Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu - Trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu ở Cục Hải quan Đồng Tháp; đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu đăng ký thủ tục ở Cục Hải quan Đồng Tháp trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu - Trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN THỊ XUÂN DIỄM PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU, NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU: TRƢỜNG HỢP CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------------ NGUYỄN THỊ XUÂN DIỄM PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU, NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU: TRƢỜNG HỢP CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG THÁP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH CÔNG (HƢỚNG ỨNG DỤNG) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KIM QUYẾN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thông tin luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 6 năm 2019 Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Xuân Diễm
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 2 1.3. Khung phân tích, phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp tiếp cận của đề tài ................................................................................................................... 2 1.3.1. Khung phân tích .............................................................................. 2 1.3.2. Phạm vi của đề tài ........................................................................... 2 1.3.3. Phƣơng pháp tiếp cận thực hiện đề tài ............................................ 2 1.4. Kết cấu của đề tài ................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ VÀ KHUNG PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH GIA CÔNG XUẤT KHẨU, NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU .................... 4 1.1. Khung pháp lý của Việt Nam về quản lý thuế đối với loại hình gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu ..................................................... 4 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu ..................................................................................... 4 1.1.2. Nội dung quản lý của cơ quan Hải quan liên quan đến hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu ............................................ 6 1.2. Hành vi tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế ........................................... 12 1.2.1. Khái niệm về tuân thủ thuế ........................................................... 12 1.2.2. Lý thuyết các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế.............. 13 CHƢƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT
- KHẨU, NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU LÀM THỦ TỤC QUA CỤC HẢI QUAN ĐỒNG THÁP ..................................................................................... 21 2.1. Vài nét về tỉnh Đồng Tháp ................................................................... 21 2.2. Vài nét về Cục Hải quan Đồng Tháp ................................................... 22 2.3. Công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp .............................................................. 25 2.3.1. Công tác giám sát quản lý ............................................................. 25 2.3.2. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nƣớc ................... 25 2.3.3. Tình hình quản lý hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp .................................................. 26 2.4. Phân tích các yếu tố tác động đến tính tuan thủ thuế của doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp ................................................................................................... 28 2.4.1. Mô hình khảo sát ........................................................................... 28 2.4.2. Xác định các yếu tố tác động ........................................................ 29 2.4.3. Xây dựng bảng câu hỏi điều tra .................................................... 30 2.4.4. Mẫu nghiên cứu khảo sát .............................................................. 32 2.4.5. Phân tích kết quả điều tra các yếu tố tác động .............................. 33 2.4.6. Các yếu tố tác động chủ yếu ......................................................... 37 2.5. Nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục ................................. 38 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU, NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU Ở CỤC HẢI QUAN ĐỒNG THÁP .................................................................................................. 40 3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của ngành Hải quan đến năm 2020 40 3.1.1. Quan điểm phát triển ..................................................................... 40 3.1.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................ 41 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp .......................................................................................... 42 3.2.1. Kiến nghị về phƣơng thức quản lý ................................................ 43 3.2.2. Kiến nghị về hệ thống pháp luật chung ........................................ 45
- 3.2.3. Kiến nghị các giải pháp nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp ............................................................................... 46 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 53
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải nội dung HQĐT Hải quan Đồng Tháp GC Gia công GCXK Gia công xuất khẩu SXXK Sản xuất xuất khẩu NSXXK Nhập sản xuất xuất khẩu HQCK Hải quan cửa khẩu BCQT Báo cáo quyết toán KTSTQ Kiểm tra sau thông quan DN Doanh nghiệp ASEAN Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Cục HQĐT Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của Cục Hải quan Đồng Tháp Bảng 2.3: Kết quả hoạt động của Cục Hải quan Đồng Tháp đối với loại hình gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu Hình 2.4: Mô hình khảo sát Bảng 2.5: Các yếu tố tác động và ký hiệu Bảng 2.6: Kết quả điều tra các nhóm yếu tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp Bảng 2.7: Kết quả điều tra nhóm yếu tố xã hội Bảng 2.8: Kết quả điều tra nhóm yếu tố liên quan đến qui định của pháp luật Bảng 2.9: Các yếu tố tác động chủ yếu Hình 3.1: Mô hình các cấp độ tuân thủ
- TÓM TẮT Hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu đang đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nƣớc, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Trong bối cảnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động của giới doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu. Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành chính sách ƣu đãi để thu hút đầu tƣ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cụ thể trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Đồng Tháp, có thể nói các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc đã tạo ra môi trƣờng thuận lợi để doanh nghiệp gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu phát triển, mở rộng qui mô sản xuất, góp phần nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu của Tỉnh và giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, có không ít doanh nghiệp lợi dụng chính sách ƣu đãi về thuế để gian lận gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nƣớc, tạo ra sự bất bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Trên cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế và các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp, kết quả phân tích thực trạng quản lý đối với các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu; luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp. Từ khóa: yếu tố ảnh hưởng, gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu
- ABSTRACT Export processing, export production are playing an important role for the country's economy, solving jobs for laborers. In the context of reforming administrative procedures to create favorable conditions for enterprises' activities, including export processing and export production, over the past time, Vietnam has issued preferential policies to attract investment, create favorable conditions for businesses to operate in this field. In Dong Thap province, it can be said that the preferential policies have created a favorable environment for export processing enterprises to develop and expand, contributing to improve the import-export turnover of the province and creating more and more jobs for laborers. However, there still have many businesses take advantage of tax incentives and it is cause of tax losses to the State budget and make inequality among business. On the basis of the theory of tax compliance and factors affecting enterprises' tax compliance behavior and the results of management situation analysis of enterprises engaged in export processing and export production, the research has proposed solutions to enhance the tax compliance of enterprises engaged in export processing and export production in Dong Thap Customs Department. Key words: influencing factors, export processing, export production
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu không ngừng tăng lên. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu đang đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nƣớc, nhất là lĩnh vực xuất nhập khẩu, giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Đề cao vai trò của doanh nghiệp gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu đối với nền kinh tế và trong bối cảnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động của giới doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu thời gian qua, Việt Nam đã ban hành chính sách ƣu đãi để thu hút đầu tƣ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nổi bật là việc Luật Hải quan đƣa ra các quy định tạo điều kiện thông thoáng về mặt thủ tục hải quan đối với loại hình gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu. Đồng thời Luật Thuế xuất nhập khẩu đã đƣa ra quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tƣ nhập sản xuất xuất khẩu thay vì ân hạn thuế 275 ngày nhƣ trƣớc đây. Riêng tại tỉnh Đồng Tháp, có thể nói các chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc đã tạo ra môi trƣờng thuận lợi để doanh nghiệp gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, góp phần nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu của Tỉnh và giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Dù vậy, vẫn có không ít doanh nghiệp gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu lợi dụng các chính sách ƣu đãi về thuế để gian lận gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nƣớc, tạo ra sự bất bình đẳng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp, tuy nhiên chƣa có đề tài nào đi sâu phân tích đối với các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu trong khi đây là loại hình đặc thù, dễ dẫn đến hành vi gian lận thuế do có nhiều chính sách ƣu đãi về thuế mà Nhà
- 2 nƣớc dành riêng cho đối tƣợng này. Trƣớc thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài “Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu: Trƣờng hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp” để làm luận văn thạc sĩ. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu ở Cục Hải quan Đồng Tháp. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu đăng ký thủ tục ở Cục Hải quan Đồng Tháp trong thời gian tới. 1.3. Khung phân tích, phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp tiếp cận của đề tài 1.3.1. Khung phân tích Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu ở Cục Hải quan Đồng Tháp. 1.3.2. Phạm vi của đề tài Các số liệu thu thập để phân tích, tổng hợp từ nghiên cứu thực trạng thực hiện trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Nguồn số liệu đƣợc lấy từ các báo cáo tình hình công tác năm của Cục Hải quan Đồng Tháp; số liệu qua các đợt kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp cũng nhƣ các báo cáo của Ngành về tình hình hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất xuất khẩu và các kênh thông tin trên website. 1.3.3. Phƣơng pháp tiếp cận thực hiện đề tài Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật lấy ý kiến sâu một số công chức có am hiểu và kinh nghiệm về lĩnh vực hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu để nhận dạng các các yếu tố có thể tác động đến mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp nói riêng.
- 3 Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu khảo sát thông qua bảng câu hỏi để xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố (đã đƣợc nhận dạng qua phƣơng pháp định tính), đƣợc tiến hành khảo sát đối với 58 công chức hải quan đã qua thực tế công tác lĩnh vực quản lý hàng gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu và 24 doanh nghiệp có làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng gia công, sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp. 1.4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, đề tài đƣợc chia thành 3 chƣơng, bao gồm: Chương 1: Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế và khung pháp lý của Việt Nam về quản lý thuế đối với loại hình gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu Chương 2: Các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu làm thủ tục qua Cục Hải quan Đồng Tháp Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu ở Cục Hải quan Đồng Tháp
- 4 CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ VÀ KHUNG PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH GIA CÔNG XUẤT KHẨU, NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU 1.1. Khung pháp lý của Việt Nam về quản lý thuế đối với loại hình gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu 1.1.1.1. Khái niệm gia công Theo Điều 178 Luật Thƣơng mại năm 2005: “Gia công thƣơng mại là hoạt động thƣơng mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hƣởng thù lao”. Tại Việt Nam, hoạt động GC chủ yếu theo hình thức nhận GC nguyên liệu và xuất khẩu trả sản phẩm cho phía đối tác nƣớc ngoài, quyền sở hữu nguyên vật liệu và sản phẩm xuất khẩu không thuộc về bên nhận GC (cụ thể trong trƣờng hợp của đề tài nghiên cứu là DN Việt Nam) mà thuộc đối tác giao GC ở nƣớc ngoài. Theo hình thức này, đối tác nƣớc ngoài cung cấp điều kiện để DN tại Việt Nam (bên nhận GC) sản xuất ra thành phẩm theo yêu cầu, gồm nguyên vật liệu/bán thành phẩm và có thể là dây chuyền máy móc, thiết bị và chuyên gia. Bên nhận GC sẽ phải bàn giao toàn bộ sản phẩm làm ra và đƣợc bên giao GC trả một khoản tiền hay còn gọi là phí GC. Vì vậy, chỉ khi nào bên đặt GC nhận đƣợc sản phẩm là kết quả lao động từ bên nhận GC đúng nhƣ các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng GC mới đƣợc coi là thực hiện xong. Hợp đồng GC chính là cơ sở pháp lý của phƣơng thức này, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng bên, bên nhận GC chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật liệu đƣợc chuyển giao từ bên giao GC và tổ chức sản xuất theo mẫu mã thỏa thuận trong hợp đồng GC và xuất khẩu toàn bộ sản phẩm cho đối tác thuê GC.
- 5 1.1.1.2. Khái niệm nhập sản xuất xuất khẩu “Nhập sản xuất xuất khẩu là một phƣơng thức kinh doanh xuất nhập khẩu trong đó nhà nhập khẩu nhập nguyên vật liệu về để sản xuất chế biến ra sản phẩm xuất khẩu. Đây là hình thức mua đứt bán đoạn, DN nhập khẩu mua nguyên vật liệu về để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thu đƣợc từ chính nguyên vật liệu đó .Trong phƣơng thức này, có hai hợp đồng riêng biệt là hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu và hợp đồng xuất khẩu sản phẩm.” – (Nguồn: Hoàng Ngọc Duyên-2012) Với phƣơng thức NSXXK, ngƣời mua với ngƣời bán hoàn toàn độc lập, nhà nhập khẩu có quyền nhập khẩu nguyên vật liệu của những DN ở những nƣớc khác nhau và xuất khẩu bán sản phẩm của mình cho một hay nhiều DN khác nhau ở những nƣớc khác nhau. Nguyên nhân hình thành phƣơng thức kinh doanh SXXK là do sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt, lợi thế về các nguồn lực nhƣ tài nguyên, thị trƣờng lao động giữa các nƣớc. 1.1.1.3. Phân biệt loại hình nhập gia công xuất khẩu và nhập sản xuất xuất khẩu - Giống nhau (về mặt bản chất, quy trình hoạt động): + Cả hai đều sử dụng nguồn lao động trong nƣớc hay còn đƣợc gọi là xuất khẩu lao động tại chỗ. + Các công đoạn thực hiện đều phải thiện gồm: nhập khẩu nguyên vật liệu, sản xuất ra sản phẩm và sau đó xuất khẩu sản phẩm. - Khác nhau: + Về tính tự chủ và quyền sở hữu: Trong phƣơng thức NSXXK, ngƣời mua với ngƣời bán hoàn toàn độc lập, tự chủ về nguyên liệu và hàng hóa sản xuất, bên nhập khẩu có thể nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu từ nhiều nƣớc khác nhau và xuất bán thành phẩm cho bất kỳ đối tác nào hay nói khác hơn là họ có toàn quyền định đoạt hàng hóa miễn hàng hóa đó nếu bán cho đối tác nƣớc ngoài thì sẽ đƣợc miễn thuế (và ngƣợc lại nếu tiêu thụ nội địa thì phải chịu thuế đầu vào nguyên liệu); còn đối với loại hình GC xuất khẩu, bên nhận GC chịu sự chi phối hoàn toàn vào bên
- 6 đặt GC từ đầu vào nguyên vật liệu, mẫu mã theo yêu cầu và số lƣợng sản phẩm đầu ra... trong phƣơng thức GC xuất khẩu, bên nhận GC chỉ là ngƣời làm thuê để đƣợc nhận tiền phí GC. + Về chính sách thuế: Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện nay, DN nhập khẩu để GC hàng hóa xuất khẩu sẽ đƣợc miễn thuế, còn loại hình NSXXK thì chỉ đƣợc hoàn thuế nguyên vật liệu nhập khẩu sau khi xuất khẩu sản phẩm và sản phẩm xuất khẩu sẽ không phải chịu thuế. 1.1.2. Nội dung quản lý của cơ quan Hải quan liên quan đến hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu 1.1.2.1. Quy định chung - Nguyên liệu, vật tư, nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất bao gồm: (1) Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình GC, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu; (2) Vật tƣ trực tiếp tham gia vào quá trình GC, sản xuất nhƣng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu; (3) Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu đƣợc sản xuất từ nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu đƣợc sản xuất từ nguyên liệu, vật tƣ mua trong nƣớc, nguyên liệu, vật tƣ tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu; (4) Vật tƣ làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu; (5) Nguyên liệu, vật tƣ, linh kiện, cụm linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu; (6) Hàng mẫu nhập khẩu để GC, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; (7) Máy móc, thiết bị nhập khẩu do bên đặt GC cho bên nhận GC thuê mƣợn để thực hiện hợp đồng GC. – (Nguồn: Điều 54 Thông tư số 38/2015/TT-BTC) - Định m c th c tế sản xuất hàng hóa gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu Định mức thực tế sản xuất là lƣợng nguyên liệu, vật tƣ thực tế đã sử dụng để GC, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất. Trƣờng hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trƣớc đƣợc sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây
- 7 dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định. Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình GC, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu đƣợc thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thƣớc, phẩm chất,…) bị loại ra trong quá trình GC, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lƣợng để xuất khẩu. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lƣu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lƣợng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan hải quan khi thực hiện việc BCQT. Riêng đối với những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính vẫn chƣa có sản phẩm hoàn chỉnh thì tổ chức, cá nhân chƣa phải nộp định mức thực tế khi nộp BCQT. Vật tƣ không xây dựng đƣợc định mức theo sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải lƣu trữ các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tƣ và thể hiện trong BCQT về tình hình xuất - nhập - tồn kho của vật tƣ này. (Nguồn: Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC) - Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công Tổ chức, cá nhân thông báo cơ sở sản xuất cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan thông qua Hệ thống. Trƣờng hợp Hệ thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân thông báo cơ sở sản xuất theo mẫu văn bản giấy. Trƣờng hợp thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo cơ sở sản xuất) thì tổ chức, cá nhân thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý trƣớc đây, Chi cục Hải quan quản lý mới thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản và thực hiện thông báo cơ sở sản xuất cho Chi cục Hải quan quản lý mới. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các nội dung kê khai trong văn bản thông báo cơ sở GC, sản xuất, nơi lƣu giữ nguyên liệu, vật tƣ, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu.
- 8 Trƣớc khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tƣ, thiết bị, máy móc phục vụ hợp đồng GC, phụ lục hợp đồng GC với thƣơng nhân nƣớc ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo hợp đồng GC, phụ lục hợp đồng GC cho Chi cục Hải quan quản lý nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống tự động tiếp nhận và phản hồi số tiếp nhận hợp đồng GC, phụ lục hợp đồng GC. Tổ chức, cá nhân chỉ thông báo một lần và thông báo bổ sung khi có sự thay đổi về các nội dung đã thông báo. (Nguồn: Điều 56 Thông tư số 38/2015/TT-BTC) - Kiểm tra cơ sở, năng l c gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu Chi cục trƣởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận thông báo cơ sở sản xuất GC, sản xuất hàng hóa xuất khẩu ban hành Quyết định kiểm tra cơ sở GC, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lƣu giữ nguyên liệu, vật tƣ, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu, năng lực GC, sản xuất. Việc kiểm tra đƣợc thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm việc. Nội dung kiểm tra bao gồm kiểm tra địa chỉ cơ sở GC, sản xuất, nơi lƣu giữ nguyên liệu, vật tƣ, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; kiểm tra ngành nghề đầu tƣ kinh doanh; kiểm tra nhà xƣởng, máy móc, thiết bị; kiểm tra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Kết thúc kiểm tra, công chức Hải quan lập Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở GC, sản xuất. Nội dung Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở GC, sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra. (Nguồn: Điều 57Thông tư số 38/2015/TT-BTC) - Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu Tổ chức, cá nhân có hoạt động GCXK, NSXXK thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tƣ; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm từ hệ thống quản trị sản
- 9 xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống. Trƣớc khi thực hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tƣ, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất. Cơ quan hải quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc trao đổi thông tin giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. Trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan và thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tƣ, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu. Trƣờng hợp tổ chức, cá nhân chƣa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định trên với cơ quan hải quan thì định kỳ BCQT tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính. Tổ chức, cá nhân nộp BCQT chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trƣớc khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tƣ cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống. – (Nguồn: Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC) 1.1.2.2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cho thƣơng nhân nƣớc ngoài - Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm để th c hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài + Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tƣ Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu (bao gồm cả sản phẩm hoàn chỉnh do bên đặt GC cung cấp để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm GC thành mặt hàng đồng bộ; nguyên liệu, vật tƣ do bên nhận GC tự cung
- 10 ứng nhập khẩu từ nƣớc ngoài) thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tƣ do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam cung cấp theo chỉ định của thƣơng nhân nƣớc ngoài thực hiện theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Đối với nguyên liệu, vật tƣ do bên nhận GC sản xuất hoặc mua tại thị trƣờng Việt Nam, ngƣời khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan (trừ trƣờng hợp mua từ DN chế xuất, DN khu phi thuế quan). + Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê, mƣợn để thực hiện hợp đồng GC Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mƣợn để trực tiếp phục vụ hợp đồng GC thì thực hiện theo loại hình tạm nhập - tái xuất. + Thủ tục xuất khẩu sản phẩm GC Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Trƣờng hợp sản phẩm GC xuất khẩu đƣợc sản xuất từ nguyên liệu, vật tƣ mua trong nƣớc thuộc đối tƣợng chịu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục xuất khẩu thực hiện việc kê khai sản phẩm GC trên một dòng hàng và nguyên liệu, vật tƣ mua trong nƣớc cấu thành sản phẩm GC xuất khẩu trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai, tính thuế xuất khẩu, các loại thuế khác (nếu có) đối với nguyên liệu, vật tƣ trên tờ khai hải quan xuất khẩu. (Nguồn: Điều 61 Thông tư số 38/2015/TT-BTC) - Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại Trƣờng hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng GC với thƣơng nhân nƣớc ngoài nhƣng không trực tiếp GC mà thuê tổ chức, cá nhân khác GC toàn bộ hoặc GC công đoạn (thuê GC lại) thì tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng GC với thƣơng nhân nƣớc ngoài là ngƣời làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, BCQT hợp đồng GC với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc thực hiện hợp đồng GC này. Tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng GC với thƣơng nhân nƣớc ngoài có trách nhiệm thông báo hợp đồng GC lại cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất bằng văn bản cho Chi cục Hải quan quản lý trƣớc khi giao nguyên liệu, vật tƣ cho đối tác nhận GC lại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn