intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ trọng ngành kinh tế tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn nhằm xác định tác động của các yếu tố vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp đến tỷ trọng các khu vực kinh tế tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đó, gợi ý chính sách cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ trọng ngành kinh tế tỉnh Phú Yên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- NGUYỄN THỊ ÁNH MỸ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ TRỌNG NGÀNH KINH TẾ TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- NGUYỄN THỊ ÁNH MỸ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ TRỌNG NGÀNH KINH TẾ TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển Mã số : 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, chưa được công bố nội dung ở bất kì đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. Học viên thực hiện Nguyễn Thị Ánh Mỹ
  4. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ trọng các ngành kinh tế tỉnh Phú Yên với mục tiêu xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vốn, lao động và TFP đến tỷ trọng ngành kinh tế tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đó, gợi ý chính sách cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững. Từ nguồn số liệu chính thức được công bố từ Niên giám thống kê và báo cáo của một số cơ quan chuyên môn, thông qua những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác giả đề tài vận dụng mô hình hồi quy tăng trưởng để tìm ra mức độ đóng góp của từng yếu tố vốn, lao động, TFP đối với ba khu vực kinh tế. Thừa hưởng những kết quả đó, biến đổi và tính toán theo công thức toán để tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với chuyển dịch cơ cấu của từng khu vực cụ thể. Kết quả cho thấy vốn là yếu tố có tác động lớn nhất đến tăng trưởng của cả ba khu vực trong nền kinh tế, tiếp đến là lao động và cuối cùng là TFP dù đối với từng thời kỳ và từng khu vực thì sự ảnh hưởng các yếu tố có khác nhau. Khi phân tích tính toán bình quân cho chuỗi số liệu từ năm 1990 đến 2012, vốn có ảnh hưởng đến tăng trưởng khu vực I nhiều nhất, tiếp đến khu vực III và khu vực II. Lao động có ảnh hưởng đến tăng trưởng khu vực III nhiều nhất, đến khu vực II và khu vực I. Trong khi đó, TFP có đóng góp không đáng kể đến tăng trưởng của cả 3 khu vực. Đối với tác động đến tỷ trọng cơ cấu kinh tế, tính toán cho chuỗi số liệu từ 2010-2012, vốn có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến chuyển dịch cơ cấu khu vực II, và III, lao động tác động lớn nhất đến khu vực I và TFP đối với khu vực III. Trên cơ sở phân tích, đề tài có những gợi ý chính sách đối với tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Với nguồn lực có hạn, cần tập trung đầu tư vào những ngành, nghề địa phương có thế mạnh và còn nhiều tiềm năng, những ngành nghề có lợi thế về nguồn nguyên, nhiên vật liệu. Với tỷ lệ lao động, dân số và diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng thể, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu cần lấy điểm xuất phát là ngành nông nghiệp và thủy sản. Lấy chuyển dịch cơ cấu nội ngành khu vực I kết hợp với cải cách phương thức sản xuất, nâng cao năng suất khu vực I làm tiền đề cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nói riêng và sự phát triển của khu vực II, III nói chung.
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Tóm tắt luận văn Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Danh mục nội dung phần phụ lục CHƯƠNG MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Vấn đề nghiên cứu ......................................................................................................... 1 2. Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 1 2.1 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2 2.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 2 4. Nguồn số liệu ................................................................................................................. 2 5. Kết cấu của luận văn ...................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 4 1.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................. 4 1.1.1 Các khái niệm về cơ cấu kinh tế ............................................................................... 4 1.1.2 Các nguồn lực phát triển ........................................................................................... 5 1.1.3 Các lý thuyết liên quan ............................................................................................. 7 a. Lý thuyết Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hai khu vực ............................ 7 b. Lý thuyết các cực tăng trưởng ................................................................................. 8 c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Syrquin ....................................................................... 8 1.1.4 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong và ngoài nước ................................ 9 a. Trên thế giới .............................................................................................................. 9 b. Tại Việt Nam .......................................................................................................... 11 1.1.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây ..................................................... 13 1.2 Khung phân tích ......................................................................................................... 17 1.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 17 1.3.1 Phương pháp luận .................................................................................................... 17 1.3.2 Phương pháp đo lường TFP..................................................................................... 19 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 21 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI PHÚ YÊN .......................... 22
  6. 2.1 Tổng quan đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên ...................................... 22 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, hành chính, xã hội tỉnh Phú Yên ............................................. 22 2.1.2 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế-xã hội ........................................................ 24 a. Về tăng trưởng kinh tế ........................................................................................... 24 b. Về đầu tư phát triển ............................................................................................... 25 c. Về xuất nhập khẩu ................................................................................................. 27 d. Về lao động việc làm ............................................................................................. 27 2.2 Cơ cấu kinh tế theo ngành ......................................................................................... 28 a. Khu vực I .............................................................................................................. 29 b. Khu vực II ............................................................................................................... 31 c. Khu vực III ............................................................................................................. 32 2.3 Năng lực cạnh tranh của địa phương ......................................................................... 33 2.3.1 Nông sản, thủy sản .................................................................................................. 33 2.3.2 Công nghiệp chế biến .............................................................................................. 34 2.3.3 Du lịch, khách sạn, nhà hàng .................................................................................. 35 2.3.4 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ................................................................ 35 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ................................................................................. 38 3.1 Các yếu tố đóng góp tăng trưởng kinh tế của tỉnh ..................................................... 38 3.1.1 Khu vực I ................................................................................................................ 38 3.1.2 Khu vực II ............................................................................................................... 41 3.1.3 Khu vực III .............................................................................................................. 43 3.2 Yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ............................................ 45 3.2.1 Vốn ........................................................................................................................ 45 3.2.2 Lao động ................................................................................................................. 45 3.2.3 TFP ........................................................................................................................ 46 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 49 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 51 1. Kết luận ........................................................................................................................ 51 2. Gợi ý chính sách ........................................................................................................... 51 2.1. Giải pháp cho việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................... 51 a.Đối với khu vực I ...................................................................................................... 51 b. Đối với khu vực II ................................................................................................... 52 c. Đối với khu vực III .................................................................................................. 53
  7. 2.2 Giải pháp thu hút và sử dụng các yếu tố hiệu quả ..................................................... 55 a. Vốn ........................................................................................................................ 55 b. Lao động ................................................................................................................. 55 c. TFP ........................................................................................................................ 56 3. Những hạn chế của đề tài ............................................................................................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCKT : Cơ cấu kinh tế GDP : Tổng sản phẩm quốc nội KT-XH: Kinh tế xã hội PTKT: Phát triển kinh tế TFP: Năng suất nhân tố tổng hợp TSCĐ: Tài sản cố định TTKT: Tăng trưởng kinh tế
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Chỉ số ICOR ................................................................................... 25 Bảng 2.2: Năng suất lao động trung bình ....................................................... 28 Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế các khu vực trong nền kinh tế ................................ 29 Bảng 2.4: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ............................................... 35 Bảng 3.1: Tác động bình quân của các nguồn lực đến tăng trưởng ............... 44 Bảng 3.2: Tác động của các yếu tố đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3 khu vực giai đoạn 2010-2012 ...................................................................... 46
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Khung phân tích của đề tài ........................................................................ 17 Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 . 22 Hình 2.2: Giá trị tổng sản phẩm giai đoạn 1991 – 2013 (theo giá ss 1994) .............. 24 Hình 2.3: Tỷ trọng đầu tư/GDP tỉnh Phú Yên ........................................................... 24 Hình 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư các khu vực trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội ........... 26 Hình 2.5: Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu .............................................................. 27 Hình 2.6: Bản đồ Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020 .............................................. 31 Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng khu vực I và các yếu tố .............................................. 41 Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng khu vực 2 và các yếu tố ............................................. 43 Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng khu vực 3 và các yếu tố ............................................. 44
  11. DANH MỤC NỘI DUNG PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Tổng quan lao động trên địa bàn Phụ lục 2: Giá trị sản xuất và giá trị gia tăng (giá 94) khu vực I Phụ lục 3: Giá trị sản xuất và giá trị gia tăng (giá 94) khu vực II Phụ lục 4: Tổng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (giá hh) khu vực III Phụ lục 5: Tóm tắt kết quả chạy mô hình hồi quy tăng trưởng cho ba khu vực Phụ lục 6: Đóng góp các yếu tố đến tăng trưởng và chuyển dịch CCKT
  12. 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Vấn đề nghiên cứu: Chuyển dịch CCKT là xu hướng vận động khách quan được thể hiện thông qua sự vận động và thay đổi cấu trúc của các yếu tố cấu thành trong nền kinh tế dưới sự tác động của con người vào các nhân tố ảnh hưởng đến chúng theo những mục tiêu xác định. Kế hoạch phát triển KTXT 5 năm 2011-2015 xác định chuyển dịch CCKT là một trong những nội dung chủ yếu trong PTKT của địa phương. Thực trạng nền kinh tế cho thấy, thời gian qua, về mặt số lượng, CCKT của tỉnh Phú Yên đã chuyển dịch theo hướng tích cực, đó là tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng sản phẩm của tỉnh giảm tương đối, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - du lịch tăng lên. Tuy nhiên, chất lượng phát triển KTXH và năng lực cạnh tranh của Phú Yên còn yếu kém, năng suất lao động thấp, TTKT chủ yếu dựa vào các yếu tố chiều rộng, CCKT chuyển dịch chậm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyển dịch CCKT có ý nghĩa quan trọng, để sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên trong và tận dụng được nguồn lực bên ngoài PTKT địa phương. Đề tài luận văn tiến hành phân tích mức độ các nhân tố vốn, lao động và TFP tác động đến tỷ trọng các khu vực kinh tế như thế nào, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách phù hợp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tăng trưởng để xác định các hệ số đóng góp của vốn và lao động, từ đó đo lường tác động của các yếu tố vốn, lao động và TFP đến TTKT và tác động của các yếu tố này đến tỷ trọng từng ngành kinh tế. Tuy nhiên, Phú Yên là nền kinh tế độc lập sau khi chia tách tỉnh vào năm 1989 nên chuỗi số liệu còn nhiều hạn chế (25 năm). Do vậy, phân tích hồi quy mô hình có thể chưa đạt được kết quả tối ưu, nhưng cũng đã phản ánh một cách có ý nghĩa những vấn đề đề cập trong nghiên cứu. 2. Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu chung: Xác định tác động của các yếu tố vốn, lao động và TFP đến tỷ trọng các khu vực kinh tế tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đó, gợi ý chính sách cho tăng trưởng và chuyển dịch CCKT bền vững.
  13. 2 - Mục tiêu cụ thể: + Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội địa phương, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Yên; + Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vốn, lao động và TFP đến tăng trưởng từng khu vực và đến tỷ trọng từng ngành kinh tế; + Gợi ý chính sách. 2.2 Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi tỉnh Phú Yên; - Đề tài tập trung nghiên cứu CCKT theo ngành, tập trung vào ba khu vực, gồm: + Khu vực I bao gồm các ngành, lĩnh vực như sau: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. + Khu vực II bao gồm các ngành, lĩnh vực như sau: Công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, công nghiệp chế biến, xây dựng. + Khu vực III bao gồm các ngành, lĩnh vực như sau: Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xa máy và đồ dùng cá nhân, khách sạn nhà hàng, vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, hoạt động khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, của các tổ chức, đoàn thể. - Thực hiện nghiên cứu đánh giá trong giai đoạn 1989 – 2013. 3. Phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp lịch sử, tổng quan lý thuyết, khảo sát thực tiễn về những vấn đề cơ bản liên quan đến chuyển dịch CCKT, thống kê mô tả để tổng hợp các lý thuyết và mô tả thực trạng kinh tế - xã hội. b. Phương pháp hồi quy tăng trưởng để xác định hệ số đóng góp của vốn, lao động đối với tăng trưởng từng khu vực. c. Vận dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để xác định đóng góp của tốc độ tăng trưởng của yếu tố TFP và mức độ đóng góp của yếu tố này đến tăng trưởng từng khu vực. 4. Nguồn số liệu: - Sử dụng số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên, số liệu và báo cáo của các cơ quan chuyên môn;
  14. 3 - Thu thập, tính toán bổ sung một số chỉ tiêu, số liệu chưa có trong niên giám thống kê và các tài liệu đã công bố, phục vụ quá trình tính toán. 5. Kết cấu của luận văn: Bài viết được chia thành 5 chương như sau: Chương mở đầu - Giới thiệu chung về bối cảnh, sự cần thiết của nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương 1 tổng quan về cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 tổng quan thực trạng kinh tế, xã hội của địa phương. Chương 3 trình bày kết quả phân tích. Chương kết luận và kiến nghị tóm tắt kết quả nghiên cứu và đưa ra một số gợi ý chính sách dựa trên các kết quả phân tích ở các chương trước.
  15. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1 Các khái niệm về CCKT Theo Easterly (2001), CCKT thường được sử dụng để chỉ nhiều bộ phận khác nhau cấu thành nền kinh tế. Thước đo truyền thống và phổ biến nhất là CCKT các khu vực theo lao động, tiêu dùng và các biến đo lường phân phối thu nhập. Theo Kuznets trong “TTKT các quốc gia xét theo khối lượng” đã xác định cụ thể hơn đưa vào phân tích là tỷ trọng trong GDP của các khu vực và một số biến liên quan đến thương mại (1960, được trích bởi Easterly , 2001). Còn theo Chenery và Syrquin (1957, được trích bởi Easterly, 2001), cơ cấu được chia thành 5 phần gồm: đầu tư, thu ngân sách, giáo dục, đô thị hóa và dịch chuyển về nhân khẩu học. Theo Marjanovic (2010), mối quan hệ giữa TTKT, CCKT và sự thay đổi trong cơ cấu là rõ ràng. Từ “cơ cấu” chỉ ra rằng tổng thể được tạo thành bởi nhiều bộ phận liên kết với nhau. Khi thay đổi một bộ phận cấu thành nào đó trong tổng thể có nghĩa là chức năng, vai trò của các bộ phận khác đối với tổng thể cũng đồng thời thay đổi. CCKT có thể được xem xét như mối quan hệ các khu vực, lĩnh vực trong tổng sản phẩm nếu xét theo chiều dọc và mối quan hệ giữa các vùng trong một quốc gia xét theo chiều ngang. CCKT liên quan trực tiếp đến các vấn đề về tiến bộ công nghệ, năng suất lao động, việc làm, lạm phát và các yếu tố trong hệ thống kinh tế, các chính sách kinh tế, thậm chí cả những yếu tố như khí hậu, văn hóa. Theo Perobelli và cộng sự (2011) thì định nghĩa CCKT dựa trên sự cấu thành trong tổng thể vĩ mô và có thay đổi tương đối về quy mô theo thời gian. Theo Jackson và cộng sự (1990, được trích bởi Perobelli, 2011 ) định nghĩa sự chuyển dịch CCKT là sự chuyển dịch theo thời gian trong sự tương tác giữa các khu vực kinh tế. Còn theo Takur (2011, được trích bởi Perobelli, 2011 ) hiểu sự thay đổi trong CCKT là quá trình điều chỉnh tầm quan trọng tương đối của các chỉ số chung trong nền kinh tế và để định nghĩa CCKT cần phân tích cấu thành và kiểu sản xuất, lao động, tiêu dùng, thương mại và tổng sản phẩm. Có mối tương quan thuận giữa PTKT và sự chuyển dịch trong cơ cấu. Tương quan này cho rằng PTKT diễn ra ở đó sẽ có sự dịch chuyển mạnh mẽ và thay đổi trong mối quan hệ nội bộ các khu vực. Sự dịch chuyển này dẫn để nâng cao tầm quan trọng và sự tương tác lẫn nhau giữa các khu vực kinh tế.
  16. 5 Theo Đinh Văn Ân và cộng sự (2008), chuyển dịch CCKT là sự thay đổi của CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Thực chất của chuyển dịch CCKT là sự phát triển không đều giữa các ngành, các lĩnh vực. Trong một nền kinh tế, chuyển dịch CCKT có thể diễn ra một cách tự phát hoặc có sự can thiệp của nhà nước hoặc kết hợp cả hai. Có thể thấy CCKT là tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện xã hội cụ thể, hướng vào thực hiện các mục tiêu đã định. Các loại CCKT sau đây thường hay được đề cập, đó là: CCKT ngành, CCKT theo thành phần kinh tế và CCKT theo vùng miền, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình chuyển cơ cấu ngành kinh tế từ ngành này sang ngành khác phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển khoa học- công nghệ. 1.1.2 Các nguồn lực phát triển Theo Manuelli và Seshadri (2006), trong lý thuyết kinh tế, vấn đề “Tại sao các quốc gia giàu có hơn các nước khác?” thu hút sự quan tâm lớn của các nhà kinh tế. Có nghiên cứu cho rằng do sự khác biệt trong tỷ lệ vốn được tích lũy trên một đơn vị đầu ra (Solow, 1956, trích bởi Manuelli và Seshadri, 2006 ). Có nghiên cứu chỉ ra sự chênh lệch về nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong phân tích phát triển và TTKT ( Lucas, 1988, trích bởi Manuelli và Seshadri, 2006). Tuy nhiên, một kết luận ngược lại được đưa ra bởi Klenow (1997, trích bởi Manuelli và Seshadri, 2006), Hall (1999, trích bởi Manuelli và Seshadri, 2006) and Parente (2000, trích bởi Manuelli và Seshadri, 2006) và Bils (2000, trích bởi Manuelli và Seshadri, 2006) cho rằng hầu hết sự khác biệt trong sản lượng bình quân trên mỗi lao động không được quyết định bởi vốn lao động (hay vốn vật chất) mà được quyết định bởi phần dư, năng suất yếu tố tổng hợp TFP. Theo Funke (1996), TTKT được xem xét dưới ba lý thuyết cơ bản, mỗi cách có một tiếp cận khác nhau đối với tăng trưởng. Đầu tiên là cách tiếp cận mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956, trích bởi Funke, 1996 ) chỉ ra tầm quan trọng của việc tích lũy vốn và tiết kiệm, sau đó được mở rộng bởi Cass (1965, trích bởi Funke,
  17. 6 1996) and Koopmans (1965, trích bởi Funke, 1996). Cách thứ hai chỉ ra rằng tăng trưởng thông qua yếu tố tích lũy vốn và lao động, đại diện là Uzawa (1965, trích bởi Funke, 1996). Và cách tiếp cận thứ ba là giải thích tầm quan trọng của đóng góp yếu tố R&D, máy móc vào tăng trưởng, được phát triển bởi Romer (1990). Bài viết xem xét mô hình mà ở đó tăng trưởng được quyết định bởi tích lũy vốn , tích lũy kiến thức, kỹ năng và sự tiến bộ công nghệ dựa trên hoạt động R&D. Đây là sự kết hợp của nghiên cứu Uzawa-Lucas và mô hình cơ bản của Grossman and Helpman (1991, trích bởi Funke, 1996) trong đó đề cập đến sự thay đổi công nghệ thông qua việc gia tăng các yếu tố đầu vào khác. Nghiên cứu đưa ra nhận xét rằng mô hình tăng trưởng tân cổ điển cũng như mô hình Uzawa-Lucas không chỉ bao gồm mô hình Grossman như một trường hợp đặc biệt mà mỗi mô hình đều có ý nghĩa đối với từng giai đoạn chuyển dịch trong quá trình phát triển. Năng suất lao động cao thông qua việc đào tạo, giáo dục cùng với việc tạo ra các sản phẩm mới đảm bảo rằng nền kinh tế sẽ có những phát minh sáng chế. Nếu như vốn đóng góp khoảng 50% vào tỷ lệ tăng trưởng ổn định thì một nửa còn lại được đóng góp do sự tăng lên trong chất lượng lao động và tiến bộ công nghệ với mức độ tương đương nhau. Có thể nói, trong khi những phát kiến công nghệ đóng vai trò như guồng máy của sự phát triển thì những kiến thức, kỹ năng lao động đóng vai trò như một động cơ các sáng kiến. Theo Easterly và Levine (2001) thì vấn đề trung tâm của tăng trưởng và PTKT không chỉ là nền kinh tế tăng tỷ lệ tiết kiệm và tích lũy vốn. Mặc dù có nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục xem chỉ tiêu tích lũy vốn là yếu tố động lực cho TTKT thì các tác giả này cho rằng ngoài việc tính toán tích lũy vốn vật chất và vốn con người thì còn có “phần dư khác” và người ta dùng TFP để đại diện cho “phần dư” này nhằm thể hiện những phần không giải thích được trong tăng trưởng. Tóm lại, có thể thấy vai trò của các yếu tố đối với tăng trưởng. Vốn đầu tư là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích bổ sung TSCĐ, tài sản lưu động (Lê Xuân Bá, 2010). Còn lao động được coi là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình PTKT, và có sự tác động to lớn tới quá trình chuyển dịch CCKT. Số lượng nguồn lao động được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu như quy mô và tốc độ phát triển nguồn lao động. Chất lượng nguồn lao động được xem xét trên các mặt: Sức khoẻ, trình độ văn
  18. 7 hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất. Và năng suất các yếu tố tổng hợp phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân, chính sách hợp lý,… Tác động của TFP không trực tiếp như năng suất bộ phận như năng suất lao động và năng suất vốn mà phải thông qua sự biến đổi của lao động và vốn. Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp là tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất tổng hợp chung. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất, làm căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng cũng như tính chất phát triển bền vững của kinh tế, là cơ sở để phân tích hiệu quả sản xuất xã hội, đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ, đánh giá trình độ tổ chức, quản lý sản xuất,... của mỗi ngành, mỗi địa phương hay mỗi quốc gia ( Lê Xuân Bá, 2010). 1.1.3 Các lý thuyết liên quan a. Chuyển dịch CCKT theo mô hình hai khu vực Theo Jorgenson (1967) thì mô hình kinh tế hai khu vực được đưa ra bởi Lewis (1954), Fei và Ranis (1961) và sau đó được phát triển bởi chính tác giả Jorgenson (1967). Lý thuyết cổ điển cho rằng ở các nền kinh tế có hai khu vực kinh tế: Khu vực nông nghiệp truyền thống: được đặc trưng bởi năng suất lao động rất thấp, sản lượng thấp, thu nhập thấp, tiết kiệm thấp và thất nghiệp cao. Sự di chuyển lao động sang khu vực thành thị không có tác động đáng kể đến sản lượng nông nghiệp khi mà năng suất lao động cận biên là 0. Khu vực công nghiệp hiện đại có đặc trưng năng suất lao động cao và có khả năng tự tích lũy. Do có năng suất lao động cao và tiền công cao hơn nên khu vực công nghiệp thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp. Lao động gia tăng, sản lượng cao hơn, thu nhập và lợi nhuận cao hơn sẽ dùng cho việc tái đầu tư. Theo lý thuyết này, để thúc đẩy sự phát triển, các quốc gia đang phát triển đã mở rộng khu vực công nghiệp hiện đại bằng mọi giá mà không quan tâm đến khu vực truyền thống. Sự tăng trưởng của khu vực công nghiệp tự nó sẽ thu hút hết lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp chuyển sang và từ trạng thái nhị nguyên, nền kinh tế sẽ chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp phát triển. Một điểm đặc biệt của lý thuyết cổ điển nền kinh tế hai khu vực là sự bất cân đối về năng suất. Đầu ra của khu vực truyền thống được tạo bởi đất đai và lao động, không
  19. 8 đề cập những tích lũy về vốn. Tuy nhiên, đất đai không phải là yếu tố sản xuất trong khu vực sản xuất hàng hóa mà chỉ bao gồm vốn và lao động. Lý thuyết này phù hợp với những nước kém phát triển. Song song đó, tác giả đề cập đến cách tiếp cận tân cổ điển nền kinh tế hai khu vực giả định rằng năng suất cận biên lao động là luôn lớn hơn 0 . Sự khác biệt chính của 2 cách tiếp cận là lý thuyết tân cổ điển đề cập đến vai trò kỹ thuật được ứng dụng trong nông nghiệp, tích lũy vốn và những điều kiện dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực sản xuất (Jorgenson, 1967). b. Lý thuyết các cực tăng trưởng Những đại diện tiêu biểu của lý thuyết “cực tăng trưởng” (Hirschman, Perrons) cho rằng không thể và không nhất thiết đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia. Lý thuyết này dựa căn bản trên một số luận điểm. Một là, việc phát triển không cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư. Nếu cung bằng cầu trong tất cả các ngành thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Ðể phát triển được, cần phải tập trung đầu tư vào một số ngành nhất định, thúc đẩy và có tác dụng lôi kéo đầu tư trong các ngành khác theo kiểu lý thuyết số nhân, từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế. Hai là, trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò “cực tăng trưởng” của các ngành hoặc vùng trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì vậy, cần tập trung những nguồn lực cho một số lĩnh vực cụ thể trong một thời điểm nhất định. Ba là, do trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước đang phát triển rất thiếu các nguồn lực sản xuất và không có khả năng phát triển cùng một lúc đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Vì thế, phát triển không cân đối gần như là một sự lựa chọn bắt buộc. c. Chuyển dịch CCKT của Syrquin Theo Syrquin (1989), chuyển dịch CCKT gồm ba giai đoạn: (1) sản xuất nông nghiệp, (2) công nghiệp hóa, và (3) nền kinh tế phát triển. Giai đoạn sản xuất nông nghiệp: có đặc trưng chính là sự thống trị của các hoạt động của khu vực khai thác, đặc biệt là nông nghiệp, như là nguồn lực chính trong việc gia tăng sản lượng của các hàng hóa khả thương. Trong giai đoạn này, tốc độ TTKT chung khá chậm mà một trong những nguyên nhân chính là do tỷ trọng tương đối cao của khu vực nông nghiệp trong tổng giá trị gia tăng. Nếu xét ở mặt cung, thì trong giai đoạn 1 có những đặc trưng chính là tỷ lệ tích lũy tư bản còn khiêm tốn nên tỷ lệ đầu tư thấp, tốc độ tăng trưởng cao của lực lượng lao động, và tốc độ tăng trưởng năng suất
  20. 9 các nhân tố tổng hợp rất thấp, và nhân tố sau cùng này tác động mạnh đến tốc độ TTKT chung hơn là yếu tố tỷ lệ đầu tư thấp. Giai đoạn công nghiệp hóa: có đặc điểm nổi bật là tầm quan trọng trong nền kinh tế đã được chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực chế biến và chỉ tiêu chính để đo lường sự dịch chuyển này là tầm quan trọng của khu vực chế biến trong đóng góp và TTKT chung ngày càng tăng lên. Sự dịch chuyển này xuất hiện ở các nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn hay thấp hơn, phụ thuộc vào yếu tố nguồn tài nguyên sẵn có cũng như chính sách ngoại thương của các nước đó. Xét ở mặt cung, sự đóng góp vào tăng trưởng của nhân tố tích lũy tư bản vẫn được giữ ở mức cao trong hầu hết giai đoạn 2 do có sự gia tăng mạnh của tỷ lệ đầu tư. Giai đoạn nền kinh tế phát triển: Sự chuyển tiếp từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 có thể được hiểu theo nhiều cách. Nếu xét về mặt cầu, thì trong giai đoạn này độ co giãn theo thu nhập của hàng công nghiệp chế biến đã giảm đi; và ở một thời điểm nào đó, tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong cơ cấu nhu cầu nội địa bắt đầu giảm xuống. Mặc dù xu hướng này có thể bị lấn át ở một giai đoạn nào đó bởi xuất khẩu vẫn tiếp tục gia tăng ở mức cao, nhưng cuối cùng nó đều được phản ảnh qua việc giảm sút tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong cơ cấu GDP hay trong cơ cấu lực lượng lao động. Khu vực dịch vụ trở thành khu vực quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP cũng như cơ cấu lao động. Ở mặt cung, sự khác biệt chủ yếu giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là sự suy giảm trong đóng góp vào tăng trưởng của cả hai nhân tố sản xuất tư bản và lao động theo cách tính qui ước. Ðóng góp vào tăng trưởng của nhân tố vốn giảm xuống bởi cả hai yếu tố tốc độ tăng trưởng chậm hơn và tỷ trọng ngày càng thấp hơn. Hơn nữa, vì có sự suy giảm trong tốc độ gia tăng dân số, chỉ có một vài nước phát triển là có sự gia tăng đáng kể trong lực lượng lao động. Như vậy, trong giai đoạn này, nhân tố đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng là nhân tố năng suất các nhân tố tổng hợp. 1.1.4 Kinh nghiệm chuyển dịch CCKT trong và ngoài nước a. Trên thế giới Trên thế giới, các nước phát triển đã tiến hành chuyển dịch CCKT nói chung và chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn đã được thực hiện mạnh mẽ từ những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0