intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích sự thay đổi của đời sống kinh tế các hộ dân trước và sau tái định cư trên địa bàn huyện Phú Quốc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng đời sống của người dân sau tái định cư. Từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa đời sống người dân sau tái định cư. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích sự thay đổi của đời sống kinh tế các hộ dân trước và sau tái định cư trên địa bàn huyện Phú Quốc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TĂNG TRUYỀN THỐNG PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI CỦA ĐỜI SỐNG KINH TẾ CÁC HỘ DÂN TRƯỚC VÀ SAU TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TĂNG TRUYỀN THỐNG PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI CỦA ĐỜI SỐNG KINH TẾ CÁC HỘ DÂN TRƯỚC VÀ SAU TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ QUỐC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luâ ̣n văn này là do bản thân tôi thực hiện, từ việc tiến hành khảo sát các số liệu thực tế, cho đến việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả của từng nội dung nghiên cứu. Các số liệu, các thông tin đã thu thập và được thể hiện trong luận văn là hoàn toàn chính xác, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Tuy nhiên, do sự hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình tổng hợp, đánh giá kết quả không tránh khỏi những sai sót và trong cách hành văn cũng còn những điểm chưa diễn đạt logic, khoa học, mong quý thầy, cô thông cảm. Học viên Tăng Truyền Thống
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC HỘP CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ............................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1 1.2- Mục đích nghiên cứu…………………………………………………… 3 1.3-Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 4 2.1. Sở hữu đất đai và thu hồi đất theo pháp luật Việt Nam ............................. 4 2.1.1 Sở hữu đất đai ...................................................................................... 4 2.1.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư .......................................... 6 2.2. Cách thức đo lường .................................................................................... 9 2.3. Khảo lượt một số nghiên cứu liên quan ................................................... 11 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 17 3.1. Thông tin dữ liệu nghiên cứu ................................................................... 17 3.1.1 Thông tin dữ liệu thứ cấp ................................................................... 17 3.1.2 Thông tin dữ liệu sơ cấp ..................................................................... 17 3.1.3 Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................ 18 3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................ 19 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................... 20 4.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu ................................................................. 20
  5. 4.2. Đánh giá các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu ... ................................................................................................................... 24 4.2.1. Nguồn nhân lực ................................................................................. 24 4.2.2. Nguồn lực xã hội ............................................................................... 32 4.2.3. Nguồn lực tự nhiên ............................................................................ 34 4.2.4. Nguồn lực vật chất ............................................................................ 36 4.2.5. Nguồn lực tài chính ........................................................................... 37 4.3- Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ...................................................... 41 4.3.1- Quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh ............................................ 41 4.3.2- Diện tích đất bị thu hồi và thay đổi thu nhập ................................... 42 4.3.3- Tái định cư và thay đổi thu nhập ...................................................... 42 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ....................................................... 44 5.1- Kết luận .................................................................................................... 44 5.2-Kiến nghị ................................................................................................... 44 5.3- Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................... 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 47 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 49
  6. DANH MỤC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRANG Bảng 4.1 Tình hình thu hồi đất xây dựng Cảng hàng không 22 quốc tế Phú Quốc Bảng 4.2 Thống kê trình độ học vấn của chủ hộ gia đình được 26 khảo sát Bảng 4.3 Phân tích trình độ học vấn của chủ hộ theo độ tuổi 26 Bảng 4.4 Thống kê tỷ lệ lao động trong hộ gia đình 28 Bảng 4.5 Thống kê nhóm lao động trong hộ gia đình 28 Bảng 4.6 Thống kê diện tích đất của hộ gia đình trước và sau 34 khi bị thu hồi Bảng 4.7 Thống kê tài sản vật chất của hộ 37 Bảng 4.8 Thu nhập bình quân của hộ gia đình bị thu hồi đất 40 Bảng 4.9 Thay đổi thu nhập hộ bị thu hồi đất 41 Bảng 4.10 Quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh và thay đổi 41 thu nhập Bảng 4.11 Diện tích đất bị thu hồi và thay đổi thu nhập 42 Bảng 4.12 Tái định cư và thay đổi thu nhập 42
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ HÌNH TÊN HÌNH TRANG Hình 1 Khung đời sống kinh tế của người dân 11 Hình 2 Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc 21 Hình 3 Biểu đồ tỷ lệ kết quả bồi thường, hỗ trợ 23 Hình 4 Thống kê giới tính chủ hộ điều tra 25 Hình 5 Thống kê độ tuổi chủ hộ gia đình khảo sát 25 Hình 6 Quy mô hộ gia đình 27 Hình 7 Tình hình chuyển đồi nghề của hộ khảo sát 30 Hình 8 Tỷ lệ hộ tham gia các tổ chức đoàn thể chính trị xã 33 hội Hình 9 Cơ cấu sử dụng tiền bồi thường của hộ 39
  8. DANH MỤC HỘP HỘP TÊN HỘP TRANG Hộp 1 Phỏng vấn tình trạng sức khỏe 29 Hộp 2 Thực trạng việc học của con em trong hộ gia đình 31 Hộp 3 Thực trạng tìm kiếm việc làm mới của hộ gia 32 đình Hộp 4 Thực trạng việc tiếp cận các dịch vụ đô thi 32-33 Hộp 5 Thông tin về nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp 35-36 Hộp 6 Cảm nhận của hộ gia đình khi nhận tiền bồi 38 thường Hộp 7 Cảm nhận của hộ gia đình khi được bố trí tái định 43 cư
  9. CHƯƠNG I VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1- Lý do thực hiện đề tài -Vấ n đề bồ i thường, hỗ trơ ̣, tái định cư khi nhà nước thu hồ i đấ t là mô ̣t trong những nô ̣i dung quan tro ̣ng khi triể n khai xây dựng các dự án theo quy hoa ̣ch. Các dự án tái định cư ở các thành phố lớn trên thế giới đã diễn ra từ khi nền đại công nghiệp xuất hiện và đã đạt được một số thành công bên cạnh khá nhiều thất bại. Từ đó, con người đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và dần dần xây dựng được những nguyên tắc, những chính sách tái định cư hợp lý. Theo đó, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra quan điểm: hạn chế tối đa việc di dời, việc di dời chỉ thực hiện đối với những nơi thật cần thiết và không thể tránh khỏi, phải đảm bảo cho người bị di dời được trợ giúp một cách tốt nhất. Và các dự án tái định cư ở Việt Nam cũng đang sử dụng những nguyên tắc căn bản này làm nền tảng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bẳng, hỗ trợ, tái định cư, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại cho người dân, giúp người dân tái định cư có thể phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Việc giải toả, di dời, tái định cư không chỉ dừng lại ở việc đưa một bộ phận dân cư từ nơi ở này sang nơi ở khác, mà cần được nhìn nhận là một quá trình thay đổi về kinh tế, văn hoá, xã hội của một bộ phận dân cư. Do tái định cư còn liên quan đến rất nhiều vấn đề như: công ăn việc làm, học hành, y tế, sự tiếp cận các dịch vụ đô thị, nhà ở, các quan hệ xã hội,… Có xác định được quan điểm như thế mới có thể đưa ra được những dự án có sự cân nhắc kỹ càng và có sự cân bằng giữa lợi ích về mặt kinh tế với những lợi ích về mặt xã hội và môi trường. -Tỉnh Kiên Giang với đặc thù là một trong những tỉnh biên giới có nhu cầu về xây dựng các công trình phục vụ mục đích quốc phòng- an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế- xã hội, trong đó Khu kinh tế Phú Quốc là nơi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để thi công các dự án du lịch và dịch vụ có khối lượng rất lớn; theo Ban quản lý khu kinh tế Phú Quốc, tính đến năm 1
  10. 2016 Phú Quốc có 248 dự án đầu tư, với diện tích 10.388ha, và hơn 20.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Cho đến thời điểm này, có 8.740 hộ gia đình đã được di dời ra khỏi vùng dự án. -Huyện Phú Quốc là một quần đảo xa đất liền, cách thành phố Rạch Giá khoảng 120km, có diện tích tự nhiên 59.305ha, bao gồm 27 đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Thái Lan; Phú Quốc hội đủ các lợi thế về địa lý, tự nhiên, kinh tế xã hội để phát triển nền kinh tế mở cửa, hướng ngoại, thúc đẩy nền kinh tế- xã hội vùng Đồng bằng song Cửu Long (Huyện ủy Phú Quốc, 2015). Chính phủ định hướng Phú Quốc đến năm 2020 sẽ trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái chất lượng cao có tầm cỡ khu vực và thế giới, từng bước hình thành trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp và giao thương lớn của cả nước, khu vực và thế giới. Từ năm 2005 đến 2015 hàng trăm dự án phát triển kinh tế- xã hội đã được cấp phép đầu tư, với tổng vốn đâu tư toàn xã hội hàng năm trên 14.000 tỷ đồng, góp phần cho tăng trưởng bình quân hàng năm trên 27%, GDP bình quân đầu người 104 triệu đồng/người/năm (Chi cục Thống kê Phú Quốc, 2005-2015); trong đó có nhiều dự án lớn mang tính đột phá cho sự phát triển kinh tế- xã hội Phú Quốc như: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, với tổng vốn đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng; khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí phức hợp có casino do tập đoàn Win Group đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 22.000 tỷ đồng; hệ thống cáp treo và quần thể khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ nghỉ dưỡng Hòn Thơm do tập đoàn Sun Group đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng;…. Vì vậy, việc thu hồi đất, di dời và tái định cư cho người dân là không thể tránh khỏi. -Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là cửa ngõ thông thương của đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, có vai trò quan trọng trong việc phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm du lịch, dịch vụ có chất lượng cao, đồng thời là trung tâm giao thương với các vùng trong nước, khu vực và quốc tế. Dự án thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, đất thổ cư nông thôn của 651 hộ, với tổng diên tích 898,6ha (Ban bồi thường hỗ trợ và tái định cư Phú Quốc, 2017). Vậy thực trạng đời sống của người dân sau khi di dời đến nơi ở mới như thế nào? Có những 2
  11. khác biệt gì so với cuộc sống ở nơi ở cũ? Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để trả lời các câu hỏi trên, đó là lý do tôi chọn “phân tích sự thay đổi của đời sống kinh tế các hộ dân trước và sau tái định cư trên điạ bàn huyê ̣n Phú Quố c: trường hợp dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc”, với mục tiêu đánh giá thực trạng đời sống của người dân sau tái định cư. Từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa đời sống người dân sau tái định cư. 1.2- Mục đích nghiên cứu -Tìm hiể u sự thay đổi của đời sống kinh tế các hộ dân trước và sau tái đinh ̣ cư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Phú Quố c, giai đoạn 2005-2015. 1.3- Câu hỏi nghiên cứu -Sự thay đổi của đời sống kinh tế các hộ dân trước và sau tái đinh ̣ cư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Phú Quố c, giai đoạn 2005-2015 như thế nào? 1.4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.4.1-Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đời sống kinh tế của hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất và khả năng thích ứng của họ sau khi di dời tái định cư, đối với nhóm hộ di dời đến khu tái định cư và nhóm hộ tự tái định cư. 1.4.2-Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên các hộ gia đình bị ảnh hưởng thu hồi đất thuộc khu vực Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2005-2015, số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2017. 3
  12. CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1- Sở hữu đất đai và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo pháp luật Việt Nam 2.1.1- Sở hữu đất đai Nước ta vốn là nước nông nghiệp, nông dân chiếm đại bộ phận trong dân cư, thì đất đai có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, nó là một nguồn tài sản có giá trị nhất và là một loại tư liệu quan trọng để đạt được mục tiêu sinh kế. Có rất nhiều tài liệu nói về vai trò của đất đai đối với xã hội, đất đai được xem là nguồn lực tự nhiên quan trọng nhất đối với người dân sống ở vùng nông thôn, đặc biệt là người nghèo, vì đất đai là phương tiện tạo ra sinh kế, tự cung tự cấp, thu nhập và là nguồn tạo ra việc làm cho lao động gia đình, là nguồn tạo ra của cải và chuyển của cải này cho thế hệ sau (Trần Tiến Khai, 2016). Hay hiểu theo cách khác, thì đất đai là nguồn lực quan trọng bên cạnh các tài sản sinh kế khác như lao động, vốn con người, là tài sản bảo đảm tạo ra thu nhập và là tài sản thế chấp chủ yếu để tiếp cận tín dụng. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này (Hiến Pháp năm 2013). Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách về đất đai và đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần để ngày càng phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và Luật đất đai năm 2003, năm 2013, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản liên quan đến đất đai như: 4
  13. - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về QH sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; - Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất; - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; - Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Ngoài ra Bộ Tài nguyên và Môi trường còn ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa việc thi hành các Nghị định của Chính phủ về lĩnh vực đất đai, có thể kể đến là: - Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; 5
  14. - Thông tư liên tịch số 14/2008/TT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; - Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; - Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Các chính sách này đã quy định cụ thể từng lĩnh vực, từng nội dung có liên quan đến đất đai để các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện cho thống nhất, tuy nhiên tùy tình hình thực tế mà từng địa phương cụ thể hóa thành các nội dung chi tiết để triển khai thực hiện cho phù hợp trên địa bàn của mình. 2.1.2-Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Bồi thường là việc hoàn trả lại toàn bộ giá trị tài sản bị thiệt hại cho chủ sở hữu phần tài sản đó. Hỗ trợ là việc hoàn trả lại một phần giá trị tài sản bị thiệt hại cho chủ sở hữu phần tài sản đó. Trong công tác giải phóng mặt bằng thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo việc bồi thường đất đai, tài sản trên đất bị thu hồi đúng đối tượng, 6
  15. đúng chính sách và hơn nữa là đảm bảo ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất bằng những chính sách phù hợp để tạo hướng phát triển nghề nghiệp ổn đinh. Chính sách bồi thường, hỗ trợ hầu hết được thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi một phần đất, tài sản trên đất của người dân (phần còn lại vẫn có thể tiếp tục sử dụng), cùng với đó là một số chính sách hỗ trợ khác để đảm bảo lợi ích cho người bị thu hồi đất. Mặt khác chính sách tái định cư đa phần được thực hiện khi Nhà nước thu hồi toàn bộ phần đất và nhà cửa, tài sản trên đất (hoặc nếu còn lại thì không thể tiếp tục sử dụng được). Cùng với chính sách tái định cư là các chính sách hỗ trợ để phát triển nghề nghiệp, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở. Nói cách khác tái định cư là quá trình bồi thường các thiệt hại về đất và tài sản trên đất, chi phí di chuyển, ổn định và khôi phục đời sống cho người bị thu hồi đất. Ngoài ra tái định cư còn bao gồm hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho người bị tác động do việc thực hiện các dự án đầu tư gây ra nhằm khôi phục và cải thiện mức sống. Việc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã được nêu rõ trong Luật Đất đai năm 2013, đó là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất bị thu hồi để ổn định đời sống và phát triển. Chính sách thu hồi đất của nước ta được thể hiện ở Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định quy định cụ thể các trường hợp và cách tính bồi thường cho chi phí đầu tư vào đất đai; bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất nông nghiệp; bồi thường thu hồi đất ở; bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác… Trên cơ sở Luật đất đai năm 2003, năm 2013 và Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Thông tư quy định rõ một số nội dung trong 7
  16. việc: Xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại, xác định diện tích đất để tính mức hỗ trợ, hay là việc tính toán diện tích tái định cư. Tất cả đều được quy định chi tiết và cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất và đảm bảo quyền lợi cho người dân khi bị thu hồi đất. Bên cạnh những quy định chung của Nhà nước thì riêng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh cũng ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa các nội dung có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đó là: - Quyết định số 31/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; - Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/4/2012 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; - Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ban hành kèm theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/4/2012 của UBND tỉnh Kiên Giang; - Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 17/6/2015 của UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; - Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 03/7/2013 của UBND tỉnh Kiên Giang về hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Nội dung các văn bản nêu trên đã thể hiện rõ cách tính toán, cũng như xác định chi phí để bồi thường về đất, thiệt hại về tài sản, các chính sách hỗ trợ, tái 8
  17. định cư, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ gia đình bị thu hồi đất. Song song với các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thì hàng năm UBND tỉnh Kiên Giang đều rà soát và ban hành quy định bảng giá đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh; các danh mục dự án cần thu hồi đất; dự án chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất rừng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;… nhằm đảm bảo thực hiện đồng bộ, thống nhất và theo quy hoạch, kế hoạch đã xây dựng. 2.2-Cách thức đo lường Đời sống kinh tế là một khái niệm rộng bao gồm một nhóm các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc xã hội sở hữu để có thể tạo ra thu nhập hoặc có thể được sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ. Là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Khi tiếp cận đời sống kinh tế của người dân, chúng ta không chỉ miêu tả, phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội, mà cần phải phân tích khung sinh kế. Khung phân tích sinh kế của Bô ̣ Phát triển Quốc tế Anh (Department For International Development- DFID) nhấn mạnh tầm quan trọng của các tài sản sinh kế: vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn tài chính. Các tài sản này kết hợp trong nhiều cách khác nhau để tạo ra những kết quả sinh kế tích cực. -Vốn con người bao gồm các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khỏe. Các yếu tố này kết hợp với nhau, quyết định chiến lược sinh kế và khả năng đạt được mục tiêu sinh kế của hộ gia đình. -Vốn xã hội là tất cả nguồn lực xã hội mà có thể giúp con người kiếm sống được. Như vậy, vốn xã hội có thể hiểu là: mạng lưới mối quan hệ mà con người có thể làm tăng sự tin cậy lẫn nhau, cơ hội việc làm hay sự biết đến các cơ quan, tổ chức một cách rộng rãi hơn. Việc tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp và có 9
  18. mối quan hệ rộng giúp các cá nhân dễ dàng tiếp nhận thông tin mới, tăng độ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau cũng như giảm chi phí giao dịch. -Vốn tự nhiên là chỉ các nguồn lực tự nhiên sẵn có mà con người có thể khai thác và sử dụng nó. Có một sự khác biệt lớn trong các nguồn lực tạo nên nguồn vốn tự nhiên, từ hàng hóa công cộng vô hình như không khí và đa dạng sinh học đến các tài sản có thể sử dụng trực tiếp cho sản xuất như cây cối, đất đai, sông, suối, ao hồ…. Ở các nước đang phát triển, nông nghiệp là nghề chính cho những hộ nông dân nghèo. Vì vậy, nếu không có hoặc có đất nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các hộ gia đình sống bằng nghề nông. -Vốn vật chất bao gồm tài sản mà con người tạo ra như sự sẵn có của cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như mạng lưới đường bộ, điện, trạm xá và bệnh viện, trường học, điện, và thị trường. -Vốn tài chính tức là nguồn tiền mà hộ gia đình có thể dùng để tạo ra thu nhập cho gia đình của họ. Nguồn vốn có thể có từ việc hộ gia đình đã tích lũy qua nhiều năm dưới dạng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, cổ phiếu hoặc bằng vàng. Vốn tài chính có thể cũng là dòng tiền thu nhập đều đặn trong tương lai như trợ cấp của Chính phủ, người thân cho, tặng…. 10
  19. Hình 1: Khung đời sống kinh tế của người dân Khả năng Kỹ năng Kiến thức lao động Sức khỏe Nguồn nhân lực Uy tín Mối quan hệ Đất đai Nguồn lực Nguồn nước ĐỜI SỐNG tự nhiên Nguồn lực KINH TẾ CỦA xã hội Vật nuôi NGƯỜI DÂN Cây trồng Nguồn lực Nguồn lực tài chính Hỗ trợ bên vật chất ngoài Tiết kiệm Nhà ở Phương tiện Phương Thông tin sản xuất tiện đi lại Thu nhập Nguồn: Dựa trên khung sinh kế bền vững (DFDI, 2003) 2.3- Khảo lược một số nghiên cứu liên quan Việc nghiên cứu đời sống kinh tế của người dân sau khi thực hiện chủ trương thu hồi đất để triển khai quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là vấn đề mới, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Tuy nhiên, qua tham khảo một số nghiên cứu ở các địa phương khác, thể hiện rõ việc thu hồi đất có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của người dân, cụ thể: Theo nghiên cứu của tác giả Đường Vinh Sường (2012), làm thế nào để nông dân thuộc diện thu hồi đất ổn định đời sống, vươn lên làm giàu? cho thấy quá trình thu hồi đất, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cụ thể đối với người nông dân như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư... Tuy nhiên, trên thực tế có tới 67% số lao 11
  20. động nông nghiệp vẫn đang giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và có tới 25% đến 30% số lao động không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định. Thực trạng này dẫn đến kết quả là 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước kia, chỉ có 13% số hộ có thu nhập khá hơn trước. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm và mỗi héc-ta đất bị thu hồi sẽ làm mất việc của 13 lao động. Trong nhóm lao động bị thu hồi đất chỉ có khoảng 27% đã tốt nghiệp phổ thông, 14% được đào tạo nghề ngắn hạn. Đặc biệt là, số lao động đã quá tuổi tuyển dụng (trên 35 tuổi) chiếm rất đông và hầu như không có cơ hội tìm được việc làm. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ nông dân vẫn còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách bồi thường mà chưa cố gắng vượt khó khăn tự tìm kiếm việc làm. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Bảo và Nguyễn Minh Tuấn (2013) sự thay đổi thu nhập của người dân bị thu hồi đất ở Khu công nghiệp Giang Điền huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở khảo sát 109 hộ dân bị thu hồi đất, qua phân tích thống kê mô tả và so sánh các yếu tố ảnh hưởng thay đổi thu nhập trong nhóm tài sản sinh kế theo khung sinh kế bền vững DFID, tác giả cho thấy quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng thu nhập của hộ; diện tích đất thu hồi càng lớn cũng sẽ làm tăng thu nhập của hộ, nhưng khi diện tích quá lớn sẽ làm giảm thu nhập do khi nhận tiền bồi thường họ ít có kỹ năng quản lý tiền, trình độ học vấn cũng góp phần tăng thu nhập, tỷ lệ phụ thuộc làm giảm thu nhập của hộ. Trên cơ sở tiếp cận khung sinh kế bền vững DFID, tác giả Bùi Văn Tuấn (2015) đã đánh giá thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, xác định những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực phát triển sinh kế để đưa ra những giải pháp nâng cao và đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư dưới tác động của quá trình đô thị hóa trong bối cảnh phát triển và hội nhập. Nghiên cứu cho thấy nguồn lực tác động đến thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư quận Bắc Từ Liêm làm cho hầu hết các hộ gia đình phải chuyển đổi 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2