Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần thơ
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng cho vay vốn tín dụng đối với khách hàng cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến GHTD của KHCN tại Vietcombank Cần Thơ, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách giúp cho KHCN giảm tỷ lệ GHTD khi vay vốn tại Vietcombank Cần Thơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần thơ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ TRƯỜNG THI PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỚI HẠN TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ TRƯỜNG THI PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỚI HẠN TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ Chuyên ngành: Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN PHƯỚC TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này được hoàn thiện dựa trên các kết quả công trình nghiên cứu của tôi và chưa được sử dụng cho bất cứ đề tài khoa học nào trước đây. Hồ Chí Minh, ngày tháng 7 năm 2019 Người thực hiện Trần Thị Trường Thi
- MỤC LỤC TRANG PHụ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .........................................................................................1 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................1 1.2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................................1 1.3 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU....................................................2 1.3.1. Mục tiêu chung......................................................................................2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................2 1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................2 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................3 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................3 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................3 1.5.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................3 1.5.3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................4 1.5.4. Thời gian nghiên cứu.............................................................................4 1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................................4 1.7 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ...6 2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIỚI HẠN TÍN DỤNG ..........................................6 2.2.1. Lý luận chung về giới hạn tín dụng .......................................................6 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng ........................................7 2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng KHCN..............................10 2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ...............................12
- 2.2.1. Các nghiên cứu trong nước..................................................................12 2.2.2. Một số nghiên cứu ngoài nước ............................................................14 2.2.3. Đánh giá các nghiên cứu có liên quan..................................................15 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................20 3.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................20 3.1.1. Khung nghiên cứu ...............................................................................20 3.1.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................20 3.1.2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết............................................................20 3.1.2.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến GHTD .21 3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...........................................................................26 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................26 3.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp.................................................................................26 3.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp ..................................................................................26 3.2.1.3. Phương pháp chọn mẫu....................................................................27 3.2.2. Phương pháp phân tích ........................................................................27 3.2.2.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả.............................................27 3.2.2.2. Phương pháp hồi quy Tobit ..............................................................28 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................30 4.1 GIỚI THIỆU VỀ VIETCOMBANK CẦN THƠ .........................................30 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................30 4.1.2. Kết quả HĐKD của VCB Cần Thơ......................................................31 4.2 THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHCN TẠI VCB CẦN THƠ ............................................................................................................33 4.2.1. Thực trạng về cho vay vốn tín dụng tại VCB CT.................................33 4.2.2. Thực trạng cho vay đối với KHCN tại VCB CT ..................................34 4.2.3. Quy trình cho vay vốn tín dụng đối với KHCN tại VCB CT................36 4.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cho vay vốn tín dụng đối với KHCN tại VCB CT .........................................................................................36 4.2.4.1. Thuận lợi..........................................................................................36
- 4.2.4.2. Khó khăn ..........................................................................................37 4.3 THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU VỀ KHCN TẠI VCB CẦN THƠ TRONG MẪU KHẢO SÁT ...............................................................................................38 4.3.1. Đặc điểm chung về KHCN ..................................................................38 4.3.2. Đặc điểm về diện tích đất và giá trị tài sản của khách hàng cá nhân.....41 4.3.3. Thực trạng về tín dụng của KHCN được khảo sát................................44 4.3.4. Đánh giá về mức độ hài lòng của KHCN vay vốn tín dụng tại VCB CT ..............................................................................................................................49 4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GHTD CỦA KHCN TẠI VCB CẦN THƠ...................................................................................................50 4.4.1. Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu ..................................................50 4.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến GHTD của KHCN tại VCB CT ...52 CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ....................................57 5.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................................................57 5.1.1. Căn cứ đề xuất hàm ý chính sách.........................................................57 5.1.2. Một số hàm ý chính sách giúp cho KHCN của VCB CT giảm tỷ lệ GHTD ...................................................................................................................57 5.2. KẾT LUẬN ...................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2: XỬ LÝ SỐ LIỆU PHỤ LỤC 3: KHÁI QUÁT CHUNG
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CPHĐ : Chi phí hoạt động CPI : Chỉ số giá tiêu dùng CSLT : Cơ sở lý thuyết DN : Doanh nghiệp DTĐSX : Diện tích đất sản xuất DTĐTC : Diện tích đất thổ cư GHTD : Giới hạn tín dụng HĐKD : Hoạt động kinh doanh HĐTD : Hoạt động tín dụng KH : Khách hàng KHCN : Khách hàng cá nhân KNTC : Khả năng tiếp cận NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại QHXH : Quan hệ xã hội SXKD : Sản xuất kinh doanh SLLĐ : Số lượng lao động TCTD : Tổ chức tín dụng TDCT : Tín dụng chính thức TDPCT : Tín dụng phi chính thức TDVM : Tín dụng vi mô TMCP : Thương mại cổ phần TSĐB : Tài sản đảm bảo TSTC : Tài sản thế chấp TKMT : Thống kê mô tả VCB CT : NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Cần Thơ
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm ......................................................15 Bảng 3.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ..................................................22 Bảng 4.1: Kết quả HĐKD của VCB CT.....................................................................31 Bảng 4.2: Tình hình cho vay vốn tín dụng tại VCB CT..............................................33 Bảng 4.3: Tình hình cho vay vốn tín dụng đối với KHCN .........................................35 Bảng 4.4: Đặc điểm về giới tính và dân tộc của KHCN .............................................38 Bảng 4.5: Đặc điểm về tuổi và trình độ của KHCN ...................................................39 Bảng 4.6: Đặc điểm về QHXH và nghề nghiệp của KHCN .......................................40 Bảng 4.7: Đặc điểm về nhân khẩu, lao động và thu nhập của KHCN.........................41 Bảng 4.8: Đặc điểm về diện tích đất của khách hàng cá nhân ....................................42 Bảng 4.9: Đặc điểm về giá trị tài sản của KHCN .......................................................43 Bảng 4.10: Đặc điểm về tình hình nguồn vốn và vay vốn của KHCN ........................44 Bảng 4.11: Lý do ngân hàng không cho vay đủ số tiền theo yêu cầu của KHCN .......46 Bảng 4.12: Đặc điểm về tình hình tài sản thế chấp của KHCN ..................................47 Bảng 4.13: Tổng hợp một số mục đích vay vốn của KHCN.......................................48 Bảng 4.14: Đánh giá về mức độ hài lòng của KHCN đối với ngân hàng ....................49 Bảng 4.15: Thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu ..........................................51 Bảng 4.16: Kết quả mô hình Tobit.............................................................................53
- DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Quy trình nghiên cúu .................................................................................20 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết ....................................................................21 Hình 4.1: Sơ đồ cho vay đối với KHCN tại VCB CT.................................................36 Hình 4.2: Các loại tài sản thế chấp của KHCN khi vay vốn .......................................48
