Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố tác động đến Cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn, từ đó đo lường mức độ tác động cụ thể của các nhân tố này lên sự lựa chọn cấu trúc vốn và tác động của các nhân tố này đến sự lựa chọn nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của các NHTM Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố tác động đến Cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ HỒNG THANH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ HỒNG THANH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số ngành: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn “Những nhân tố tác động đến Cấu trúc vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS TS. Hồ Viết Tiến. Các số liệu trong bài được thu thập từ các nguồn thực tế, hợp pháp. Các báo cáo được đăng trên các tạp chí, báo chí và các trang web hợp pháp, đáng tin cậy. Tác giả Đinh Thị Hồng Thanh
- LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Kết quả hôm nay không chỉ do quá trình nỗ lực của bản thân, mà còn nhờ rất nhiều sự hỗ trợ và động viên của nhiều người. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Quý Thầy, Cô trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức trong suốt thời gian mà tôi được học tại trường, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Hồ Viết Tiến. Gia đình, bạn bè và những người đã luôn động viên, hỗ trợ, là chỗ dựa tinh thần, chia sẻ những khó khăn trong quá trình tôi thực hiện luận văn này. Trong quá trình hoàn thiện đề tài, mặc dù tôi đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu, tranh thủ nhiều ý kiến góp ý, tuy nhiên thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được sự đóng góp quý báu từ quý Thầy Cô, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tác giả: Đinh Thị Hồng Thanh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỤC LỤC .......................................................................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề: ........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................ 2 3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................................................ 3 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ......................................................................... 1 1.1 Các lý thuyết về cấu trúc vốn trong doanh nghiệp ................................................ 1 1.1.1 Lý thuyết về cấu trúc vốn của Modiligani và Miller (1958) .............................. 1 1.1.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The trade-off theory) ..................................... 1 1.1.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (The pecking- order theory) .................................. 2 1.1.4 Lý thuyết về chi phí đại diện (The agency Theory)............................................ 3 1.2 Các nghiên cứu về cấu trúc vốn ngân hàng ........................................................... 3 1.2.1 Nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007): “Những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tại các Ngân hàng ở Ghana- Bằng chứng thực nghiệm”. ................................ 3 1.2.2 Nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown (2008) “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ở các quốc gia đang phát triển”. ............................................... 5 1.2.3 Nghiên cứu của Thian Cheng Lim (2013) “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn- bằng chứng thực nghiệm từ các Công ty tài chính niêm yết ở Trung Quốc”.......... 7 1.2.4 Nghiên cứu của Hoa Nguyen và Zainab Kayani (2013) “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các Ngân hàng ở Châu Á- so sánh giữa các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển”. ............................................................................................ 8
- 1.2.5 Nghiên cứu của Vũ Thị Minh Trịnh (2012) “Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các NHTM cổ phần tại Việt Nam”............................................. 10 1.2.6 Nghiên cứu của Võ Lê Hoài Giang (2013) “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tại của hệ thống NHTM tại Việt Nam” .......................................................... 11 1.2.7 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của NHTM ....................................................................................................... 12 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của NHTM Việt Nam ..................................... 13 1.3.1 Nhân tố lợi nhuận .......................................................................................... 13 1.3.2 Nhân tố tốc độ tăng trưởng ............................................................................ 14 1.3.3 Nhân tố thuế thu nhập doanh nghiệp .............................................................. 15 1.3.4 Nhân tố tài sản cố định hữu hình.................................................................... 15 1.3.5 Nhân tố rủi ro kinh doanh .............................................................................. 16 1.3.6 Nhân tố quy mô .............................................................................................. 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 17 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................. 18 2.1 Quy trình nghiên cứu.......................................................................................... 18 2.2 Cơ sở lựa chọn mô hình...................................................................................... 18 2.3 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 19 2.3.1 Các biến trong mô hình hồi quy ..................................................................... 19 2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 22 2.3.3 Mô hình hồi quy ............................................................................................. 24 2.4 Thu thập và xử lý dữ liệu.................................................................................... 25 2.4.1 Chọn mẫu quan sát ........................................................................................ 25 2.4.2 Xử lý dữ liệu................................................................................................... 26 2.4.3 Phương pháp hồi quy ..................................................................................... 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 28 3.1 Phân tích thực trạng chung CTV của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2015 28 3.1.1 Các NHTM Việt Nam duy trì một CTV thâm dụng nợ vay................................. 28 3.1.2 Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao ......................................................................... 30 3.2 Kiểm định lựa chọn mô hình .............................................................................. 31 3.2.1 Kiểm định Wald test........................................................................................... 31 3.2.2 Kiểm định Breusch-Pagan Lagrange multiplier test ............................................ 31
- 3.2.3 Kiểm định Hausman ........................................................................................... 32 3.3 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 33 3.4 Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................................... 38 3.4.1 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến.............................................................. 38 3.4.2 Nhân tử phóng đại phương sai ............................................................................ 38 3.5 Kiểm định và khắc phục phương sai thay đổi trong mô hình REM ..................... 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 42 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ............................................. 43 4.1 Kết luận.............................................................................................................. 43 4.1.1 Kết luận thứ nhất ................................................................................................ 43 4.1.2 Kết luận thứ hai .................................................................................................. 43 4.1.3 Kết luận thứ ba ................................................................................................... 43 4.2 Gợi ý giải pháp cho CTV của các NHTM Việt Nam........................................... 44 4.2.1 Căn cứ gợi ý ....................................................................................................... 44 4.2.2 Gợi ý các giải pháp về CTV cho các NHTM Việt Nam từ kết quả phân tích thực trạng và phân tích nhân tố. ................................................................................................. 45 4.2.2.1 Nhân tố Lợi nhuận (PRE) ................................................................................... 45 4.2.2.2 Nhân tố Tốc độ tăng trưởng (GROW) ................................................................ 45 4.2.2.3 Nhân tố Tài sản cố định hữu hình (TAN) ........................................................... 45 4.2.2.4 Nhân tố Rủi ro kinh doanh (RSK) ...................................................................... 46 4.2.2.5 Nhân tố Quy mô (SZE) ...................................................................................... 46 4.3 Hạn chế của đề tài và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo............................... 48 4.3.1 Hạn chế của luận văn ......................................................................................... 48 4.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 1 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................ 6 PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................................ 7 PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................................ 9 PHỤ LỤC 4 ...................................................................................................................... 13
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTV : Cấu trúc vốn ĐBTC : Đòn bẩy tài chính GRW : Biến tốc độ tăng trưởng LEV : Biến Đòn bẩy tài chính LONG : Biến Đòn bẩy tài chính dài hạn NHTM : Ngân hàng Thương mại PRE : Biến lợi nhuận RSK : Biến rủi ro kinh doanh SHORT : Đòn bẩy tài chính ngắn hạn SZE : Biến quy mô TAN : Biến Tài sản cố định hữu hình TAX : Biến thuế thu nhập doanh nghiệp VCSH : Vốn chủ sở hữu
