Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất quế tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất quế của huyện Ba Chẽ theo hướng bền vững và nâng cao đời sống cho người dân trong vùng. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÂN THỊ THÚY HẢO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT QUẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÂN THỊ THÚY HẢO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT QUẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã ngành: 8 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tâm Thái Nguyên, năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Đề tài hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin sử dụng trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Tác giả luận văn Thân Thị Thúy Hảo
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này ngoài sự cố gắng, sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Tâm, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo cũng như các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Chi cục Thống kê, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Hạt kiểm lâm huyện và đặc biệt là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Chẽ nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và bà con nông dân các xã Đồn Đạc, xã Lương Mông, xã Thanh Sơn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh và những người đã giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Tác giả luận văn Thân Thị Thúy Hảo
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................2 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN........................................................................................ viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...............................................3 CHƯƠNG 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................................4 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .....................................................................4 1.1.1. Phát triển .............................................................................................................4 1.1.2. Phát triển bền vững .............................................................................................5 1.1.3. Phát triển nông nghiệp bền vững ........................................................................9 1.1.4. Cơ sở lý luận về phát triển quế .........................................................................13 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .....................................................................................17 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất quế tại huyện Văn Yên, tỉnh yên Bái ...........17 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất quế tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi ...18 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh về phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững .............................................................................21 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan .............................................21 1.3.1. Các tài liệu và công trình nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp bền vững ..............21 1.3.2. Công trình nghiên cứu về sản xuất cây quế bền vững ......................................22 1.4. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận văn ...............................................................................................................................22 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........23 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...............................................................................23 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................23 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................................30 2.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Ba Chẽ ..............................38 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................41 2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................42
- iv 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ......................................................................................42 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................42 2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ........................................................45 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...............................................................................45 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất ................................................................ 45 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế ......................................................46 2.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội .........................................................................48 2.4.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường .................................................................48 CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................49 3.1. Thực trạng sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh...................49 3.1.1. Thực trạng sản xuất quế ....................................................................................49 3.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.............................................................................................................................50 3.1.3. Các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh .................................................................................................................51 3.1.4. Tình hình thâm canh sản xuất quế ....................................................................53 3.2. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra ................................................................ 56 3.2.1. Đặc điểm chung ................................................................................................ 56 3.2.2. Thực trạng sản xuất quế của các hộ điều tra .....................................................58 3.2.3. Tiêu thụ sản phẩm quế ......................................................................................60 3.2.4. Hiệu quả sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ..............61 3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và nguyện vọng của người dân sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh .................................63 3.3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức .........................................63 3.3.2. Nguyện vọng của người dân sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. ................................................................................................................64 3.4. Phát triển sản xuất quế bền vững về mặt kinh tế .................................................65 3.4.1. Đóng góp của cây quế với phát triển kinh tế và tiềm năng phát triển quế tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh .................................................................................65 3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh .................................................................................................................65 3.5. Phát triển sản xuất quế bền vững về mặt xã hội ..................................................67 3.5.1. Giảm tỷ lệ hộ nghèo ..........................................................................................67 3.5.2. Giải quyết việc làm ...........................................................................................68 3.5.3. Thu nhập và đời sống của các hộ trồng quế......................................................68 3.6. Phát triển sản xuất quế bền vững về mặt môi trường ..........................................68 3.6.1. Tình hình sử dụng đất .......................................................................................68 3.6.2. Tình hình sử dụng nguồn nước .........................................................................69 3.7. Đánh giá tình hình phát triển sản xuất quế tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh .69 3.7.1. Tiềm năng phát triển quế tại huyện Ba Chẽ .....................................................69 3.7.2. Khó khăn ...........................................................................................................70
- v 3.8. Giải pháp phát triển sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 71 3.8.1. Các căn cứ xây dựng giải pháp .........................................................................71 3.8.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ..........................................................................................................71 3.8.3. Các giải pháp phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững ............................73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................81 1. Kết luận ...................................................................................................................81 2. Kiến nghị .................................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................84
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV: Bảo vệ thực vật GDP: Tổng sản phẩm quốc nội KH&CN: Khoa học và công nghệ NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND: Ủy ban nhân dân WTO: Tổ chức thương mại thế giới KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình TSCĐ: Tài sản cố định KT-XH: Kinh tế – Xã hội GTGT: Giá trị gia tăng KH-KT: Khoa học – Kỹ thuật NTM: Nông thôn mới OCOP: Chương trình mỗi xã phường 1 sản phẩm
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đất đai phân theo công dụng kinh tế giai đoạn 2017 - 2019 .................... 29 Bảng 2.2. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 ........ 30 Bảng 2.3. Dân số huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 ............................................. 32 Bảng 2.4. Tình hình lao động huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019.......................... 33 Bảng 2.5. Phân loại số lượng mẫu chọn điều tra năm 2019 ..................................... 43 Bảng 2.6. Phân chia hộ theo diện tích....................................................................... 44 Bảng 3.1. Diện tích trồng quế hiện có trên địa bànhuyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 ................................................................................................. 50 Bảng 3.2. Năng suất và sản lượng quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 ................................................................................................. 51 Bảng 3.3. Tình hình lao động trong sản xuất quế tại huyện Ba Chẽ ........................ 52 Bảng 3.4. Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra ......................................................... 56 Bảng 3.5. Lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra .......................................... 57 Bảng 3.6. Diện tích đất trồng quế trên địa bàn 3 xã điều tra .................................... 58 Bảng 3.7. Tình hình sâu bệnh hại quế trên địa bàn các xã nghiên cứu ..................... 59 Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế sản xuất quế (Tính bình quân cho 1 ha) ........................ 62 Bảng 3.9. Phân tích SWOT sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................ 63 Bảng 3.10. Nguyện vọng của các hộ điều tra về chính sách của Nhà nước ............. 64 Bảng 3.11. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tại huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 ........... 67
- viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Thân Thị Thúy Hảo Tên luận văn: Phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Ngành: Kinh tế nông nghiêp Mã số: 8.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên Phần nội dung 1. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất quế tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất quế của huyện Ba Chẽ theo hướng bền vững và nâng cao đời sống cho người dân trong vùng. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài sử dụng 2 phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp được thu thập các báo cáo, kế hoạch, kết quả thực hiện các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến quế, các văn bản chính sách của địa phương, sách báo tạp chí và mạng internet liên quan đến phát triển kinh tế địa phương và phát triển quế. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp đánh giá có sự tham gia của người dân: Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ hộ, các đối tượng có liên quan đến sản xuất quế, để hiểu biết được thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất một cách khách quan. Phương pháp điều tra hộ: Để xác định số lượng mẫu điều tra, tác giả sử dụng công thức SLOVIN để tính số lượng mẫu. Mẫu được chọn để tiến hành điều tra là 90 hộ gia đình tại 03 xã theo vùng sản xuất quế (tổng số hộ trồng quế
- ix N = 893 hộ, sai số e = 10%, số hộ cần điều tra n= 90 hộ). Từ kết quả thu thập được có thể đưa ra đánh giá chung và khách quan hơn cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp phân tích xử lý số liệu: Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính toán, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra. Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp dãy số thời gian và so sánh các chỉ tiêu tính toán giữa các ngành, giữa các vùng, giữa các nhóm sản phẩm theo từng ngành, từ đó có những giải pháp cụ thể. Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức: khuyến khích việc thu thập ý kiến, cân nhắc và đưa ra lựa chọn. 4. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu về hiệu quả sản xuất quế của các hộ gia đình ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, tôi có một số kết luận sau : Huyện Ba Chẽ là vùng có tiềm năng, lợi thế về các điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực đáp ứng sản xuất và phát triển quế. Cây quế là cây trồng đặc thù của huyện, gắn bó lâu đời với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây, do đó việc đầu tư phát triển vùng chuyên canh quế tập trung là hết sức cần thiết nhằm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay để tạo ra nguồn sản phẩm quế có chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ tốt môi trường sinh thái. Ngoài ra phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững còn góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen quý bản địa, tạo nên hệ sinh thái đa dạng về thành phần loài, tạo cảnh quan đẹp thúc đẩy phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện phát triển.
- x Sản xuất và phát triển quế là một giải pháp giúp Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua. Đẩy mạnh sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ là hướng đi đúng đắn để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Sản xuất quế đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của hộ nông dân. Tăng cơ hội tiếp cận các vấn đề xã hội như: Tiếp cận với khoa học công nghệ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nâng cao năng lực sản xuất… Sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ những năm qua đã đạt được kết quả nhất định cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Để phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững, tôi đã đề xuất 03 nhóm giải pháp: (i) Phát triển bền vững về kinh tế (công tác sản xuất, kinh doanh, quản lý giống; cơ chế chính sách ưu đãi; thu hút nguồn lực để phát triển quế; giải pháp thị trường, khoa học công nghệ ….); (ii) Phát triển bền vững về xã hội (chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giải quyết vấn đề vốn vay); (iii) Phát triển bền vững về môi trường (luân canh cây trồng, tạo dinh dưỡng cho đất, quản lý sâu bệnh hại bằng phương pháp sinh học).
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta, quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh Hoá) Cà Tu, Cà Toong (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán (Quảng Ninh). Sản phẩm chính của quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Xu hướng sử dụng các loại tinh dầu thực vật thay thế các hoá chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ngày một tăng rất có lợi cho người sản xuất quế, các địa phương trồng quế và xuất khẩu quế. Quế được sử dụng làm hương vị, bột quế được trộn với các vật liệu khác để làm hương khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ hội, đền chùa, thờ cúng trong nhiều nước châu á nhất là các nước có đạo phật, đạo Khổng Tử, đạo Hồi. Gần đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ quế, vỏ quế để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ khay, ấm, chén bằng vỏ quế, đĩa quế, đế lót dầy có quế. Bột quế còn được nghiên cứu thử nghiệm trong thức ăn gia súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm… Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa - cây quế còn đóng góp vào định canh - định cư, xóa đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta. Quế là loài cây bản địa phân bố tự nhiên tại huyện Ba Chẽ và được trồng tập trung trên địa bàn huyện từ năm 1997 theo chương trình hỗ trợ trồng rừng của dự án PAM 5322, dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất của tỉnh Quảng Ninh và
- 2 dự án trồng rừng Việt Đức. Quế là cây trồng giúp xóa đói, giảm nghèo và đã gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Chẽ qua nhiều thế hệ. Diện tích trồng quế toàn huyện cao nhất đạt 3.140 ha vào năm 2006. Sản phẩm quế Ba Chẽ được nhiều người biết đến, tuy nhiên do thời gian sinh trưởng trên 15 năm, đầu ra phụ thuộc nhiều vào nước ngoài và giá cả bấp bênh nên diện tích trồng quế tại huyện Ba Chẽ ngày càng bị thu hẹp. Từ những vấn đề đang đặt ra trong thực tế, để cây quế thực sự phát huy tác dụng, là cây trồng giúp giảm nghèo bền vững và làm giàu cho người dân huyện Ba Chẽ , cần phải có những giải pháp mang tính đồng bộ, cụ thể trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất Quế theo hướng bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân và đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững đối với sản xuất quế tại huyện Ba Chẽ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về sản xuất bền vững nói chung, sản xuất quế theo hướng bền vững nói riêng. - Đánh giá thực trạng sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2019. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất quế bền vững và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề phát triển quế theo hướng bền vững. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển quế
- 3 trên địa bàn huyện Ba Chẽ trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2019, số liệu điều tra khảo sát năm 2019. * Về không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về phát triển quế bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ. - Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp chính quyền địa phương, cán bộ xã đưa ra các quyết định và định hướng mới về phát triển sản xuất cây lâm nghiệp, lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu trong những năm tiếp theo. Là cơ sở để người dân tham khảo trước khi ra quyết định phát triển, mở rộng sản xuất nhất là trong trồng và phát triển quế. Ngoài ra đề tài cũng là tài liệu tham khảo phục vụ học tập, nghiên cứu cho sinh viên, học viên trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT).
- 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Phát triển Phát triển là gì: Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng tổng lượng của cải trong mỗi nền kinh tế, theo đó, thu nhập bình quân trên một đầu người ngày càng được cải thiện. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng đóng góp của ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất kinh tế của một quốc gia. Ba là, sự thay đổi tích cực không ngừng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT-XH). Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân v.v... Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
- 5 1.1.2. Phát triển bền vững 1.1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". (Tạp chí Khoa học Việt Nam năm 2018). Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio+10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và
- 6 đưa ra các quyết sách liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái. Ở Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững cũng đã được chú ý nhiều trong giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách. Quan niệm về phát triển bền vững thường được tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là, phát triển bền vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì những giá trị môi trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển. Hai là, phát triển bền vững là sự phát triển dài hạn, cho hôm nay và cho mai sau; phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng tới mai sau. Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam. (Trích Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) 1.1.2.2. Nội dung chủ yếu của phát triển bền vững - Phát triển bền vững về kinh tế: Là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng. Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
- 7 Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản: Một là, giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống; Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường; Ba là, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục; Bốn là, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối; Năm là, công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng). Nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau: (1) Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế. (2) Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về kinh tế. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững. (3) Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá. - Phát triển bền vững về xã hội: Được đánh giá bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn. Công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh. Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng
- 8 cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội dung chính: Một là, ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị; Hai là, giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa; Ba là, nâng cao học vấn, xóa mù chữ; Bốn là, bảo vệ đa dạng văn hóa; Năm là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới; Sáu là, tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định. - Phát triển bền vững về môi trường. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,… đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. Phát triển bền vững về môi trường gồm những nội dung cơ bản: Một là, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; Hai là, phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái; Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn; Bốn là, kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; Năm là, bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm; Sáu là, giảm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1456 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 825 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 397 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 340 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 183 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn