intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tính toán tỷ giá thực đa phương, phân tích, đánh giá mức độ tin cậy của tỷ giá thực đa phương trong việc xác định tiền đồng có bị định giá cao hoặc thấp hay không và mức độ tác động của nó đối với khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Từ đó đưa ra một số gợi ý trong việc điều hành tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHI PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHI PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG CÔNG GIA KHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI ................................................................................ 4 1.1 Tỷ giá hối đoái ............................................................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái...................................................................................... 4 1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ................................................................................... 4 1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực .............................................................................................. 5 1.2 Cán cân thương mại .................................................................................................... 10 1.2.1 Khái niệm ............................................................................................................ 10 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại ............................................... 12 1.3 Tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại .............................................................. 13 1.3.1 Hiệu ứng của phá giá lên cán cân thương mại ................................................... 13 1.3.2 Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall-Lerner ............................ 17 1.4 Một số mô hình hồi quy liên quan đến tỷ giá, xuất nhập khẩu và lạm phát .............. 18 1.4.1 Mô hình hồi quy tỷ giá theo chênh lệch lạm phát .............................................. 18 1.4.2 Mô hình mối liên hệ giữa phần trăm thay đổi trong trong xuất khẩu và phần trăm thay đổi trong giá trị đồng tiền .................................................................. 19
  4. 1.4.3 Mô hình tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu chịu sự tác động của tỷ giá thực ....... 19 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM ...................................................... 21 2.1 Phân tích định tính ....................................................................................................... 21 2.1.1 Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 ................................... 21 2.1.2 GDP bình quân của các đối tác thương mại với Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 .................................................................................................................... 30 2.1.3 GDP Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 ................................................................... 39 2.1.4 Tỷ giá hối đoái thực ............................................................................................ 47 2.2 Phân tích định lượng ................................................................................................... 60 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM MỤC TIÊU CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM ..................................................... 66 3.1 Hoàn thiện chính sách tỷ giá với mục tiêu ngang giá sức mua trong rổ tiền tệ ..... 66 3.1.1 Giảm bớt sự lệ thuộc của tiền Đồng vào Đô la Mỹ ...................................... 66 3.1.2 Sử dụng tỷ giá thực đa phương để đo lường các chỉ số tài chính ................. 66 3.1.3. Không tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ ................................................... 68 3.2 Hoàn thiện cơ chế tỷ giá tại Việt Nam .................................................................... 70 3.2.1 Có nên tiếp tục kiểm soát tỷ giá ở Việt Nam? ................................................ 70 3.2.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý và thúc đẩy hoạt động của thị trường phái sinh tiền tệ ..................................................................................................................... 71 3.3 Cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu, xúc tiến thương mại và cải thiện môi trường đầu tư trong nước .......................................................................................................... 72 3.3.1 Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu ......................... 72 3.3.2 Cải thiện môi trường đầu tư trong nước đồng thời đưa ra định hướng đầu tư thiên về chất lượng thay vì số lượng .............................................................. 74
  5. KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á AUD : Đôla Australia BQLNH :Bình quân liên ngân hàng BRICS : Các nền kinh tế mới nổi CNY : Nhân dân tệ Trung Quốc CPI : Chỉ số giá EUR : Euro FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FII : Đầu tư gián tiếp nước ngoài GDP : Tổng thu nhập quốc dân HKD : Đôla HongKong IMF : Quĩ Tiền tệ quốc tế JPY : Yên Nhật KRW : Won Hàn Quốc NEER : Tỷ giá danh nghĩa đa phương NER : Tỷ giá danh nghĩa song phương NHNN :Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại REER : Tỷ giá thực đa phương RER : Tỷ giá thực song phương SGD : Đôla Singapore THB : Bath Thái Lan USD : Đôla Mỹ VND : Đồng Việt Nam WB : Ngân hàng Thế giới WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Hiệu ứng đường cong J Hình 2.1: Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu thời kỳ 2001 – 2010 Hình 2.2: Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với 10 thị trường lớn nhất năm 2010 Hình 2.3: Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012, dự báo 2013 Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2013 Hình 2.5: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 (%) Hình 2.6: Chỉ số giá tiêu dùng, giá USD và giá vàng năm 2005 (Tháng 12/2004 = 100) Hình 2.7: Tốc độ tăng – giảm tỷ giá VND/USD trong năm 2012 (%) Hình 2.8: Các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá trong năm 2012 Hình 2.9: Đồ thị tỷ giá thực đa phương Hình 2.10: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế, cán cân thương mại vốn là một yếu tố vĩ mô quan trọng không chỉ bởi nó trực tiếp tham gia và đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, mà còn bởi cán cân thương mại có những tác động và liên hệ hết sức mật thiết với nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Tình trạng của cán cân thương mại không chỉ thể hiện tương quan giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu mà qua đó còn phần nào thể hiện trạng thái của nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng khác như cung cầu tiền tệ; khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của hàng hoá, dịch vụ; tình trạng nợ nước ngoài và cán cân tài khoản vãng lai; khả năng tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế..., và cuối cùng là thể hiện trạng thái chung của nền kinh tế. Giữa các yếu tố tác động lên cán cân thương mại như lạm phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái thì tỷ giá hối đoái được coi là một yếu tố vô cùng quan trọng bởi những ảnh hưởng nhanh và mạnh của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2012, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể trong đó tỷ giá và cán cân thương mại cũng có nhiều biến động. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có cơ quan nào của Việt Nam công bố tỷ giá thực, những biến động của tỷ giá và tác động của nó đến cán cân thương mại hoàn toàn được đo lường bởi tỷ giá danh nghĩa. Do đó, việc tính toán tỷ giá thực và đánh giá những tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam là cần thiết. Từ đó có thể đưa ra một số gợi ý để có chính sách tỷ giá phù hợp hơn với thực tế nhằm đảm bảo các mục tiêu chung. 2. Mục tiêu của đề tài Nhằm thể hiện một quan điểm với tỷ giá và biến động tỷ giá, tác giả đã tính toán tỷ giá thực và đánh giá tác động của nó lên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cụ thể:
  9. 2 Tính toán tỷ giá thực đa phương, phân tích, đánh giá mức độ tin cậy của tỷ giá thực đa phương trong việc xác định tiền đồng có bị định giá cao hoặc thấp hay không và mức độ tác động của nó đối với khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Từ đó đưa ra một số gợi ý trong việc điều hành tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Tỷ giá tiền đồng so với một số đồng tiền của các đối tác thương mại lớn với Việt Nam. Chỉ số CPI, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại lớn nói trên. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nối (GDP) của Việt Nam và các đối tác thương mại. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tỷ giá của đồng tiền một số nước và vùng lãnh thổ với VND và với USD. Đồng tiền của các nước và vùng lãnh thổ này được chọn tham gia rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực theo năm. Trong rổ tiền này có 10 đồng tiền được chọn, đó là: SGD (Singapore), THB (Thái Lan), HKD (Hồng Kông), KRW (Hàn Quốc), JPY (Nhật Bản), CNY (Trung Quốc), EUR (Đức và Pháp), USD (Mỹ), AUD (Úc). Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại, chỉ số CPI của Việt Nam và các đối tác, tỷ giá của Việt Nam đồng với các đối tác được thu thập trong khoảng thời gian từ quý 1/2005 đến quý 4/2012. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, mô tả, so sánh, phân tích định lượng và hồi quy. Với nguồn dữ liệu được thu thập từ Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các
  10. 3 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)… được công bố trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2013. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Kết cấu của Luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Khung lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại. Chương 2: Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của Việt Nam. Chương 3: Một số gợi ý nhằm mục tiêu cải thiên cán cân thương mại của Việt Nam.
  11. 4 CHƢƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI 1.1 Tỷ giá hối đoái 1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái giữa hai nƣớc là mức giá tại đó đồng tiền của một nƣớc có thể biểu hiện qua đồng tiền của nƣớc khác. Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái một mặt nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. 1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng. • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền so với một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước. • Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER-Nominal Efective Exchange rate) NEER không phải là tỷ giá, nó là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra một số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng. Tỷ trọng của tỷ giá song phương có thể lấy tỷ trọng thương mại của nước có đồng nội tệ đem tính NEER so các nước có đồng tiền trong rổ được chọn. Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t = 0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu. E01, E02, … E0n, là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc).
  12. 5 Ei1, Ei2, … Ein, tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = i. w1, w2, …. wn là tỷ trọng thương mại của đồng tiền các nước. Nếu so sánh tỷ giá danh nghĩa so với kỳ gốc, ta có: - Tại thời kỳ t=0: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là e0n = E0/ E0n. - Tại thời kỳ t=i: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là ein = Ei/ Ein. ∑ 1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và nước ngoài. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Như vậy, tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và việc phân tích tỷ giá hối đoái thực sẽ là một vấn đề cần được quan tâm. 1.1.3.1 Tỷ giá thực song phƣơng (RER) là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể xem tỷ giá thực là thước đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác. + Tỷ giá thực song phương ở trạng thái tĩnh Tỷ giá thực song phương được xét tại một thời điểm. Ta có công thức tính như sau:
  13. 6 Trong đó: ° E: Tỷ giá danh nghĩa tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ. ° Ph: Mức giá trong nước. ° Pf: Mức giá nước ngoài. Trong công thức trên, tử số là giá cả hàng hóa được quy về đồng nội tệ và đem chia cho mẫu số là giá hàng hóa trong nước (cũng được tính bằng nội tệ). Vì thế tỷ giá thực là một chỉ số so sánh mức giá nước ngoài so với mức giá trong nước. - Nếu Er = 1, ta nói rằng đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ có ngang giá sức mua. - Nếu Er >1, đồng nội tệ được định giá thấp. Khi đồng nội tệ định giá thấp, về lý thuyết sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. - Nếu Er
  14. 7 Trong đó: - et0 = Et/E0 là chỉ số tỷ giá danh nghĩa thời điểm t so với thời điểm 0. - et0r = Ert/ Er0 là chỉ số tỷ giá thực thời điểm t so với thời điểm 0 - CPI0ft là chỉ số giá ở nước ngoài thời điểm t. - CPI0ht là chỉ số giá ở trong nước thời điểm t. 1.1.3.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ giá có ngang giá sức mua Tỷ giá có ngang giá sức mua chính là tỷ giá thực (Er) có trị số bằng 1. Do tỷ giá danh nghĩa được giao dịch trên thị trường ngoại hối thường lệch khỏi ngang giá sức mua nên tỷ giá thực có thể lớn hơn, nhỏ hơn 1. Lúc này đồng tiền có thể được định giá thấp hay cao so với ngang giá sức mua. Vì vậy, khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế, các nhà quản lý nghiên cứu và dự báo ngang giá sức mua để cố gắng kéo tỷ giá về vùng ngang giá sức mua nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế hay phục vụ cho các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Theo lý thuyết, ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền chính là cơ sở để hình thành tỷ giá giao dịch trên thị trường. Do đó, dự báo ngang giá sức mua để điều chỉnh tỷ giá sao cho trong quan hệ mậu dịch quốc tế không có quốc gia nào bị thiệt khi có chêch lệch lạm phát giữa các quốc gia. Nếu có ngang giá sức mua, tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền một nước so với tất cả các đồng tiền khác sẽ biến động ngang với chênh lệch lạm phát của nước đó so với lạm phát của các nước khác. Người ta dùng ngang giá sức mua để đánh giá biến động của đồng tiền trong tương lai. Giá trị mới của tỷ giá giao ngay của một đồng tiền nào đó (St+1) sẽ là một hàm của tỷ giá giao ngay ban đầu (St )và chênh lệch lạm phát:
  15. 8 Trong đó: Ih là tỷ lệ lạm phát trong nước và If là tỷ lệ lạm phát nước ngoài. Công thức tính gần đúng: St+1 = St [1+ (Ih - If )] + Phương pháp tính tỷ giá có ngang giá sức mua vào thời điểm năm thứ n so với năm gốc Vào cuối năm thứ n, tỷ giá sẽ phải tăng hay giảm một tỷ lệ nào đó so với năm cơ sở được chọn trước để đáp ứng ngang giá sức mua. Căn cứ vào chỉ số giá công bố hàng năm so với năm trước, chúng ta có thể tính được tỷ giá có ngang giá sức mua ở năm thứ n. Gọi CPIth, CPItf lần lượt là chỉ số lạm phát trong nước và nước ngoài năm t. E0, Et lần lượt là tỷ giá năm 0 (thường chọn làm năm cơ sở) và tỷ giá năm t. + Năm 0: tỷ giá là E0 được cho trước. + Năm 1: Tỷ giá E1 = E0 x CPI1h/ CPI1f (1) + Năm 2: Tỷ giá E2 = E1 x CPI2h/ CPI2f (2) Thế (1) vào (2) ta có: E2 = E0 x CPI1h/ CPI1f x CPI2h/ CPI2f = E0 x CPI1h CPI2h / CPI1f CPI2f + Năm thứ n tỷ giá (theo thuyết ngang giá sức mua) sẽ là 1.1.3.3 Tỷ giá thực đa phƣơng hay tỷ giá thực hiệu lực (REER) Tỷ giá thực song phương chỉ cho chúng ta biết được sự lên giá hay xuống giá của đồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ. Ngày nay, quan hệ thương mại là đa phương, một nước có quan hệ buôn bán với rất nhiều nước trên thế giới. Vấn đề được đặt ra là tại một thời điểm nhất định làm sao có thể biết được đồng nội tệ lên giá hay giảm giá so với các
  16. 9 đồng tiền của các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, hay nói cách khác là làm sao để có thể biết được tương quan sức mua hàng hóa của đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ để làm cơ sở đánh giá tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại của quốc gia? Để có cái nhìn toàn diện hơn về vị thế cạnh tranh của hàng hóa trong nước với các đối tác thương mại khác người ta dùng tỷ giá thực đa phương (tỷ giá trung bình). Tỷ giá thực đa phương là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp. Chỉ số này rất hữu ích cho việc đạt được mục tiêu thích hợp trong cơ chế tỷ giá hỗn hợp giữa linh hoạt và cố định. Vì vậy, nó được nhìn nhận như là dữ liệu cơ bản cho quá trình thực thi chính sách. Tỷ giá thực đa phương được tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so với các ngoại tệ (rổ ngoại tệ). Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm phát quốc nội so với lạm phát các đối tác tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song phương với từng đồng ngoại tệ. Sau đó xác định quyền số (mức độ ảnh hưởng đối với tỷ giá thực thông qua tỷ trọng thương mại của từng đối tác với quốc gia có đồng tiền tính REER). Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t =0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu. Gọi E01, E02, … E0n, là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc). Ei1, Ei2, … Ein, tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = i. - Tại thời kỳ t=i, so với kỳ gốc: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là ein = Ein / E0n. CPInt là chỉ số giá của đối tác n thời điểm t so với thời điểm 0. CPIt là chỉ số giá ở trong nước thời điểm t so với thời điểm 0. - Tính tỷ trọng thương mại:
  17. 10 Gọi Itn là kim ngạch nhập khẩu của nước có đồng tiền được tính tỷ giá thực đa phương với đối tác thương mại thứ n. Etn là kim ngạch xuất khẩu của nước có đồng tiền được tính tỷ giá thực đa phương với đối tác thương mại thứ n. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước trong “rổ tiền” (Wt) ∑ w1, w2, …. wn là tỷ trọng thương mại của các đối tác. Tỷ trọng thương mại của đối tác thứ n: ∑ - Chỉ số giá tiêu dùng bình quân: ∑ - Tỷ giá thực đa phương: ∑ Khi REER lớn hơn 100, đồng nội tệ bị định thấp, ngược lại REER nhỏ hơn 100 bị định giá cao, REER bằng 100 đồng nội tệ có ngang giá sức mua so với “rổ tiền tệ” 1.2 Cán cân thương mại 1.2.1 Khái niệm
  18. 11 Cán cân thương mại là một thành phần chủ yếu trong cán cân vãng lai (bao gồm cán cân thương mại, cán cân dịch vụ và chuyển nhượng đơn phương). Cán cân thương mại đôi khi còn được gọi là cán cân hiển thị (visible), bởi vì nó phản ánh chênh lệch giữa thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa cà chi phí cho nhập khẩu hàng hóa, mà các hàng hóa này lại có thể quan sát được khi di chuyển qua biên giới. Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu được ghi có (+) và chi phí cho nhập khẩu được ghi nợ (-). Thặng dư trong cán cân thương mại của một quốc gia có nghĩa là thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa lớn hơn chi phí cho nhập khẩu hàng hóa của quốc gia này. Ngược lại, thâm hụt cán cân thương mại có nghĩa là chi phí cho nhập khẩu hàng hóa lớn hơn thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa. Ta có: TB = X - M Trong đó: TB là cán cân thương mại. X là giá trị xuất khẩu. M là giá trị nhập khẩu. Cán cân thương mại thăng dư khi (X - M) > 0; ngược lại, cán cân thương mại thâm hụt khi (X - M) < 0. Vì cán cân thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai và xuất khẩu ròng bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này. Vì vậy, sự thặng dư hay thâm hụt tài khoản vãng lai có quan hệ chặt chẽ với thâm hụt hay thặng dư cán cân thương mại. Tài khoản vãng lai thặng dư khi xuất khẩu ròng, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Khi mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn một quốc gia sẽ phải tìm nguồn tài trợ cho mức thâm hụt này, có thể là vay mượn nước ngoài để bù đắp làm tăng thêm số nợ ròng nước ngoài. Hoặc quốc gia cũng có thể bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai bằng cách sử dụng của cải nước ngoài đã được tích lũy từ các năm trước.
  19. 12 Một nước có tài khoản vãng lai thâm hụt là nước nhập khẩu tiêu dùng hiện tại và phải xuất khẩu tiêu dùng trong tương lai (nước đi vay sẽ phải trả nợ); ngược lại quốc gia có thặng dư tài khoản vãng lai là nước xuất khẩu tiêu dùng hiện tại và nhập khẩu tiêu dùng trong tương lai (vị thế nước cho vay sẽ thu hồi nợ sau) Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hơn 5% GDP, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh. 1.2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại Khi phân tích các yếu tố tác động đến cán cân thương mại, chúng ta dựa trên nguyên tắc cetaris paribus. Nghĩa là, khi nghiên cứu tác động của một nhân tố thì ta cố định các nhân tố khác. Các nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cán cân thương mại là:  Lạm phát  Thu nhập quốc dân  Tỷ giá hối đoái  Các biện pháp hạn chế của chính phủ. Ảnh hưởng của lạm phát: Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì cán cân thương mại của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong nước cao), trong khi xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm. Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân (GDP): Nếu mức thu nhập quốc dân tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, cán cân thương mại của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng. Một tỷ lệ gia tăng trong tiêu thụ hầu như sẽ phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài. Ảnh hưỏng của tỷ giá hối đoái: Nếu các yếu tố không đổi, một sự gia tăng trong
  20. 13 giá trị đồng nội tệ có thể làm cán cân thương mại xấu đi. Đồng nội tệ tăng giá làm giá hàng hóa trong nước rở nên đắt tương đối so với hàng nước ngoài, điều này gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Đồng nội tệ mất giá (đồng nội tệ được định giá thấp) có thể giúp cải thiện cán cân thương mại. Đứng trên khía cạnh của nhà xuất khẩu, đồng nội tệ giảm giá làm hàng nội rẻ tương đối so với hàng ngoại. Ngược lại, đối với nhà nhập khẩu, nội tệ giảm giá làm giá cả hàng hóa nhập khẩu đắt tương đối so với hàng nội. Điều này gây khó khăn cho hàng hoá nước ngoài trên thị trường nội địa và là lợi thế cho hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng tăng. Từ những lý lẽ trên, chúng ta thấy rằng tỷ giá hối đoái (đã được điều chỉnh theo chênh lệnh lạm phát giữa hai quốc gia) có mối quan hệ nghịch biến với cán cân thương mại, hay nói cách khác xuất khẩu ròng là một hàm của tỷ giá hối đoái thực. Ảnh hưởng các biện pháp hạn chế của chính phủ: Chính phủ có nhiều biện pháp tác động nhằm điều chỉnh cán cân thương mại theo hướng mong muốn như: đánh thuế trên hàng nhập khẩu (làm giá của hàng nước ngoài đối với người tiêu dùng trong nước tăng trên thực tế), hoặc áp dụng hạn ngạch cho hàng hóa nhập khẩu (hay giới hạn tối đa có thể nhập khẩu)… Việc hạn chế mậu dịch có thể làm lợi cho một vài ngành công nghiệp nhưng đồng thời có thể gây bất lợi cho các ngành khác khi các quốc gia khác trả đũa bằng cách áp dụng các biện pháp hạn chế mậu dịch của họ. Trong trường hợp này, nhập khẩu của cả hai quốc gia có thể sụt giảm làm cho csn cân thanh toán không chênh lệch nhiều so với mức trước khi áp dụng các biện pháp hạn chế mậu dịch. 1.3 Tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại 1.3.1 Hiệu ứng của phá giá lên cán cân thƣơng mại Nhân tố tỷ giá chỉ tác động đến cán cân thương mại và dịch vụ, các bộ phận còn lại của cán cân thanh toán không chịu ảnh hưởng của những thay đổi của tỷ giá. Ngoài ra, do
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2