intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài lầ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh để trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác giải quyết về việc làm phi nông nghiệp cho lao động ở nông thôn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THẠCH GIÀU PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀO VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh- Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THẠCH GIÀU PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀO VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN NỮ THANH THỦY TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 12 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Thạch Giàu
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung:..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: .................................................................................................2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:...........................................................................................3 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................3 1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN .....................................................4 1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ............................................................................4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ......................................................................................................................8 2.1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................................8 2.1.1 Việc làm phi nông nghiệp ..................................................................................8 2.1.1.1 Làng nghề ........................................................................................................8 2.1.1.2 Hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp ......................8 2.1.1.3 Vai trò của các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nôngnghiệp .........................................................................10 2.1.2 Dân số, lao động, thiếu việc làm, thất nghiệp ..................................................10 2.1.2.1 Dân số ...........................................................................................................10 2.1.2.2 Lao động ........................................................................................................11
  5. 2.1.2.3 Thiếu việc làm ...............................................................................................12 2.1.2.4 Thất nghiệp....................................................................................................12 2.1.3 Đặc điểm về lao động, việc làm ở nông thôn ...................................................13 2.1.3.1 Đặc điểm của lực lượng lao động ở nông thôn.............................................13 2.1.3.2 Đặc điểm của việc làm ở nông thôn ..............................................................13 2.1.3.3 Tạo việc làm ..................................................................................................15 2.1.3.4 Việc làm mới..................................................................................................16 2.1.4 Tình hình tạo việc làm ở Việt Nam ..................................................................16 2.1.5 Bài học kinh nghiệm ........................................................................................17 2.1.5.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ..................................................17 2.1.5.2 Bài học kinh nghiệm trong nước ...................................................................21 2.2 CÁC MÔ HÌNH VỀ VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN .23 2.2.1 Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp .........................23 2.2.2 Mô hình các yếu tố “kéo” và “đẩy” người lao động vào hoạt động phi nông nghiệp nông thôn .......................................................................................................30 2.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP ...................................................................................................................31 2.3.1 Các nghiên cứu về thực trạng việc làm ............................................................31 2.3.2 Các nghiên cứu về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ....................................................................32 2.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ....................................................................................34 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................35 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...............................................................................35 3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.............................................................................35 3.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................38 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................40 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................40 3.2.2 Nghiên cứu sơ bộ .............................................................................................40 3.2.3 Nghiên cứu chính thức .....................................................................................41
  6. 3.2.4 Xây dựng thang đo ...........................................................................................41 3.2.4.1 Thang đo danh nghĩa (Nominal scala:) ........................................................41 3.2.4.2 Thang đo tỷ lệ (Ratio scale): .........................................................................42 3.2.5 Điều chỉnh thang đo .........................................................................................43 3.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................43 3.3.1 Dữ liệu thứ cấp .................................................................................................43 3.3.2 Dữ liệu sơ cấp...................................................................................................43 3.3.2.1 Chọn điểm điều tra ........................................................................................41 3.3.2.2 Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp.................................................................43 3.3.2.3 Cỡ mẫu điều tra.............................................................................................44 3.3.3 Kỹ thuật phân tích dữ liệu ................................................................................44 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................50 4.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH ....................50 4.1.1. Vị trí địa lí .......................................................................................................50 4.1.2 Đặc điểm về thời tiết khí hậu ...........................................................................50 4.1.3 Tình hình đất đai của huyện .............................................................................51 4.1.4 Tình hình dân số và lao động trong huyện.......................................................53 4.1.5. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện ...................................................54 4.1.6 Kết quả sản xuất của huyện trong những năm qua ..........................................55 4.2 TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN NÔNG THÔN VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH..........................................................62 4.2.1 Tình hình lao động, việc làm nông thôn huyện cầu ngang ..............................62 4.2.1.1 Số lượng lao động và độ tuổi của lực lượng lao động (LLLĐ) trong huyện 62 4.2.1.2 Lao động của huyện theo ngành nghề ..........................................................63 4.2.1.3 Lao động của huyện theo trình độ học vấn chuyên môn ...............................64 4.2.2 Công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện cầu ngang .........66 4.2.2.1 Công tác dạy nghề cho người lao động ........................................................66 4.2.2.2 Chương trình tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật ...............................67
  7. 4.3. ĐẶC ĐIỂM MẪU PHỎNG VẤN ...................................................................68 4.3.1 Cơ cấu mẫu điều tra .........................................................................................68 4.3.2 Đặc điểm mẫu điều tra .....................................................................................68 4.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀO VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN HUYỆN CẦU NGANG ..............................................................................70 4.4.1 Kết quả nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp theo mô hình Binary logistic như sau: .....................70 4.4.2 Giải thích các biến độc lập như sau: ................................................................72 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................75 5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................75 5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH...........................................................75 5.2.1. Giải pháp về đất đai.........................................................................................75 5.2.2 Đa dạng hóa sinh kế hoạt động phi nông nghiệp cho người lao động ở nông thôn ............................................................................................................................76 5.2.3 Đa dạng hóa sinh kế hoạt động sản xuất nông nghiệp để giải quyết việc làm.78 5.2.4 Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn ......................................................82 5.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP, PHÁT HIỆN MỚI CỦA LUẬN VĂN .....................82 5.4. NHỮNG GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN CHƯA GIẢI QUYẾT ĐƯƠC .....83 5.5. KHUYẾN NGHỊ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGỮ NGHĨA GDP Thu nhập quốc nội (Gross Domestic Product) USD Đô la CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa VA Value Added: giá trị gia tăng CĐ Cố định KH Kế hoạch THCS Trung học cơ sở LLLĐ Lực lượng lao động VA-GTT/LĐ Giá trị gia tăng/Lao động PNN Phi nông nghiệp CN Công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 2.1: Dân số, lao động của Thái Lan 2000-2004...............................................18 Bảng 2.2: Cơ cấu dân số nông thôn và cơ cấu GDP theo ngành ..............................20 Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang .............................................................35 Hình 3.1: Khung phân tích của đề tài........................................................................38 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................40 Bảng 3.2: Thang đo định danh trong mô hình ..........................................................41 Bảng 3.3: Thang đo tỷ lệ trong mô hình ...................................................................42 Bảng 3.4: Giải thích biến trong mô hình ...................................................................46 Bảng 4.1: Thực trạng sử dụng đất đến năm 2015 .....................................................51 Bảng 4.2: Bảng cân đối lao động thời kỳ 2005-2015 ...............................................63 Bảng 4.3: Mô tả các đặc tính của hộ khảo sát ...........................................................68 Bảng 4.4: Mô tả biến định lượng của mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào việc làm phi nông nghiệp của người lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. ............................................................................................................69 Bảng 4.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn tỉnh Trà Vinh .............................................................................71 Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng .73
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU Hiện nay trong thời kỳ hội nhập và đang tiến hành Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước; việc giải quyết việc làm cho người lao động là một nhiệm vụ trọng tâm đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm giải quyết. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho nhiều lao động với định hướng phát triển nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động. Trà Vinh là một tỉnh nghèo có đông đồng bào dân tộc Khmer. Cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong thành phần kinh tế, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. GDP đầu người bằng ½ trung bình của cả nước (khoảng 560 USD/người/năm). Số hộ nghèo ở nông thôn còn khá cao, theo thống kê, hiện nay tỉnh Trà Vinh còn 35.506 hộ nghèo (chiếm 13,23%), gần 20.600 hộ cận nghèo (chiếm 7,68%); số lao động tham gia hoạt động kinh tế tập trung ở nông thôn chiếm 84% tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế, hầu hết người lao động được trả tiền công thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó, thất nghiệp ở nông thôn tại tỉnh Trà Vinh chiếm khoảng 15.574 người, trong đó lao động nữ chiếm 51% trong tổng số lao động. Thiếu việc làm ở mức cao khoảng 42.559 người, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm ở thành thị chiếm 7.2% còn ở nông thôn chiếm 43% so với tổng dân số trong độ tuổi lao động ở Trà Vinh. Riêng huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là huyện thuần nông, là huyện nông thôn có diện tích đất canh tác thấp, ít ngành nghề phụ, do đó lao động trong huyện thường xuyên thiếu việc làm, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Hiện nay tổng diện tích tự nhiên của huyện Cầu Ngang là 31.908,79 ha, chỉ chiếm 13.63% diện tích đất tự nhiện của toàn tỉnh, trong đó đất nông nghiệp là 26.861,22 ha. Tổng dân số của huyện hiện nay là: 131.303 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động hiện nay là 74.077 người (53,24% dân số) và dân số trong độ tuổi lao động của các năm từ 2000 đến năm 2015 đều được kết quả >50%, đây là con số biểu thị thời kỳ “dân số vàng” tức là thời kỳ số người lao động động luôn luôn lớn hơn số người
  11. 2 chưa đến tuổi lao động và hết tuổi lao động. Thời kỳ dân số vàng cho thấy nguồn lao động - lực lượng lao động tạo ra của cải vật vật chất xã hội của huyện rất dồi dào (Phòng thống kê huyện Cầu Ngang, 2015). Tuy nhiên thời kỳ “dân số vàng” luôn có hai mặt, nếu huyện phát triển mạnh kinh tế, tạo ra nhiều việc làm thì đây là lực lượng quan trọng để phát huy sức mạnh, nhưng nếu nền kinh tế phát triển chậm, không tạo ra nhiều việc làm thì đây lại là “tác nhân tiêu cực” trong xã hội, vì thiếu việc làm dẫn đến tiêu cực xã hội và gây căng thẳng cho các dịch vụ xã hội như trợ cấp thất nghiệp, xóa đói giãm nghèo… Thời gian qua, Trung ương, tỉnh cũng đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm cho huyện và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tác giả chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu và viết luận văn thạc sỹ. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh để trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác giải quyết về việc làm phi nông nghiệp cho lao động ở nông thôn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Phân tích thực trạng lao động nông thôn và công tác giải quyết về việc làm cho lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác giải quyết về việc làm phi nông nghiệp cho lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Lao động nông thôn và công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua như thế nào?
  12. 3 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Và nó ảnh hưởng như thế nào? Giải pháp nào mang lại hiệu quả cho công tác giải quyết việc làm phi nông nghiệp cho lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình giải quyết việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. - Đối tượng khảo sát: Là các hộ gia đình ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh có tham gia và không tham gia vào việc làm phi nông nghiệp. Những người tham gia khảo sát trong đề tài này là người lao động (đại diện là chủ hộ) ở nông thôn trong độ tuổi từ 16 trở lên. Nhóm 1: là những người lao động (đại diện là chủ hộ) hoàn toàn làm phi nông nghiệp hoặc những người làm phi nông nghiệp là công việc chính và nông nghiệp là công việc phụ hoặc ngược lại. Nhóm 2: là những người lao động (đại diện là chủ hộ) chỉ làm nông nghiệp. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Trên địa bàn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Thời gian: Giai đoạn 2011 - 2015. Thời gian khảo sát, phiếu khảo sát: năm 2016 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhằm thoả mãn các mục tiêu nghiên cứu, ứng với từng mục tiêu cụ thể sử dụng một số phương pháp phân tích như sau: - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả số tuyệt đối, số tương đối nhằm mô tả thực trạng lao động nông thôn và công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả như tần số, tần suất, số trung bình, số lớn nhất và số nhỏ nhất nhằm
  13. 4 mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. - Sử dụng phương pháp Binary Logistic nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang - Sử dụng phương pháp định tính, tổng hợp nghiên cứu từ kết quả trước từ đó suy luận đề xuất giải pháp mang tính khoa học nhằm giúp lao động phi nông nghiệp ở nông thôn có việc làm ổn định nâng cao thu nhập. 1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN Thứ nhất, đề tài góp phần đảm bảo ổn định xã hội và phát triển kinh tế bền vững, bình ổn cung - cầu lao động và phát triển thị trường lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh… do việc làm là vấn đề bức xúc của người dân đặc biệt là người dân nghèo thiếu đất đai ở nông thôn. Từ đó, góp thêm căn cứ để địa phương có những giải pháp về việc làm đặc biệt là việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn huyện Cầu Ngang. Thứ hai, đề tài góp phần cải thiện thu nhập cho người dân, giúp người dân ở nông thôn huyện Cầu Ngang có đời sống sung túc hơn, từ đó giúp họ hạnh phúc hơn với những điều kiện sống ở nông thôn. 1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Cấu trúc luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu Huyện Cầu Ngang là huyện thuần nông, là huyện nông thôn có diện tích đất canh tác thấp, ít ngành nghề phụ, do đó lao động trong huyện thường xuyên thiếu việc làm, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, đa số làm nông nghiệp, thường có thu nhập không cao, gặp các trở ngại trong sản xuất (được mùa mất giá hoặc ngược lại, bên cạnh đó thời tiết, thiên tai lại thường xảy ra, ô nhiễm môi trường hiện nay tăng cao dẫn đến khó nuôi trồng thủy sản.... dễ bị thua lỗ). Nếu người nông dân chon lựa nghề nông thì cuộc sống thiếu ổn định. Ngoài nông nghiệp người dân có thể tham gia vào phi nông nghiệp. Mặc dù phi nông nghiệp là những
  14. 5 ngành có lương cao (hạn chế rủi ro cho người dân) nhưng việc tham gia vào ngành nghề này owrt nông thôn còn thấp, đầu tư vốn cao...nên sức hấp dẫn của ngành này ở nông thôn chưa cao. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh” làm luận văn thạc sĩ. Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Trong chương này giới thiệu về việc làm phi nông nghiệp; dân số, lao động, thiếu việc làm và thất nghiệp; đặc điểm về lao động, việc làm ở nông thôn; tình hình tạo việc làm ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan, Mông Cổ và bài học kinh nghiệm trong nước. Bên cạnh đó, các mô hình lý thuyết về việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn như mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp; mô hình các yếu tố “kéo” và “đẩy” người lao động vào hoạt động phi nông nghiệp và các công trình nghiên cứu về việc làm phi nông nghiệp trong nước và quốc tế đã được đưa ra trong chương này. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này tác giả luận văn đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp chuyên gia và khảo sát thử. Sau đó tiến hành nghiên cứu chính thức thông qua phỏng vấn trực tiếp 90 hộ gia đình ở nông thôn huyện Cầu Ngang. Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện nhằm mô tả tổng quát về tình hình việc làm nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang. Ngoài ra, đề nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp cho người lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tác giả sử dụng mô hình Binary Logistic để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Ban đầu, tác giả thu thập các nghiên cứu trước và đề xuất được 14 yếu tố đưa vào mô hình như giới tính, số năm học của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, diện tích đất, số lượng thành viên, số năm học trung bình của những người trưởng thành, tổng thu nhập phi nông nghiệp, tổng thu nhập nông nghiệp, tham gia đào tạo nghề, hộ có
