intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố tác động đến việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố tác động đến việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố tác động đến việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** NGUYỄN THỊ KIM NGÂN NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CHO TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** NGUYỄN THỊ KIM NGÂN NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CHO TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe) Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn theo quy định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Học viên
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................... 1 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................2 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................3 1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU................................................................3 1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ...................................................................3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 5 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG .................5 2.1.1. Khái niệm ............................................................................................5 2.1.2. Tác nhân gây bệnh ...............................................................................5 2.1.3. Khả năng gây bệnh của virus ..............................................................5 2.1.4. Gây bệnh ở người ................................................................................6 2.1.5. Dự phòng và điều trị ............................................................................6 2.2. LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ................................................................7
  5. 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN ..............................9 2.3.1. Nghiên cứu trong nước ........................................................................9 2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài .....................................................................11 2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...........................................................................13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 14 3.1. KHUNG PHÂN TÍCH .............................................................................14 3.1.1. Kiến thức về bệnh tay chân miệng ....................................................14 3.1.2. Thái độ đối với bệnh tay chân miệng ................................................17 3.1.3. Sự hỗ trợ của cộng đồng ....................................................................18 3.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội .....................................................................20 3.1.5. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng......................................................20 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................22 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................35 3.3.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................35 3.3.2. Thu thập dữ liệu.................................................................................35 3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..............................................36 3.4.1. Kiểm định chất lượng thang đo .........................................................36 3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) ..36 3.4.3. Hồi quy tuyến tính đa biến ................................................................36 3.4.4. Hồi quy Logit ....................................................................................37 3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...........................................................................38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 39 4.1. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO VÀ RÚT TRÍCH NHÂN TỐ .......................39 4.1.1. Thang đo “Thái độ đối với bệnh tay chân miệng” ............................39 4.1.1.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha ......................................................39 4.1.1.2. Phân tích nhân tố khám phá .........................................................40
  6. 4.1.2. Thang đo “Sự hỗ trợ từ cộng đồng” ..................................................42 4.1.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha ......................................................42 4.1.2.2. Phân tích nhân tố khám phá .........................................................43 4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ ................................................................................44 4.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học ...................................................................44 4.2.2. Kiến thức về bệnh tay chân miệng ....................................................47 4.2.3. Thái độ về bệnh tay chân miệng ........................................................48 4.2.4. Sự hỗ trợ từ cộng đồng ......................................................................50 4.2.5. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng......................................................51 4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY ...........................................................................53 4.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ...........................................................................66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ................................................... 68 5.1. KẾT LUẬN ..............................................................................................68 5.2. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP .................................................................69 5.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến kiến thức về bệnh tay chân miệng ........................................................................................................69 5.2.2. Nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể, hội nhóm ...70 5.2.3. Nghiên cứu ban hành chính sách, quy định pháp luật phòng ngừa bênh tay chân miệng ..................................................................................................71 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...71 5.3.1. Hạn chế của đề tài .............................................................................71 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Câu hỏi đo lường kiến thức về bệnh T-C-M ........................................ 15 Bảng 3.2: Câu hỏi đo lường thái độ về bệnh T-C-M ............................................ 17 Bảng 3.3: Câu hỏi đo lường sự hỗ trợ của cộng đồng .......................................... 19 Bảng 3.4: Câu hỏi đo lường việc phòng ngừa bệnh T-C-M .................................. 21 Bảng 3.5: Các biến số trong mô hình nghiên cứu ................................................ 28 Bảng 4.1: Kiểm định Cronbach’s Alpha Thang đo “Thái độ đối với bệnh T-C-M” 40 Bảng 4.2: Phân tích EFA Thang đo “Thái độ đối với bệnh T-C-M” ..................... 41 Bảng 4.3: Kiểm định Cronbach’s Alpha Thang đo “Sự hỗ trợ từ cộng đồng” ....... 42 Bảng 4.4: Phân tích EFA Thang đo “Sự hỗ trợ từ cộng đồng”.............................. 43 Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến phân loại ...................................................... 45 Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến định lượng ................................................... 47 Bảng 4.7: Kiến thức về bệnh T-C-M................................................................... 48 Bảng 4.8: Thái độ về bệnh T-C-M ...................................................................... 49 Bảng 4.9: Sự hỗ trợ từ cộng đồng ....................................................................... 50 Bảng 4.10: Thống kê các hành vi phòng ngừa bệnh T-C-M ................................. 51 Bảng 4.11: Phòng ngừa bệnh T-C-M .................................................................. 53 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy ................................................................................ 53 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy Logit từng hành vi phòng ngừa T-C-M ..................... 57 Bảng 4.15: Kết quả hồi quy Logit từng hành vi phòng ngừa T-C-M (tiếp theo) .... 58 Bảng 4.16: Kết quả hồi quy Logit từng hành vi phòng ngừa T-C-M (tiếp theo) .... 59 Bảng 4.17: Các yếu tố ảnh hưởng đến từng hành vi phòng ngừa .......................... 64
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Hình ảnh về hình thể và cấu trúc của virus Coxsackie gây bệnh .............. 5 Hình 2.2: Mô hình niềm tin sức khỏe .................................................................... 8 Hình 3.1: Khung phân tích ................................................................................. 22
  9. TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là xác định và đo lường mức độ tác động của những yếu tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng (T-C-M) cho trẻ em dưới 5 tuổi. Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 268 quan sát, đề tài đã chỉ ra kiến thức về bệnh T-C-M, thái độ đối với những lợi ích từ việc phòng bệnh T-C-M, sự hỗ trợ từ cộng đồng, giới tính, việc thường xuyên ở nhà chăm sóc trẻ vào ban ngày và ban đêm, việc phải chăm sóc trẻ dưới 24 tháng tuổi sẽ là những yếu tố có ảnh hưởng đến số biện pháp phòng ngừa bệnh T-C-M cho trẻ em dưới 5 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh, đề tài còn sử dụng hồi quy Logit để nghiên cứu về những yếu tố có ảnh hưởng đến từng biện pháp phòng ngừa bệnh T-C-M cụ thể cho trẻ em. Kết quả hồi quy Logit đã chỉ ra, có những yếu tố không có tác động trong mô hình hồi quy OLS, tuy nhiên trong mô hình hồi quy Logit thì có tác động đến 1 hành động cụ thể nào đó. Ngoài ra, cùng một yếu tố, có thể tác động dương đến biện pháp phòng ngừa này, nhưng tác tác động âm đến biện pháp phòng ngừa khác. Sau khi tìm ra yếu tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh T-C-M cho trẻ em. Căn cứ vào những kết quả và bằng chứng đã nghiên cứu được, những giải pháp nhằm khuyến khích việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh T-C-M cho trẻ em sẽ được đề tài đề xuất.
  10. ABSTRACT This study investigates the determinants of the adoption of preventive measures for Hand, Foot and Mounth Disease (HFMD) for children under 5 years old using OLS and Logit regressions. Data for this study is from a survey of 268 individuals in Ho Chi Minh City. The result show that knowledge about HFMD; awareness on the benefits of preventive measures for HFMD; community support; gender; regular taking care of children at home; the number of children under 24 months in family are the factors that influence the adoption of preventive measures for HFMD for children under 5 years. Besides that, the Logit regressions show that different factors affect the adoption of each preventive measure in different ways. The research results will provide a basis for the implementation to envourage the adoption of preventive measures of HFMD for children under 5 years old.
  11. 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong vùng dịch tễ có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng khá cao. Ngoài yếu tố khí hậu, môi trường thì tính cảm nhiễm bệnh của người khu vực châu Á – Tây Thái Bình Dương bị tác động bởi kháng nguyên bạch cầu HLA-A33 có liên quan đến biến chứng tim phổi theo WHO (2011). Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh tay chân miệng (T-C-M) là một căn bệnh do bị nhiễm virus đường ruột cấp tính gây nên. Các loại virus phổ biến gây bệnh có thể kể đến như: virus Coxsackie, virus Echo và các loại khác. Đặc biệt trong những loại vius gây bệnh, chủng virus 71 (EV71) và Coxsackie A16 là loại phổ biến nhất. Chủng Virus EV71 có thể xem là nguy hiểm nhất và có thể gây tử vong. Căn bệnh này thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ và đa số những ca bệnh T-C-M đều có diễn biến nhẹ. Mặc dù vậy, một số trường hợp đặc biệt, bệnh T-C-M có thể chuyển biến nặng và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người bệnh, tiêu biểu như: viêm não – viêm màng não, phù phổi cấp, và viêm cơ tim, có thể dẫn đến tử vong. Do đó, T-C-M cần phải được phát hiện sớm để có thể chẩn đoán và thực hiện điều trị kịp thời. Nguyên nhân của bệnh T-C-M chủ yếu là do thực hiện giữ gìn vệ sinh yếu kém, nhất là kỹ năng trong vấn đề vệ sinh cho trẻ. Căn bệnh này thường xảy ra quanh năm và lây truyền chủ yếu là theo đường tiêu hóa, đặc biệt rất có khả năng bùng phát trở thành dịch lớn. Theo thống kê tại Việt Nam, từ năm 2005, bệnh T-C-M đã xảy ra ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước; đặc biệt là từ năm 2011, số ca mắc T-C-M tăng khá cao (100.000 ca/ năm). Lũy kế đến 9/2018, cả nước có hơn 60.000 ca mắc T-C-M và gần 50% trong số đó phải nhập viện. Số ca mắc T-C-M chủ yếu xảy ra nhiều ở các tỉnh khu vực phía Nam, với gần 50.000 trường hợp (chiếm gần 80%) và chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ. Do vẫn chưa có vắc xin để phòng bệnh T-C-M, nên biện pháp phòng ngừa bệnh bằng cách rửa tay thường xuyên, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ gìn
  12. 2 vệ sinh cho trẻ, không để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh và thăm khám kịp thời là những cách phòng ngừa phổ biến. Nhận thấy tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa trong việc phòng ngừa căn bệnh T-C-M, nhiều nghiên cứu đã được thục hiện, như Lê Thị Kim Ánh và cộng sự (2014), Nguyen Thi Nga và cộng sự (2016), Lê Thị Lan Hương (2018), Othman và cộng sự (2012), Charoenchokpanit và Pumpaibool (2013), Suliman và cộng sự (2017), Liao và cộng sự (2018). Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của các nghiên cứu này chủ yếu vẫn là nghiên cứu trên người mẹ hoặc giáo viên mầm non; trong khi đó, trẻ em có thể tiếp xúc với nhiều người khác trong gia đình. Những đối tượng này nếu không thực hành tốt việc phòng ngừa bệnh T-C-M thì vẫn có khả năng khiến trẻ mắc bệnh T-C-M. Bên cạnh đó, theo hiểu biết của tác giả, số lượng các nghiên cứu về chủ đề này ở TP. Hồ Chí Minh vẫn còn khá hạn chế, do đó, việc nghiên cứu đề tài “Những yếu tố tác động đến việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ em dưới 5 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh” là phù hợp và mang tính cấp thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc phòng ngừa bệnh T-C-M cho trẻ em dưới 5 tuổi. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định những yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc phòng ngừa căn bệnh T- C-M cho trẻ em dưới 5 tuổi. - Đo lường mức độ tác động của các yếu tố kể trên đến việc phòng ngừa bệnh T-C-M cho trẻ em dưới 5 tuổi. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường việc phòng ngừa bệnh T-C-M cho trẻ em dưới 5 tuổi.
  13. 3 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc phòng ngừa bệnh T-C-M cho trẻ em dưới 5 tuổi. Đối tượng khảo sát trong đề tài là những người có chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi tại nhà, có thể kể đến như cha, mẹ, ông, bà và những người thân khác. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Các quận huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Địa điểm được lựa chọn để tiến hành khảo sát là những nơi dễ tiếp cận đối tượng có tham gia chăm sóc trẻ, như: Bệnh viện nhi; Các phòng khám nhi; Công viên; Trường học. - Phạm vi thời gian: Thực hiện trong năm 2019. 1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Căn cứ vào những kết quả và bằng chứng đã nghiên cứu được, những giải pháp nhằm khuyến khích việc tăng cường phòng ngừa bệnh T-C-M cho trẻ em sẽ được đề xuất. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng nhằm góp phần phản ánh thực trạng trong việc phòng ngừa bệnh T-C-M cho trẻ em ở những người thường xuyên có tiếp xúc, chăm sóc trẻ. 1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn có 5 chương. Chương 1 sẽ giới thiệu khái quát về đề tài và những vấn đề trọng tâm cần hướng tới. Chương 2 giới thiệu về bệnh T-C-M. Đồng thời mô hình niềm tin sức khỏe cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến đề tài cũng được trình bày chi tiết trong phần này. Chương 3 tập trung vào việc xây dựng khung phân tích để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, trên cơ sở đó, xây dựng thang đo các biến số, xây dựng mô hình
  14. 4 nghiên cứu, cách thức đo lường các biến số được đề xuất trong mô hình. Các vấn đề liên quan đến dữ liệu như cách thức chọn mẫu, quy mô mẫu… và phương pháp phân tích dữ liệu cũng được trình bày trong chương này. Chương 4 trước hết là đánh giá chất lượng các thang đo sử dụng trong nghiên cứu, sau đó tiến hành một số thống kê, phân tích để mô tả về dữ liệu. Trọng tâm của chương 4 là xác định những yếu tố có tác động đến hành động phòng ngừa bệnh T- C-M cho trẻ em dưới 5 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh. Sau khi nghiên cứu, những kết quả được so sánh, đối chiếu với kết quả của các nghiên cứu tương tự đã được thực hiện trước đây, trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những nhận định chi tiết về kết quả cho trường hợp cụ thể này. Chương 5 trình bày tóm tắt lại những vấn đề trọng tâm chính mà nghiên cứu đã đạt được. Dựa trên những kết quả khám phá được trong nghiên cứu này, đặc biệt là những yếu tố nào làm tăng hành động phòng ngừa thì đề tài đề xuất các giải pháp nhằm nhằm khuyến khích, tăng cường thêm các yếu tố này từ đó gia tăng hành vi phòng ngừa bệnh T-C-M cho trẻ em.
  15. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này trình bày những vấn đề liên quan đến bệnh T-C-M, các lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan để có được cách tiếp cận phù hợp giải quyết vấn đề nghiên cứu đã đặt ra. 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG 2.1.1. Khái niệm Bệnh T-C-M là bệnh gây ra bởi virus, thường gặp ở trẻ em. Căn bệnh này xảy ra quanh năm, tuy nhiên có thể thành dịch vào dịp hè, nhất là ở các khu vực đông dân cư hoặc có điều kiện vệ sinh kém. Dấu hiệu nhiễm bệnh T-C-M thường là sốt, đi kèm với đó là đau họng và nổi các bọng nước trên cơ thể (phổ biến là ở tay, chân, miệng), sau đó trở thành các vết loét (Trần Đình Bình, 2015). 2.1.2. Tác nhân gây bệnh Bệnh T-C-M do các virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Virus gây bệnh có dạng hình cầu, đường kính của virus từ 27 đến 30 nm. Hình 2.1: Hình thể và cấu trúc của virus Coxsackie gây bệnh Nguồn: Trần Đình Bình, 2015 Virus này được đào thải ra môi trường bên ngoài qua việc hắc hơi, sổ mũi và việc bài tiết. Virus sẽ bị bất hoạt ở nhiệt 560 độ C trong vòng 30 phút, hoặc cũng có thể bị bất hoạt dưới tác dụng của các tia: gamma, cực tím. 2.1.3. Khả năng gây bệnh của virus Virus gây bệnh phân bố quan năm, trong đó sẽ tăng mạnh từ tháng 3 đến tháng năm 5 và đợt từ tháng 9 đến tháng 12. Căn bệnh này đã xuất hiện trên toàn thế giới.
  16. 6 Đặc biệt trong thời gian gần đây, ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng (chủ yếu ở các tỉnh phía Nam) thì Enterovirus 71 là chủng virus phổ biến gây nên bệnh T-C-M. Căn bệnh này thường gặp phải ở trẻ em dưới 10 tuổi, trong đó dưới 5 tuổi thường phổ biến và khả năng dễ nhiễm bệnh nhất là từ 2 đến 3 tuổi. Việc lây truyền bệnh đến từ việc tiếp xúc với các chất bài tiết của người bệnh. Thời gian có khả năng lây truyền của người bệnh kéo dài từ những ngày đầu mắc bệnh đến khi hết triệu chứng loét trên cơ thể và đặc biệt dễ lây lan nhất vào thời gian đầu của bệnh. 2.1.4. Gây bệnh ở người Khi virus vào cơ thể con người, thường là sau 24 giờ, virus sẽ di chuyển từ niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột đến các hạch bạch huyết xung quanh. Sau đó sẽ vào máu và gây nhiễm trùng máu, sau đó đến nhiễm trùng niêm mạc miệng và da. Khi mắc bệnh, thường sẽ xuất hiện các bọng nước dưới da, đặc biệt là ở khu vực tay, chân, miệng. Nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ gây nhiễm trùng. Đa số bệnh đều qua khỏi, tuy nhiên nếu do EV71 gây ra thì nguy hiểm hơn. 2.1.5. Dự phòng và điều trị Các biện pháp dự phòng: - Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc giữ gì vệ sinh. - Không để trẻ đến lớp học khi mắc bệnh. Khi có từ 2 trẻ trở lên cùng mắc bệnh trong một thời điểm thì nên cho lớp nghỉ học để theo dõi điều trị, tránh bùng phát thành dịch. - Khi trẻ đi học nhưng có những biểu hiện bệnh thì phải báo với gia đình của trẻ và cơ quan y tế để kịp thời theo dõi. - Định kỳ vệ sinh dụng cụ học tập, đồ chơi, chén, dĩa, muỗng, nĩa… - Các biện pháp để chăm sóc trẻ tại nhà khi trẻ bị bệnh:
  17. 7 + Cách ly trẻ, cho đeo khẩu trang trước khi tiếp xúc. + Xử lý chất thải của trẻ đúng phương pháp. + Không tham gia các hoạt động nơi tụ tập đông người trong thời gian mắc bệnh T-C-M. + Theo dõi, nắm tình hình các biểu hiện của các thành viên khác trong gia đình (sốt, loét…) để kịp thời báo cơ quan chức năng. - Tại các cơ sở y tế: Nhân viên y tế phải thường xuyên rửa tay đúng cách, khi tiếp xúc với bệnh nhân, sử dụng đồ bảo hộ cá nhân đúng quy định. Điều trị bệnh T-C-M: Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị các biểu hiện sốt, loét, bỏng nước. Cần đưa trẻ đến điều trị tại các cơ sở y tế. Trường hợp cho điều trị ở nhà thì cần chú ý một số vấn đề như: Vệ sinh đúng cách, sử dụng các biện pháp được bác sĩ khuyến cáo để chữa trị, không làm vỡ các bóng nước, và đặc biệt là phải theo dõi các triệu chứng nặng hơn của trẻ, kịp thời đưa đến bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng như co giật, loạng choạng, nôn ói nhiều. 2.2. LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN Theo kết quả tổng quan tài liệu, vào khoảng năm 1950 thì các nhà nghiên cứu cộng đồng tại Mỹ bắt đầu phát triển lý thuyết mô hình tâm lý học. Tác giả Lewin’s (1951) đã đề cập đến sự quan hệ giữa niềm tin sức khỏe và hành vi. Năm 1974, Rosenstock được cho là người đầu tiên đưa ra mô hình lý thuyết heath belief model (HBM) Niềm tin sức khỏe. Becker và cộng sự (1977) đã hợp nhất các lý thuyết về lĩnh vực này và tổng hợp nghiên cứu, phát hành nhiều tài liệu với tên gọi hành vi bệnh nhân với phục hồi sức khỏe và kiểm soát bệnh.
  18. 8 Hình 2.2: Mô hình niềm tin sức khỏe Nguồn: Conner và Sparks (2005) Qua quá trình vận dụng, lý thuyết HBM là một lý thuyết mạnh trong nghiên cứu tâm lý sức khỏe. Điều đó thể hiện qua số lượng các nghiên cứu thực nghiệm đã áp dựng lý thuyết HBM. Lý thuyết HBM với niềm tin để ảnh hưởng lên hành vi trong lĩnh vực sức khỏe. Dựa vào lý thuyết HBM, có thể nhận thấy các đặc điểm của con người như giới tính, đặc điểm cá nhân, độ tuổi sẽ ảnh hưởng đến việc phòng bệnh T- C-M. Do đó, các đặc điểm nhân khẩu học, các đặc điểm kinh tế xã hội của người được khảo sát cũng sẽ được xem xét để bổ sung vào mô hình nghiên cứu trong luận văn này.
  19. 9 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN 2.3.1. Nghiên cứu trong nước Lê Thị Kim Ánh và cộng sự (2014) thực hiện đo lường kiến thức về căn bệnh T-C-M, thái độ về căn bệnh này và những hành vi phòng ngừa bệnh T-C-M cho trẻ em. Đối tượng khảo sát là giáo viên mầm non ở tỉnh Hòa Bình. Trong số 15 trường được chọn ra, có 220 giáo viên được khảo sát. Sau khi thu thập dữ liệu và phân tích, nhóm tác giả kết luận yếu tố kiến thức, yếu tố thái độ và có tác động đến việc thực hành phòng bệnh T-C-M. Cụ thể, những giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên có điểm số phản ánh kiến thức về căn bệnh này tốt hơn. Giáo viên ít kinh nghiệm lại có kiến thức về bệnh T-C-M tốt hơn những giáo viên nhiều kinh nghiệm (5 năm). Những giáo viên chủ nhiệm ít học sinh (dưới 30 học sinh) và có trình độ cao đẳng trở lên sẽ thực hành rửa tay tốt hơn những giáo viên khác. Bên cạnh đó, người nào quan tâm đến bệnh T-C-M, giáo viên dưới 35 tuổi thì sẽ thực hành phòng ngừa tốt hơn nhữung người khác (vệ sinh đồ chơi). Dựa vào kết quả khảo sát và phân tích này, nhóm tác giả Lê Thị Kim Ánh và cộng sự (2014) kết luận việc có trình độ học vấn cao và số lượng trẻ phải chăm sóc ít sẽ có tác động dương đến việc rửa tay đúng cách; đồng thời, những giáo viên trẻ tuổi và chăm sóc ít trẻ sẽ thực hiện việc vệ sinh đồ chơi thường xuyên, đúng cách hơn so với những người còn lại được khảo sát. Nghiên cứu của cứu của nhóm tác giả Nguyen Thi Nga và cộng sự (2016) cũng nhằm mục tiêu cuối cùng là xem xét về việc phòng ngừa bệnh T-C-M, tuy nhiên chủ khác là nghiên cứu trên những người mẹ chứ không phải giáo viên. Ngoài những yếu tố quen thuộc như kiến thức, thái độ, nghiên cứu có bổ sung thêm yếu tố là sự hỗ trợ của cộng. Có 97 bà mẹ được khảo sát và nghiên cứu này được tiến hành ở Hải Dương và năm 2015. Bảng câu hỏi gồm các câu hỏi dùng để đo lường: Thực hành phòng ngừa bệnh T-C-M, kiến thức về căn bệnh, năng lực cá nhân, sự hỗ trợ của cộng đồng và đặc điểm nhân khẩu học. Để thực hiện đo lường yếu tố thực hành phòng ngừa bệnh T-C-M ở trẻ em, Nguyen Thi Nga và cộng sự (2016) sử dụng những mục hỏi liên quan đến tần suất thực hiện các hoạt động thường liên quan đến việc phòng bệnh đã
  20. 10 được nhóm tác giả Lê Thị Kim Ánh và cộng sự (2014) sử dụng trước đó. Các câu hỏi này được thiết kế dạng thang đo Likert 5 mức độ. Để đo lường yếu tố năng lực của bản thân, Nguyen Thi Nga và cộng sự (2016) vận dụng các câu hỏi trong bài nghiên cứu của Bandura (1997) để xây dựng các câu hỏi. Người được khảo sát có điểm số năng lực bản thân càng cao thì được kỳ vọng họ sẽ làm đúng khi thực hành phòng ngừa bệnh T-C-M. Để đo lường sự hỗ trợ của xã hội, Nguyen Thi Nga và cộng sự (2016) vận dụng nghiên cứu của Zimet và cộng sự (1988). Tổng cộng có 12 mục hỏi được đo lường bằng thang đo Likert 7 mức độ. Người có điểm số càng cao thì thể hiện khả năng nhận được hỗ trợ từ cộng đồng càng cao. Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính OLS đa biến, Nguyen Thi Nga và cộng sự (2016) đã chỉ ra, các bà mẹ mẹ ở Việt Nam có điểm số thực hành phòng ngừa bệnh T-C-M ở mức trung bình và kiến thức, năng lực, hỗ trợ từ cộng đồng sẽ có ảnh hưởng dương đến phong bệnh. Lê Thị Lan Hương (2018) muốn xem xét liệu khi tác động để nâng cao kiến thức thì hành động phòng ngừa bệnh T-CM có được cải thiện hay không. Nghiên cứu này được thực hiện trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam từ năm 2013 đến 2015. Có 2 xã được chọn, xã được can thiệp là xã An Lão (105 người mẹ) và xã dùng để đối chứng kết quả can thiệp là xã Đồn Xá (91 người mẹ). Sau quá trình nghiên cứu, tác giả Lê Thị Lan Hương (2018) kết luận rằng kiến thức của những người tham gia khảo sát về căn bệnh T-C-M và cách phòng ngừa căn bệnh này chưa tốt. Các hành vi phòng ngừa bệnh T-C-M cũng chưa được thực hiện tốt. Từ đó, tác giả khuyến cáo nên tập trung bổ sung thêm kiến thức về căn bệnh T-C-M cho những người mẹ có con nhỏ, nhằm kịp thời ngừa ngừa, phát hiện khi trẻ nhỏ mắc bệnh. Đồng thời, sau khi phân tích mối quan hệ tương quan giữa kiến thức và các hành vi phòng ngừa bệnh T-C-M, kết quả đã chỉ ra kiến thức có tác động dương đến thực hành phòng bệnh T-C-M. Và các giải pháp can thiệp nên chú trọng đối tượng là nông dân, có học vấn thấp và hộ nghèo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2