intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích phúc lợi của người lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích đến phúc lợi của người lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh; từ đó đề xuất một số giải pháp tiêu biểu nhằm nâng cao năng lực của ngành chế biến thủy sản Trà Vinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động trong ngành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích phúc lợi của người lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN ĐAN PHÂN TÍCH PHÚC LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN ĐAN PHÂN TÍCH PHÚC LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM KHÁNH NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Phân tích phúc lợi của người lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh” đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 14 tháng 4 năm 2017 Người thực hiện Phan Văn Đan
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề:....................................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu: ...................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: ................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ...................................................................................... 3 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................ 4 1.3. Phạm vi nghiên cứu: .....................................................................................4 1.4. Cấu trúc luận văn: ........................................................................................4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .................................................................................................6 2.1. Tổng quan lý thuyết: ....................................................................................6 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công nghiệp chế biến thủy sản: ......... 6 2.1.1.1. Khái niệm công nghiệp chế biến thủy sản: ..................................................6 2.1.1.2. Đặc điểm của công nghiệp chế biến thủy sản: .............................................6 2.1.1.3. Vai trò của công nghiệp chế biến thủy sản: .................................................8 2.2. Các khái niệm có liên quan: .......................................................................10 2.2.1. Khái niệm về ngành nghề phụ trợ trong chế biến thủy sản: ................. 10 2.2.2. Khái niệm về điều kiện lao động: ......................................................... 11 2.2.3. Khái niệm về phúc l ợi: ......................................................................... 11 2.2.4. Khái niệm về sức khỏe: ......................................................................... 11 2.2.5. Khái niệm về hạnh phúc: ...................................................................... 11 2.3. Các nghiên cứu có liên quan: .....................................................................12
  5. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 13 3.1. Khung phân tích. ........................................................................................13 3.2. Phương pháp định lượng: ...........................................................................13 3.2.1. Phương pháp hồ i quy đa biế n: .............................................................. 14 3.2.2. Đo lường biến số: .................................................................................. 14 3.3. Phân tích định tính: ....................................................................................15 3.4. Dữ liệu ........................................................................................................16 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 17 4.1. Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến thủy sản và nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh: .................................................................................................................17 4.1.1. Điều kiện tự nhiên: ................................................................................ 17 4.1.2. Tài nguyên: ........................................................................................... 17 4.1.3. Đặc điểm về dân cư và lao động: .......................................................... 19 4.1.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật:.......................................................... 19 4.2. Thống kê mô tả: ..........................................................................................20 4.3. Kết quả hồi quy: .........................................................................................40 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ..................... 48 5.1. Kết luận, giải pháp: ....................................................................................48 5.1.1. Về vấn đề sức khỏe: .............................................................................. 48 5.1.2. Về vấn đề thu nhập: .............................................................................. 49 5.1.3. Về vấn đề mức độ hài lòng: .................................................................. 49 5.2. Kiến nghị: ...................................................................................................49 5.2.1. Đối với Nhà nước:................................................................................. 49 5.2.2. Đối với Ban giám đốc Công ty: ............................................................ 50 5.2.3. Đối với người lao động: ........................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT EU Liên minh Châu Âu TDHV Trình độ học vấn VAYVONPHICP Vay vốn phi chính thức GUITK Gửi tiết kiệm HACCP Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm SSOP Quy trình vận hành kiểm soát vệ sinh AT - VSLĐ An toàn – vệ sinh lao động
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Ý nghĩa của các biến và kỳ vọng về dấu các hệ số………….14 Bảng 4. 1. Trình độ học vấn và tuổi người lao động ......................................20 Bảng 4. 2. Dân tộc người lao động .................................................................21 Bảng 4. 3. Giới tính người lao động ...............................................................21 Bảng 4. 4. Tình trạng hôn nhân người lao động .............................................22 Bảng 4. 5. Số thành viên và số người phụ thuộc trong gia đình.....................22 Bảng 4. 6. Tổng thu nhập, thu nhập hàng tháng và tài sản gia đình ...............23 Bảng 4. 7. Hộ khẩu thường trú .......................................................................24 Bảng 4. 8. Sổ hộ nghèo ...................................................................................24 Bảng 4. 9. Gửi tiết kiệm..................................................................................25 Bảng 4. 10. Vay vốn .......................................................................................25 Bảng 4. 11. Mức sống tối thiểu.......................................................................26 Bảng 4. 12. Thu nhập khác .............................................................................26 Bảng 4. 13. Nguồn thu nhập ngoài lương .......................................................27 Bảng 4. 14. Mức thu nhập ngoài lương ..........................................................27 Bảng 4. 15. Công việc có phù hợp với sức khỏe không .................................28 Bảng 4. 16. Sức khỏe của mình lần khám gần nhất........................................29 Bảng 4. 17. Đánh giá sức khỏe hiện nay ........................................................29 Bảng 4. 18. Mức độ hài lòng về sức khỏe ......................................................30 Bảng 4. 19. Mức độ hài lòng về công việc .....................................................31 Bảng 4. 20. Mức độ hài lòng về thu nhập .......................................................32 Bảng 4. 21. Mức độ hài lòng về nơi ở ............................................................32 Bảng 4. 22. Công ty có phụ cấp độc hại hay không .......................................33 Bảng 4. 23. Thiết bị bảo hộ cá nhân ngành chế biến thủy sản .......................34 Bảng 4. 24. Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.........................34 Bảng 4. 25. Các loại bệnh thường mắc phải ...................................................35 Bảng 4. 26. Do đâu mà phát hiện ra bệnh.......................................................36
  8. Bảng 4. 27. Trước khi làm việc có mắc bệnh hay không ...............................37 Bảng 4. 28. Sau khi làm việc có mắc bệnh nghề nghiệp không .....................38 Bảng 4. 29. Chế độ phụ cấp độc hại ...............................................................38 Bảng 4. 30. Bộ phận làm việc tại cơ sở chế biến thủy sản .............................39 Bảng 4. 31. Kết quả ước lượng mô hình tác động đến thu nhập ....................40 Bảng 4. 32. Kết quả ước lượng mô hình tác động đến sức khỏe ....................42 Bảng 4. 33. Kết quả ước lượng mô hình tác động đến hạnh phúc .................45
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2. 1. Sơ đồ hoạt động của ngành thủy sản…………………………...8 Hình 3. 1. Khung phân tích ........................................................................... 13
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề: Chế biến thủy sản là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh thủy sản bao gồm nuôi trồng – khai thác – chế biến và tiêu thụ. Những hoạt động chế biến trong thời gian qua đã góp phần tạo nên sự khởi sắc của ngành thủy sản cả nước nói chung và của tỉnh Trà Vinh nói riêng. Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản sẽ sử dụng được tối ưu nguồn nguyên liệu thủy sản, giảm thất thoát lớn sau thu hoạch, đồng thời tiết kiệm nguyên liệu, không phải bán đi sản phẩm thô, vừa có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay muốn nâng cao hiệu quả sản xuất thì phải phát huy hết khả năng lao động sáng tạo của con người mà muốn làm được điều đó lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện, môi trường lao động có thuận lợi hay không, điều kiện, môi trường lao động thuận lợi không những giúp đạt năng suất cao mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của người lao động và trong sự phát triển toàn diện đó vấn đề thu nhập, sức khỏe của người lao động là cái vô cùng quan trọng. Vì vậy trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay, chiến lược con người có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đã được thể hiện trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Thực tế hiện nay có rất nhiều người lao động đang làm việc tại nhiều ngành sản xuất độc hại mà điều kiện lao động chưa đảm bảo gây tác động trực tiếp tới sức khỏe người lao động, tác động tới thu nhập cũng như mức độ hài lòng, sự hạnh phúc của người lao động đặc
  11. 2 biệt là lao động nữ trong các lĩnh vực như: dệt may, vệ sinh môi trường, chế biến thủy sản… Đối với tỉnh Trà Vinh có nguồn tài nguyên biển và thủy hải sản tương đối phong phú; thềm lục địa từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An hiện có 661 loài thủy sản sinh sống, đa phần đều có giá trị kinh tế. Ngoài khơi xa, có nhiều loài hải sản có giá trị như cá ngừ, cá hồng, cá chim, cá thu… với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác khoảng 400 – 600 nghìn tấn/năm. Theo báo cáo của Tỉnh ủy Trà Vinh (2015), sản lượng thủy sản của tỉnh Trà Vinh đạt 167,3 nghìn tấn; trong đó, sản lượng nuôi trồng 91,9 nghìn tấn; sản lượng khai thác 75,4 nghìn tấn (khai thác biển đạt 61,5 nghìn tấn, khai thác nội địa đạt 13,9 nghìn tấn). Giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh Trà Vinh năm 2015 đạt 7.263,28 tỷ đồng, chiếm 28,64% so với giá trị sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản; xét về cơ cấu nền kinh tế năm 2015 của tỉnh, khu vực nông, lâm và thủy sản chiếm tỷ trọng 45,68% (cao hơn tỉnh Sóc Trăng 5,55%, cao hơn tỉnh Bến Tre 3,28%); kim ngạch xuất khẩu đạt 34,99 triệu USD, chiếm 7,9% so tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn. Giá trị sản xuất của ngành chế biến nông, lâm, thủy sản đạt trên 5.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% so giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Theo Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh, 2015 trước tình hình suy giảm kinh tế, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, kiềm chế lạm phát và giá cả, huy động nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Nhờ vậy, bình quân hàng năm toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 29.838 lượt người, trong đó giải quyết việc làm mới 14.472 lượt người/năm, giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 3,4% xuống dưới 3%. Việc làm của công nhân lao động tại các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao và trong các ngành có lợi thế tương đối ổn định. Song ở khu vực ngoài nhà nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; do công nghệ sản xuất chậm đổi mới, chất lượng và giá thành sản phẩm chưa đáp ứng được thị trường; do suy thoái kinh tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất gia công da giày, may mặc, chế biến nông thủy sản bị thu hẹp; nhiều doanh nghiệp phải thay
  12. 3 đổi chức năng kinh doanh hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, giải thể dẫn đến một bộ phận lao động mất việc làm, thiếu việc làm hoặc phải chuyển nghề. Tiền lương, thu nhập là vấn đề quan tâm hàng đầu của công nhân, viên chức, lao động, đồng thời là vấn đề nóng bỏng trong quan hệ lao động. Thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương; từ năm 2008 đến nay, Nhà nước đã có 4 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức tăng bình quân 18,35%/năm. Đồng thời, qua 5 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp với mức tăng bình quân 38%/năm. Mức thu nhập bình quân của cán bộ, công chức, viên chức khoảng 3,5 triệu đồng/tháng; thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp có trên 51% vốn nhà nước 6,5 triệu đồng/tháng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 5 triệu đồng/tháng, doanh nghiệp dân doanh 3,7 triệu đồng/tháng. Cùng với việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, một số doanh nghiệp cắt giảm các khoản phụ cấp, tăng định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền công thấp... làm cho người lao động phải chấp nhận tăng ca, làm việc thêm giờ mà vẫn không đảm bảo cuộc sống trong tình trạng giá cả liên tục tăng cao. Đề tài “Phân tích phúc lợi của người lao động trong ngành trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh” sẽ phân tích sâu về tình hình thu nhập, tình trạng sức khỏe và mức độ hạnh phúc của người lao động làm việc qua khảo sát xã hội học tại một số công ty chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 1.2. Mục đích nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Phân tích đến phúc lợi của người lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh; từ đó đề xuất một số giải pháp tiêu biểu nhằm nâng cao năng lực của ngành chế biến thủy sản Trà Vinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động trong ngành. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện được mục tiêu chung đã đề ra, đề tài tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
  13. 4 Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng về phúc lợi của người lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phúc lợi của người lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu 3: Đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao đến phúc lợi của người lao động ngành công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng về phúc lợi của người lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh hiện nay như thế nào? - Tác động của ngành công nghiệp chế biến thủy sản đối với phúc lợi của người lao động như thế nào? - Để nâng cao phúc lợi của người lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản, cần phải có những giải pháp nào? 1.3. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu phúc lợi của người lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh. - Đối tượng nghiên cứu: bao gồm các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh; người lao động trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh (nghiên cứu về thu nhập, điều kiện sức khỏe và mức độ hài lòng, mức độ hạnh phúc về phúc lợi của người lao động trong ngành chế biến thủy sản). - Các nội dung trên được tiến hành tại địa bàn tỉnh Trà Vinh. - Thời gian: Năm 2015. 1.4. Cấu trúc luận văn: Chương 1: Giới thiệu Giới thiệu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu liên quan Nêu các khái niệm, các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu và rút ra các kết luận để phục vụ xây dựng đề tài.