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt các giả thiết về mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và các nhân tố................................................................................................................... 27 Bảng 3.1: Tỷ số tài chính các công ty niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX năm 2015 ...................................................................................................................... 32 Bảng 3.2: Kết quả kiểm định Wald test.................................................................. 34 Bảng 3.3: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan Lagrange multiplier test ................... 35 Bảng 3.4: Kết quả kiểm định Hausman .................................................................. 35 Bảng 3.5: Tóm tắt thống kê mô tả các biến ............................................................ 36 Bảng 3.6: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc SHORT, LONG, LEV ......................... 37 Bảng 3.7: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập .................................... 41 Bảng 3.8: Hệ số VIF .............................................................................................. 42 Bảng 3.9: So sánh Kết quả hồi quy trước khi khắc phục phương sai thay đổi (REM) và sau khi sử dụng phương pháp khắc phục phương sai thay đổi (GLS)..... 44 Bảng 3.10: Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................. 44
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính các NHTM VN trong giai đoạn 2010-2015 ....... 31 Hình 3.2: Tăng trưởng của Nợ phải trả và Vốn CSH các NHTM VN trong giai đoạn 2010-2015 ................................................................................................... 32 Hình 3.3: Tỷ trọng Nợ ngắn hạn/Tổng nợ và nợ dài hạn/Tổng nợ của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015 .................................................................... 33
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Quyết định cấu trúc vốn hiện nay là một vấn đề quan trọng không chỉ trong doanh nghiệp mà còn trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng. Thực trạng hệ thống Ngân hàng cho thấy các ngân hàng đang đối diện với tình trạng mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn làm gia tăng rủi ro thanh khoản, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng cao gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy vai trò quan trọng của cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tài chính nói chung, và của các ngân hàng thương mại nói riêng. Cấu trúc vốn tối ưu không chỉ giúp các Ngân hàng thương mại tối đa hoá lợi nhuận, tiết kiệm chi phí mà còn là tấm đệm trước rủi ro phá sản khi nền kinh tế có những biến động mạnh. Trước những khó khăn, thử thách của nền kinh tế trong giai đoạn 2010-2015, những yêu cầu trong việc tái cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng theo Quyết định 254/QĐ-T-Tg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, các Ngân hàng thương cần phải có sự đánh giá, nhìn nhận một cách toàn diện về bản thân Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời kỳ mới. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng sẽ giúp các nhà quản trị tài chính xây dựng được cấu trúc vốn phù hợp với tình hình của Ngân hàng, qua đó tối đa hoá lợi nhuận ngân hàng, cổ đông, giảm chi phí và tăng năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Mặc dù đề tài cấu trúc vốn của Ngân hàng không phải là lĩnh vực nghiên cứu mới nhưng đây vẫn là một trong những chủ đề nghiên cứu mang nhiều thú vị mà các học viên luôn muốn tìm hiểu. Các nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam trước đây chỉ xem xét riêng tác động của nhóm nhân tố đến nợ của Ngân hàng nhưng chưa xem xét tác động của các nhân tố đến nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Xuất phát từ thực tế này, học viên đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”. Đề tài này xem xét tổng thể có chọn lọc các nhân tố tác động đến sự lựa chọn nợ, nợ ngắn hạn, nợ dài
- 2 hạn trong cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp giúp nhà quản trị tài chính Ngân hàng hoạch định được CTV phù hợp. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn, từ đó đo lường mức độ tác động cụ thể của các nhân tố này lên sự lựa chọn cấu trúc vốn và tác động của các nhân tố này đến sự lựa chọn nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của các NHTM Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: Các nhân tố nào tác động đến cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam? Mức độ tác động của các nhân tố?. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, học viên đã giới hạn phạm vi cũng như đối tượng nghiên cứu như sau: - Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Học viên nghiên cứu số liệu của các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam, không nghiên cứu đến các Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng liên doanh do hạn chế về số liệu. Số lượng nghiên cứu bao gồm 20 Ngân hàng thương mại tại Việt Nam được khảo sát trong vòng 6 năm, từ năm 2010 đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào nền tảng lý thuyết về cấu trúc vốn: Lý thuyết của Modiligani và Miller (1958), Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, Lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết chi phí đại diện, luận văn sử dụng kết hợp phân tích định tính và định lượng để phân tích và đo lường các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTM. Nghiên cứu định tính được thực hiện cụ thể như sau: - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp để phân tích các số liệu đã được học viên thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các NHTM Việt Nam.
- 3 - Phương pháp phân tích, so sánh: Từ số liệu đã tổng hợp được, học viên tiến hành phân tích để đánh giá thực trạng cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu định lượng được thực hiện cụ thể như sau: Học viên sử dụng nghiên cứu định lượng gồm thu nhập và lọc số liệu bằng phần mềm Excel và sau đó phân tích hồi quy bằng STATA 12. Dữ liệu được hồi quy là dữ liệu bảng (panel data) theo mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, sau đó kiểm định để lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp nhất. Dựa trên kết quả mô hình được lựa chọn, học viên phân tích và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố, cuối cùng so sánh kết quả với lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và hệ thống hoá các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTM tại Việt Nam, qua đó làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tương tự. Đồng thời đề tài cũng nêu lên được những giải pháp và kiến nghị phù hợp với thực trạng cấu trúc vốn của các NHTM tại Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn LỜI GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Các lý thuyết về cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 1.1.1 Lý thuyết về cấu trúc vốn của Modiligani và Miller (1958) Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại bắt nguồn từ bài nghiên cứu của Modigliani và Miller (1958) hay còn gọi là học thuyết MM. Với hai trường hợp được nghiên cứu là doanh nghiệp hoạt động trong môi trường không thuế và môi trường có thuế. Theo học thuyết MM, trong trường hợp không có thuế, sự lựa chọn giữa VCSH và nợ không liên quan đến giá trị doanh nghiệp, hay nói cách khác là giá trị của một doanh nghiệp độc lập với CTV trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo và không có CTV nào là tối ưu. Trong trường hợp không có thuế thì giá trị doanh nghiệp có vay nợ cao hơn giá trị doanh nghiệp không vay nợ do hưởng được lợi ích từ tấm chắn thuế. Tuy nhiên, các giả định thị trường hoàn hảo của học thuyết MM như: không có chi phí giao dịch, không có thông tin đối xứng, lãi suất vay và cho vay như nhau là rất khó xảy ra nên đã hạn chế khả năng ứng dụng của lý thuyết MM trong thực tế. Do đó dựa trên lý thuyết MM, các lý thuyết về CTV sau này đã được mở rộng trong thị trường vốn không hoàn hảo. Với các yếu tố như thông tin bất cân xứng, chi phí phá sản, chi phí đại diện…thì việc lựa chọn một CTV phù hợp sẽ được giải thích rõ hơn trong lý thuyết đánh đổi CTV và lý thuyết trật tự phân hạng được trình bày tiếp theo. 1.1.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The trade-off theory) Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn được phát triển bởi Kraus và Litzenberger (1973) cho rằng tồn tại cấu trúc vốn tối ưu để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ. Tỷ lệ đòn bẩy tối ưu là sự cân bằng giữa lợi ích và chi phí của nợ. Lợi ích của nợ là lợi ích từ tấm chắn thuế nhờ lãi vay, chi phí tiềm tàng của nợ gồm chi phí kiệt quệ tài chính (financial distress cost) và chi phí đại diện giữa chủ nợ và chủ sở hữu. Lý thuyết đánh đổi đã giải thích được hạn chế của lý thuyết MM về chi phí kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp vay nợ. Bên cạnh đó, lý thuyết cũng dự đoán sự khác nhau trong CTV giữa các ngành có tài sản cố định khác nhau. Những công ty an toàn với nhiều tài sản cố định hơn và thu nhập chịu thuế cao hơn hoặc những công ty có quy
- 2 mô lớn và tính thanh khoản cao hơn thì nên có tỷ lệ nợ cao. Trong khi những công ty nhiều rủi ro, những công ty với tài sản vô hình nhiều mà giá trị sẽ không còn khi thanh lý thì nên có tỷ lệ nợ thấp. Lý thuyết cũng dự đoán rằng các công ty có lợi nhuận nhiều hơn nên gia tăng tài trợ bằng nợ để tận dụng tấm chắn thuế trong khi các công ty có tăng trưởng cao nên vay ít hơn vì giá trị dễ mất đi trong khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên lý thuyết này cũng có hạn chế là đã không giải thích được tại sao một số doanh nghiệp rất thành công trong ngành với thu nhập hoạt động rất cao lại có rất ít nợ và không dùng tấm chắn thuế. 1.1.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (The pecking- order theory) Lý thuyết trật tự phân hạng được phát triển bởi Stewart Myers và Nocolas Majluf (1984) lý giải các quyết định đầu tư và tài trợ của doanh nghiệp dựa trên cơ sở bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị và nhà đầu tư bên ngoài về giá trị thực của Công ty, về tình hình kinh doanh cũng như khả năng sinh lợi các dự án trong tương lai. Bất cân xứng thông tin là lý do khiến nguồn vốn bên ngoài có chi phí sử dụng vốn cao hơn so với nguồn vốn nội bộ (lợi nhuận giữ lại). Khi công ty tài trợ cho dự án bằng việc phát hành cổ phần mới thì các cổ phần này sẽ bị định giá thấp do các nhà đầu tư sẽ không đánh giá được giá trị thực sự của các cơ hội đầu tư do nhà quản lý truyền đạt. Lựa chọn đối nghịch khiến chi phí huy động vốn cổ phần tăng cao. Do đó, nếu các dự án có triển vọng đem lại lợi nhuận cao thì cách tài trợ tốt nhất là theo một trật tự đã được phân hạng: - Sử dụng lợi nhuận giữ lại do các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ - Sử dụng nguồn vốn vay với lãi suất cố định thấp hơn tỷ suất sinh lời của dự án để không phải chia sẻ lợi nhuận với các cổ đông mới. - Phát hành cổ phần được xem là nguồn tài trợ cuối cùng khi cổ phần của công ty đang được định giá cao hơn giá trị thực trên thị trường. Theo lý thuyết trật tự phân hạng rất khó xác định được cấu trúc vốn tối ưu trong trật tự phân hạng. Các quan sát tỷ lệ nợ của một doanh nghiệp phản ánh các nhu cầu tích lũy của doanh nghiệp đối với tài trợ từ bên ngoài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 840 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 349 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn