Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích nghèo đô thị tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
lượt xem 2
download
Luận văn tiến hành phân tích hiện trạng nghèo đô thị tại thành phố Trà Vinh trong giai đoạn 2015-2016; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hộ nghèo tại thành phố Trà Vinh năm 2016. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích nghèo đô thị tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH THẠCH NGHĨA PHÂN TÍCH NGHÈO ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH, TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH THẠCH NGHĨA PHÂN TÍCH NGHÈO ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH, TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Trà Vinh, ngày 02 tháng 6 năm 2017 Người thực hiện đề tài Thạch Nghĩa
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.4. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 5 2.1. Các lý thuyết và khái niệm liên quan ............................................................... 5 2.1.1. Nghèo ......................................................................................................... 5 2.1.2. Nghèo đô thị .............................................................................................. 7 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đô thị ......................................................... 18 2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về nghèo đô thị ............................... 22 2.4. Phạm vi nghiên cứu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................. 27 2.4.1. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 27 2.4.2. Dữ liệu ..................................................................................................... 28 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 30 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NGHÈO ĐA CHIỀU TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH ........................................................................................................................ 37 3.1. Khái quát về thành phố Trà Vinh ................................................................... 37 3.2. Người nghèo ở thành phố Trà Vinh ............................................................... 39 3.2.1. Thu nhập và chi tiêu ................................................................................ 41 3.2.2. Sử dụng dịch vụ y tế ................................................................................ 45 3.2.3. Tiếp cận giáo dục ..................................................................................... 48 3.2.4. An toàn ..................................................................................................... 50 3.2.5. Trao quyền ............................................................................................... 50
- CHƯƠNG 4: PHÂN TÍ CH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH ..................................................................... 51 4.1. Giới tính .......................................................................................................... 51 4.2. Tuổi................................................................................................................. 51 4.3. Tình trạng hôn nhân........................................................................................ 52 4.4. Quy mô hộ ...................................................................................................... 52 4.5. Trình độ học vấn của chủ hộ .......................................................................... 53 4.6. Nghề nghiệp của chủ hộ ................................................................................. 54 4.7. Thu nhập trung bình hàng tháng của hộ ......................................................... 55 4.8. Phân tích, thảo luận kết quả hồi quy .............................................................. 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ, ĐỀ XUẤT .............................................. 61 5.1. Kế t luâ ̣n và đề xuất ......................................................................................... 61 5.2. Ha ̣n chế và hướng nghiên cứu mở rộng ......................................................... 62 TÀ I LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC A PHỤ LỤC B PHỤ LỤC C
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GSO Tổng cục thống kê Việt Nam IFAD Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế KT - XH Kinh tế -xã hội MDPA Mekong Delta Poverty Assessment OLS Hồi quy tuyến tính PADDI Trung tâm nghiên cứu và dự án đô thị TP. Hồ Chí Minh TP Thành phố TP.HC M Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc USD Đồng Đô la Điều tra mức sống hộ gia đình- Vietnam Household Living Standard VHLSS Survey VIF Hệ số phóng đại phương sai-variance inflation facto WB Ngân hàng thế giới-The World Bank
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1: Ma trận các chiều của nghèo đô thị. ........................................................ 10 Bảng 2. 2: Các chỉ tiêu của nghèo đô thị. ................................................................. 14 Bảng 2. 3: Số lượng hộ được chọn trong mẫu khảo sát theo phương pháp chọn ngẫu nhiên có phân tầng. ................................................................................................... 30 Bảng 2. 4: Các biến độc lập trong mô hình ............................................................... 34 Bảng 3. 1: Hiện trạng dân số TP.Trà Vinh và tỉnh Trà Vinh năm 2015. .................. 38 Bảng 3. 2: Hiện trạng về các hộ nghèo và cận nghèo tại thành phố Trà Vinh năm 2016. .......................................................................................................................... 40 Bảng 3. 3: Tỷ lệ các khoản chi tiêu tiêu dùng của hộ trong tổng chi. ....................... 43 Bảng 3. 4: Trình độ học vấn và tình trạng lao động của chủ hộ ............................... 45 Bảng 3. 5: Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt của hộ nghèo. ............................... 47 Bảng 3. 6: Mức độ an toàn khu vực hộ sinh sống. .................................................... 50 Bảng 4. 1: Giới tính và thu nhập bình quân đầu người của hộ ................................. 51 Bảng 4. 2: Độ tuổi và giới tính của chủ hộ. .............................................................. 52 Bảng 4. 3: Tình trạng hôn nhân và thu nhập bình quân của chủ hộ.......................... 52 Bảng 4. 4: Quy mô hộ và thu nhập bình quân của hộ. .............................................. 53 Bảng 4. 5: Trình độ học vấn của chủ hộ và thu nhập bình quân của hộ. .................. 53 Bảng 4. 6: Tình trạng lao động, khu vực kinh tế mà chủ hộ đang tham gia lao động và thu nhập bình quân đầu người của hộ. ................................................................. 54 Bảng 4. 7: Thu nhập của hộ và thu nhập bình quân của hộ. ..................................... 55 Bảng 4. 8: Các phân vị của thu nhập bình quân đầu người của hộ. .......................... 55 Bảng 4. 11: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ. ............................................................................................................. 59
- DANH MỤC HÌNH Hình 3. 1: Tỷ lệ các nguồn thu trong tổng thu nhập của hộ ........................................... 42 Hình 3. 2: Tình trạng lao động của chủ hộ..................................................................... 44 Hình 3. 3: Các loại nguồn nước mà hộ đang sử dụng. ................................................... 46
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu, không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà còn tồn tại ngay ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển và cũng không chỉ tồn tại ở những vùng nông thôn mà luôn tồn tại ngay cả trong các đô thị. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về đói nghèo từ trước đến nay thường tập trung phân tích ở khu vực nông thôn, trong khi ở các khu vực thành thị lại rất ít được quan tâm nghiên cứu (Dileni, 1999; De Haan, 1997) khi mà đô thị hóa ở các nước đang phát triển có xu hướng ngày càng tăng nhanh, kéo theo số lượng người nghèo đô thị cũng tăng lên (Singh, 1997). Dù trong vài thập niên trở lại đây, nhiều nghiên cứu về nghèo đô thị đã được công bố, khái niệm nghèo đô thị đã được thế giới chuyển hướng quan tâm, nhưng ở Việt Nam các nghiên cứu về nghèo đô thị còn khá ít. Một số nghiên cứu được thực hiện chủ yếu tập trung ở phạm vi các thành phố lớn, trực thuộc trung ương như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Hải Phòng hoặc ở cấp độ toàn quốc như các nghiên cứu của UNDP (2010), Cuong và các cộng sự (2010), Thanh và các cộng sự (2013), Oxfam and ActionAid Vietnam (2009), Gubry và các cộng sự (2009), PADDI (2012), Nghi và các cộng sự (2003), Haugton và các cộng sự (2010). Những nghiên cứu về nghèo đô thị ở các thành phố trực thuộc tỉnh như Trà Vinh hầu như không có. Tuy nhiên trên góc độ của các nhà làm chính sách của thành phố Trà Vinh nói riêng cũng như tỉnh Trà Vinh nói chung thì những cơ sở khoa học phục vụ cho quá trình lập chính sách quản lý, phát triển thành phố là rất cấp thiết. Đặc biệt, trong những năm gần đây, quy mô dân số tại thành phố Trà Vinh ngày càng tăng nhanh, tốc độ tăng dân số bình quân đạt 0,9%/năm giai đoạn 2011-2015, cao hơn mức bình quân của toàn tỉnh Trà Vinh (GSO, 2015). Thêm vào đó sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo, thất nghiệp tại đô thị đang tăng nhanh và cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tại vùng nông thôn (GSO, 2015) đang là vấn đề nan giải đối với các nhà làm chính sách và quản lý của thành phố.
- 2 Cuối năm 2015, điều tra rà soát các hộ nghèo theo tiêu chí mới cho thấy địa bàn TP. Trà Vinh có 547/22.408 hộ nghèo chiếm 2,44%, 801/22.408 hộ cận nghèo chiếm 3,57% và có 194 hộ không khả năng thoát nghèo (Tp. Trà Vinh, 2016). Dù hàng năm chính quyền thành phố đã triển khai thực hiện nhiều kế hoạch xóa nghèo, các đề án giảm nghèo bền vững, tăng cường giải ngân các nguồn vốn vay ưu đãi, các chính sách hỗ trợ người nghèo của Chính phủ và địa phương, tạo điều kiện cho hộ nghèo được tiếp cận các chính sách và vươn lên thoát nghèo bền vững. Các quyết định chính sách chủ yếu dựa vào kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để đánh giá kết quả giảm nghèo trong những năm qua, cũng như là căn cứ để thành phố Trà Vinh xây dựng chương trình giảm nghèo trong thời gian tiếp theo một cách sát thực và hiệu quả, hướng tới các giải pháp giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, các kết quả tổng điều tra, rà soát thực trạng nghèo hiện tại chỉ thể hiện trên báo cáo thông qua thống kê số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và phần lớn là thống kê lại số lượng các tiêu chí đạt được mà chưa phân tích mối liên hệ, ràng buộc giữa các phương diện của nghèo trong khung phân tích về nghèo đa chiều. Thêm vào đó, các báo cáo được thiết kế chung để phản ánh thực trạng nghèo mà không phân biệt rõ bối cảnh nông thôn hay thành thị. Điều này cho thấy, các báo cáo đánh giá thực trạng như vậy vẫn chưa đi sâu phân tích nguyên nhân, yếu tố có tác động lên cuộc sống của người nghèo trên địa bàn đặc biệt trong bối cảnh luôn có sự khác biệt lớn trong sinh kế của hộ nghèo ở thành thị và nông thôn. Mingione (1996) xác định nghèo đô thị như một hiện tượng mới, hoàn toàn khác biệt với nghèo ở nông thôn. Những khác biệt cơ bản giữa người nghèo ở đô thị và nông thôn là lý do nên thực hiện những nghiên cứu sâu được thiết kế riêng cho từng khu vực. Có ba lập luận cho thấy sự khác biệt trong sinh kế giữa người nghèo ở đô thị và nông thôn gồm: Thứ nhất, người nghèo đô thị thường phải chi trả nhiều hơn so với người nghèo nông thôn, dẫn đến dễ bị tổn thương, đặc biệt khi có những biến động về thị trường như giá cả tăng, tiền công (lương lao động giảm) dẫn đến dễ bị tổn thương (Wratten,1995; WB, 2002). Bởi, sinh kế nơi đô thị mang tính hàng hóa và luôn dựa vào nền kinh tế tiền tệ, nên người nghèo đô thị cần phải mua các
- 3 hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cơ bản để đảm bảo cho sự tồn tại của họ. Họ thường phải chi trả cho việc mua thức ăn hàng ngày, cũng như cho các dịch vụ như cấp thoát nước và thu gom rác thải, các phương tiện giao thông để đi đến nơi làm việc, cần trang trải chi phí cho nhà ở, cho chăm sóc sức khỏe và trông nom con cái. Trong khi đó ở nông thôn, người nghèo thường thỏa mãn các nhu cầu của họ bằng việc tự cung tự cấp cho nên họ ít hoặc không cần phải chi trả cho các dịch vụ này. Thứ hai, người nghèo đô thị thường phải gánh chịu nhiều rủi ro về mặt sức khỏe và thân thể do họ phải sống trong các khu vực đông đúc chật hẹp, thiếu vệ sinh, ô nhiễm môi trường và nguồn nước, tai nạn giao thông, bạo lực và tội phạm (Wratten,1995). Thứ ba, sự tách biệt xã hội về nơi ở và mạng lưới an toàn xã hội do hoạt động của thị trường đất đai và nhà ở đô thị gây ra (Wratten, 1995). Các tác động bất lợi của thị trường này làm cho người nghèo không có khả năng tiếp cận đến thị trường nhà ở nên thường bị dồn ép vào những khu đất hoặc nhà ở tạm bợ, chật chội, không có giá trị và điều kiện sống không đảm bảo, hoặc bị đẩy ra các khu ngoại vi cách biệt với mạng lưới an toàn xã hội như an ninh, bảo vệ và các dịch vụ công cộng. Bởi những lý do trên, cần có một nghiên cứu đánh giá nghèo đô thị tại thành phố Trà Vinh với phương pháp tiếp cận tổng quát, dựa trên các lý thuyết về nghèo đa chiều nhằm cung cấp những cơ sở quan trọng, làm tiền đề cho các quyết định chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại thành phố Trà Vinh. Cụ thể nghiên cứu sẽ thực hiện đề tài “Phân tích nghèo đô thị tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Phân tích nghèo đô thị tại thành phố Trà Vinh của tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích hiện trạng nghèo đô thị tại thành phố Trà Vinh trong giai đoạn 2015-2016.
- 4 - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hộ nghèo tại thành phố Trà Vinh năm 2016. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hộ nghèo tại thành phố Trà Vinh năm 2016? 1.4. Kết cấu luận văn Bố cục Luận văn được thiết kế gồm năm chương, cụ thể: Chương 1: Trình bày vấn đề nghiên cứu, đưa ra lý do vì sao thực hiện nghiên cứu, trình bày mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; Chương 2: Trình bày cơ sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu. Trong đó tổng quan sâu các lập luận về nghèo đô thị gồm các quan niệm về nghèo đô thị, khác biệt giữa nghèo đô thị và nghèo nông thôn, các phương diện và các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đô thị. Trình bày các lập luận về phương pháp nghiên cứu gồm các phương pháp chọn mẫu, khảo sát thu thập thông tin, phương pháp phân tích, khung phân tích và mô hình kinh tế lượng. Đồng thời cũng trình bày phạm vi, giới hạn của nghiên cứu nhằm hướng đến một nghiên cứu tập trung sâu hơn là một nghiên cứu tổng quan; Chương 3: Trình bày nội dung phân tích các phương diện của nghèo đô thị tại thành phố Trà Vinh. Kết hợp phân tích mô tả và đánh giá định tính các phương diện của nghèo đô thị, mục tiêu lột tả bức tranh người nghèo tại thành phố Trà Vinh qua tính đa diện của nó; Chương 4: Trình bày nội dung về kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đô thị, phân tích định tính riêng từng yếu tố và cuối cùng là phân tích, thảo luận kết quả hồi quy thông qua mô hình kinh tế lượng; Chương 5: Trình bày kết luận, hạn chế và kiến nghị của nghiên cứu.
- 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các lý thuyết và khái niệm liên quan Nghiên cứu không nhằm mục tiêu đưa ra bất kỳ định nghĩa mới nào về nghèo cũng như nghèo đô thị, do đó chỉ thực hiện tổng quan một số quan niệm phổ biến về nghèo và tập trung sâu hơn vào tổng quan về nghèo đô thị. 2.1.1. Nghèo Một số khái niệm về nghèo đã được công bố và sử dụng từ rất lâu trên thế giới. Điển hình như khái niệm về người nghèo nổi tiếng được công bố tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995: “Người nghèo là tất cả những người có thu nhập thấp hơn 1 USD một ngày, số tiền được quy đổi đủ cho mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Cũng theo phương diện thu nhập, một cá nhân hay hộ được coi là nghèo là khi họ “Không có khả năng để đạt được một mức sống tối thiểu được đo bằng nhu cầu tiêu dùng cơ bản hoặc thu nhập cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu đó” (Bernstein, 1992). Dựa vào các tiêu chuẩn dinh dưỡng tối thiểu cần thiết cho một cá nhân được quy ra thu nhập để đáp ứng các tiêu chuẩn đó, WB (1990) đã đưa ra ngưỡng 1 đôla/cá nhân/ngày để đánh giá mức độ nghèo ở các quốc gia. Một cá nhân hay hộ gia đình được coi là ở trong điều kiện nghèo tuyệt đối nếu thu nhập của họ dưới ngưỡng nghèo này. Nghèo còn được hiểu theo hai loại phổ biến gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối dựa trên định nghĩa về lượng calorie tối thiểu trong thực phẩm và phi thực phẩm cần thiết đủ cho phép con người đáp ứng nhu cầu đối với hoạt động thể chất của cơ thể hàng ngày và phương pháp tiếp cận này yêu cầu xác định con số tối thiểu cần cho mỗi người cần (Anwar, 2006). Nghèo tương đối được xác định dựa vào mức trung bình của một quốc gia hoặc tiêu chuẩn chung của một xã hội. Theo đó, một cá nhân hay hộ gia đình ở vào tình trạng nghèo khổ nếu có mức thu nhập hoặc tiêu dùng thấp hơn so với mức trung bình hay các tiêu chuẩn chung này (Amis và Rakodi, 1994).
- 6 Tuy nhiên nghèo là một trạng thái đa phương diện, do vậy nghèo không chỉ thể hiện ở chỗ thiếu thu nhập hoặc không đủ tiêu dùng, mà còn ở các mặt khác như dễ bị tổn thương, không có quyền lực hoặc bị cô lập về nơi ở và mạng lưới xã hội. Rõ ràng, nghèo cần được xem như một hiện tượng nhiều mặt và được định nghĩa như một tình trạng trong đó cá nhân hay hộ gia đình thiếu các khả năng cần thiết và các quyền để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của họ (IFAD, 1995). World Bank-WB (1990) đưa ra định nghĩa về nghèo được đánh giá là tổng quát hơn như sau: nghèo là tình trạng “không có khả năng có mức sống tối thiểu”. Các nhu cầu này bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Nghèo còn là tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay dễ bị tổn thương: “Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng. Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau, không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra bên lề xã hội và không có tiếng nói, quyền lực trong các thể chế đó” (WB, 2002). Tại Việt Nam, khái niệm nghèo thường được sử dụng (là khái niệm được đưa ra tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức ở Thái Lan năm 1993), như sau: “nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”. Hay đơn giản, tại Việt Nam nghèo thường đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh, tre, nứa, lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không có tivi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám chữa bệnh… Như vậy, hầu hết những khái niệm, quan niệm về nghèo đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu sau về người nghèo, họ là những người: (1) Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư; (2) Không được thụ hưởng những
- 7 nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người; (3) Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Tóm lại, nghiên cứu này dựa trên định nghĩa nghèo là trạng thái đa phương diện và là tình trạng “không có khả năng có mức sống tối thiểu” của World Bank (1990) để lập luận tiếp cho các phân tích sau, sâu hơn về nghèo đô thị. 2.1.2. Nghèo đô thị Suy rộng từ khái niệm về nghèo, Baker và Schuler (2004) cho rằng người nghèo ở các đô thị là những người chịu đựng nhiều thiếu hụt như thiếu tiếp cận việc làm, nhà ở, các cở sở hạ tầng, thiếu tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, an toàn cá nhân và an toàn xã hội. Do đó, nghèo ở đô thị được mô tả bằng cách tích lũy các thiếu hụt, một sự thiếu hụt này dẫn đến một sự thiếu hụt khác (WB, 2002). Năm nhóm thiếu hụt cơ bản, hay còn được coi là các phương diện của nghèo đô thị được khái quát hóa bao gồm: (1) thu nhập/tiêu dùng; (2) sức khỏe; (3) giáo dục; (4) an toàn; và (5) trao quyền (WB, 2002). Bảng sau tóm tắt các phương diện của nghèo đô thị, nguyên nhân gây ra và tác động của chúng:
- 8 Các phương Nguyên nhân có thể nhìn thấy Nguyên nhân liên quan đến diện của hoặc các yếu tố góp phần gây Tác động lên các phương diện khác của nghèo chính sách nghèo ra nghèo - Phụ thuộc vào tiền mặt dùng để mua các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. - Khủng hoảng kinh tế vĩ mô - Không có bảo hộ lao động/lao làm giảm thu nhập thực. động tay chân, giản dị. - Thất bại của các dịch vụ công, - Không đủ khả năng để mua nhà và đất, kết quả không có - Tiền lương của lao động không như giáo dục, y tế, cơ sở hạ vốn vật chất. có kỹ năng, trình độ/ thiếu tầng, và giao thông để phục vụ - Không đủ khả năng để mua các dịch vụ công đảm bảo về chứng chỉ, bằng cấp cho các cho người nghèo ở đô thị. chất lượng và số lượng thiết yếu (ví dụ không đủ nước sạch công việc được trả lương cao- - Hạn chế về các quy định đối để cung cấp có thể khiến cho điều kiện sống tồi tàn, thiếu Thu nhập well paid jobs. với các doanh nghiệp nhỏ hoạt vệ sinh và bệnh tật). - Không có khả năng giữ được động lâu dài trong các khu vực - Nghèo về vốn con người (ví dụ, sức khỏe và giáo dục kém công việc vì lý do sức khỏe phi chính thức-đây là nguồn bởi do áp lực, không đảm bảo về lương thực, không đủ khả kém. công việc có sẵn đối với những năng để sử dụng các dịch vụ về giáo dục và y tế). - Thiếu tiếp cận với các cơ hội người nghèo, hạn chế tích lũy - Vốn xã hội bị hao mòn do kết quả của bạo lực và tội phạm nghề nghiệp (những người tài sản và tiếp cận tín dụng, làm trong khu vực sống. nghèo ở đô thị thường phải đánh tăng tính dễ tổn thương đối với đổi giữa khoảng cách để có người lao động. được công việc và chi phí dành cho nhà ở). - Sống ở nơi có điều kiện tồi tàn, - Các quy định về đất đai và nhà quá tải và thiếu vệ sinh. ở có thể khiến cho họ không đủ - Khi khu dân cư và các khu khả năng có được những căn công nghiệp đặt cạnh nhau trong nhà ở phù hợp, bị đẩy ra sống ở - Không có khả năng giữ được công việc. các thành phố, môi trường sống những khu vực dễ bị bệnh tật và - Không có khă năng kiếm tiền. trở nên dễ bị ô nhiễm bởi công ô nhiễm môi trường. - Giảm khả năng đi học của trẻ bởi do bệnh tật (ví dụ ngộ Sức khỏe nghiệp và giao thông. - Các quy định, chính sách tồi độc chì). - Những người nghèo sống trong tệ, và thất bại của các dịch vụ - Nguy cơ bị thương và tổn thương có liên quan với các cú các thành phố thường định cư ở công cộng như các dịch vụ liên sốc về thu nhập. các vùng đất cận biên, ngoài rìa quan đến môi trường và y tế - Kết quả học tập kém. của thành phố nơi có nhiều nguy (nước và thoát nước, xử lý chất cơ về hiểm họa môi trường như thải rắn, thoát nước, kiểm sạt lở đất và lũ lụt/ngập úng. soát…) để bắt kịp với sự tăng
- 9 - Tiếp xúc với nhiều bệnh tật bởi trưởng dân số-to keep pace with chất lượng không khí, nước population growth. nghèo nàn và thiếu vệ sinh. - Thiếu bảo hộ người lao động - Bị thương và chết phát sinh do (an toàn lao động). giao thông. - Yếu kém trong quản lý về giao - Nguy cơ làm việc trong các thông và các cơ sở vật chất cho khu công nghiệp (ví dụ điều người đi bộ. kiện làm việc không an toàn, đặc - Thiếu hệ thống an ninh và hỗ biệt là những nghề trong khu trợ xã hội đối với các hộ gia vực phi chính thức). đình và trẻ em. - Không có thẩm quyền công để - Hạn chế tiếp cận với giáo dục cung cấp phòng học và trường bởi do không đủ năng lực học học đáp ứng đủ về quy mô. tập ở các thành phố phát triển - Không có khả năng để có được một nghề. - Không đảm bảo khả năng đến nhanh. - Thiếu các hoạt động xây dựng trường cho trẻ đến tuổi đi Giáo dục trường trong suốt thời kỳ kinh - Không đủ khả năng trả phí học học, góp phần phạm sai lầm. tế của gia đình khó khăn. tập. - Tiếp tục bất bình đẳng về giới tính. - Không đảm bảo được hệ thống - Nguy cơ về an toàn cá nhân phương tiện giao thông công ngăn cản việc tham gia học tập. cộng. Mất an ninh - Các chính sách về đất đai bất - Đất đai và nhà cửa trong các hợp lý, dẫn đến không đủ đất khu vực có thẩm quyền thì có sẵn có cho phát triển của người - Sự trục xuất gây thiệt hại về vốn vật chất, phá hủy các giá cả không phù hợp, vì vậy nghèo. mối liên kết xã hội và mạng lưới kết nối phi chính thức đối những căn nhà tồi tàn được xây - Các chính sách phát triển đô với công việc, an ninh và làm giảm sự an toàn. lên hoặc thuê từ khu vực công thị không có lợi cho việc chính - Không có khả năng sử dụng ngôi nhà như một nguồn thu hoặc khu vực tư. Các căn nhà thức hóa các hình thức đảm bảo nhập (ví dụ, qua việc cho thuê phòng hoặc tăng diện tích, không được xây dựng đúng và an ninh hay cung cấp các hình An toàn không gian cho các hoạt động tạo ra thu nhập). có xu hướng ở trong có các khu thức đảm bảo bảo an ninh khác - Giảm thể chất và sức khỏe tinh thần và thu nhập thấp. vực không an toàn dễ bị nguy trong một số khu định cư trái - Phá hủy hoặc mất tài sản và chi phí bảo vệ, chăm sóc sức hiểm bởi các hiểm họa tự nhiên phép. khỏe ngày càng tăng. Không đảm bảo an toàn cá nhân. - Các tiêu chuẩn, mã số nhà - Giảm vốn xã hội, ví dụ như mất đi sự gắn kết trong gia - Nghiện rượu/nghiện ma túy và khiến hộ không có khả năng chi đình và rơi vào tình trạng cô lập xã hội. các tệ nạn bạo lực gia đình. trả. - Gia đình đổ vỡ và giảm các hỗ - Các quy định dẫn đến chi phí trợ cho trẻ em. và thủ tục rườm rà để đăng ký
- 10 - Đa dạng hóa xã hội và bất bình hoặc để có được giấy phép cư đẳng trong thu nhập hữu hình ở trú. các thành phố ngày càng căng - Thiếu tiếp cận với tín dụng. thẳng và có thể tạo ra các cám - Thiếu cơ hội tiếp cận thị dỗ tội phạm. trường lao động, dịch vụ và tài sản (bao gồm cả cộng đồng và cá nhân) ở các sản xuất trong các thành phố nơi là trung tâm của tội phạm và nhiễu loạn. - Thiếu các chính sách và chương trình an ninh. - Khung pháp lý và chính sách cho cung cấp các dịch vụ, nhà ở và đất đai, các hoạt động tạo thu - Tính không hợp lệ của nơi cư nhập khiến cho các khu định trú và nơi làm việc. - Thiếu tiếp cận với các dịch vụ đô thị. cư/nghề nghiệp không chính - Sự thiếu thốn các kênh thông - Cảm giác bị cô lập và bất lực thức hay bất hợp pháp của tin để có được nghề nghiệp, học - Bạo lực. Trao quyền người nghèo, từ đó từ chối các hỏi về quyền lợi hợp pháp của - Thiếu khả năng sử dụng thời gian cá nhân và tiền để tìm quyền của người nghèo của các các dịch vụ, vv. kiếm các giải pháp thay thế (ví dụ, các khoản chi trả cho công dân đô thị khác. - Không có quyền và trách việc hối lộ). - Bộ máy quan liêu và tham nhiệm của công dân. nhũng. - Sự phân biệt chính thức hoặc phi chính thức. Bảng 2. 1: Ma trận các chiều của nghèo đô thị. Nguồn: WB, 2002.
- 11 Bản chất đa diện của nghèo đô thị cũng được lột tả rõ trong nghiên cứu của Tizeta năm 2001. Nhiều đặc tính của nghèo hầu như được coi là đặc điểm của người nghèo ở đô thị như: thất nghiệp, thiếu tiền lương lao động, thất bại trong việc cho trẻ đến trường, thiếu thốn tiếp cận với cơ sở y tế, sinh sản, cung cấp nước sạch, dịch vụ điện và chất lượng nhà ở. Rõ ràng, thiếu thốn về lao động là một trong những thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế, khiến cho người nghèo không có khả năng đạt được những nhu cầu cơ bản của họ. Như vậy, nghèo đô thị luôn gắn liền với khả năng tiếp cận đến một thị trường lao động đô thị, trong đó người nghèo thường không có khả năng tiếp cận hoặc có vị trí rất thấp và không ổn định trong thị trường này. Một thực tế là những người nghèo nhất thường là những người bị thất nghiệp hoặc không có việc làm ổn định. Đặc điểm này cho thấy sự khác biệt giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Ở nông thôn, nghèo gắn liền với khả năng tiếp cận quyền sử dụng đất, vì đất là phương tiện để tạo ra thu nhập cho hộ gia đình. Do đó, người nghèo ở nông thôn thường thấy là những người có ít đất hoặc không có đất. Tập trung vào phân tích những yếu tố liên quan tới lao động và thị trường lao động là cũng một góc nhìn phản ánh rõ bản chất của nghèo đô thị. Onibokun và Kumuyi (1996) trong nghiên cứu của mình về nghèo đô thị đã giả định rằng nghèo có mối liên kết chặt chẽ với các nguồn lực quan trọng trong ngắn hạn và tính bền vững của các nguồn lực này trong môi trường khắc nghiệt, bao gồm suy thoái các hệ thống kinh tế, nhân chủng học, sinh thái, văn hóa và xã hội. Trong khi đó, Kedir và Mckay (2005) đưa ra quan điểm nghèo đô thị tồn tại như là kết quả của mức độ vốn vật chất và vốn con người thấp, bất bình đẳng trong phân phối tài sản, tiếp cận các dịch vụ xã hội, tỷ lệ sinh sản cao và các chiến lược phát triển đô thị được xây dựng dựa trên việc chống lại sự hấp thu lực lượng lao động này (against labor absorption- this refer to direct labor hour used as the base to absorb fixed cost). Nghèo có thể cũng là kết quả của những vấn đề thuộc về đô thị hóa. Theo Ward (1999), những yếu tố dẫn đến nghèo ở hầu hết các đô thị có thể được liên kết với sự phân rã nội đô (inner urban
- 12 decay) bởi do các cơ sở công cộng nghèo nàn xuống dốc, thiếu được bảo trì và đầu tư. Các nguồn lực kém hiệu quả và kỹ năng bảo trì kém thường được đưa vào đây. Thêm vào đó, sự sẵn có của các tiện nghi thường không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng chúng ngày càng gia tăng. Chất lượng dịch vụ xã hội, giáo dục và y tế ngày càng xuống dốc, do đó đây là những bất lợi cho cuộc sống của các gia đình nghèo. Như vậy, qua phân tích, bản chất đa diện của nghèo đô thị được thể hiện bởi nhiều chỉ báo đại diện, tác động và hậu quả của nó. World Bank (2002) đã đo lường các phương diện của nghèo bằng nhiều chỉ báo khác nhau và có thể được phát triển tùy thuộc vào mục đích của mỗi nghiên cứu, bảng 2.2 trình bày các chỉ báo để đo lường các phương diện của nghèo đô thị:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn