intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân An tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An; đề xuất các gợi ý chính sách nhằm nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân An tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC VIỆT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TÂN AN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC VIỆT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KHÁNH NAM TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện luận văn NGUYỄN QUỐC VIỆT
  4. iv MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2 1.3.1. Về đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2 1.3.2. Về phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2 1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ................................................................... 3 1.6. Kết cấu của luận văn................................................................................. 3 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ ................................................................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ ................................................... 4 2.1.2. Nghĩa vụ thuế ........................................................................................ 5 2.1.3. Tuân thủ thuế ........................................................................................ 7 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. ............................................................................................................................ 9 2.2.1. Nhân tố kinh tế:..................................................................................... 9 2.2.2. Nhân tố chính sách thuế. ..................................................................... 11 2.2.3. Nhân tố nhận thức giá trị xã hội. ........................................................ 13 2.2.4. Nhân tố tâm lý cảm nhận. ................................................................... 15 2.3. Lược khảo các nghiên cứu liên quan..................................................... 15 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài. ............................................................... 15 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước. ................................................................ 19 Kết luận chương 2 .......................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 23 3.1. Các giả thuyết của mô hình. ................................................................... 23 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất. ................................................................. 26 3.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu. ........................................................... 28 3.3.1. Nghiên cứu sơ bộ. ............................................................................... 28 3.3.2. Nghiên cứu chính thức ........................................................................ 29 3.4. Xây dựng thang đo sơ bộ các nhân tố của mô hình. ............................ 32
  5. v 3.5. Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu. .............................................. 33 3.5.1. Phương pháp chọn mẫu. ..................................................................... 33 3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu. ................................................................. 34 Kết luận Chương 3 ........................................................................................ 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 36 4.1. Hành vi tuân thủ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An..................................................................................................................... 36 4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. .............................................................. 38 4.3. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu. .......................................................... 39 4.4 Đánh giá thang đo .................................................................................... 45 4.4.1 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố kinh tế ..................................... 46 4.4.2 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố chính sách thuế ....................... 46 4.4.3 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố nhận thức giá trị xã hội .......... 47 4.4.4 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố tâm lý cảm nhận ..................... 47 4.4.5 Cronbach Alpha của thang đo mức độ tuân thủ thuế........................... 48 4.5 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) tác động đến mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An ........................................................................................................... 48 4.6 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ...................................... 51 4.6.1 Phân tích mô hình ................................................................................ 51 4.6.2 Đánh giá mức độ quan trọng trong các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An .......................................................................................... 57 4.7 Kiểm tra sự khác biệt về hành vi tuân thủ thuế .................................... 59 4.7.1 Loại hình doanh nghiệp ....................................................................... 59 4.7.2 Ngành nghề sản xuất kinh doanh ......................................................... 59 4.7.3 Qui mô lao động .................................................................................. 60 4.7.4 Doanh thu ............................................................................................. 61 4.7.5 Lợi nhuận ............................................................................................. 62 4.7.6 Tổng vốn .............................................................................................. 62 4.7.7 Năm hình thành .................................................................................... 63 4.7.8 Độ tuổi ................................................................................................. 64 4.7.9 Giới tính ............................................................................................... 64 4.7.10 Trình độ .............................................................................................. 65
