intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

50
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các nhân tố nào tác động đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và mức độ tác động của chúng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________ TRẦM CHẤN TÍN NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________ TRẦM CHẤN TÍN NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH LỢI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Huỳnh Lợi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019 Tác giả TRẦM CHẤN TÍN
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT - ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 3 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu .................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4 5. Ý nghĩa và dự tính đóng góp của đề tài nghiên cứu ............................................ 4 6. Kết cấu đề tài ........................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ....... 6 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu hệ thống ABC trên thế giới ................... 6 1.1.1 Các nghiên cứu vể sự cần thiết vận dụng hệ thống ABC trên thế giới ....... 6 1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC trên thế giới .................................................................................................................... 10 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu hệ thống ABC tại Việt Nam ............... 17 1.2.1 Các nghiên cứu về sự cần thiết vận dụng hệ thống ABC tại Việt Nam . 17 1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC tại Việt Nam ............................................................................................................... 20
  5. 1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu .................................................... 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 31 2.1 Tổng quan hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ........................ 31 2.1.1 Lịch sử quá trình phát triển của hệ thống kế toán chi phí .......................... 31 2.1.2 Hệ thống kế toán chi phí truyền thống ....................................................... 32 2.1.3 Hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) ........................ 33 2.1.4 Vai trò và lợi ích của hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động . 36 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ................................................................................................................ 37 2.2.1 Mức độ quan trọng của thông tin chi phí đối với doanh nghiệp ............... 37 2.2.2 Mức độ cạnh tranh trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp ........... 38 2.2.3 Tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp ................................................... 39 2.2.4 Sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp .................................. 41 2.2.5 Tâm lý chấp nhận của các nhân viên trong doanh nghiệp ........................ 42 2.3 Sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động trong doanh nghiệp ..................................................................................................................... 44 2.4 Lý thuyết nền có liên quan ............................................................................... 45 2.4.1 Lý thuyết dự phòng .................................................................................... 45 2.4.2 Lý thuyết tâm lý ......................................................................................... 46 2.4.3 Lý thuyết nguồn lực ................................................................................... 46 2.4.4 Lý thuyết hệ thống thông tin ...................................................................... 48
  6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................... 50 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 51 3.1 Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ..................................................... 51 3.1.1 Khung nghiên cứu ...................................................................................... 51 3.1.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 52 3.2 Giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo .................... 55 3.2.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 55 3.2.2 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 59 3.2.3 Xây dựng thang đo ...................................................................................... 60 3.3 Đối tượng khảo sát, mẫu khảo sát, quy trình thống kê xử lý ........................... 62 3.3.1 Đối tượng khảo sát ...................................................................................... 62 3.3.2 Mẫu khảo sát .............................................................................................. 64 3.3.3 Quy trình khảo sát, quy trình nhập liệu, xử lý mẫu khảo sát ...................... 65 3.4 Giới thiệu các kỹ thuật định lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật trong kiểm định.... 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 68 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................. 69 4.1 Kết quả thống kê mô tả .................................................................................... 69 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................ 72 4.2.1 Độ tin cậy của thang đo mức độ quan trọng của thông tin chi phí đối với doanh nghiệp .......................................................................................................... 72 4.2.2 Độ tin cậy của thang đo mức độ cạnh tranh trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp ......................................................................................................... 73
  7. 4.2.3 Độ tin cậy của thang đo tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp ............... 74 4.2.4 Độ tin cậy của thang đo sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp75 4.2.5 Độ tin cậy của thang đo tâm lý chấp nhận của các nhân viên trong doanh nghiệp ..................................................................................................................... 76 4.2.6 Độ tin cậy của thang đo vận dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp ......... 76 4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định giá trị thang đo ........... 77 4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập ................. 77 4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc ............. 81 4.4 Kết quả kiểm định hồi quy - Mô hình hồi quy bội chính thức ......................... 82 4.4.1 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................. 82 4.4.2 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ............................................. 83 4.4.3 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi .................................... 83 4.4.4 Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các biến ...................................... 85 4.4.5 Mô hình hồi quy chính thức ....................................................................... 86 4.4.6 Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy .......................... 88 4.4.7 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................... 89 4.5 Thảo luận về kết quả nghiên cứu ..................................................................... 89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 94 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 95 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 95 5.2 Kiến nghị .......................................................................................................... 97 5.2.1 Kiến nghị về tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp ............................... 97
  8. 5.2.2 Kiến nghị về sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp ............. 99 5.2.3 Kiến nghị về về tâm lý chấp nhận của các nhân viên ............................. 100 5.2.4 Kiến nghị về mức độ quan trọng của thông tin chi phí đối với doanh nghiệp .............................................................................................................................. 102 5.2.5 Kiến nghị về mức độ cạnh tranh trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp ................................................................................................................... 103 5.3 Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABC Activity-based costing Kế toán trên cơ sở hoạt động ABCS Activity-based costing systems Hệ thống kế toán trên cơ sở hoạt động ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá JIT Just in time Hệ thống sản xuất tức thời KMO Kaiser Meyer Olkin Chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố KTQT Kế toán quản trị MLR Multiple linear regression Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến PCA Principal Component Analysis Phép phân tích thành phần chính SME Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp vừa và nhỏ TCS Traditional costing systems Hệ thống kế toán chi phí truyền thống TQM Total Quality Management Quản trị chất lượng toàn diện SPSS Statistical Package of the Phần mềm máy tính phục vụ công tác Social Sciences phân tích thống kê. VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Kết quả các giả thuyết về tác động của môi trường bên ngoài, cơ chế tiết kiệm chi phí, thái độ người dùng, quy mô công ty đến chấp nhận hệ thống ABC vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Malaysia ........................................ 16 Bảng 3.1: Bộ thang đo các biến của bài nghiên cứu........................................... 62 Bảng 4.1: Kết quả số lượng khảo sát ................................................................. 69 Bảng 4.2: Thông tin chức vụ đối tượng trả lời bảng câu hỏi khảo sát ............... 70 Bảng 4.3: Mức độ hiểu biết về hệ thống ABC .................................................. 71 Bảng 4.4: Thông tin quy mô doanh nghiệp ....................................................... 72 Bảng 4.5: Mức độ áp dụng hệ thống ABC ......................................................... 72 Bảng 4.6: Đánh giá độ tin cậy thang đo mức độ quan trọng của thông tin chi phí đối với doanh nghiệp. .......................................................................................... 73 Bảng 4.7: Đánh giá độ tin cậy thang đo mức độ cạnh tranh trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp........................................................................................ 74 Bảng 4.8: Đánh giá độ tin cậy thang đo tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp. ................................................................................................................. 74 Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy thang đo sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. ................................................................................................................. 75 Bảng 4.10: Đánh giá độ tin cậy thang đo tâm lý chấp nhận của các nhân viên. 76 Bảng 4.11: Đánh giá độ tin cậy thang đo vận dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp. ................................................................................................................. 77 Bảng 4.12: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s đối với biến độc lập. .............. 77 Bảng 4.13: Kết quả phương sai trích đối với biến độc lập. ................................ 78
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.14: Kết quả ma trận xoay nhân tố đối với biến độc lập. ........................ 79 Bảng 4.15: Kết quả ma trận xoay nhân tố đối với biến độc lập (Với hệ số tải cận dưới 0,1) .............................................................................................................. 80 Bảng 4.16: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s đối với biến phụ thuộc. .......... 81 Bảng 4.17: Kết quả phương sai trích đối với biến phụ thuộc. ............................ 81 Bảng 4.18: Kết quả ma trận xoay nhân tố đối với biến phụ thuộc. .................... 82 Bảng 4.19: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. ........ 86 Bảng 4.20: Kết quả phân tích hệ số hồi quy ...................................................... .87 Bảng 4.21: Kết quả chỉ số R2 đánh giá mức độ phù hợp mô hình...................... 88 Bảng 4.22: Kết quả phân tích ANOVA. ............................................................. 89 Bảng 4.23: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. ................................. 90 Bảng 4.24: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến phụ thuộc. ................. 92
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu sự chấp nhận hệ thống kế toán ABC. .................. 11 Hình 1.2: Khung nghiên cứu lý thuyết nhân tố tác động đến vận dụng thành công hệ thống ABC. ........................................................................................................ 12 Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu sự tác động huấn luyện nhân viên và cam kết của nhà quản lý đối với triển khai ABC vào doanh nghiệp vừa và nhỏ. ...................... 14 Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến việc chấp nhận vận dụng hệ thống kế toán chi phí theo cơ sở hoạt động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của đất nước Malaysia..................................................................................... 15 Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC) trong các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam. ....................................................................................................................... 20 Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu các nhân tố gây cản trở vận dụng phương pháp ABC vào doanh nghiệp Việt Nam. .................................................................................. 23 Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng ABC tại các doanh nghiệp. ......................................................................................................... 26 Hình 2.1: Tóm tắt về phương pháp phân bổ chi phí ước tính theo mức độ hoạt động. ................................................................................................................................ 35 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của tác giả........................................................... 53 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu của tác giả. ........................................................... 59 Hình 4.1: Đồ thị tần số Histogram của phần dư đã chuẩn hóa. ............................. 84 Hình 4.2: Đồ thị phân tán điểm của phần dư chuẩn hóa. ...................................... 85
  13. TIÊU ĐỀ “ Những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ” TÓM TẮT Hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động là hệ thống tiên tiến hiện nay, tuy nhiên việc vận dụng vào thực tế Việt Nam không nhiều. Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên nhân từ vấn đề này, với khe hổng nghiên cứu là việc chưa thấy có các nghiên cứu về lĩnh vực này đối với các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam, cụ thể là địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm mục tiêu nhận diện được những nhân tố tác động và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng. Từ đó đưa ra gợi ý về các giải pháp nhằm nâng cao sự vận dụng mô hình nghiên cứu vào thực tế. Sử dụng hỗn hợp hai phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng. Thu thập dữ liệu khảo sát từ mẫu 176 công ty xây dựng trong phạm vi địa bàn TP Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã xác định được năm nhân tố có tác động đến việc vận dụng hệ thống ABC là: mức độ quan trọng của thông tin chi phí, mức độ cạnh tranh trong môi trường hoạt động, tiềm năng nguồn lực, sự ủng hộ của quản lý cấp cao và tâm lý chấp nhận của các nhân viên. Bên cạnh đó đã đo lường được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Các giải pháp được đề xuất mang lại ý nghĩa và lợi ích cho các doanh nghiệp xây dựng và cuối cùng bài nghiên cứu có đề xuất hướng nghiên cứu cho tương lai. TỪ KHÓA Vận dụng ABC; doanh nghiệp xây dựng; TP Hồ Chí Minh
  14. TITLE “The factors that influence apply the activity-based costing system (ABC) – Research at construction enterprises in Ho Chi Minh City” ABSTRACT The activity-based costing system is the current advanced system, but the practical application in Vietnam is not much. The paper aims to find out the cause of this problem, with research gap being the absence of studies on this field for construction enterprises in Vietnam, namely Ho Chi Minh City. Aims to identify the impact factors and measure their influence. From that, suggesting solutions to improve the application of research models in practice. Using a mixture of two research methods, qualitative and quantitative. Collect survey data from a sample of 176 construction companies within Ho Chi Minh City area. The results of the study have identified five factors that affect the use of the ABC system: the importance of cost information, the level of competition in the operating environment, the potential of resources, the support of senior managers and psychological acceptance of the staff. Besides, the influence of each factor was measured. The proposed solutions bring meaning and benefits to construction enterprises and finally, the research paper proposes research directions for the future. KEY WORD Applying ABC; construction businesses; Ho Chi Minh City
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nền sản xuất ngày càng tiên tiến và môi trường kinh doanh ngày càng tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, vì lẽ đó thông tin chi phí chính xác được xem là rất quan trọng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ và cả đối với các doanh nghiệp xây dựng. Hiện tại nhiều công ty xây dựng đã được thành lập và đã có nhiều đóng góp thành tựu lớn trong lĩnh vực xây dựng. Theo đó, thị trường xây dựng ngày càng mở rộng và có nhiều tiềm năng phát triển theo đà phát triển của nền kinh tế. Ngành xây dựng là một ngành đặc thù và sản phẩm xây lắp cũng là sản phẩm đặc biệt với đặc điểm thời gian thời gian thi công xây dựng hoàn thành một công trình, hạng mục công trình thường kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm, sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thiện đều chuyển giao ngay không thông qua nhập kho như đối với sản phẩm từ ngành sản xuất. Do đó việc xác định giá trị hợp đồng xây lắp thường phải được tính toán rất kỹ lưỡng để đạt được mức lợi nhuận hợp lý như mong muốn, và điều này dẫn đến một bảng dự toán chi phí xây lắp phải được tính toán kỹ lưỡng vì đặc thù là thời gian hoàn thành sản phẩm kéo dài nên rất dễ phát sinh tình trạng trượt giá, chi phí đầu vào tăng đột biến so với dự toán đề ra dẫn đến lợi nhuận không được như mong đợi thậm chí là lỗ, và thường rơi vào tình trạng trên các doanh nghiệp xây dựng thực hiện biện pháp thỏa thuận bù giá nhưng thực tế cho thấy biện pháp này ít khả quan và nếu có thành công thì cũng phải mất một khoảng thời gian dài để được bù giá, bù lỗ. Một bảng dự toán chi phí thật sự kỹ lưỡng, chất lượng chỉ được thành lập nếu như doanh nghiệp có hệ thống kế toán chi phí sao cho có thể kiểm soát, quản lý tốt các chi phí xây lắp từ đó tạo thành tiền đề kinh nghiệm, kiến thức cho việc lập dự toán các công trình trong tương lai sát sao hơn. Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn phát sinh các chi phí gián tiếp trong quá trình thi công như các chi phí liên quan ca máy thi công, chi phí thầu phụ, chi phí chung, chi phí thuê ngoài, chi phí lãi vay vốn hóa. Tùy theo công việc cụ thể phát sinh thì các chi phí này có thể chỉ đích danh theo công trình, hạng mục công trình
  16. 2 hoặc sẽ phải tiến hành phân bổ cho các các công trình, hạng mục công trình có sử dụng nguồn lực từ các hoạt động dẫn đến các chi phí gián tiếp này. Thực trạng hiện nay cho thấy các doanh nghiêp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh khi thực hiện công tác kế toán chi phí, phần lớn đều phân bổ các chi phí gián tiếp thường dựa theo hệ thống kế toán chi phí truyền thống là phân bổ chi phí trên một vài tiêu thức đơn giản như là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công. Điều này dễ khiến cho chi phí gián tiếp không được phân bổ một cách thật sự chính xác, thông tin chi phí bị bóp méo, dẫn đến hiện tượng khi tập hợp chi phí tính giá thành xây lắp không chính xác khiến cho giá trị lợi nhuận từ các công trình không đáng tin cậy, sự lời lỗ giữa các công trình liên quan có sử dụng chung nguồn lực phát sinh chi phí gián tiếp trở nên mù mờ không rõ ràng. Để giải quyết tình trạng trên, hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) có thể được xem là phương pháp tiên tiến hiện nay để phân bổ chi phí gián tiếp một cách chính xác hơn, nhằm gia tăng thành quả hoạt động và từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với phương pháp này những nhân viên có phần hành công việc liên quan đến hệ thống chi phí của doanh nghiệp có thể dựa vào các thông tin thu được để biết những hoạt động nào gây lãng phí cần được loại bỏ để giảm thiểu chi phí, những hoạt động nào thật sự tạo thêm giá trị. Từ đó có thể định giá thành sản phẩm xây lắp chính xác hợp lý hơn để tăng sức cạnh tranh với các nhà thầu khác. Mặc dù các bài nghiên cứu về hệ thống ABC đã cho thấy các ưu điểm siêu việt so với phương pháp chi phí truyền thống về mặt học thuật, tuy nhiên theo tác giả Huỳnh and Gong (2014) thì việc vận dụng hệ thống kế toán chi phí mới này vào các công ty Việt Nam không nhiều. Đặc biệt là chưa thấy có các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động vào các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam, cụ thể là địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nơi trung tâm kinh tế của Việt Nam. Tác giả nhận định đây là khe hổng nghiên cứu để luận văn khai thác và tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân sự vận dụng hệ thống ABC gặp hạn chế.
  17. 3 Từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài “Những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu tổng quát - Xác định các nhân tố nào tác động đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và mức độ tác động của chúng. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Nhận diện những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống hế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí cơ sở hoạt động (ABC) tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Câu hỏi nghiên cứu Với những mục tiêu nghiên cứu được đề ra, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: - Những nhân tố nào tác động đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào ? 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sơ hoạt động (ABC).
  18. 4 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận văn là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát và thu thập dữ liệu từ tháng 03 năm 2019 đến tháng 07 năm 2019. Đối tượng khảo sát là những nhân viên kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, giám đốc tài chính, giám đốc điều hành trong các doanh nghiệp xây dựng tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả luận văn sử dụng hỗn hợp hai phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết nền thông qua các nghiên cứu trước đó, công cụ này giúp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động. Phương pháp định lượng, tác giả thu thập dữ liệu khảo sát các công ty xây dựng trong phạm vi địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, dữ liệu được nhập vào phần mềm SPSS, từ đây phần mềm hỗ trợ kết xuất các kết quả cho việc nghiên cứu mức độ tác động của những nhân tố này đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động. 5. Ý nghĩa dự tính đóng góp của đề tài Luận văn dự tính có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau: Về mặt lý luận, bài nghiên cứu xây dựng được mô hình lý thuyết cho thấy các nhân tố tác động đến sự vận dụng hệ thống ABC của các doanh nghiệp xây dựng và các ảnh hưởng của chúng. Thông qua đó các nghiên cứu học thuật có thể sử dụng những thông tin hữu ích này hỗ trợ cho các nghiên cứu có liên quan. Về mặt thực tiễn, các doanh nghiệp có thể vận dụng kết quả nghiên cứu, các gợi ý để nắm bắt rõ các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng tích cực cần phát huy để có thể quản trị tốt chi phí, kiểm soát chi phí, định giá thành sản phẩm xây lắp phù hợp, tăng hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
  19. 5 6. Kết cấu đề tài Phần mở đầu Chương 1: Tổng quan những nghiên cứu có liên quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  20. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Chương đầu tiên trình bày tổng hợp các bài viết nghiên cứu hệ thống ABC trên thế giới và tại Việt Nam. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, tác giả xác định khe hổng nghiên cứu. 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu hệ thống ABC trên thế giới 1.1.1 Các nghiên cứu về sự cần thiết vận dụng hệ thống ABC trên thế giới Nghiên cứu của Kaplan R.S Robert và Robin Cooper: -“Cost & Effect – Using Intergrated Cost Systems to Drive Profitability and Performance”. Kaplan R.S. Robert, Robin Cooper, 1998. Tác giả Kaplan and Cooper (1998) nhận định rằng hệ thống kế toán chi phí phải thực hiện được ba chức năng cơ bản sau: Hệ thống kế toán chi phí phải định giá được giá trị hàng tồn kho, hệ thống kế toán chi phí phải phục vụ cho mục đích kiểm soát điều hành, hệ thống kế toán chi phí phải tính toán được chi phí cho riêng từng đối tượng chịu chi phí. Chức năng thứ nhất là định giá được giá trị hàng tồn kho thì nếu áp dụng nguyên tắc giá gốc của kế toán tài chính thì số chi phí được phân bổ vào giá trị hàng tồn kho không tuân theo mối quan hệ nguyên nhân kết quả. Với việc sử dụng hệ thống kế toán chi phí truyền thống, việc phân bổ chi phí đến từng loại hàng tồn kho sẽ thiếu chính xác. Chức năng thứ hai là kiểm soát điều hành hoạt động, đòi hỏi hệ thống kế toán chi phí phải cung cấp kịp thời thông tin chi phí chính xác từ đó thành quả hoạt động phải được phải hồi nhanh. Điều này thể hiện ở việc phải cung cấp kịp thời thông tin chi phí đến các cấp độ quản lý từ thấp đến cao nhằm kịp thời kiểm soát chi phí, giảm thiểu chi phí không cần thiết. Tuỳ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty mà phải có tần suất báo cáo phù hợp. Chức năng thứ ba là tính toán được chi phí cho riêng từng đối tượng chịu chi phí, hệ thống kế toán chi phí cần phải ước lượng việc sử dụng nguồn lực dài hạn đối với từng sản phẩm. Tất cả chi phí cần phải được xem xét trong dài hạn theo sự đa dạng hoá của sản phẩm và mức độ phức tạp đầu ra của doanh nghiệp. Theo như Kaplan và Cooper (1998) thì hệ thống kế toán chi phí giản đơn truyền thống không thể đáp ứng được đủ các chức năng trên, đề xuất vận dụng hệ thống kế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2