- TÓM TẮT Mục tiêu của luận văn là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của KHCN tại Vietcombank Cần Thơ. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 250 KHCN tại Vietcombank Cần Thơ. Mô hình hồi qui Tobit được sử dụng để kiểm định mối tương quan giữa các nhân tố đối với giới hạn tín dụng KHCN. Kết quả phân tích cho thấy, có 07 nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của KHCN, các nhân tố bao gồm: tuổi khách hàng, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số lao động trong gia đình, diện tích đất sản xuất, thu nhập và mục đích vay vốn. Trong đó, các nhân tố nghề nghiệp và số lao động trong gia đình khách hàng có mối tương quan thuận với giới hạn tín dụng của KHCN tại Vietcombank Cần Thơ. Từ khóa: Giới hạn tín dụng, khách hàng cá nhân, Vietcombank Cần Thơ
- ABSTRACT This thesis analyzed the factors affecting the credit limit of individual customers in Vietcombank Can Tho. Research data collected from 250 individual customers in Vietcombank Can Tho. Tobit regression model is used to test the correlation between factors for individual customer credit limit. Analysis results show that there are 07 factors affecting the credit limit of individual customers, the factors include: age, education level, occupation, number of family labors, land for production, income and loan purposes. In particular, occupation and number of family labors have a correlated in the same direction with the credit limit of individual customers in Vietcombank Can Tho. Key words: individual customers, the credit limit, Vietcombank Can Tho
- CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn xã hội. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp thì tín dụng ngân hàng còn đáp ứng nhu cầu vốn trực tiếp phục vụ đời sống cho khách hàng cá nhân (KHCN) như: vay sửa chữa nhà và mua nhà để ở, vay để mua phương tiện đi lại, chi phí học tập, chữa bệnh, mua sắm trang thiết bị gia đình, chi phí giải trí,… Do đó, tăng tưởng tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KHCN là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết. Tuy nhiên, cấp tín dụng phải trên cơ sở chất lượng, hiệu quả tín dụng. Nói cách khác, khi cấp tín dụng cần xét duyệt và quản lý một cách khoa học, chặt chẽ giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng nhằm góp phần định hướng phát triển bền vững, hiệu quả, ổn định. Sự có mặt của giới hạn tín dụng (GHTD) có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là GHTD đối với KHCN. Bởi, khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, khách hàng nào cũng mong muốn được ngân hàng đáp ứng đầy đủ và đúng yêu cầu. Nghĩa là, họ không bị GHTD. Ngược lại, về phía ngân hàng lại muốn cho những khách hàng vay khi có đầy đủ các thông tin, đáng để tin cậy, tin tưởng họ sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, hoàn trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn. Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để nâng cao khả năng được đáp ứng nhu cầu khi xin vay vốn tín dụng ngân hàng của KHCN? 1.2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ (TP.Cần Thơ) với nhiều tổ chức tài chính trung gian đang hoạt động. Các tổ chức tài chính chủ yếu là các ngân hàng thương mại (NHTM) với chức năng cung cấp tín dụng cho KHCN và doanh nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ, đồng thời thực hiện chức năng huy động vốn từ xã hội. Trong đó có ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam vào năm 2020. Trong những năm trở lại đây, hoạt động bán lẻ của VCB nói chung và VCB CT nói riêng đã có 1
- những bước phát triển mạnh, tiệm cận dần tới mục tiêu kỳ vọng theo định hướng của Ban Lãnh đạo. Đặc biệt là phát triển các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng cá nhân, mang đến những dịch vụ thuận tiện và đáng tin cậy, góp phần tăng trưởng tín dụng cá nhân. Tuy nhiên, thực tế nhu cầu vay vốn của các KHCN tại VCB Cần Thơ trong thời gian qua vẫn chưa thật sự được đáp ứng đầy đủ. Đồng thời, việc cấp tín dụng chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp và giới hạn cấp tín dụng đối với một KHCN tính trên thu nhập hợp pháp của khách hàng đã không được quan tâm thỏa đáng. Như vậy, vấn đề GHTD, đặc biệt là GHTD của KHCN tại VCB CT cần được xem xét nhiều hơn. Từ những lập luận trên, đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ” được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến GHTD của KHCN tại VCB CT; trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị giúp cho KHCN được đáp ứng nhu cầu khi vay vốn tại VCB CT. 1.3 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng cho vay vốn tín dụng đối với KHCN và các nhân tố ảnh hưởng đến GHTD của KHCN tại VCB CT, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách giúp cho KHCN giảm tỷ lệ GHTD khi vay vốn tại VCB CT. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá về việc cho vay vốn của VCB CT đối với KHCN. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến GHTD của KHCN khi vay vốn tại VCB CT. - Đề xuất một số hàm ý chính sách giúp cho KHCN nâng cao khả năng được đáp ứng nhu cầu khi xin vay vốn tín dụng tại VCB CT. 1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu - Việc cho vay vốn tín dụng đối với KHCN tại VCB CT được thực hiện như thế nào? 2
- - Những nhân tố nào cho là đã tác động đến GHTD của KHCN khi vay vốn tại VCB CT? - Những hàm ý nào được đề xuất giúp cho KHCN nâng cao khả năng được đáp ứng nhu cầu xin vay vốn tín dụng tại VCB CT? 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thống kê mô tả (TKMT) và phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích thực trạng cho vay vốn tín dụng của VCB CT đối với KHCN. - Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi qui Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến GHTD của KHCN khi vay vốn tại VCB CT. - Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm đề xuất các hàm ý chính sách giúp giảm tỷ lệ GHTD cho KHCN khi xin vay vốn tại VCB CT. 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến GHTD của KHCN khi vay vốn tại VCB CT. Đối tượng khảo sát: Thực hiện phỏng vấn các KHCN có vay vốn tín dụng và có hồ sơ xin vay vốn tín dụng tại VCB CT. 1.5.2. Nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về việc cho vay vốn tín dụng ngân hàng đối với KHCN tại VCB CT, đồng thời tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến GHTD của KHCN tại VCB CT. Qua đó, một vài hàm ý chính sách được đề ra giúp cho KHCN nâng cao khả năng được đáp ứng nhu cầu xin vay vốn tại VCB CT. Trong đó, nghiên cứu phân tích về đặc điểm về nhân khẩu học của KHCN, tình hình vay vốn tín dụng tại VCB CT. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp hồi qui Tobit để xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến GHTD của KHCN tại VCB CT. 3
- 1.5.3. Phạm vi nghiên cứu Do tác giả không đủ về thời gian và không đảm bảo kinh phí nên chỉ tập trung khảo sát những KHCN đang vay vốn tín dụng và có hồ sơ xin vay vốn tín dụng tại VCB CT. 1.5.4. Thời gian nghiên cứu Việc thu thập số liệu sơ cấp thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp các KHCN có vay vốn tín dụng của VCB CT. Nghiên cứu thực hiện lấy ý kiến từ tháng 02/2019 - 03/2019. Việc tổng hợp số liệu thứ cấp được thực hiện trong 3 năm từ năm 2016 - 2018, thông qua các tổng kết để báo cáo của VCB CT. Thời gian hoàn thiện nghiên cứu từ tháng 01/2019 - 05/2019, kể cả thời gian tập hợp, xử lý số liệu được lấy và hoàn thiện đề tài. 1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ khoa học giúp cho các KHCN nâng cao khả năng được đáp ứng nhu cầu về vốn khi xin vay vốn tín dụng tại VCB Cần Thơ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, kết quả làm cơ sở tham khảo cho lãnh đạo Ngân hàng VCB CT và các ngân hàng trên địa bàn TP. Cần Thơ nhằm có những định hướng hỗ trợ giúp KHCN trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả nhất, góp phần cải thiện về việc đáp ứng nhu cầu vốn xin vay, nâng cao thu nhập và đời sống, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Cần Thơ trong thời gian tới. Thêm vào đó, các nghiên cứu tiếp theo sẽ dùng kết quả này làm tài liệu tham khảo về mặt khoa học. 1.7 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Chương 1- Mở đầu: giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Bên cạnh đó, chương này trình bày về cách thức nghiên cứu, phạm vi và ý nghĩa của đề tài. Chương 2- Cơ sở lý luận và các nghiên cứu có liên quan: Chương này trình bày các lý thuyết có liên quan đến tín dụng ngân hàng, KHCN và GHTD. Chương này trình bày các tài liệu trong và ngoài nước thực nghiệm trước đây có liên quan. 4
- Từ đó, rút ra những đánh giá và nhận xét nhằm thừa kế và phát huy dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước. Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: Trình bày khung nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu: xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết, mô tả phương pháp chọn mẫu khảo sát và phương pháp phân tích. Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu và VCB CT; Phân tích thực trạng về cho vay vốn tín dụng đối với KHCN tại VCB CT; Thống kê mô tả mẫu khảo sát; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến GHTD của KHCN tại VCB CT và thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị giúp giảm tỷ lệ GHTD cho KHCN. Chương 5 - Hàm ý chính sách và Kết luận: Xây dựng các hàm ý chính sách, tổng hợp các kết quả, những hạn chế của đề tài, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 5
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIỚI HẠN TÍN DỤNG 2.2.1. Lý luận chung về giới hạn tín dụng Cho vay theo hạn mức tín dụng là một trong nhiều phương thức cho vay của ngân hàng. “Đây là món vay mà ngân hàng sẽ khống chế hạn mức dư nợ của khách hàng tại một thời điểm trong thời hạn của hợp đồng tín dụng nếu dư nợ của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép”. Như vậy, “hạn mức tín dụng được hiểu mức dư nợ vay tối đa mà khách hàng được duy trì trong một khảng thời gian nhất định được thỏa thuận trong bản hợp đồng tín dụng. Đồng thời, theo thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) và quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng. Theo đó, dư nợ cho vay tối đa đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng đó”. Theo Martin Petrick, 2004 định nghĩa “giới hạn tín dụng (GHTD) là khả năng mà người đi vay có thể nhận được các khoản vay với số lượng vốn ít hơn so với nhu cầu xin vay. Ở thị trường vốn TDCT, người cho vay thường là các TCTD, có chức năng phân phối lại nguồn vốn từ nơi thừa vốn, chưa sử dụng đến nơi thiếu vốn và có nhu cầu sử dụng.Tuy nhiên việc phân phối tín dụng thường bị giới hạn, do đó người đi vay thường bị GHTD. Khách hàng bị GHTD là khách hàng không được vay vốn ngân hàng hay số tiền vay được ít hơn so với nhu cầu xin vay của họ”. Stiglitz & Weiss, (1981) chỉ ra rằng, “cung tín dụng chính thức bị cản trở bởi rủi ro đạo đức (moral hazard) và các vấn đề lựa chọn đối nghịch (adverse selection) trong môi trường không cân xứng về thông tin ở thị trường tín dụng. Các TCTD thường muốn cho vay những người có đầy đủ thông tin, đáng tin cậy, tin tưởng họ sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, hoàn trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn”. “Việc thiếu nguồn thông tin là một trong những lí do mà người cho vay không đáp ứng hết nhu cầu của người đi vay (Petrick, 2004 và Stephen et al., 1980)”. “Người có nhu cầu đi vay được xác định là bị GHTD khi không đáp ứng 6
- được yêu cầu của người cho vay, hay người cho vay không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay (Hoff & Stiglitz, 1993)”. Từ những vấn đề vừa nêu như trên, có thể hiểu được khái niệm về GHTD, “nhất là GHTD của KHCN và có thể được phát biểu như sau: Giới hạn tín dụng của KHCN là giới hạn về lượng vốn tối đa mà ngân hàng cho vay, so với nhu cầu đi vay thực tế của KHCN”. Hay nói cách khác, GHTD chính là tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa số vốn vay theo nhu cầu của KHCN so với lượng mà vốn ngân hàng đáp ứng cho vay, trên số vốn vay theo nhu cầu. Như vậy, GHTD của KHCN có thể được thể hiện cụ thể như sau: - Giả sử với A là số vốn vay theo nhu cầu vay vốn ngân hàng của KHCN, được thể hiện trong bộ hồ sơ vay vốn nộp cho ngân hàng; - Với B là lượng vay vốn mà ngân hàng quyết định giải ngân cho KHCN, sau khi xem xét và thẩm định hồ sơ vay vốn mà gia đình đã cung cấp; - Với X là giới hạn tín dụng của KHCN khi vay vốn tại ngân hàng. Khi đó GHTD của KHCN được xác định là: (1) Vậy, tỷ lệ GHTD của KHCN nằm trong đoạn giá trị từ 0 đến 1. Có nghĩa là, khi KHCN được ngân hàng đáp ứng đủ toàn bộ số vốn theo như yêu cầu đi vay thì khi đó mức GHTD của KHCN là 0, tương ứng với tỷ lệ là 0%. Tỷ lệ này sẽ kéo dài trong đoạn từ 0% đến 100%. Khi tỷ lệ này càng tăng thì đồng nghĩa với việc lượng vốn mà ngân hàng cho KHCN vay so với số vốn mà gia đình yêu cầu sẽ giảm xuống.Mức GHTD này đạt tối đa là 1, tương ứng với tỷ lệ là 100%. Khi đó KHCN không vay được vốn ở ngân hàng hay nói cách khác là ngân hàng sẽ không giải ngân vốn cho KHCN theo như yêu cầu vay vốn, hợp đồng tín dụng không được thành lập. 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng Cũng theo tác giả Đường Thị Thanh Hải (2014), giới hạn tín dụng chịu sự tác động của 3 nhân tố chính là: ngân hàng, khách hàng và ngoài ngân hàng. a. Nhân tố ngân hàng 7
- Thứ nhất, “chiến lược kinh doanh. Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới… Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự…” Thứ hai, “các chính sách, quy định của ngân hàng. Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu kỳ đáo hay không; Các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu…” Thứ ba, “chất lượng cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, mỗi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt… Nhờ có những cán bộ như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn”. Thứ tư, công tác thông tin. “Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp 8
- phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó làm cơ sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay”. Thứ năm, “công nghệ của ngân hàng. Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay KHCN là giao dịch với số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian công sức của cán bộ tín dụng, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng”. b. Nhân tố khách hàng Thứ nhất, “năng lực tài chính của khách hàng. Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định”. Thứ hai, “nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng. Ngoài những nhân tố trên còn kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay KHCN, đó là đạo đức khách hàng. Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe”. c. Nhân tố ngoài ngân hàng Thứ nhất, “đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động. Nếu là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay của KHCN sẽ tăng cao hơn so với các vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà người nông dân quanh năm chỉ biết tới đồng ruộng”. Thứ hai, “môi trường kinh tế, chính trị. Môi trường kinh tế, chính trị có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của KHCN. Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay đối 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 831 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 309 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 192 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 288 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 224 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn