intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến tiến độ hoàn thành dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

35
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá công tác QLDA đầu tư tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Hòn Đất. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLDA đầu tư tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến tiến độ hoàn thành dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LẠI CHÍ THÀNH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LẠI CHÍ THÀNH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. TỪ VĂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích các yếu tố tác động đến tiến độ hoàn thành dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” là công trình nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Từ Văn Bình. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 25 tháng 01 năm 2018 Tác giả Lại Chí Thành
  4. MỤC LỤC TRANG BÌA TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ...................................................... 1 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................................2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................3 1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ................................................................................4 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................ 5 2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ........................5 2.1.1. Ngân sách nhà nước ..........................................................................................5 2.1.2. Đầu tư ................................................................................................................5 2.1.3. Dự án đầu tư ......................................................................................................7 2.1.4. Phân loại dự án đầu tư .......................................................................................8 2.1.5. Quản lý dự án đầu tư .......................................................................................13
  5. 2.1.6. Các lĩnh vực quản lý dự án đầu tư ..................................................................14 2.1.7. Các giai đoạn quản lý dự án ............................................................................17 2.1.8. Các hình thức tổ chức quản lý dự án ...............................................................19 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............................................22 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................22 2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................................24 2.3. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .....................................................................................26 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 27 3.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................27 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................27 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................28 3.2. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................29 3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động tiến độ hoàn thành dự án .....................29 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................34 3.2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................34 3.2.4. Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu ..................................................35 3.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................37 3.3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................37 3.3.2. Các chỉ tiêu đo lường trong nghiên cứu ..........................................................38 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ..............................................42 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................42 3.4.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu .................................................................................43 3.5. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................44 3.5.1. Dữ liệu thứ cấp ................................................................................................44 3.5.2. Dữ liệu sơ cấp..................................................................................................44 3.5.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................45 3.6. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .....................................................................................48 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 50
  6. 4.1. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG .................................50 4.1.1. Nguồn vốn NSNN trong đầu tư XDCB ..........................................................50 4.1.2. Đánh giá quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Hòn Đất ...........51 4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀNH THÀNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG .................................................................................................54 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .....................................................................54 4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha ..........................57 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................61 4.2.4. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo mới ....................................................64 4.2.5. Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................65 4.2.6. Phân tích hồi quy .............................................................................................66 4.2.7. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..............................................................69 4.2.8. Sự khác biệt về tiến độ hoàn thành dự án theo đặc trưng của dự án ...............71 4.2.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................72 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................75 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................... 76 5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................76 5.2. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ......................................................................76 5.2.1. Nâng cao năng lực và thẩm quyền của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất ..........................................................................................................76 5.2.2. Nâng cao năng lực của nhà thầu và lựa chọn nhà thầu có uy tín ....................77 5.2.3. Nâng cao năng lực của đơn vị tư vấn ..............................................................78 5.2.4. Chính sách quản lý đầu tư xây dựng ...............................................................78 5.2.5. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý dự án .......................................80 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............80 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KHẢO SÁT
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANOVA Phân tích phương sai (Analysis of Variance) ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long EFA Phân tích yếu tố khám phá (Exploring factor analysis) GDP Tổng sản phẩm quốc nội KMO Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin NSNN Ngân sách nhà nước OLS Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất QLDA Quản lý dự án Sig. Mức ý nghĩa quan sát (Observed significance level) SPSS Phần mềm thống kê sử dụng trong khoa học xã hội (Statistical Package for the Social Sciences) TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VIF Độ phóng đại phương sai
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình ...............................................8 Bảng 3.1: Các biến quan sát sử dụng trong mô hình nghiên cứu .............................35 Bảng 4.1: Tích lũy đầu tư xây dựng từ NSNN giai đoạn 2012 - 2016 .....................50 Bảng 4.2: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng sử dụng NSNN giai đoạn 2012-2016 .........50 Bảng 4.3: Tình hình sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB giai đoạn 2012 - 2016 51 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá về quản lý đầu tư công ở huyện Hòn Đất giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................................53 Bảng 4.5: Các thông tin về dự án khảo sát ................................................................56 Bảng 4.6: Giá trị dự án ..............................................................................................57 Bảng 4.7: Kiểm định thang đo “Môi trường bên ngoài” ...........................................58 Bảng 4.8: Kiểm định thang đo “Thông tin quản lý” .................................................58 Bảng 4.9: Kiểm định thang đo “Chính sách liên quan đến dự án” ...........................59 Bảng 4.10: Kiểm định thang đo “Phân cấp đầu tư” ..................................................59 Bảng 4.11: Kiểm định thang đo “Nguồn vốn thực hiện” ..........................................60 Bảng 4.12: Kiểm định thang đo “Năng lực tham gia” ..............................................60 Bảng 4.13: Kiểm định thang đo “Năng lực chủ đầu tư” ...........................................61 Bảng 4.14: Kiểm định KMO, Bartlett thang đo các nhân tố ảnh hưởng tiến độ hoàn thành dự án ................................................................................................................61 Bảng 4.15: Phương sai trích các nhân tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án ................................................................................................................62 Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án .........................................................................63 Bảng 4.17: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo mới ........................64 Bảng 4.18: Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình .............................................66 Bảng 4.19: Các thông số của mô hình hồi quy bội ...................................................66 Bảng 4.20: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ..................................................69
  10. Bảng 4.21: Kiểm định sự khác biệt biến động tiến độ theo cấp NSNN....................72 Bảng 4.22: Kiểm định sự khác biệt biến động tiến độ theo hình thức quản lý .........72
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Chu trình dự án sử dụng các nguồn vốn ODA ..........................................12 Hình 2.2: Chu trình dự án sử dụng các nguồn vốn trong nước .................................13 Hình 2.3: Quan hệ giữa chi phí - chất lượng - thời gian trong QLDA .....................17 Hình 2.4: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án ............................................................20 Hình 2.5: Quản lý dự án theo hình thức chìa khóa trao tay ......................................21 Hình 2.6: Quản lý dự án theo hình thức chủ nhiệm điều hành dự án .......................22 Hình 3.1: Vị trí huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang .....................................................27 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................35 Hình 3.3: Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................37 Hình 4.1: Vị trí cá nhân trong dự án .........................................................................55 Hình 4.2: Tập huấn về QLDA ...................................................................................55 Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................65 Hình 4.4: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Histogram ....................................67 Hình 4.5: Biểu đồ P-P Plot ........................................................................................68 Hình 4.6: Biểu đồ Scatterplot ....................................................................................68
  12. TÓM TẮT Đề tài “Phân tích các yếu tố tác động đến tiến độ hoàn thành dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm đánh giá công tác QLDA đầu tư tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Hòn Đất. Đề tài sử dụng các chỉ tiêu đánh giá về QLDA được đề xuất bởi Era Dabla - Norris và cộng sự (2011) và phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát đối với đại diện Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu tham gia các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện Hòn Đất để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 210 và các kỹ thuật kiểm định, phân tích hồi quy bội, kiểm định T - test được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Một là, công tác QLDA đã thực hiện tốt giai đoạn thực hiện đầu tư, tuy nhiên các giai đoạn như xác định dự án, chuẩn bị và phê duyệt dự án, đánh giá sau đầu tư thực hiện chưa tốt, cần phải cải thiện nhiều hơn. Hai là, ở mức ý nghĩa thống kê 5%, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến biến động tiến độ hoàn thành dự án xếp theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu là Năng lực của Chủ đầu tư; Nhân tố về Năng lực của Nhà thầu chính; Chính sách liên quan đến dự án; Năng lực của đơn vị tư vấn; Thẩm quyền chủ đầu tư phê duyệt đầu tư, thiết kế, dự toán; Thông tin quản lý và điều kiện tự nhiên. Ba là, các dự án sử dụng vốn NSNN cấp Trung ương hoặc tỉnh có tiến độ chậm hơn so với các dự án sử dụng vốn NSNN cấp huyện hoặc xã. Cuối cùng tác giả trình bày khuyến nghị chính sách, những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  13. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hòn Đất có diện tích 1.019,8 km2, là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Kiên Giang, là vùng có tiềm năng phát triển về thủy hải sản, khai thác đá và du lịch. Trong những năm qua, kinh tế huyện Hòn Đất đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, bình quân giai đoạn 2011 - 2016 đạt 11%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 31,3 triệu đồng/năm (UBND huyện Hòn Đất, 2016). Đạt được những kết quả trên có sự đóng góp rất lớn từ hoạt động đầu tư vốn vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nguồn vốn đầu tư được tập trung chủ yếu cho xây dựng hạ tầng giao thông, nông thôn, y tế, lưới điện, các dự án thủy lợi… góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân (UBND huyện Hòn Đất, 2016). Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất là đơn vị sự nghiệp công lập, thay mặt Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hòn Đất thực hiện quản lý dự án (QLDA) đầu tư sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn huyện. Công tác QLDA đầu tư tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất thời gian qua đã có nhiều tiến bộ trong thực hiện cơ chế chính sách chung, cải tiến quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng vốn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (UBND huyện Hòn Đất, 2016). Tuy nhiên, thực tế công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện trong thời gian qua cho thấy, bên cạnh những dự án sau khi hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả rất cao đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương thì vẫn còn nhiều dự án chậm tiến độ, tăng chi phí và chậm đưa vào khai thác hoặc mới đưa vào sử dụng chưa hết thời gian bảo hành công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp. Đây là một trong những cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hòn Đất (UBND huyện Hòn Đất, 2016).
  14. 2 Vì vậy, nghiên cứu về công tác QLDA đầu tư tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất là rất cần thiết, đặc biệt là các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án xây dựng trên địa bàn huyện đang là vấn đề bức xúc. Để từ đó có những giải pháp quản lý có hiệu quả dự án đầu tư, cải thiện tiến độ hoàn thành dự án, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững, nâng cao phúc lợi cho người dân trên địa bàn huyện Hòn Đất là rất cấp thiết. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích các yếu tố tác động đến tiến độ hoàn thành dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” để làm luận văn thạc sĩ. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá công tác QLDA đầu tư tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Hòn Đất. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLDA đầu tư tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác QLDA tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên giang trong giai đoạn 2012 - 2016. Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu 3: Khuyến nghị một số chính sách để hoàn thiện công tác QLDA tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất trong thời gian tới. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Công tác QLDA tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất hiện nay như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang?
  15. 3 Những chính sách nào là quan trọng hoàn thiện công tác QLDA tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất trong thời gian tới? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác QLDA và các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầy tư xây dựng là đối tượng nghiên cứu của đề tài. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Chỉ nghiên cứu các dự án đầu tư xây dựng nhóm B và C sử dụng vốn ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn huyện Hòn Đất. Vốn NSNN gồm vốn ngân sách Trung ương, ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Phạm vi về thời gian: Các số liệu, dữ liệu, thông tin sử dụng trong đề tài được giới hạn trong 5 năm, từ năm 2012 đến năm 2016. Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 11/2017. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó, sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hòn Đất và thực trạng QLDA đầu tư xây dựng qua các năm; Phân tích kết quả khảo sát thực trạng QLDA theo chu trình dự án đầu tư. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 210. Thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với đại diện Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu tham gia các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện Hòn Đất để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số. Dữ liệu được làm sạch, thực hiện kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha và
  16. 4 phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy về mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố ảnh hưởng và tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng. 1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu sự cần thiết nghiên cứu; mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Trình bày lý thuyết về dự án đầu tư; QLDA đầu tư; Các yếu tố ảnh hưởng đến QLDA đầu tư; Tình hình các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Bao gồm khung nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trình bày thực trạng QLDA tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất; Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng; Thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị chính sách. Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu; Đề xuất các chính sách nhằm hoàn thiện công tác QLDA tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất trong thời gian tới. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  17. 5 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1.1. Ngân sách nhà nước Theo Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước (2015) thì “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Vốn NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước; Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhận ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật (Luật Ngân sách Nhà nước, 2015). Chi NSNN bao gồm: Chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (Luật Ngân sách Nhà nước, 2015). 2.1.2. Đầu tư 2.1.2.1. Khái niệm về đầu tư Trong kinh tế học vĩ mô, đầu tư được hiểu là việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất tương lai. Việc gia tăng tư bản tư nhân (tăng thiết bị sản xuất) được gọi là đầu tư tư nhân. Việc gia tăng tư bản xã hội được gọi là đầu tư công. Xét trên tổng thể nền kinh tế, đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển từ đó thu được các hiệu quả kinh tế xã hội vì mục tiêu phát triển quốc gia.
  18. 6 Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một lĩnh vực nhất định (như thăm đò, khai thác, chế biến, sản xuất kinh doanh, dịch vụ ...) và đưa vốn vào hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kế tiếp nhằm thu hồi vốn, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư và lợi ích kinh tế xã hội cho nước nhận đầu tư (Ngân hàng thế giới, 2005). Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư (Luật đầu tư, 2014). Như vậy, đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực trong một thời gian nhất định ở hiện tại để thu được lợi nhuận kinh tế và lợi ích xã hội trong tương lai. 2.1.2.2. Đối tượng đầu tư Trong một nền kinh tế, vốn đầu tư tồn tại dưới nhiều hình thức và vì vậy cũng có nhiều cách đầu tư. Có 3 loại đầu tư chính sau: Đầu tư vào tài sản cố định: là đầu tư vào nhà, xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Đầu tư dưới dạng này chính là đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Khả năng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào đầu tư loại này. Đầu tư vào tài sản lưu động: tài sản lưu động là những nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm được sử dụng hết sau mỗi quá trình sản xuất. Ngoài ra, tài sản lưu động cũng có thể là thành phẩm được đơn vị đó sản xuất ra mà chưa đem đi tiêu thụ hết. Như vậy, lượng đầu tư vào loại tài sản này chính là sự thay đổi về khối lượng của các hàng hoá đó trong một thời gian nhất định. Đầu tư khác: là các khoản đầu tư nhằm gia tăng năng lực phát triểncủa xã hội, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện chất lượng môi trường. 2.1.2.3. Các đặc điểm của hoạt động đầu tư Theo Từ Quang Phương (2005), hoạt động đầu tư có các đặc điểm sau: Một là, hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường là trên phương diện tài chính. Để thực hiện đầu tư trước hết cần có vốn. Vốn là nguồn lực sinh lợi được thể hiện dưới các hình thức khác nhau và có thể quy đổi về tiền tệ, vì vậy các quyết định về đầu tư thường xem xét từ phương diện tài chính. Trên thực
  19. 7 tế, các quyết định đầu tư thường được cân nhắc bởi sự hạn chế về ngân sách (Nhà nước, địa phương) và luôn được xem xét từ những khía cạnh tài chính nói trên. Hiện nay các dự án khả thi về các phương diện khác (kinh tế xã hội) nhưng không khả thi về phương diện tài chính cũng khó có thể thực hiện. Thời gian từ khi bắt đầu đầu tư cho đến khi dự án mang lại lợi ích phải đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. Đặc điểm này ảnh hưởng đến các dự tính (vốn đầu tư, nhân lực…) nên chịu một xác xuất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố. Chính điều này là một trong những vấn đề quan trọng cần phải tính đến trong nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án. Hai là, hoạt động đầu tư là hoạt động luôn có sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai, nghĩa là đầu tư là sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi lấy lợi ích tương lai nên luôn có sự cân nhắc. Nhà đầu tư chỉ mong muốn và chấp nhận đầu tư trong điều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích họ tạm thời phải hy sinh (không tiêu dùng hoặc không đầu tư vào nơi khác). Ba là, hoạt động đầu tư là hoạt động mang nặng rủi ro. Những đặc điểm nói trên đặt ra cho người phân tích, đánh giá đầu tư chẳng những phải quan tâm về mặt nội dung xem xét mà còn tìm các phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá để có những kết luận giúp cho việc lựa chọn và đưa ra quyết đầu tư một cách có căn cứ. Vì vậy để đảm bảo cho mọi dự án đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. Sự chuẩn bị này được thể hiện trong việc lập dự án đầu tư, có nghĩa là phải thực hiện đầu tư theo dự án đã được soạn thảo với chất lượng tốt. 2.1.3. Dự án đầu tư 2.1.3.1. Khái niệm dự án đầu tư Có nhiều cách định nghĩa dự án đầu tư. Theo Ngân hàng Thế giới (2006) thì “Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động về chi phí có liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định”.
  20. 8 Theo Luật xây dựng 2003 thì “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định”. Theo Quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu thì dự án là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. Theo Luật đầu tư (2005) thì dự án là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian cụ thể. Tóm lại, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù nhằm đạt được các mục tiêu mong muốn bằng phương pháp và phương tiện cụ thể trong một khoảng thời gian xác định. 2.1.3.2. Đặc trưng của dự án đầu tư Dự án đầu tư có những đặc trưng sau: (1) Mang tính chất tạm thời: có vòng đời giới hạn với các đặc tính ở các giai đoạn khác nhau; (2) Có tính duy nhất: mỗi dự án có một mục tiêu, nhiệm vụ, con người, lịch trình, vấn đề khác nhau; (3) Có mục tiêu rõ ràng xác định cụ thể; (3) Là một tập hợp phức tạp các hoạt động phức tạp với sự tham gia của nhiều người, tổ chức với nhiều chức năng khác nhau; (5) Là một thực thể được tạo mới, xuất hiện lần đầu; (6) Bao gồm những thay đổi và rủi ro do bản thân dự án hoặc do môi trường bên ngoài. 2.1.4. Phân loại dự án đầu tư 2.1.4.1. Theo quy mô và tính chất Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì các dự án xây dựng công trình được phân loại như sau: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C. Bảng 2.1: Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2