intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn TPHCM

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

47
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các ngân hàng có thể đánh giá được chính sách cho vay hiện tại có đặt trọng tâm vào các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng vay vốn của phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hay không? Thông qua đó, các ngân hàng sẽ tự thay đổi, điều chỉnh để thúc đẩy, phát huy thế mạnh đối với các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn ngân hàng vay vốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn TPHCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN TẤN THIỆN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGÂN HÀNG VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN TẤN THIỆN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGÂN HÀNG VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với tiêu đề “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn TPHCM” là kết quả của quá trình học tập nghiêm túc và là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng bản thân tôi. Những số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng; được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố…Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước những quy định của nhà trường. TP.HCM, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Tấn Thiện
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 3 1.5 Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 4 1.6 Kết cấu dự kiến của luận văn .............................................................................. 4 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 6 2.1 Lý thuyết về vay vốn của ngân hàng .................................................................. 6 2.2 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................................................. 7 2.3 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng và tiến trình ra quyết định mua hàng ........... 9 2.3.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng .......................................................................... 9 2.3.2 Tiến trình ra quyết định mua hàng .................................................................. 11 2.3.3 Quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp ...................... 12 2.4 Các nghiên cứu trước đây về sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp ........................................................................................................................... 13 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng vay vốn của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................................................................................ 15
  5. 2.5.1 Lãi suất, phí cho vay cạnh tranh ..................................................................... 16 2.5.2 Tốc độ xử lý hồ sơ vay .................................................................................... 18 2.5.3 Chính sách cho vay phù hợp ........................................................................... 19 2.5.4 Thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng ......................................................... 20 2.5.5 Thuận tiện trong giao dịch .............................................................................. 22 2.5.6 Danh tiếng của ngân hàng ............................................................................... 23 2.5.7 Sự giới thiệu của bên thứ ba............................................................................ 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 28 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................... 29 3.1 Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 29 3.2 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 30 3.3 Thiết kế nghiên cứu định tính .............................................................................. 33 3.3.1 Mục tiêu nghiên cứu định tính ......................................................................... 33 3.3.2 Mẫu nghiên cứu định tính ................................................................................ 33 3.3.3 Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................................... 35 3.3.4 Thang đo biến nghiên cứu ................................................................................ 39 3.4 Thiết kế nghiên cứu định lượng ........................................................................... 43 3.4.1 Mục tiêu nghiên cứu định lượng ...................................................................... 43 3.4.2 Mẫu nghiên cứu định lượng ............................................................................. 43 3.4.3 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 44 3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................ 45 3.4.4.1 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ................ 45 3.4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA............................................................... 46 3.4.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính ...................................................................... 47 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 49 4.1 Mô tả mẫu .............................................................................................................. 49
  6. 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha................ 53 4.2.1 Thang đo “Lãi suất, phí cho vay cạnh tranh” ................................................... 53 4.2.2 Thang đo “Tốc độ xử lý hồ sơ vay” ................................................................. 53 4.2.3 Thang đo “Chính sách cho vay phù hợp” ........................................................ 54 4.2.4 Thang đo “Thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng” ...................................... 55 4.2.5 Thang đo “Thuận tiện trong giao dịch” ........................................................... 56 4.2.6 Thang đo “Danh tiếng của ngân hàng” ............................................................ 57 4.2.7 Thang đo “Sự giới thiệu của bên thứ ba” ......................................................... 58 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................... 59 4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố EFA ........................................................................ 60 4.3.2 Kết quả phân nhóm nhân tố ............................................................................. 62 4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính ................................................................................ 69 4.4.1 Phân tích tương quan........................................................................................ 69 4.4.2 Phân tích hồi quy .............................................................................................. 71 4.4.2.1 Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy .......................... 71 4.4.2.2 Phân tích hồi quy........................................................................................ 72 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 78 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 79 5.1 Kết luận về các kết quả nghiên cứu ..................................................................... 79 5.2 Hàm ý cho các nhà quản trị ................................................................................. 81 5.2.1 Chính sách cho vay phù hợp ............................................................................ 81 5.2.2 Tốc độ xử lý hồ sơ vay ..................................................................................... 82 5.2.3 Lãi suất, phí cho vay cạnh tranh ...................................................................... 83 5.2.4 Sự giới thiệu của bên thứ ba............................................................................. 84 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................... 85 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 85 5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai .................................................................... 87
  7. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .............................................................................................. 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách các chuyên gia thực hiện phỏng vấn trong nghiên cứu định tính Phụ lục 2A: Bảng thảo luận với các chuyên gia Phụ lục 2B: Bảng khảo sát chính thức Phụ lục 3: PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA Phụ lục 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA Phụ lục 5: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY TUYẾN TÍNH
  8. DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ EFA Phân tích nhân tố khám phá – Exploratory Factor Analysic KMO Kiểm định Kaise – Meyer – Olkin MB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Sacombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín SCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn SHB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Techcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TVE Tổng phương sai trích – Total Variance Explained Vietcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan ............................................ 26 Bảng 3.1: Thang đo biến nghiên cứu ............................................................................ 39 Bảng 4.1 Hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo “Lãi suất, phí cho vay cạnh tranh” ........ 53 Bảng 4.2 Hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo “Tốc độ xử lý hồ sơ vay” ...................... 53 Bảng 4.3 Hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo “Chính sách cho vay phù hợp” ............. 54 Bảng 4.4 Hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo “Thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng” ....................................................................................................................................... 55 Bảng 4.5 Hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo “Thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng” lần 2 ............................................................................................................................... 56 Bảng 4.6 Hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo “Thuận tiện trong giao dịch” ................ 56 Bảng 4.7 Hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo “Thuận tiện trong giao dịch” lần 2........ 57 Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo “Danh tiếng của ngân hàng” ................. 57 Bảng 4.9 Hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo “Danh tiếng của ngân hàng” lần 2 ........ 58 Bảng 4.10 Hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo “Sự giới thiệu của bên thứ ba” ............ 58 Bảng 4.11 Kiểm định KMO and Bartlett’s ................................................................... 60 Bảng 4.12 Tổng phương sai giải thích .......................................................................... 60 Bảng 4.13 Kết quả xoay nhân tố ................................................................................... 61 Bảng 4.14 Bảng tóm tắt kết quả nhóm nhân tố ............................................................ 66 Bảng 4.15 Kết quả tương quan Pearson giữa các nhân tố............................................. 69 Bảng 4.16 Kết quả đánh giá độ phù hợp mô hình ......................................................... 71 Bảng 4.17 Kết quả kiểm định F .................................................................................... 72 Bảng 4.18 Kết quả mô hình phân tích hồi quy bội ....................................................... 72
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein & Ajzen (1975) .................... 10 Hình 2.2 Tiến trình ra quyết định của người tiêu dùng của Philip Kotler (2001)......... 11 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................... 29 Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 32 Hình 4.1: Cơ cấu vị trí công tác của đối tượng được khảo sát tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM ............................................................................................................ 49 Hình 4.2: Cơ cấu thời gian công tác của đối tượng được khảo sát tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM ..................................................................................................... 50 Hình 4.3: Cơ cấu doanh thu năm 2017 các doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn TPHCM ......................................................................................................................... 51 Hình 4.4: Cơ cấu số lượng doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn TPHCM đang có vay vốn tại các ngân hàng ............................................................................................. 52 Hình 4.5: Đồ thị phân tán Scatterplot ........................................................................... 74 Hình 4.6: Đồ thị tần số Histogram ................................................................................ 75 Hình 4.7: Đồ thị P- P lot phần dư đã được chuẩn hóa .................................................. 76
  11. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu: Thị trường ngân hàng đang có sự cạnh tranh gay gắt do mỗi ngân hàng đều cố gắng thu hút khách hàng mới và duy trì khai thác tối đa khách hàng hiện hữu để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên các ngân hàng cần phải nắm bắt chính xác nhu cầu của khách hàng dựa trên phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng. Việc nghiên cứu quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có những chính sách thích hợp để thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện hữu. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng của khách hàng tuy nhiên các đối tượng khách hàng này lại chủ yếu chỉ là khách hàng cá nhân đối với các hình thức như giao dịch tài khoản, thẻ thanh toán, ngân hàng điện tử…Còn về đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động vay vốn thì còn rất ít, tuy nhiên đây lại chính là nghiệp vụ đem lại cho ngân hàng nguồn lợi nhuận rất lớn. Cụ thể như trên thế giới chỉ mới có một số ít bài nghiên cứu về việc lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng doanh nghiệp có thể kể đến như Prince and Schuluz (1990) tại Mỹ; File and Prince (1991) tại Thụy Điển; Nielsen et al (1995) tại Úc; Edris và Almahmeed (1997) tại Kuwait; Tyler và Stanley (1999) tại Anh; Frangos et al (2012) tại Hy Lạp; Md. Nur-E-Alam Siddique (2012) tại Banglades... Còn tại Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả tại thư viện trường Đại học Kinh tế TPHCM hiện chỉ có 3 bài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của khách hàng doanh nghiệp và 2 bài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch tín dụng của khách hàng doanh
  12. 2 nghiệp trên địa bàn TPHCM và Giải pháp nâng cao ý định lựa chọn ngân hàng Thương tín của khách hàng khi vay vốn khu vực TPHCM. Do đó, sẽ là rất cần thiết cho các ngân hàng Việt Nam nếu có nhiều hơn nữa bài nghiên cứu về việc lựa chọn vay vốn của khách hàng doanh nghiệp trong bối cảnh chưa có nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam thực hiện phân tích cụ thể về đối tượng trên. Chính vì vậy tác giả quyết định thực hiện đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn TPHCM” để đóng góp thêm cơ sở phân tích nghiên cứu hành vi của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPHCM trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn, đồng thời kết quả nghiên cứu là cơ sở cho ban lãnh đạo các ngân hàng tại TPHCM tham khảo để nắm bắt được các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn của phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thay đổi và đề ra các chính sách phù hợp thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện hữu, tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn TPHCM. - Đề xuất chính sách nhằm thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện hữu vay vốn tại ngân hàng với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn TPHCM. - Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: + Những yếu tố chính nào tác động đến việc lựa chọn ngân hàng vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn TPHCM ? + Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với việc lựa chọn ngân hàng vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn TPHCM ?
  13. 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn TPHCM. Đối tượng khảo sát: Người đại diện cho các doanh nghiệp có quyền quyết định về việc lựa chọn ngân hàng vay vốn như Giám đốc, Phó Giám đốc, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng,… của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (20 tỷ đồng ≤ Doanh thu < 1.000 tỷ đồng) đang có giao dịch vay vốn với các ngân hàng tại địa bàn TPHCM. Phạm vi nghiên cứu: Tại một số ngân hàng thương mại cổ phần có dư nợ cho vay khách hàng lớn nhất trong hệ thống tính đến thời điểm 31/12/2017 (căn cứ theo Báo cáo thường niên 2017): BIDV, Vietinbank, Vietcombank, SCB, Sacombank, ACB, Agribank, SHB, MB, Techcombank. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính: Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu các Giám đốc chi nhánh, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, nhân viên tín dụng của các ngân hàng và Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (những người có quyết định trong việc lựa chọn vay vốn của doanh nghiệp) để khám phá các yếu tố ảnh hưởng cũng như đánh giá sơ bộ thang đo. Nghiên cứu định lượng: Kích thước mẫu dự kiến trên 210 quan sát là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang vay vốn ngân hàng tại địa bàn TPHCM để kiểm định lại thang đo, giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Các công cụ như hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy tuyến tính sẽ được sử dụng trong nghiên cứu.
  14. 4 1.5 Ý nghĩa của đề tài: Đề tài nghiên cứu thực nghiệm hành vi của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các ngân hàng có thể đánh giá được chính sách cho vay hiện tại có đặt trọng tâm vào các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng vay vốn của phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hay không? Thông qua đó, các ngân hàng sẽ tự thay đổi, điều chỉnh để thúc đẩy, phát huy thế mạnh đối với các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn ngân hàng vay vốn. Ngân hàng cũng sẽ có những chính sách thích hợp thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện hữu để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra. 1.6 Kết cấu dự kiến của luận văn: Bài nghiên cứu dự kiến chia làm 5 chương: - Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Chương 3: Mô hình và Thiết kế nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kết luận và đề xuất chính sách
  15. 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả tổng quan về đề tài nghiên cứu, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu cũng như mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra chương này trình bày một cách khái quát ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
  16. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Lý thuyết về vay vốn của ngân hàng Lý thuyết về vay vốn ngân hàng ra đời khi hệ thống ngân hàng xuất hiện. Vay vốn ngân hàng là khái niệm thể hiện giữa một bên là ngân hàng đóng vai trò là bên cho vay và bên còn lại là pháp nhân hoặc thể nhân với vai trò là người đi vay dựa trên nguyên tắc có hoàn trả sau một thời gian nhất định. Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), vay vốn ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Theo Trầm Thị Xuân Hương (2012), ngân hàng cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng chuyển giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng cho mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả nợ gốc và lãi. Theo Luật các Tổ chức tín dụng ngày 16/06/2010, vay vốn ở ngân hàng được định nghĩa như sau: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Ngân hàng có nhiều hình thức cho vay khác nhau. Căn cứ vào thời hạn cho vay sẽ có 2 hình thức là cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Cho vay ngắn hạn là khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng, thường áp dụng trong cho vay bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp. Cho vay trung dài hạn là khoản cho vay trên 12 tháng, thường áp dụng trong cho vay đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, cho vay thực hiện các dự án đầu tư. Căn cứ vào phương thức cho vay sẽ có nhiều hình thức khác nhau như: Cho vay từng lần là mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng phải thực hiện tất
  17. 7 cả thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết một hợp đồng tín dụng; Cho vay theo hạn mức là ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định; Cho vay theo dự án đầu tư là cho vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống; Cho vay theo hạn mức thấu chi là việc ngân hàng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng;… Còn nếu căn cứ theo hình thức đảm bảo nợ vay sẽ có cho vay tín chấp và cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Cho vay tín chấp là hình thức cho vay mà khách hàng không cần phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng hoặc sự bảo lãnh bằng uy tín của bên thứ ba. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản là hình thức cho vay mà trong đó bên vay phải sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền quản lý của mình để đảm bảo nợ vay thông qua thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh bằng tài sản. 2.2 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ Trên thế giới có nhiều khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tùy vào từng điều kiện cụ thể của từng quốc gia, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế mà các tổ chức kinh tế, chính phủ sẽ đưa ra các khái niệm khác nhau về doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Theo Ngân hàng Thế giới (WB), doanh nghiệp được chia thành 4 loại tương ứng với số lượng lao động như sau: Doanh nghiệp siêu nhỏ (số lao động dưới 10 người), doanh nghiệp nhỏ (số lao động từ 10 người đến dưới 50 người), doanh nghiệp vừa (số lao động từ 50 người đến dưới 300 người), doanh nghiệp lớn (số lao động trên 300 người).
  18. 8 Theo Liên Minh Châu Âu (EU) phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có dưới 250 công nhân, doanh thu dưới 50 triệu euro/năm và tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán dưới 43 triệu euro. Dựa trên tổng hợp của tác giả từ nhiều nguồn thì trên thế giới hiện nay có 4 tiêu chí phổ biến để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ: - Tiêu chí thứ nhất: Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại DNVVN phải gắn bó với từng ngành đồng thời phải tính đến số lượng lao động và vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo tiêu chuẩn này có Nhật Bản là tiêu biểu. - Tiêu chí thứ hai: Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại DNVVN không phân biệt ngành nghề mà chỉ căn cứ vào số lượng lao động và vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nước theo tiêu chí này gồm có: Philippine, Thái Lan… - Tiêu chí thứ ba: Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại DNVVN bao gồm số lượng lao động, vốn kinh doanh và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Các nước theo tiêu chí này gồm có Canada, Đài Loan, Malaysia, Indonesia… - Tiêu chí thứ tư: Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại DNVVN dựa vào số lượng lao động của doanh nghiệp có hoặc không có phân biệt ngành nghề. Các nước theo tiêu chí này gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc… Tại Việt Nam, theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chính phủ ban hành ngày 11/03/2018 nêu rõ: DNVVN là doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Tiêu chí xác định dựa trên lĩnh vực hoạt động, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm, tổng nguồn vốn và tổng doanh thu trên Báo cáo tài chính của năm
  19. 9 trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Cụ thể trên từng lĩnh vực kinh tế khác nhau, DNVVN bao gồm các doanh nghiệp có số lượng lao động từ 10 - 200 người và doanh thu từ 10 - 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn từ 3 - 100 tỷ đồng. Nhìn chung, có nhiều phương thức khác nhau để định nghĩa và phân loại DNVVN. Dựa trên tình hình thực tế tại các ngân hàng thương mại, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu đối với các doanh nghiệp có doanh thu năm gần nhất từ trên 20 tỷ đồng đến dưới 1000 tỷ đồng sẽ được xem như là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bài nghiên cứu này. 2.3 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng và tiến trình ra quyết định mua hàng 2.3.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng Theo Fishbein & Ajzen (1975) cho rằng một trong những cách để phân tích hành vi tiêu dùng là đo lường xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Xu hướng tiêu dùng nghĩa là sự nghiêng theo chủ quan của người tiêu dùng về một sản phẩm, thương hiệu nào đó, và nó đã được chứng minh là yếu tố then chốt để dự đoán hành vi người tiêu dùng. Xu hướng tiêu dùng có thể gọi dưới tên là xu hướng lựa chọn vì đều hướng đến hành động chọn sử dụng một sản phẩm, thương hiệu hay dịch vụ nào đó. Thuyết hành động hợp lý (TRA – Theory of Reasoned Action) được xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng bởi Fishbein & Ajzen (1975)
  20. 10 Niềm tin đối với những thuộc tính sản phẩm Thái độ Đo lường niềm tin đối với những thuộc tính sản phẩm Xu hướng Hành vi thực Niềm tin về những người ảnh hành vi sự hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên hay không nên mua sản phẩm Chuẩn chủ quan Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của những người ảnh hưởng Hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein & Ajzen (1975) Trong thuyết này, ý định thực hiện hành vi được quyết định bởi hai yếu tố: Thái độ của một người về hành vi và chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi. Yếu tố thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm, trong đó tập trung ở những thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Yếu tố chuẩn chủ quan được đo lường thông qua những người có liên quan đến người tiêu dùng như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…thích hay không thích họ mua sản phẩm, dịch vụ. Mức độ thân thiết của người có liên quan và niềm tin của người tiêu dùng vào họ càng mạnh thì ảnh hưởng càng lớn đến xu hướng và quyết định mua của người tiêu dùng. Niềm tin của mỗi cá nhân người tiêu dùng đối với sản phẩm hay thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến thái độ và chuẩn chủ quan, từ đó ảnh hưởng đến xu hướng mua của người tiêu dùng chứ không ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2