  15. 6 nước sạch, hộ có đường nhựa, tham gia tín dụng chính thức, tham gia tín dụng phi chính thức, muốn làm phi nông nghiệp. Trong 14 yếu tố đưa vào mô hình sau kiểm định cho thấy có 4 yếu tố có ảnh hưởng đến sự tham gia vào việc làm phi nông nghiệp. Trong đó có 3 yếu tố ảnh hưởng nghịch chiều đó là diện tích đất, tổng thu nhập phi nông nghiệp và đường nhựa và 1 yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đó là thu nhập nông nghiệp; 10 yếu tố còn lại không ảnh hưởng đến mô hình đó là giới tính, số năm học của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, số lượng thành viên, số năm học trung bình của những người trưởng thành, tham gia đào tạo nghề, hộ có nước sạch, tham gia tín dụng chính thức, tham gia tín dụng phi chính thức, muốn làm phi nông nghiệp. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn có những kết quả khác biệt so với giả thuyết ban đầu như sau: Ban đầu dự đoán 14 yếu tố có ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang như giới tính, số năm học của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, số lượng thành viên, số năm học trung bình của những người trưởng thành, tổng thu nhập phi nông nghiệp, tham gia đào tạo nghề, hộ có nước sạch, hộ có đường nhựa, tham gia tín dụng chính thức, tham gia tín dụng phi chính thức, muốn làm phi nông nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều và diện tích đất, thu nhập từ nông nghiệp có ảnh hưởng nghịch chiều đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang. Nhưng kết quả nghiên cứu đã đưa ra kết quả tương đối khác biệt đó là: có 4 yếu tố ảnh hưởng đến mô hình, trong 4 yếu tố có 3 yếu tố ảnh hưởng nghịch chiều và 1 yếu tố ảnh hưởng cùng chiều. Trong đó bao gồm tổng diện tích đất giống như giả thuyết ban đầu là ảnh hưởng nghịch chiều, tổng thu nhập từ phi nông nghiệp khác giả thuyết ban đầu là có ảnh hưởng cùng chiều nhưng khi kiểm định thì có ảnh hưởng nghịch chiều, hộ có đường nhựa có ảnh hưởng giống như giả thuyết ban đầu, tuy nhiên những người không có đường nhựa sẽ giảm khả năng tham gia vào việc làm phi nông nghiệp chứ kết quả chưa đủ bằng chứng để chứng minh hộ có đường nhựa làm tăng khả năng tham gia vào việc làm phi nông nghiệp, tổng thu nhập từ nông
  16. 7 nghiệp có tác động cùng chiều đến mô hình khác với giả thuyết ban đầu là có tác động nghịch chiều với mô hình. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất 4 giải pháp nâng cao công tác giải quyết việc làm phi nông nghiệp cho lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang như: giải pháp về đất đai, đa dạng hóa sinh kế hoạt động phi nông nghiệp và hoạt động nông nghiệp, hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn cho người lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
  17. 8 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1 Việc làm phi nông nghiệp Theo Quyết định 132/2000/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ ngày 24/11/2000 về phát triển hoạt động phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn, có xác định rằng: “hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn là tất cả các hoạt động công nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, các dịch vụ sản xuất và đời sống được thực hiện ở nông thôn, sử dụng các nguồn lực tại địa phương và có liên hệ mật thiết và phát triển đời sống nông thôn”. 2.1.1.1 Làng nghề Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội dung và các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Theo đó, Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau: (a) có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; (b) hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (c) chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Làng nghề truyền thống được công nhận phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này. Đối với những làng chưa đạt tiêu chí công nhận làng nghề (theo tiêu chí (a) và (b) trên đây) nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống. 2.1.1.2 Hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp Ngoài hình thức làng nghề, các hoạt động phi nông nghiệp còn bao gồm các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,… phục vụ nông nghiệp. Các ngành này bao gồm: a) Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn: Chế biến, bảo
  18. 9 quản nông, lâm, thuỷ sản; Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ ở nông thôn; Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; b) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; c) Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân cư nông thôn. Đối tượng áp dụng: a) Hộ gia đình, cá nhân; b) Tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Về chủ trương phát triển ngành nghề nông thôn: a) Nhà nước có quy hoạch và định hướng phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn theo cơ chế thị trường, bảo đảm phát triển bền vững, giữ gìn tốt vệ sinh môi trường nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; đồng thời có quy hoạch các cơ sở ngành nghề truyền thống phải gắn với phát triển ngành du lịch văn hóa. b) Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm ngành nghề nông thôn, nhất là các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên trong nước (gỗ, mây, tre, lá...) nhằm hạn chế một phần tác hại đến môi trường của các sản phẩm chất thải hoá chất nhựa công nghiệp. c) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách bảo vệ quyền lợi hợp pháp các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 1 của Quyết định này, nhất là ngành nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc. d) Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp, bảo vệ quyền sở hữu về tài sản, bí quyết công nghệ, phát minh sáng chế, bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp của cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển ngành nghề ở nông thôn. đ) Khuyến khích việc tự nguyện thành lập các hiệp hội theo ngành nghề hoặc theo địa phương nhằm hỗ trợ thiết thực cho các cơ sở ngành nghề phát triển, phản ánh tâm tư nguyện vọng của cơ sở, tham gia ý kiến với cơ quan Nhà nước trong việc hoạch định cơ chế, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn. e) Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân huy
  19. 10 động các nguồn lực xã hội triển khai các hoạt động trợ giúp, tư vấn, thông tin, tiếp thị, đào tạo nghề, khuyến công, nghiên cứu công nghệ, kiểu dáng, mẫu mã cho phát triển ngành nghề ở nông thôn. 2.1.1.3 Vai trò của các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nôngnghiệp Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp góp phần tạo ra việc làm cho lao động ở nông thôn; góp phân làm tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn; thúc đẩy sự hoạt động và phát triển của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế; Thu nhập trong những ngành sản xuất phi nông nghiệp là yếu tố chính làm tăng thu nhập khu vực nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Phát triển hoạt động kinh tế phi nông nghiệp sẽ thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong nông nghiệp; phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp không chỉ là phát triển kinh tế theo ý nghĩa thông thường, mà còn là phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc trong tăng trưởng kinh tế. Các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch văn hoá giới thiệu với Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế những đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi làng nghề, làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch: Đã có nhiều khu du lịch kết hợp với làng nghề, hình thành những làng nghề du lịch, những điểm và các tuyến du lịch làng nghề, tạo ra những sản phẩm du lịch ngày càng hấp dẫn. Khách du lịch được tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm tiểu thủ công thể hiện bản sắc của từng dân tộc. Nhiều vấn đề về bảo tồn không gian làng nghề, kết hợp du lịch làng nghề với quần thể kiến trúc địa phương (đền, chùa, miếu,…), mở mang đường giao thông, khắc phục ô nhiễm môi trường,… cũng đang được các làng nghề chú trọng xử lý. 2.1.2 Dân số, lao động, thiếu việc làm, thất nghiệp 2.1.2.1 Dân số Dân số trung bình là số lượng dân số thường trú của một đơn vị lãnh thổ được tính bình quân cho một thời kỳ nghiên cứu nhất định, thường là một năm.
  20. 11 Dân số thành thị là dân số của các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là khu vực thành thị. Dân số nông thôn là dân số của các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là khu vực nông thôn. Dân số hoạt động kinh tế: bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Dân số không hoạt động kinh tế: bao gồm toàn bộ số người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm. Những người này không hoạt đông kinh tế vì các lý do: Đang đi học, hiện đang làm công việc nội trợ cho bản thân gia đình, .... 2.1.2.2 Lao động C.Mác viết: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất của họ với tự nhiên”. Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Lực lượng lao động là lực lượng bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người làm việc và thất nghiệp trong độ tuổi lao động so với tổng số dân trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ người có việc làm: Tỷ lệ người có việc làm = (Số người có việc làm/dân số hoạt động kinh tế)*100% Lao động trong độ tuổi :Là những người trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật Lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình ra làm việc. Lao động ngoài độ tuổi: Là những người chưa đến hoặc đã quá tuổi lao động theo quy định của Luật Lao động hiện hành nhưng thực tế vẫn tham gia lao động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2