  14. 5 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày khung phân tích; các số liệu cần thu thập cho nghiên cứu, nguồn và cách thu thập các loại số liệu; phương pháp phân tích xử lý số liệu; công cụ phân tích; tiến trình nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trình bày các nội dung đã nghiên cứu của vấn đề nghiên cứu; minh họa bằng bảng số liệu; phân tích và so sánh đối chiếu các kết quả với các nghiên cứu. Chương 5: Giải pháp, đề xuất kiến nghị Đề xuất những giải pháp cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh để nâng cao phúc lợi cho người lao động.
  15. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1. Tổng quan lý thuyết: 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công nghiệp chế biến thủy sản: 2.1.1.1. Khái niệm công nghiệp chế biến thủy sản: Công nghiệp chế biến là quá trình diễn ra trong các cơ sở sản xuất, sử dụng công nghệ, thiết bị, lao động kỹ thuật để chế biến nguyên liệu động, thực vật ra sản phẩm. Ở giai đoạn này trình độ công nghệ, thiết bị, tay nghề của công nhân có vai trò quyết định chất lượng của sản phẩm và mức độ tăng giá trị của nông, lâm sản qua khâu chế biến (phương pháp, trình độ, bí quyết công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ tay nghề của công nhân). Dựa trên các phân ngành nhỏ của công nghiệp chế biến, thì công nghiệp chế biến thủy sản thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, nhưng phát triển bằng công nghệ riêng, đặc thù cho loại sản phẩm mau hỏng như: tôm, cá, mực… Công nghiệp chế biến thủy sản là phân ngành công nghiệp làm thay đổi về chất nguyên liệu thủy sản thành nhiều loại sản phẩm khác nhau để thoả mãn nhu cầu đa dạng của xã hội, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, đặc biệt trong xuất khẩu. 2.1.1.2. Đặc điểm của công nghiệp chế biến thủy sản: Sản phẩm thủy sản sau chế biến có giá trị gia tăng nhờ vào chất lượng cao và phù hợp với thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài. Sản phẩm chế biến đạt chất lượng cao phụ thuộc phần lớn vào giai đọan bảo quản ban đầu sau thu hoạch. Về mặt cơ học, thủy sản (tôm, cua, cá…) phải không bị xây sát, nguyên con và tươi sống. Sau khi phân loại thông thường được bảo quản bằng nước đá và phải có quy trình công nghệ bảo quản đối với từng loại nguyên liệu nhất định. Thủy sản thuộc loại hàng dễ hư hỏng, đặc biệt nhanh hư hỏng khi nhiệt độ không khí tăng cao ở các xứ nhiệt đới như nước ta. Bảo quản ban đầu bằng đá lạnh đối với thủy sản là bắt buộc. Do đó phải có đủ nước đá với số lượng lớn. Công nghệ lạnh luôn đi liền với chế biến thủy sản.
  16. 7 Sản phẩm chế biến thủy sản rất đa dạng do sự đa dạng về nguyên liệu, đồng thời phải thoả mãn nhu cầu rất khác nhau của người tiêu dùng. Thiết bị và quy trình công nghệ bảo quản, chế biến do vậy cũng rất đa dạng: xử lý cá và tôm là khác nhau, nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc …) và nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng khác nhau… Mặt hàng chế biến thủy sản có từ cách ăn truyền thống cho đến hiện đại: tươi sống, khô, hun khói, muối, đông lạnh, đồ hộp, sản phẩm ăn liền, nấu liền, dạng philê hoặc surimi… Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thế giới và trong từng quốc gia ngày càng tăng. Đối với số lượng, chất lượng sản phẩm cũng đòi hỏi ngày càng cao do đó vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản phải được bảo đảm nghiêm ngặt. Công nghiệp chế biến thủy sản liên quan trực tiếp đến ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước và mùi độc hại. Khi nguyên liệu không được bảo quản tốt hoặc các nội tạng loại bỏ không được thu dọn cẩn thận sẽ bốc mùi ô nhiễm. Bởi vậy các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần có quy trình xử lý chất gây ô nhiễm môi trường, coi đó là một yêu cầu bắt buộc trong sản xuất của doanh nghiệp. Đặc điểm lao động trong ngành thủy sản là lao động thủ công, nặng nhọc chiếm gần 70%, điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn ở cả 4 khâu: nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần. Người lao động phải tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại dễ gây nên rủi ro, ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động. Nghề chế biến thủy sản, đặc biệt chế biến thủy sản đông lạnh đã trở thành ngành công nghiệp đạt trình độ khu vực về công nghệ chế biến, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Người lao động trực tiếp được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động, điều kiện vệ sinh lao động, vệ sinh cá nhân đã được chú ý cải thiện đạt mức tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế. Công nhân lao động trong khâu chế biến đông lạnh thủy sản chiếm trên 80% là lao động nữ, chủ yếu là lao động thủ công, đòi hỏi sự khéo léo kiên trì, chịu khó; công nhân phải làm việc liên tục trong tư thế đứng, thao tác lao động lặp đi lặp lại nhàm chán, môi trường lao động ẩm ướt, tay luôn tiếp xúc với nước lạnh, nước đá và suốt ngày lao động phải ngửi mùi tanh hôi của nguyên liệu thủy sản,
  17. 8 mùi hoá chất nước tẩy rửa... Điều kiện làm việc, môi trường lao động không đảm bảo kéo dài làm cho người lao động mệt mỏi, sức khỏe giảm. 2.1.1.3. Vai trò của công nghiệp chế biến thủy sản: Chế biến thủy sản là một ngành công nghiệp chế biến quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nói về kinh tế biển không thể không nhắc đến vai trò của ngành chế biến thủy sản. Với một đất nước có nhiều sản lượng thủy sản đa dạng, nguồn nguyên liệu phong phú, chế biến thủy sản tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đặc biệt trong xuất khẩu. Ngành thủy sản có 4 lĩnh vực hoạt động chủ yếu, quan trọng, có quan hệ hữu cơ với nhau: Hình 2. 1. Sơ đồ hoạt động của ngành thủy sản Khu vực lưu thông trở nên quan trọng nhất trong thị trường thủy sản. Lưu thông có trôi chảy thì khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần mới sôi động được. Khu vực chế biến phát triển mạnh mẽ sẽ thúc đẩy sản xuất nguyên liệu nhiều hơn, tạo ra áp lực cung đối với lưu thông, đòi hỏi lưu thông năng động hơn, mở rộng hơn, đồng thời cùng với nó là tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho xã hội.  Phát triển ngành chế biến thủy sản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Ngành chế biến thủy sản được xác định là giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bởi vì nó góp phần thúc đẩy khai thác và phát triển một trong những nguồn tài nguyên có thể tái sinh của đất nước.
  18. 9 + Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu cho tiêu dùng trong và ngoài nước, đáng kể là sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khẩu của nước ta đứng vào khoảng thứ 5 trên thế giới; thủy sản xuất khẩu cũng đã được xác định là đối tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng. + Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông lạnh thủy sản đã đóng vai trò to lớn về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. + Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ, trước hết phải kể đến kỹ thuật sinh sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp hơn 1 tỷ tôm giống các cỡ. Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các công nghệ để chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả cao, vươn ra khai thác xa bờ. + Hoạt động hợp tác quốc tế trên cả ba mặt: thị trường xuất khẩu, nguồn vốn nước ngoài và chuyển giao công nghệ, đến nay sản phẩm thủy sản nước ta đã có mặt tại hơn 50 nước và vùng lãnh thổ với một số sản phẩm bắt đầu có uy tín trên các thị trường quan trọng.  Vai trò của ngành chế biến thủy sản đối với hoạt động xuất khẩu: Công nghiệp chế biến thủy sản ngày càng tạo được nhiều sản phẩm giá trị gia tăng cho xuất khẩu, tạo ra nhiều dạng sản phẩm thủy sản có chất lượng cao, phù hợp với thị trường nước ngoài. Đồng thời thị trường nội địa cũng được cung ứng ngày càng nhiều các loại hàng thủy sản chế biến, góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm trong nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản thông qua chế biến ngày càng tăng, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước, xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Công nghiệp chế biến thủy sản phục vụ đắc lực cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, kể cả những thị trường khó tính về vệ sinh an toàn thực phẩm như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản…và ngày càng mở rộng cơ cấu mặt hàng sản phẩm.
  19. 10  Vai trò của ngành chế biến thủy sản trong giảm nghèo, tạo việc làm: Ngành chế biến thủy sản hiện nay có vai trò quan trọng trong giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động; theo số liệu thống kê của “Cục Thống kê” tỉnh thì số lao động hoạt động trong ngành thủy sản tỉnh hiện nay khoảng 95.000 người (chiếm trên 37% so với tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông - lâm - thủy sản của tỉnh), trong đó lĩnh vực khai thác thủy sản khoảng 4.500 người (chiếm 4,73% lao động toàn ngành), lĩnh vực nuôi trồng thủy sản khoảng 87.000 người (chiếm 91,57% lao động toàn ngành) và lĩnh vực chế biến thủy sản khoảng 3.500 người (chiếm 3,68% lao động toàn ngành). Đặc biệt, do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng và chế biến truyền thống chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào việc giảm nghèo ở nông thôn. Các hoạt động phục vụ như làm lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm... chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, ven biển. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thủy sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%.  Vai trò của ngành chế biến thủy sản trong việc cung cấp dinh dưỡng: Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. 2.2. Các khái niệm có liên quan: 2.2.1. Khái niệm về ngành nghề phụ trợ trong chế biến thủy sản: Ngành nghề phụ trợ trong chế biến thủy sản là những ngành nghề có liên quan đến chế biến thủy sản bao gồm chế biến thức ăn thủy sản, vận tải, đào tạo nhân lực chế biến thủy sản,… Mỗi ngành nghề phụ trợ đều góp phần quan trọng đối với sự phát triển của ngành chế biến thủy sản. Muốn có sự phát triển đồng bộ thì cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa ngành chế biến thủy sản xuất khẩu với các ngành phụ trợ.
  20. 11 2.2.2. Khái niệm về điều kiện lao động: Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật được thể hiện bằng các công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, quy trình công nghệ ở trong một không gian nhất định và việc bố trí sắp xếp, tác động qua lại giữa các yếu tố đó với con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Điều kiện lao động cùng với sự xuất hiện lao động của con người và được phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội và khoa học kỹ thuật. Điều kiện lao động còn phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên của từng nơi và mối quan hệ của con người trong xã hội (Từ điển bách khoa Việt Nam - 11/1995, trang 807). 2.2.3. Khái niệm về phúc l ợi: Phúc lợi là hạnh phúc và lợi lộc, rộng hơn chính là quyền lợi về vật chất mà Nhà nước hay đoàn thể bảo đảm cho công nhân và viên chức được hưởng. Tóm gọn là lợi ích được hưởng, mà người khác không được xâm phạm đến. 2.2.4. Khái niệm về sức khỏe: Theo tổ chức y tế thế giới thì “sức khỏe là trạng thái sảng khoái đầy đủ về thể chất, tinh thần và xã hội”. Còn trong chiến lược Bảo vệ sức khỏe nhân dân của Bộ Y tế (1999- 2000) đã nêu rõ “sức khỏe là trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tâm hồn và xã hội chứ không chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có bệnh hay thương tật, đây là một quyền cơ bản của con người. Khả năng vươn lên đến một sức khỏe cao nhất có thể đạt được là mục tiêu xã hội quan trọng liên quan đến toàn thế giới và đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau chứ không đơn thuần là lực của ngành y tế”. 2.2.5. Khái niệm về hạnh phúc: Hạnh phúc theo nghĩa rộng là sự đánh giá chung nhất đời sống của con người là sự tổng hợp những yếu tố xã hội của con người có tính lịch sử xã hội, hạnh phúc đích thực của con người là sống và hoạt động để tạo ra nhiều giá trị vật chất, tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu cầu xã hội, là cảm xúc vui sướng khi thỏa mãn nhu cầu đạo đức cao cả. Hạnh phúc đúng nghĩa không phải chỉ có cái do con người cảm nhận được mà bao hàm cả sự đánh giá, thừa nhận của xã hội. Do đó,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2