intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt Ngân sách Nhà nước và thâm hụt Tài khoản vãng lai tại Việt Nam giai đoạn 1990-2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

61
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu tập trung vào tình hình thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2013, xem xét định tính mối quan hệ giữa chúng và tìm hiểu nguyên nhân gây nên mối quan hệ đó, tiếp theo sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định kết quả định tính vừa thu được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt Ngân sách Nhà nước và thâm hụt Tài khoản vãng lai tại Việt Nam giai đoạn 1990-2013

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP =====0===== NGUYỄN VĂN THỐNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP =====0===== NGUYỄN VĂN THỐNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2013 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN QUỐC KHANH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu chính trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng nhƣ tham chiếu đều đƣợc trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 Tác giả Nguyễn Văn Thống
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC PHỤ LỤC Tóm tắt ........................................................................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................. 7 1.1. Tổng quan về bài nghiên cứu ...........................................................................7 1.2. Cơ sở lý thuyết của “thâm hụt kép” ...............................................................10 1.2.1. Thâm hụt ngân sách .....................................................................................10 1.2.2. Tài khoản vãng lai ....................................................................................... 11 1.2.3. Thâm hụt kép ...............................................................................................14 1.2.4. Một số kênh truyền dẫn cho mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai ............................................................................................17 2.1. Thâm hụt ngân sách dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai .............................19 2.2. Thâm hụt tài khoản vãng lai dẫn đến thâm hụt ngân sách .............................21 2.3. Thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai tác động qua lại lẫn nhau ...............................................................................................................................23 2.4. Thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai không có mối liên hệ trực tiếp với nhau ..........................................................................................................24
  5. CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU........................................................................................ 33 3.1. Thực trạng thâm hụt kép và tƣơng quan dự kiến của thâm hụt kép tại Việt Nam .......................................................................................................................33 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 40 3.3. Dữ liệu ............................................................................................................42 CHƢƠNG 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ............. 45 4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) ......................................................45 4.2. Lựa chọn chiều dài độ trễ của mô hình VAR - Kiểm định nhân quả Granger ......... 49 4.2.1. Lựa chọn chiều dài độ trễ của mô hình VAR ..............................................49 4.2.2. Kiểm định nhân quả Granger ................................................................................ 50 4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình VAR ................................................................ 53 4.4. Kiểm định Impulse Response và kiểm định Variance Decomposition .........54 4.4.1. Kiểm định Impulse Response .....................................................................54 4.4.2. Kiểm định Variance Decomposition ...........................................................55 4.5. Giải thích kết quả kiểm định .........................................................................57 5.1. Tổng kết ..........................................................................................................59 5.2. Kiến nghị chính sách ......................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp một số bài nghiên cứu về vấn đề “thâm hụt kép” .......................... 27 Bảng 3.1 : Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tƣ so với GDP 2004-2013 tính theo % ...................... 37 Bảng 3.2: Cơ cấu đầu tƣ theo thành phần kinh tế 2004 -2013 (%) ................................ 38 Bảng 3.3: Dữ liệu để chạy mô hình nghiên cứu ............................................................. 43 Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với các biến gốc ................................ 47 Bảng 4.2 : Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với sai phân các biến ........................ 49 Bảng 4.3 : Tóm tắt kết quả kiểm định nhân quả Granger ............................................... 52
  7. ANH MỤC CÁC H NH Hình 3.1 : Thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt tài khóa giai đoạn 1990 - 2013 .... 33 Hình 4.1: Kiểm định nghiệm đơn vị của biến CA .......................................................... 46 Hình 4.2: Kiểm định nghiệm đơn vị của biến FD .......................................................... 46 Hình 4.3 : Kiểm định nghiệm đơn vị của biến D(CA) ................................................... 48 Hình 4.4 : Kiểm định nghiệm đơn vị của biến D(FD) .................................................... 48 Hình 4.5 : Lựa chọn chiều dài độ trễ mô hình VAR ....................................................... 50 Hình 4.6 : Kiểm định nhân quả Granger......................................................................... 51 Hình 4.7 : Kiểm định tính dừng phần dƣ cho biến D(CA) ............................................. 53 Hình 4.8 : Kiểm định tính dừng phần dƣ cho biến D(FD) ............................................. 53 Hình 4.9 : Kiểm định Impulse Response cho biến D(CA) ............................................. 54 Hình 4.10 : Kiểm định Impulse Response cho biến D(FD)............................................ 54 Hình 4.11 : Kiểm định Variance Decomposition cho thâm hụt tài khoản vãng lai ........ 56 Hình 4.12 : Kiểm định Variance Decomposition cho thâm hụt ngân sách ..................... 57
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CA : Tài khoản vãng lai FD : Thâm hụt ngân sách Y : Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) E : Tỷ giá hối đoái R : lãi suất tiền gửi VNĐ (%/năm) S : Tiết kiệm Spr : Tiết kiệm của khu vực tƣ nhân Sgov : Tiết kiệm của khu vực công I : Đầu tƣ của khu vực tƣ C : Chi tiêu của khu vực tƣ G : Chi tiêu của chính phủ EX : Xuất khẩu IM : Nhập khẩu T : Thuế Tr : Chuyển giao của chính phủ NSNN : Ngân sách nhà nƣớc WTO : Tổ chức Thƣơng mại Thế giới VAR : Vector Auto Regressive – Mô hình tự hồi quy véc tơ REH : Giả thuyết cân bằng Ricardo
  9. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình Phụ lục 2: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình VAR Phụ lục 3 : Kết quả kiểm định tính dừng phần dƣ của các biến Phụ lục 4 : Bảng số liệu lãi suất, tỷ giá hối đoái, GDP Việt Nam từ năm 1990 – 2013 Phụ lục 5 : Bảng số liệu đầu tƣ, tiết kiệm, xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2013
  10. 1 Tóm tắt Bài nghiên cứu này khái quát về tình hình thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2013. Diễn biến thực tiễn cho thấy ngân sách và tài khoản vãng lai của Việt Nam thâm hụt song hành trong nhiều năm qua và có những diễn biến cùng chiều. Bài nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nƣớc và thâm hụt tài khoản vãng lai tại Việt Nam thông qua mô hình VAR. Kết quả kiểm nghiệm bằng phép nhân quả Granger trong mô hình VAR, cũng nhƣ kiểm định Impulse Reponse và kiểm định Variance Decoposition đều cho thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai (đại diện là thâm hụt thƣơng mại), tác động theo chiều ngƣợc lại không xảy ra. Ngoài ra, các biến lãi suất, tỷ giá, GDP trong mô hình không cho thấy tác động đáng kể đến thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai.
  11. 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thâm hụt ngân sách là tình trạng mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đối mặt phải. Không chỉ ở các quốc gia kém phát triển hay đang phát triển mà ở các nền kinh tế hàng đầu thế giới nhƣ Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc... tình trạng này cũng thƣờng xuyên diễn ra và gây không ít khó khăn cho các nhà hoạch định và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Thâm hụt ngân sách ở các nƣớc chủ yếu do Chính phủ thực hiện chi tiêu ngân sách quá lớn, vƣợt trội hơn thu ngân sách đến từ thuế và các nguồn thu khác. Xét ở một khía cạnh, thâm hụt ngân sách có thể là một trong những mục tiêu mà Chính phủ hƣớng đến nhằm tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, nó cũng có thể là do sự mất kiểm soát trong việc cân đối thu chi của Chính phủ, điều này có thể dẫn đến tình trạng ngân sách thâm hụt ngày càng trầm trọng hơn và tác động tiêu cực lên nền kinh tế. Bên cạnh thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai cũng là một vấn đề gây ra không ít khó khăn cho các nhà làm chính sách kinh tế ở các nƣớc. Thâm hụt tài khoản vãng lai phản ánh tình trạng chi trả ròng cho nƣớc ngoài của ngƣời dân trong nƣớc thông qua việc nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu và (hoặc) đầu tƣ nhiều hơn tiết kiệm. Thâm hụt tài khoản vãng lai hàm ý một quốc gia đang trong giai đoạn tăng trƣởng, đầu tƣ ở mức cao và nhập khẩu ròng để phục vụ cho quá trình đầu tƣ này. Tuy nhiên, xét trên một góc độ khác, thâm hụt tài khoản vãng lai lại phản ánh sự yếu kém của nền kinh tế khi dự trữ ngoại hối suy giảm vì nhập khẩu ròng, nguồn vốn trong nƣớc chảy ra nƣớc ngoài để tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ tốt hơn. Xét trên phƣơng diện này, nếu thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài sẽ khiến nền kinh tế của một quốc gia ngày càng bất ổn và chứa đựng nhiều rủi ro vĩ mô.
  12. 3 Ở nhiều quốc gia, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai xuất hiện một cách riêng rẽ, không cùng trong một thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, cả thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai lại xuất hiện gần nhƣ đồng thời trong một khoảng thời gian nào đó. Hiện tƣợng xuất hiện cùng lúc của hai thâm hụt này ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và vì thế, đƣợc các nhà kinh tế học để mắt đến với rất nhiều bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Khái niệm “thâm hụt kép” bắt đầu ra đời từ đó, phản ánh tƣơng quan liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai trong một giai đoạn nhất định ở một quốc gia. Trong hàng loạt các bài nghiên cứu của các nhà kinh tế, ngƣời ta nhận thấy có rất nhiều bài đƣa ra kết quả ủng hộ sự tồn tại mật thiết giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở nhiều quốc gia trên thế giới, hay nói cách khác là khẳng định sự tồn tại của “thâm hụt kép”. Cũng nhƣ nhiều quốc gia khác, Việt Nam tồn tại thâm hụt ngân sách lẫn thâm hụt tài khoản vãng lai. Sau khi mở cửa kinh tế, hội nhập quốc tế, nƣớc ta đang trong quá trình tích lũy các nguồn lực để tăng trƣởng và phát triển, Chính phủ thực hiện chính sách bội chi ngân sách, tăng chi thƣờng xuyên lẫn chi đầu tƣ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, thâm hụt ngân sách luôn tồn tại và kéo dài từ năm 1986 đến nay. Bên cạnh đó, cán cân tài khoản vãng lai cũng thƣờng xuyên ở trạng thái thâm hụt với tình trạng nhập siêu (nhập khẩu vƣợt quá xuất khẩu). Một phần vì nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, dây chuyền sản xuất phục vụ đầu tƣ rất lớn. Mặt khác vì chính sách hội nhập quốc tế (mà điển hình là gia nhập WTO) khiến các rào cản thuế quan và phi thuế quan dần đƣợc dỡ bỏ, nhập khẩu hàng hóa trở nên dễ dàng và có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trƣớc. Bên cạnh đó, xuất khẩu tuy cũng tăng trƣởng ấn tƣợng nhƣng tốc độ vẫn còn thua kém nhập khẩu. Do vậy, nhìn chung, nƣớc ta hầu nhƣ luôn trong tình trạng thâm hụt thƣơng mại nói riêng và thâm hụt tài khoản vãng lai nói chung. Nhƣ vậy, Việt Nam cũng xuất hiện “thâm hụt kép” - tồn tại cùng lúc vừa thâm hụt ngân sách vừa thâm hụt tài khoản vãng lai trong một thời gian dài, từ sau năm 1986 đến nay. Vậy liệu có tồn tại mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài
  13. 4 khoản vãng lai ở Việt Nam nhƣ ở một số quốc gia mà các nhà kinh tế học đã nghiên cứu? Nếu tồn tại thì mối quan hệ diễn ra nhƣ thế nào, thâm hụt ngân sách tác động lên thâm hụt tài khoản vãng lai hay ngƣợc lại hay chúng tác động qua lại lẫn nhau? Đó cũng là đề tài mà tôi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định mối quan hệ: “Phân tích mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai tại Việt Nam giai đoạn 1990-2013”. Từ đó, đƣa ra một số giải pháp để cải thiện thâm hụt kép tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu “Có tồn tại mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ở Việt Nam như ở một số quốc gia mà các nhà kinh tế học đã nghiên cứu hay không ? Nếu tồn tại thì mối quan hệ này diễn ra như thế nào, Thâm hụt Ngân sách tác động lên Thâm hụt Tài khoản vãng lai hay ngược lại hay chúng tác động qua lại lẫn nhau ?”. Từ đó, xác định mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ở Việt Nam để giúp các nhà hoạch định có cái nhìn tổng quan về hai đại lƣợng này và đƣa ra những chính sách phù hợp hơn để phát triển đất nƣớc một cách bền vững. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phƣơng pháp định tính: tìm hiểu các lý luận cơ bản về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và những bài nghiên cứu về sự tác động đến tài khoản vãng lai, các cơ sở lý luận về thâm hụt kép.  Phƣơng pháp định lƣợng: Thông qua mô hình VAR kiểm định tổng thể kỳ nghiên cứu từ năm 1990 – 2013 sử dụng công cụ phân tích chính là kiểm định nhân quả (Granger Test ). Bên cạnh đó dựa trên mô hình VAR, các kiểm định Impulse Response và Variance Decomposition đƣợc sử dụng để giải thích r hơn mối liên hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách nhà nƣớc. 4. Nội dung nghiên cứu
  14. 5 Bài viết sẽ trình bày những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa Thâm hụt ngân sách nhà nƣớc và thâm hụt tài khoản vãng lai của một số quốc gia trên thế giới, sau đó tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam. Bài nghiên cứu tập trung vào tình hình thâm hụt ngân sách nhà nƣớc và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2013, xem xét định tính mối quan hệ giữa chúng và tìm hiểu nguyên nhân gây nên mối quan hệ đó, tiếp theo sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để kiểm định kết quả định tính vừa thu đƣợc. Bài nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích là kiểm định nhân quả (Granger Test) để rút ra kết luận “Thâm hụt kép” hay “Bộ đôi đối nghịch” hay “mối quan hệ một chiều” sẽ chiếm ƣu thế trong trong nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó dựa trên mô hình VAR, các kiểm định Impulse Response và Variance Decomposition đƣợc sử dụng để giải thích r hơn mối liên hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt tài khóa. Từ kết quả nghiên cứu của mô hình đƣa ra kết luận và kiến nghị một số giải pháp cho mối quan hệ tìm đƣợc. 5. Đóng góp của đề tài Bài nghiên cứu phân tích và kiểm định mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ở Việt Nam bằng những dữ liệu thực tế trong giai đoạn 1990 – 2013. Kết quả kiểm định của bài nghiên cứu đóng góp thêm một bằng chứng xác thực về lý thuyết thâm hụt kép trên thế giới. Kết quả của bài nghiên cứu còn giúp cho chúng ta thấy đƣợc mối tƣơng quan của các biến vĩ mô và thâm hụt kép, mối tƣơng quan một chiều từ thâm hụt ngân sách lên thâm hụt tài khoản vãng lai và vai trò, ảnh hƣởng của chúng đến cả nền kinh tế. Từ kết quả này, chúng ta có thể đề xuất một số kiến nghị và giải pháp thiết thực nhằm góp phần hạn chế tình trạng thâm hụt kép dai dẳng ở Việt Nam hiện nay, cũng nhƣ những hệ lụy tiêu cực mà chúng gây ra, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, ổn định về mặt quản lý và điều hành kinh tế của Nhà nƣớc. 6. Hƣớng phát triển đề tài Bài nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu mối quan hệ của các biến vĩ mô là tổng sản phẩm quốc nội, lãi suất và tỷ giá hối đoái đến thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản
  15. 6 vãng lai. Các biến vĩ mô nói trên là phản ánh tƣơng đối khái quát và đầy đủ các tác động của các chính sách vĩ mô (chính sách tài khóa và tiền tệ) đến thâm hụt kép ở nƣớc ta. Tuy nhiên, trên thực tế giữa các biến số đó có thể tồn tại mối quan hệ tác động qua lại, đan xen nhiều chiều, thậm chí tạo thành một cái “vòng lẩn quẩn” không dứt. Mặt khác, ngoài những nhân tố nêu trên, còn khá nhiều yếu tố khác ảnh hƣởng đến Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai nhƣ các yếu tố khách quan vĩ mô (thiên tai, dịch bệnh…) hay các yếu tố thuộc về tài chính hành vi (một lý thuyết tài chính mới xuất hiện trong thời gian gần đây, nghiên cứu về các hành xử tài chính - kinh tế của con ngƣời dựa trên ý thức duy lý hơn là theo những giả định mang tính khuôn mẫu nhất định đƣợc đặt ra ban đầu nhƣ những lý thuyết khác). Lý thuyết tài chính hành vi tuy mới ra đời nhƣng bƣớc đầu đã gặt hái đƣợc nhiều kết quả tích cực, có thể giải thích đƣợc một số giả thuyết mà các lý thuyết trƣớc đó chƣa làm đƣợc. Do đó, dùng thuyết tài chính hành vi để giải thích mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai cũng là một hƣớng mở ra để nghiên cứu sâu rộng hơn về thâm hụt kép ở Việt Nam.
  16. 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan về bài nghiên cứu Khái niệm “thâm hụt kép” xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào những năm 1980, đánh dấu một giai đoạn đồng USD bị định giá cao và một sự thay đổi bất thƣờng trong tài khoản vãng lai cũng nhƣ thâm hụt ngân sách của Mỹ. Và bƣớc sang thế kỷ mới, sự xuất hiện trở lại của một khoản thâm hụt khổng lồ trong ngân sách cũng nhƣ trong tài khoản vãng lai của Mỹ lại dấy lên sự quan tâm của giới chuyên môn về mối liên hệ trong “thâm hụt kép” (Bordo, 2006; Coughlin et al., 2006; Mann, 2002; Obstfeld and Rogoff, 2004, 2005; Sinai, 2006; Salvatore, 2006). Những nhà phân tích và các chính trị gia đã cho thấy mối lo ngại về tình trạng mất cân bằng của tài khoản vãng lai trong hai thập kỷ vừa qua. Sự thâm hụt ngày càng lớn của ngân sách và tài khoản vãng lai là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô và sẽ ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn của một quốc gia. Rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về “thâm hụt kép” xuất phát từ mối quan tâm về sự cân bằng trong nền kinh tế vĩ mô. Trong nỗ lực để tìm ra nguyên nhân về sự mất cân bằng của tài khoản vãng lai, rất nhiều nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Không chỉ ở Hoa Kỳ, một số nƣớc ở Châu Âu nhƣ Đức, Thụy Điển… cũng đối mặt với vấn đề tƣơng tự trong những năm đầu thập niên chín mƣơi, khi sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách kèm theo một sự đánh giá cao đồng nội tệ đã ảnh hƣởng đến tài khoản vãng lai (Ibrahim và Kumah, 1996). Giả thuyết “thâm hụt kép” cho rằng một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ gây ra một sự gia tăng tƣơng tự trong thâm hụt tài khoản vãng lai và ngƣợc lại. Sự thâm hụt ngày càng lớn của ngân sách và tài khoản vãng lai là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô và sẽ ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn của một quốc gia.
  17. 8 Về mặt lý thuyết, các cơ chế đằng sau tình trạng thâm hụt kép có thể đƣợc giải thích đơn giản thông qua học thuyết Keynes. Mỗi việc giảm thuế hoặc tăng chi tiêu của Chính phủ (tăng thâm hụt ngân sách) là nguyên nhân làm tăng tổng chi tiêu của nền kinh tế, kéo theo đó là sự tăng lên của lạm phát và lãi suất. Mà lãi suất tăng sẽ thu hút thêm dòng vốn nƣớc ngoài vào, dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm. Sự gia tăng của hai yếu tố lạm phát và tỷ giá hối đoái giảm khiến hàng hóa trong nƣớc trở nên đắt hơn tƣơng đối so với hàng hóa nƣớc ngoài. Điều đó khuyến khích sự gia tăng nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, dẫn đến áp lực làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai trong nền kinh tế. Sự thâm hụt kép cũng xuất hiện ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai ở các nƣớc này có mối liên hệ khá mật thiết (Laney, 1984). Những nƣớc đang phát triển thƣờng theo đuổi chính sách thâm hụt tài khóa để tạo động lực cho nền kinh tế, và những nƣớc này cũng phụ thuộc khá lớn vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, dòng vốn nƣớc ngoài này (nhất là vốn đầu tƣ gián tiếp FPI) rất nhạy cảm với những diễn biến trong nền kinh tế. Một sự bất ổn trong nền kinh tế (gây ra bởi một yếu tố vĩ mô nào đó, chẳng hạn nhƣ lạm phát, tỷ giá hối đoái tăng cao) sẽ dễ dẫn đến một sự tháo chạy của những luồng vốn này, gây ra khả năng vỡ nợ và một cuộc khủng hoảng tiền tệ cho quốc gia đó. Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, đang trong giai đoạn chuyển mình từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng và lấy xuất khẩu là một trong những động lực chính cho sự tăng trƣởng kinh tế. Việt Nam vốn xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và ở trình độ phát triển khá thấp. Do đó, mức tiết kiệm của toàn xã hội không cao. Vì thế để phát triển lên một nƣớc công nghiệp nhƣ định hƣớng vào năm 2020 thì một trong những kênh huy động nguồn vốn đầu tƣ là thực hiện chính sách thâm hụt tài khóa và tài trợ thâm hụt từ bên ngoài. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay, ngân sách Nhà nƣớc hầu nhƣ luôn trong trạng thái thâm hụt, ở mức trung bình là 3% so với GDP. Trong những năm gần đây, mức độ thâm hụt ngân sách có chiều hƣớng gia tăng, khoảng trên 5% so với GDP. Trong khi đó, thâm hụt thƣơng mại cũng đồng thời tồn tại, và duy trì ở một mức tƣơng
  18. 9 đối cao so với GDP. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay, thâm hụt thƣơng mại trung bình ở mức 10% GDP. Trong giai đoạn trong và sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 thì mức thâm hụt thƣơng mại này càng tăng cao. Đặc biệt, năm 2007 và 2008 (giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) đã ghi nhận mức thâm hụt thƣơng mại lên tới 20% GDP Từ những dữ liệu trên, có thể thấy sự thâm hụt đồng thời giữa ngân sách và tài khoản vãng lai ở Việt Nam tồn tại trong một thời gian khá dài. Vì thế, câu hỏi đặt ra ở đây là “liệu có mối quan hệ tồn tại giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam” hay không? Để trả lời câu hỏi nghiên cứu trên, chúng ta sẽ áp dụng phƣơng pháp kiểm định thực nghiệm. Nhằm kiểm tra lý thuyết về mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam, chúng ta sẽ sử dụng kiểm định quan hệ nhân quả Granger của mô hình tự hồi quy véc tơ (Vector Autoregressive: VAR). Để giải thích mối quan hệ giữa các thâm hụt đó, chúng ta sẽ thêm vào các biến : lãi suất (R), tỷ giá hối đoái (E) và tổng sản phẩm quốc nội (Y) vào trong mô hình phân tích. Ngoài ra, với các kiểm định Impulse Response và Variance Decomposition sẽ làm sáng tỏ thêm mức độ tác động giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai cũng nhƣ ảnh hƣởng của các biến vĩ mô khác. Các phần chính trong bài nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày nhƣ sau:  Chương 1: Giới thiệu tổng quan về bài nghiên cứu và các cơ sở lý thuyết của việc nghiên cứu “thâm hụt kép” .  Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đây về “thâm hụt kép” của các tác giả ở các nƣớc trên thế giới.  Chương 3: Thực trạng về thâm hụt ngân sách Nhà nƣớc và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2013 ; các phƣơng pháp thực nghiệm, các biến và mô hình đƣợc dùng .  Chương 4: Các nghiên cứu thực nghiệm và kết quả của chúng khi kiểm định mối
  19. 10 liên hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách.  Chương 5: Các kiến nghị về chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu ở Chương 4 1.2. Cơ sở lý thuyết của “thâm hụt kép” 1.2.1. Thâm hụt ngân sách Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nƣớc (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Trƣờng hợp ngƣợc lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi đƣợc gọi là thặng dƣ ngân sách. Thu của chính phủ không bao gồm khoản đi vay. Đi vay chính là một cách mà chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách do rất nhiều nguyên nhân và có sự ảnh hƣởng khác nhau đến sự cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Về cơ bản, phân loại theo yếu tố nội tại, tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nƣớc gồm hai nguyên nhân chủ yếu sau:  Thất thu thuế nhà nước: Thuế là nguồn thu quan trọng, chủ yếu và bền vững nhất cho ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, với hệ thống pháp luật về thuế chƣa hoàn thiện, chứa đựng nhiều bất cập, tạo kẽ hở cho một số cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, tránh thuế, khiến nguồn thu này bị thất thoát. Bên cạnh đó, các chính sách miễn, giảm, ƣu đãi thuế đƣợc Chính phủ ban hành để hỗ trợ nền kinh tế cũng góp phần khiến nguồn thu thuế bị giảm sút.  Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn: Chính phủ thƣờng xuyên phải thực hiện các khoản chi để thực thi vai trò quản lý, điều hành đất nƣớc, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia. Các chính phủ ở mỗi nƣớc thƣờng chi tiêu rất lớn, các khoản chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ chiếm tỷ lệ rất cao so với GDP. Tăng chi tiêu của chính phủ, một mặt tạo động lực giúp nền kinh tế tăng trƣởng mạnh hơn, mặt khác nếu việc chi tiêu quá mức, nhất là các khoản chi đầu tƣ kém hiệu quả sẽ gây ra lạm phát cao, dẫn đến bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô.
  20. 11 Xét về tính chất, có thể chia thâm hụt ngân sách thành hai loại cơ bản:  Thâm hụt cơ cấu : Các khoản thâm hụt đƣợc quyết định bởi những chính sách tùy biến của Chính phủ nhƣ quy định về thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng… Thâm hụt cơ cấu mang tính chủ quan do Chính phủ thực hiện nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, Chính phủ có thể áp dụng chính sách tài khóa mở rộng, bằng cách tăng chi tiêu công hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dƣ ngân sách ít hơn nếu trƣớc đó có ngân sách cân bằng.  Thâm hụt chu kỳ : Các khoản thâm hụt xảy ra theo chu kỳ kinh tế, ví dụ nhƣ nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên. Khác với thâm hụt cơ cấu, thâm hụt ngân sách theo chu kỳ mang tính khách quan, nằm ngoài mục tiêu kiểm soát kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Nó phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế. Một vấn đề đặt ra là thâm hụt ngân sách có tác động tích cực hay tiêu cực đến nền kinh tế. R ràng, chúng ta thông thƣờng ủng hộ quan điểm thâm hụt sẽ gây ra tác động tiêu cực. Nhƣng thực tế không hẳn nhƣ vậy, khi thâm hụt ngân sách là do chi đầu tƣ phát triển, Nhà nƣớc dựa vào nguồn vốn nƣớc ngoài nhƣ ODA, FDI để đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu thì trạng thái thâm hụt đó là tốt, vì đó là trạng thái chủ động của Chính phủ để phát triển kinh tế nƣớc nhà. Ngƣợc lại, nếu thâm hụt ngân sách do không đáp ứng nhu cầu chi thƣờng xuyên, hoặc chi đầu tƣ vào những dự án không hiệu quả gây lãng phí nguồn nhân lực quốc gia thì trạng thái này không tốt, kết quả là Chính phủ phải đi vay nợ nƣớc ngoài, từ đó làm gia tăng gánh nặng nợ nƣớc ngoài và không có nguồn thu trong tƣơng lai để trang trải cho khoản nợ này. 1.2.2. Tài khoản vãng lai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2