer – Olkin 9 KMO Tiếng Việt: Hệ số KMO 10 KSNB Kiểm soát nội bộ 11 NH Ngân hàng 12 NHTM Ngân hàng thương mại Tiếng Anh: Observed significance level 13 Sig Tiếng Việt: Mức ý nghĩa quan sát 14 RRTD Rủi ro tín dụng Tiếng Anh: Statistical Package for the Social 15 SPSS Sciences Tiếng Việt: Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội 16 TD Tín dụng 17 TSĐB Tài sản đảm bảo Tiếng Anh: Variance Inflation Factor 18 VIF Tiếng Việt: Hệ số phóng đại phương sai 19 XLRR Xử lý rủi ro
  11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Số hình vẽ Tên hình vẽ Trang 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu 29 3.1. Quy trình nghiên cứu 31 Mức độ ảnh hưởng của các biến lên tính hiệu lực của 4.1. 69 HTKSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank Long An Số bảng Tên bảng Trang Các nhân tố và nguyên tắc ảnh hưởng đến hệ thống kiểm 2.1. 22 soát nội bộ theo COSO 2013 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của 3.1. 34 HTKSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank Long An Thống kê các đặc điểm nhân khẩu học của người được 4.1. 53 thực hiện khảo sát 4.2. Đánh giá độ tin cậy nhân tố Môi trường kiểm soát 56 4.3. Đánh giá độ tin cậy nhân tố Đánh giá rủi ro 57 4.4. . Đánh giá độ tin cậy nhân tố Thủ tục kiểm soát 57 4.5. Đánh giá độ tin cậy nhân tố Thông tin và truyền thông 58 4.6. Đánh giá độ tin cậy nhân tố Giám sát 58 Đánh giá độ tin cậy Biến phụ thuốc Tính hiệu lực của hệ 4.7. 59 thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 4.8. KMO and Bartlett's Test các biến độc lập 59 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) các biến độc 4.9. 60 lập 4.10. KMO and Bartlett's Test biến phụ thuộc 61 4.11. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) biến phụ thuộc 62 4.12. Kết quả phân tích tương quan 63 4.13. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình 64 4.14. Phân tích phương sai 64 4.15. Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy 65 Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang 4.1. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 65 4.2. Biểu đồ tần số P-P 66
  12. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Tín dụng luôn là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất cho các NHTM, đồng thời cũng là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với những hoạt động khác. Các NHTM Việt Nam vừa là những nhà tài trợ nguồn vốn lớn, vừa là công cụ quan trọng để Nhà nước định hướng cho sự vận động của thị trường tài chính, nhằm thực hiện mục tiêu, chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, hoạt động của một số NHTM chưa thật sự hiệu quả khi mà nợ xấu liên tục gia tăng, hiệu quả sử dụng vốn thấp, thậm chí rơi vào tình trạng khó khăn buộc phải tái cơ cấu. Việc tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận được điều chỉnh bằng cách duy trì RRTD trong giới hạn hoặc ở mức độ có thể chấp nhận được luôn là mục tiêu quản lý quan trọng của các ngân hàng. Do cách tiếp cận quy định đối với quản trị RRTD không phải lúc nào cũng đầy đủ, các ngân hàng cần thực thi các quy tắc tự quản lý được sử dụng bởi nhà quản trị, trong đó có công cụ là KSNB. Bên cạnh đó, qua tham khảo một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB các NHTM, tác giả nhận thấy đa số các nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB trong NHTM như: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thủ tục kiểm soát, thông tin và truyền thông, công nghệ thông tin,… Tuy nhiên, trong số đó lại có rất ít công trình nghiên cứu xác định nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB trong lĩnh vực tín dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các nhân tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB trong hoạt động tín dụng để nhằm nâng cao năng lực quản lý, đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết. Thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An đã từng hoạt động không hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu cao dẫn đến lợi nhuận kinh doanh âm. Các Phòng ban còn thiếu chủ động trong phối hợp xử lý công việc, đôi khi còn nặng nề về thủ tục hành chính trong nội bộ ngân hàng, hoặc có hiện tượng né tránh trách nhiệm. Hay tình trạng một cán bộ tín dụng tại Chi nhánh cùng một lúc đảm nhiệm nhiều công việc từ khâu tiếp xúc khách hàng cho đến khi trình lên lãnh đạo để xét duyệt cho vay/giải ngân, điều này làm cho quyết định cho vay không mang tính khách quan, khó khăn trong việc nhận diện các rủi ro tiềm năng và có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Khâu thẩm định
  13. 2 thực hiện theo phân cấp, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án, đôi khi còn nặng về đánh giá hồ sơ thủ tục hành chính, trình tự thủ tục đầu tư...; nhưng chưa chú trọng đúng mức đến thẩm định năng lực chủ đầu tư. Công tác cán bộ tại một số đơn vị chưa được chú trọng cả về số lượng và chất lượng dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc. Chưa xây dựng được trình độ và tính chuyên nghiệp cao của cán bộ, nhân viên trong ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị ngân hàng, tư vấn, phân tích tín dụng, quản lý rủi ro, tìm kiếm khách hàng. (Vietcombank Long An, 2017 - 2019). Xuất phát từ thực tế trên trên, tác giả chọn đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An” để nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tính hiệu lực của HTKSNB trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu lực của HTKSNB trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở mục tiêu chung của đề tài, các mục tiêu cụ thể được đặt ra là: - Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An. - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu lực của HTKSNB trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An.
  14. 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB trong Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng nhưng chỉ giới hạn nghiên cứu về hoạt động cho vay vì tín dụng (cấp tín dụng) bao gồm nhiều hoạt động như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán, ... Trong đó cho vay là chiếm tỷ trọng cao nhất, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. - Phạm vi về không gian địa điểm: Nghiên cứu trong luận văn được thu thập dữ liệu toàn phần thông qua khảo sát 10 lãnh đạo và 290 nhân viên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An. - Phạm vi về thời gian: Năm 2019. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, các câu hỏi nghiên cứu hình thành tương ứng như sau: - Nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An? - Các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đến tính hiệu lực của HTKSNB trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An? - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An cần chú trọng những nhân tố nào để nâng cao tính hiệu lực của HTKSNB trong hoạt động tín dụng? 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với 09 lãnh đạo hiện đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Tác giả tiến hành thảo luận nhóm với nội dung thảo
  15. 4 luận được chuẩn bị trước, nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng cần đưa vào mô hình nghiên cứu và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với bảng khảo sát thông qua bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 mức độ, lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu cho nghiên cứu chính thức được thu thập trực tiếp từ 300 lãnh đạo và nhân viên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An. Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lý và đưa dữ liệu hợp lý vào phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) 22.0 để phân tích. Phân tích dữ liệu gồm các bước như: phân tích Cronbach’s Alpha, EFA, tương quan, hồi quy, T-Test, Anova. 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu 1.6.1. Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở kế thừa kết quả của các tác giả trước khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lưc của HTKSNB hoạt động tín dụng, luận văn đã khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An và chỉ ra mức độ cũng như thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hiệu lưc của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của luận văn đã xây dựng được mô hình các nhân tố tác động đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Là tài liệu tham khảo cho các đơn vị và nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về HTKSNB nói chung và HTKSNB trong các NHTM nói riêng. Kết quả của luận văn là cơ sở để Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An hoàn thiện HTKSNB hoạt động tín dụng trong ngân hàng của mình.
  16. 5 1.7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn có kết cấu như sau: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Tác giả giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài, các mô hình nghiên cứu trước đó và đưa ra mô hình nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Tác giả giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài, các mô hình nghiên cứu trước đó và đưa ra mô hình nghiên cứu. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả giới thiệu quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các thang đo, các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đề ra. Chương 4. Kết quả nghiên cứu Tác giả trình bày kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu bao gồm kết quả đánh giá thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan giữa các biến, phân tích hồi quy mô hình lý thuyết, các giả thuyết nghiên cứu, phân tích T-Test, Anova và thảo luận kết quả sau nghiên cứu. Chương 5. Kết luận và khuyến nghị Tác giả trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu đã đạt được, khuyến nghị cũng như các hạn chế của đề tài.
  17. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Một số vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 2.1.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát, tác giả xin đề câp đến một số quan điểm về kiểm soát của các tác giả như sau: Theo từ điển tiếng Việt: “kiểm soát là một phương tiện nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu tới hoạt động của một đối tượng nào đó” (Từ điển tiếng Việt, 2000, trang 3) Theo Henri Fayol “Kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ đó nhằm chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần điều chỉnh, tìm ra các nguyên nhân để ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn” (Henri Fayol, 1949, trang 49). Theo Anthony và các cộng sự thì cho rằng “Kiểm soát là một quá trình thực hiện một tập hợp các thay đổi nhằm đạt được các mục tiêu đã định” (Anthony, 1949, trang 20). Tác giả Hồ Tuấn Vũ trong nghiên cứu của mình thì cho rằng “Kiểm soát không phải là một pha hay một giai đoạn của quá trình quản lý mà là một chức năng không thể tách rời của quản lý. Trong suốt quá trình quản lý, kiểm soát luôn luôn tồn tại trước, trong và sau mỗi hoạt động định hướng hoặc tổ chức để thực hiện hoặc điều chỉnh mỗi hoạt động đó. Một cách tổng hợp nhất, kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý” (Hồ Tuấn Vũ, 2016, trang 9). Từ các quan điểm khác nhau về kiểm soát đã nêu trên đây, tác giả xin đưa ra quan điểm về kiểm soát như sau: Kiểm soát được xem là một chức năng quan trọng của quá trình quản lý. Nó được tiến hành liên tục ở các cấp quản lý và mọi hoạt động của tổ chức thông qua các việc thiết lập các tiêu chuẩn, đánh giá kết quả thực tế đạt được với tiêu chuẩn đặt ra, nêu được nguyên nhân và điều chỉnh các sai lệch nhằm đạt giúp tổ chức được các mục tiêu của mình.
  18. 7 KSNB cũng được các tác giả nghiên cứu và hình thành nhiều định nghĩa khác nhau, chẳng hạn: Theo quan điểm của tổ chức COSO (1992, trang 186): “KSNB là quá trình do người quản lý, HĐQT và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một Thủ tục kiểm soát hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: đảm bảo sự Môi trường kiểm soát của của báo cáo tài chính; đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ; đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả”. Trong khái niệm này, tổ chức COSO đã tập trung vào 4 nội dung cụ thể: - KSNB là một quá trình: mỗi một hoạt động của đơn vị đều phải tuân thủ theo quy trình từ khâu lập kế hoạch, thực hiện hoạt động và giám sát các hoạt động đó. Muốn đạt được các mục tiêu đã đề ra, mọi đơn vị phải kiểm soát được các hoạt động của mình trong tất cả các khâu đồng thời phải các hoạt động này được liên tục diễn ra và được có mặt trong mọi bộ phận. - KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người.: Các chủ thể trong tổ chức như HĐQT, BGĐ, nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị đều tham gia vào công tác KSNB. KSNB chỉ là công cụ của nhà quản lý. Các chủ thể trong tổ chức sẽ xây dựng các mục tiêu, đưa ra các biện pháp kiểm soát và là người vận hành các biện pháp kiểm soát đó. Do khả năng, kinh nghiệm, kiến thức của mỗi chủ thể là khác nhau nên việc hiểu rõ, trao đổi, hành động đôi khi không nhất quán với nhau. Vì thế, các thành viên trong một tổ chức phải am hiểu về trách nhiệm và quyền hạn của mình, xác định được các mục tiêu, nhiệm vụ, cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu của tổ chức. - KSNB đảm bảo tính hợp lý cho nhà quản lý, điều này khẳng định KSNB không đảm bảo tuyệt đối việc thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý. Bởi KSNB luôn luôn có những hạn chế vốn có như: sai lầm của con người khi quyết định, các cá nhân thông đồng với nhau, nhà quản lý lạm quyền...Mặt khác, một nhà quản lý luôn cân nhắc giữa chi phí bỏ ra để thực hiện kiểm soát với lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. - KSNB đảm bảo các mục tiêu, có 3 mục tiêu KSNB cần hướng tới đó là: Mục tiêu về hoạt động, mục tiêu về báo cáo tài chính, mục tiêu về sự tuân thủ. Hiện tại, định nghĩa này được chấp nhận khá rộng rãi và được liên đoàn kế toán
  19. 8 quốc tế thừa nhận vì nó đã đáp ứng được yêu cầu về minh bạch thông tin của các công ty đặc biệt là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Tác giả Moeller (2009, trang 24) khi nghiên cứu KSNB ứng dụng cho mục đích kiểm toán nội bộ đã phát triển thêm lý luận của tổ chức COSO và bổ sung thêm một số mục tiêu của KSNB cần đạt được, cụ thể “KSNB là một quá trình được thiết kế bởi nhà quản lý và áp dụng trong đơn vị nhằm cung cấp Thủ tục kiểm soát hợp lý về: độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin hoạt động; tuân thủ các chính sách, thủ tục, nội quy, quy chế và luật pháp; bảo vệ tài sản; thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu và kết quả của các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị; đảm bảo tính chính trực và giá trị đạo đức”. Điểm phát triển mới trong khái niệm này là mục tiêu “Đảm bảo tính chính trực và giá trị đạo đức”. Đây là mục tiêu về giá trị đạo đức mà KSNB cần đạt tới trong sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế để có thể phát triển bền vững. Nhìn chung, các khái niệm về KSNB của các tác giả đều thống nhất nhau ở những các điểm chung là: nólà một quá trình; nó được thiết kế và vận hành bởi các nhà quản lý và các nhân viên; nó đảm bảo thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Các đơn vị càng lớn dần về quy mô của thì chức năng kiểm soát càng trở nên cấp thiết, nhà quản lý phải kiểm soát về nhiều phương diện thông qua việc ban hành chính sách, thủ tục trong đơn vị mình để có thể đạt được các mục tiêu của đơn vị. Hệ thống chính sách và thủ tục đó chính là HTKSNB của một đơn vị. Khái niệm về HTKSNB cũng được nhiều tác giả khác nhau đề cập trên nhiều góc độ, chẳng hạn: Theo hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kì (AICPA), thì HTKSNB được định nghĩa là “Hệ thống kế hoạch, tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của các tổ chức, kiểm tra độ chính xác và Môi trường kiểm soát của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ, bám sát chủ trương quản lý đã đặt ra” Theo A.rens và cộng sự (2000, trang 196): “Để đạt được mục tiêu cần phải xây dựng một HTKSNB, theo đó hệ thống bao gồm các chính sách, thủ tục đặc thù được thiết kế để cung cấp cho các nhà quản lý Thủ tục kiểm soát hợp lý để thực hiện các mục tiêu đã định. Mục tiêu đó bao gồm: đảm bảo độ tin cậy của thông tin; bảo vệ tài
  20. 9 sản và sổ sách; đẩy mạnh tính hiệu quả trong hoạt động; tăng cường sự gắn bó với các chính sách và thủ tục đã đề ra”. Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), đã đưa ra định nghĩa: “HTKSNB là một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động”. Định nghĩa này đã nêu đầy đủ các khía cạnh của HTKSNB và nhấn mạnh đến các mục tiêu đảm bảo hiệu quả hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật, đảm bảo độ tin cậy của thông tin và độ an toàn của tài sản. Định nghĩa này cũng phù hợp với quan điểm về HTKSNB theo nghiên cứu của Alvin A.rens và phù hợp với bản chất nghĩa của từ hệ thống theo đại từ Tiếng Việt: “là một thể thống nhất, bao gồm những tư tưởng, nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách chặt chẽ”. Tác giả Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004, trang 15) đã nêu các quan điểm khác nhau về HTKSNB và đưa ra khái niệm chung là: “HTKSNB là hệ thống các chính sách và các thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản: bảo vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả hoạt động”. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (2001, trang 1) nêu rõ khái niệm về HTKSNB như sau: “HTKSNB được hiểu là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện các gian lận, sai sót để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị ”. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, thay thế cho chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 trước đây đã định nghĩa cụm từ KSNB thay vì HTKSNB như trước đây như sau: “KSNB là quy trình do ban quản trị, ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để tạo ra Thủ tục kiểm soát hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan” (VSA 315, 2012, trang 1). Khái niệm này tiếp cận theo hướng đánh giá rủi ro và tương đồng với quan điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2