  6. vi 4.7.11 Kinh nghiệm ...................................................................................... 66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH.................................................................................................................. 68 5.1 Kết luận ..................................................................................................... 68 5.2 Một số đề xuất hàm ý chinh sách............................................................ 69 5.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 71 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 6 PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................ 11
  7. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT GTGT Giá trị gia tăng TNDN Thu nhập doanh nghiệp CQT Cơ quan thuế NNT Người nộp thuế DN Doanh nghiệp NSNN Ngân sách nhà nước KT Nhân tố kinh tế CS Nhân tố chính sách thuế XH Nhân tố nhận thức giá trị xã hội TL Nhân tố tâm lý cảm nhận TT Hành vi tuân thủ thuế TIẾNG ANH Ý NGHĨA TIẾNG VIỆT EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá OCED Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát Cooperation and triển Kinh tế Development
  8. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Biểu quy định về Doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................................ 5 Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các nghiên cứu có liên quan......................................... 20 Bảng 3.1: Mô tả các nhân tố dự kiến .................................................................. 27 Bảng 3.2. Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ............................... 32 Bảng 4.1. Thống kê tình hình kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp của Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An ................................................. 36 Bảng 4.2. Thống kê tình hình nợ thuế của doanh nghiệp qua các năm .............. 37 Bảng 4.4. Cơ cấu mẫu phân theo năm hình thành và ngành nghề kinh doanh. .................................................................................................................. 40 Bảng 4.5. Cơ cấu mẫu phân theo quy mô và ngành nghề kinh doanh ................ 41 Bảng 4.6. Cơ cấu mẫu phân theo quy mô lao động và ngành nghề .................... 42 kinh doanh. .......................................................................................................... 42 Bảng 4.7. Cơ cấu mẫu phân theo doanh thu và ngành nghề kinh doanh. ........... 43 Bảng 4.8. Cơ cấu mẫu phân theo lợi nhuận và ngành nghề kinh doanh. ............ 44 Bảng 4.9. Cơ cấu mẫu phân theo tổng vốn và ngành nghề kinh doanh. ............. 45 Bảng 4.10: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố kinh tế ................................. 46 Bảng 4.11: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố chính sách thuế ................... 47 Bảng 4.12: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố chính sách thuế ................... 47 Bảng 4.13: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố tâm lý cảm nhận .................. 48 Bảng 4.14: Cronbach Alpha của thang đo mức độ tuân thủ thuế ....................... 48 Bảng 4.15: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần............................ 49 Bảng 4.16 : Bảng phương sai trích...................................................................... 50 Bảng 4.17: Kết quả phân tích nhân tố EFA ........................................................ 50
  9. ix Bảng 4.18: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ................................................................................................................. 52 Bảng 4.19: Phân tích phương sai ANOVA ......................................................... 52 Bảng 4.20: Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter .................................................................................................................... 54 Bảng 4.21: Ma trận tương quan .......................................................................... 56 Bảng 4.22: Thứ tự của các nhân tố tác động từ mạnh đến yếu (theo số thứ tự ) ............................................................................................................................. 58 Bảng 4.23: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 59 Bảng 4.24: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ........................................... 59 Bảng 4.25: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 59 Bảng 4.23: Trình bày kết quả POST HOC ......................................................... 59 Bảng 4.26: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 60 Bảng 4.27: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 61 Bảng 4.28: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 61 Bảng 4.29: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 61 Bảng 4.30: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 62 Bảng 4.31: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA TT ..................... 62 Bảng 4.32: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 62 Bảng 4.33: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 63 Bảng 4.34: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 63 Bảng 4.35: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 63 Bảng 4.36: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 64 Bảng 4.37: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 64 Bảng 4.38: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 64
  10. x Bảng 4.39: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 65 Bảng 4.40: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 65 Bảng 4.41: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 65 Bảng 4.42: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 66 Bảng 4.43: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 66
  11. xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế ................. 16 Hình 2.2 Mô hình các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế tại Malaysia. .................................................................................. 17 Hình 2.3. Các nhân tố kinh tế và phi kinh tế ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế. ..................................................................................................................... 19 Hình 3.1. Mô hình khảo sát ................................................................................. 26 Hình 3.3. Tóm tắt quy trình thực hiện nghiên cứu.............................................. 31 Hình 4.1: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ................................... 55 Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa ...................................... 55 Hình 4.3: Mô hình lý thuyết chính thức hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp thuộc Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An............................ 58
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Thuế là nguồn thu quan trọng của Nhà nước, hàng năm các doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước rất lớn, nguồn thu từ thuế một phần được giữ lại ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng, trường học, y tế, giáo dục, mua sắm máy móc thiết bị..., phần còn lại nộp về ngân sách Trung ương để chi đầu tư công, cải thiện hệ thống an sinh xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước. Thực hiện theo Luật Quản lý thuế, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, hệ thống thuế Việt Nam đã chuyển sang thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Theo cơ chế này, người nộp thuế có thể tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Việc thực hiện cơ chế này là phát huy tính tự chủ và ý thức tự giác việc thực hiện pháp luật về thuế của người nộp thuế. Thành phố Tân An là khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An, có hơn 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang hoạt động trên điạ bàn thành phố Tân An, đóng góp vào ngân sách hàng năm gần 440 tỷ đồng, trong đó thu từ Thuế thu nhập doanh nghiệp 32,4 tỷ đồng, chiếm 7,36 %, Thuế giá trị gia tăng 143,4 tỷ đồng, chiếm 32,59 % so tổng nguồn thu ngân sách của toàn đơn vị (Chi cục Thuế thành phố Tân An, 2016). Tuy nhiên, kết quả trên không phản ánh đúng thực tế với tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng trên địa bàn thành phố Tân An. Mục tiêu chính của các doanh nghiệp là nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà xã hội mang lại cho họ, do đó hành vi tuân thủ Thuế của các doanh nghiệp thật sự chưa nghiêm, thực tế qua kiểm tra quyết toán thuế trong năm 2016 tại 168 doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chi cục Thuế thành phố Tân An đã truy thu thuế với số tiền lên đến 3,249 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chinh trong lĩnh vực thuế là: 1,631 tỷ đồng (Chi cục Thuế thành phố Tân An, 2016). Ngoài ra, tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tân An có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách của địa phương.
  13. 2 Xuất phát từ thực tiển trên, đề tài dự định nghiên cứu: "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ Thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An" nhằm góp phần nâng cao nhận thức để các doanh nghiệp tuân thủ và thực hiện đúng quy định. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An. Đề xuất các gợi ý chính sách nhằm nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp về các khoản thuế phải nộp, bao gồm: Thuế GTGT, thuế TNDN dưới sự quản lý thuế của Chi cục Thuế thành phố Tân An. 1.3.2. Về phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp hiện đang hoạt động sản xuất kinh doanh do Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An quản lý. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng, cụ thể: Phương pháp định tính được sử dụng thông qua việc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các chuyên gia trong lĩnh vực thuế, các cán bộ công chức thuế nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Phương pháp định lượng được thực hiện để phân tích dữ liệu thu thập được từ việc dự kiến phỏng vấn chính thức 182/1.000 doanh nghiệp trên địa bàn do Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An quản lý. Cụ thể: - Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha và độ giá trị (factor loading), tiến hành phân tích
  14. 3 Exploratory Factor Analysis (EFA) để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến quan sát tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn do Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An quản lý. - Sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. 1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Kết quả nghiên cứu nhằm giúp cơ quan thuế phát hiện các nhân tố nào có sức ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, làm cơ sở giúp cơ quan thuế ngày càng hoàn thiện hơn về chính sách thuế; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu, thông suốt và thực hiện hành vi tuân thủ thuế một cách tốt nhất. 1.6. Kết cấu của luận văn Luận văn này bao gồm tất cả 5 chương và được thiết kế như sau: Chương 1: Giới thiệu khái quát về đề tài nghiên cứu Chương 2: Lược khảo lý thuyết các nghiên cứu trước đây, chương này giới thiệu khái quát về cơ sở lý thuyết nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với thực tế. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu, chương này trình bày khung phân tích, mô hình nghiên cứu, cỡ mẫu, các đặc điểm của mẫu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích số liệu, quy trình thực hiện nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu, chương này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm, những kết quả nghiên cứu đạt được tương ứng cho từng mục tiêu đề ra. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách, những kết luận rút ra từ nghiên cứu, những hạn chế, đề xuất những kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  15. 4 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ Chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế như: Việc chấp hành nghĩa vụ thuế, khái niệm tuân thủ thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Mặt khác, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan đến hành vi tuân thủ thuế. 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp siêu nhỏ,nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, quy định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa.
  16. 5 Bảng 2.1: Biểu quy định về Doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh Quy mô nghiệp Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa siêu nhỏ Khu vực Số lao Tổng Số lao Tổng Số lao động nguồn vôn động nguồn vôn động Từ trên 20 Từ trên I. Nông Từ trên 10 tỷ đồng 10 người 20 tỷ đồng 200 người lâm nghiệp người đến đến trên trở xuông trở xuông đến 300 và thủy sản 200 người 100 tỷ người đồng Từ trên 20 Từ trên II. Công Từ trên 10 tỷ đồng 10 người 20 tỷ đồng 200 người nghiệp và người đến đến trên trở xuông trở xuông đến 300 xây dựng 200 người 100 tỷ người đồng III. Từ trên 10 Từ trên 10 Từ trên 50 Thương 10 người 10 tỷ đồng tỷ đồng người đến người đến mại và trở xuông trở xuông đến 50 tỷ 50 người 100 người dịch vụ đồng 2.1.2. Nghĩa vụ thuế Theo Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 thì nghĩa vụ của người nộp thuế gồm: “Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. Lập và giao
  17. 6 hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định”. Căn cứ quy định trên, nghĩa vụ của người nộp thuế được khái quát cụ thể như sau: + Việc đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế phải theo quy định của pháp luật. + Kê khai nghĩa vụ thuế phải đãm bảo sự chính xác, trung thực, đầy đủ, nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn và chịu trách nhiệm về việc kê khai đó. + Chấp hành chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp luật. + Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế. + Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công tác quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Theo OCED (2004) [9], quản lý rủi ro tuân thủ: "Nghĩa vụ cụ thể của đối tượng nộp thuế có thể khác nhau về trách nhiệm thuế và giữa các cơ quan thuế khác nhau, nhưng có bốn loại nghĩa vụ mà đối tượng nộp thuế chắc chắn phải thực hiện dù là ở bất kỳ nước nào, đó là: - Đăng ký thuế; - Nộp tờ khai và nộp các thông tin cần thiết liên quan đến thuế đúng thời hạn; - Báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác (kết hợp với việc lưu giữ sổ sách);
  18. 7 - Nộp nghĩa vụ thuế đúng hạn" Nghĩa vụ thuế theo Luật Quản lý thuế của Việt Nam và theo Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OCED) không hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên về cơ bản có những điểm tương đồng, đó là: đăng ký thuế, kê khai thông tin, nộp tờ khai và nộp tiền thuế đúng hạn. 2.1.3. Tuân thủ thuế Dù là ở bất kỳ quốc gia nào, hành vi tuân thủ thuế luôn được Nhà nước quan tâm và được xem là thước đo giá trị cho những đóng góp mà cá nhân hoặc tổ chức mang lại cho xã hội, mức đóng góp cho xã hội nhiều hay ít là tùy thuộc vào quy mô và năng lực cụ thể của từng cá nhân hoặc từng tổ chức mang lại. Tại nhiều nước, đối tượng nộp thuế bao gồm 03 nghĩa vụ cơ bản sau: (1) Nộp từ khai đúng hạn; (2) Kê khai (hoặc báo cáo) chính xác trên tờ khai về những thông tin cần thiết số tiền thuế phải nộp; (3) Nộp nghĩa vụ thuế kịp thời. Các nghĩa vụ này được xem là hành vi tuân thủ về các quy định của pháp luật. Hành vi tuân thủ thuế là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Quan điểm truyền thống cho rằng hầu hết người nộp thuế không tự nguyện tuân thủ thuế, họ chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự cưỡng chế của cơ quan thuế (CQT) hoặc khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. Vì vậy, cách tiếp cận tuân thủ thuế theo luật thuế chỉ có thể làm giảm mức độ trốn thuế chứ không thể hướng đến việc tăng cường tuân thủ thuế. Khái niệm tuân thủ thuế còn thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia tranh luận về phương diện tuân thủ tự nguyện hay không tự nguyện. Một trong những mục tiêu được xem là cao nhất của quản lý thuế là tăng tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, thay vì đưa ra những hình thức xử phạt các đối tượng trốn thuế và tránh thuế. Hầu hết quan điểm nghiên cứu hiện nay đều tập trung xem xét tính tự nguyện chấp hành thuế. James và Alley (1999) đã đặt ra câu hỏi: sự “tuân thủ” có được là do hành vi tự nguyện hay bắt buộc ? Nếu người nộp thuế “tuân thủ” chỉ vì sự đe dọa hoặc do
  19. 8 các biện pháp cưỡng chế hành chính, hoặc do cả hai thì điều này không được cho là hoàn toàn tuân thủ, ngay cả khi khoản thu từ thuế đạt đến 100% so với mức thuế phải nộp theo luật định. Vì vậy, quan điểm hiện đại cho rằng cơ quan quản lý thuế sẽ thành công khi gia tăng được hành vi tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế mà không cần sử dụng đến các hình thức kiểm tra, thanh tra, nhắc nhở hoặc các biện pháp xử lý hành chính khác. Trên thế giới đã có nhiều quan niệm về tuân thủ thuế được đề cập đến, cụ thể: Theo Hamm (1995) thì tuân thủ thuế được xác định theo cách sau: Người nộp thuế khai báo hồ sơ khai thuế cần thiết tại thời điểm thích hợp và thực hiện chính xác nghĩa vụ thuế theo quy định của luật thuế, các quyết định của tòa án. Theo tổ chức OECD (2004) định nghĩa tuân thủ thuế: “Tuân thủ thuế là phạm vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình. Tại nhiều nước, đối tượng nộp thuế có 3 nghĩa vụ cơ bản: (1) nộp tờ khai thuế đúng hạn; (2) kê khai (báo cáo) chính xác trên tờ khai những thông tin cần thiết để xác định số tiền thuế; và (3) nộp nghĩa vụ thuế kịp thời. Các nghĩa vụ này thường được coi là tuân thủ về nộp tờ khai, tuân thủ về báo cáo (kê khai), và tuân thủ về thu nộp”. Theo James và Alley (1999), “tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế”. Tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009): “sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian”. Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên (2011): Tuân thủ là việc chấp hành nghĩa vụ của người nộp thuế theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký, kê khai, báo cáo, nộp thuế. Bất kỳ sự vi phạm nào xuất hiện ở một trong các khâu trên đều dẫn đến sự không tuân thủ ở các mức độ khác nhau. Theo James và Alley (1999): Tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế về cơ bản là thể hiện ở việc chấp hành đầy đủ, kịp thời các quy định của
  20. 9 pháp luật thuế, cụ thể là việc chấp hành các tiêu chí thời gian, mức độ chính xác trung thực và đầy đủ của các hoạt động đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của người nộp thuế. Khi tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được nâng cao, rõ ràng; chính sách pháp luật thuế đã được ban hành và thực thi có hiệu quả, đạt được các mục tiêu mong muốn. Suy cho cùng, tính đúng đắn hay khả thi của chính sách thuế, tính hiệu quả của công tác quản lý thuế thể hiện rất rõ ở thực trạng chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế. Luật Quản lý thuế quy định về những hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế như: Khai gian, trốn thuế dẫn đến làm sai lệch về nghĩa vụ thuế, làm giảm số thuế phải nộp và làm tăng số thuế được hoàn. Hành vi tuân thủ thuế là việc thực hiện tính đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, Cơ quan thuế thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành nghĩa vụ thuế để kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi trốn thuế, khuyến khích các Doanh nghiệp tuân thủ thuế theo quy định một cách tự nguyện, xem nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với Nhà nước và cộng đồng xã hội. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. 2.2.1. Nhân tố kinh tế: Nhân tố kinh tế liên quan đến tuân thủ thuế đề cập đến hành động có liên quan đến chi phí và lợi ích của việc thực hiện các hành động (Loo, 2006). Hasseldine (1993), và Song và Yarbrough (1978) giả định rằng người nộp thuế là trốn kinh tế hợp lý, người có khả năng sẽ đánh giá chi phí và /hoặc lợi ích trốn. Các nhân tố quyết định hành vi tuân thủ thuế gắn liền với các nhân tố kinh tế như kiểm toán thuế và nhận thức của chi tiêu Chính phủ, khả năng tài chính, chi phí tuân thủ sẽ được tìm hiểu chi tiết hơn. ♦ Kiểm toán thuế. Một số nghiên cứu cho rằng các cuộc kiểm toán có tác động tích cực đến chuyện lảng tránh thuế (Jackson và Jaouen, 1989; Shanmugam, 2003; Dubin, 2004). Những phát hiện này cho thấy rằng trong các hệ thống tự đánh giá, kiểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2