Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích thực trạng việc tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản tại huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang
lượt xem 6
download
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích thống kê mô tả thực trạng việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản trường hợp cụ thể tại huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích thực trạng việc tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản tại huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI TUẤN KIỆT PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ DÂN KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HUYỆN KIÊN LƢƠNG TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI TUẤN KIỆT PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ DÂN KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HUYỆN KIÊN LƢƠNG TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ TẤT THẮNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích thực trạng việc tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản tại huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang” là tôi tự nghiên cứu và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Võ Tất Thắng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và được thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu. Những nội dung trích dẫn đều có dẫn nguồn cụ thể. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên thực hiện BÙI TUẤN KIỆT
- TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ẢNH TÓM TẮT MỤC LỤC CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1 1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu và Dữ liệu nghiên cứu ............................................... 2 1.6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................ 2 1.6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................................... 2 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................................... 3 1.6.3. Bố cục của nghiên cứu ............................................................................................... 3 CHƢƠNG 2 TỔNG HỢP LÝ THUYẾT & LƢỢC KHẢO NGHIÊN CỨU ....... 4 2.1. Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ........................................................................... 4 2.1.1. Thuỷ sản & Nuôi trồng thuỷ sản ................................................................................ 4 2.1.2. Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ................................................................................ 4 2.1.3. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân ............................................. 5 2.1.4. Tiềm năng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ............................................................... 7 2.1.5. Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản ............................................................................. 9 2.2. Tổng quan về tín dụng ......................................................................................... 11 2.2.1. Khái niệm ................................................................................................................. 11 2.2.2. Một số tổ chức tín dụng trên địa bàn Kiên Lương ................................................... 14
- 2.3. Kiên Lương và một số chỉ tiêu kinh tế xã hội ..................................................... 16 2.3.1. Vị trí địa lý và tự nhiên của Kiên Lương ................................................................ 16 2.3.2. Kinh tế xã hội Kiên Lương ...................................................................................... 18 2.4. Lược khảo nghiên cứu ........................................................................................ 23 2.4.1. Một số nghiên cứu ngoài nước................................................................................. 23 2.4.2. Một số nghiên cứu trong nước ................................................................................. 24 CHƢƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................. 27 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................... 27 3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................... 27 3.1.2. Nghiên cứu sơ bộ - Đánh giá mô hình ..................................................................... 30 3.2. Mô hình hiệu chỉnh ............................................................................................. 31 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 37 4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ............... 37 4.1.1. Nhu cầu tín dụng ...................................................................................................... 37 4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng ............................................................................................ 38 4.1.3. Khả năng tiếp cận tín dụng ...................................................................................... 47 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 52 1. Kết luận ..................................................................................................................... 52 2. Kiến nghị ................................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AGRIBANK Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CP Cổ phần. FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations GDP Gross Domestic Product NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội OLS Ordinary Least Square (OLS) - Phương pháp Bình Phương Nhỏ Nhất QĐ-TTg Quyết định của thủ tướng chính phủ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UNESCO United Nation Educationnal Scientific and Cultural Organization USD United States Dollar - Đơn vị tiền tệ của Mỹ.
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Sản lượng và giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính ngạch .............. Error! Bookmark not defined. Bảng 2. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ..... Error! Bookmark not defined. Bảng 3. Tình hình dân số ............................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 4. Thống kê lao động địa phương ........................ Error! Bookmark not defined. Bảng 5. Tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương ........................ Error! Bookmark not defined. Bảng 6. Thông kê nhu cầu tín dụng ............................... Error! Bookmark not defined. Bảng 7. Mức độ hữu ích của nguồn vốn tín dụng ......... Error! Bookmark not defined. Bảng 8. Thống kê nguồn gốc của nguồn vốn ................ Error! Bookmark not defined. Bảng 9. Thống kê đặc điểm hộ gia đình ........................ Error! Bookmark not defined. Bảng 10. Tiềm năng thanh toán ..................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 11. Thống kê mối quan hệ tín dụng ..................... Error! Bookmark not defined. Bảng 12. Thống kê thông tin hỗ trợ tín dụng ................ Error! Bookmark not defined. Bảng 13. Thống kê thủ tục tín dụng .............................. Error! Bookmark not defined. Bảng 14. Thống kê thông tin lịch sử tín dụng ............... Error! Bookmark not defined. Bảng 15. Thống kê thông tin thoả thuận tín dụng ......... Error! Bookmark not defined. Bảng 16. Thống kê điều kiện tiếp cận tín dụng ............. Error! Bookmark not defined. Bảng 17. Thống kê vai trò hỗ trợ................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 18. Thống kê hình thức vay vốn .......................... Error! Bookmark not defined. Bảng 19. Thống kê hình thức thế chấp khi vay ............. Error! Bookmark not defined. Bảng 20. Thống kê điều kiện tiếp cận tín dụng ............. Error! Bookmark not defined. Bảng 21. Khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng .............. Error! Bookmark not defined.
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam ................. Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản....... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 3. Sản lượng thủy sản khai thác ....................... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 4. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ..................... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 5. Sản lượng thủy sản ĐBSCL và Kiên Giang Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 6. Tình hình sử dụng đất đai ............................ Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 7. Dân số phân theo giới tính ........................... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 8. Dân số phân theo nơi chốn ........................... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 9. Biến động dân số phân theo nơi chốn .......... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 10. Thống kê lao động địa phương .................. Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 11. Biến động lao động phân theo giới tính ..... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 12. Biến động lao động phân theo nơi chốn .... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 13. Tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương .................. Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 14. Tỷ lệ thất nghiệp theo nơi chốn ................. Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 15. Giá trị các ngành sản xuất của Kiên Lương ............. Error! Bookmark not defined.
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Vị trí Kiên Lương ............................................. Error! Bookmark not defined. Hình 2. Hòn Phụ Tử ở xã Bình An, huyện Kiên LươngError! Bookmark not defined. Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................. Error! Bookmark not defined. Hình 4. Mô hình hiệu chỉnh ........................................... Error! Bookmark not defined.
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài nghiên cứu nghiên cứu vận dụng khoa học kinh tế và quản lý kinh tế để đánh giá, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn về các yếu tố tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản. Qua đó phân tích thế mạnh của các loại tín dụng đang cung cấp cho các hộ dân và đánh giá các yếu tố tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ dân. Trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước đây, tác giả sử dụng phương pháp dựa trên thu thập số liệu thực tiễn bằng quan sát, khảo sát thực tế thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp để phân tích thống kê mô tả các yếu tố tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ dân trên địa bàn nghiên cứu. Ban đầu nhận định 12 biến độc lập như: Giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ, số nhân khẩu, số lao động chính, nghề nghiệp, thu nhập, thời gian tham gia hoạt động, phương tiện hoạt động, giá trị phương tiện, mối quan hệ chính quyền địa phương và một số nhận định về nguồn vốn hoạt động và các yếu tố liên quan đến tín dụng cho vay. Đề tài đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và khảo sát 200 hộ dân ở địa bàn 04 xã Sơn Hải, Hòn Nghệ, Dương Hòa, Bình An huyện Kiên Lương. Tại mỗi địa bàn, tác giả chọn 50 hộ, trong thời gian 3 năm gần đây. Qua số liệu thống kê và các bước kiểm định mô hình, kết quả cho thấy các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc bao gồm: nhu cầu tín dụng, Mức độ hữu ích nguồn vốn tín dụng, nguồn gốc của nguồn vốn, đặc điểm hộ dân, khả năng thanh toán, mối quan hệ tín dụng, thông tin hỗ trợ tín dụng, thủ tục tín dụng, lịch sử tín dụng, thõa thuận tín dụng, điều kiện tiếp cận, vai trò hỗ trợ, hình thức vay vốn, khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn. Kết luận của đề tài, việc vay vốn hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản trong thực tiễn có nhu cầu rất lớn. Qua số liệu nghiên cứu thì đa số người dân được tiếp cận các nguồn vốn từ sự hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức tín. Vì vậy, củng cố và phát huy vai trò của tổ chức, đoàn thể địa phương; Hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay; người dân cần nâng cao hiểu biết về hoạt động tín dụng và kiến thức trong ngành nghề hoạt động có kế hoạch.
- 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Kiên Lương thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, có diện tích tự nhiên 47.284ha, tổng dân số 83.056 người (1). Địa hình rất đa dạng gồm đồng bằng, đồi núi, núi đá vôi, biển, đảo… điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển - đảo, có nhiền đóng góp giá trị kinh tế cao cho tỉnh Kiên Giang, có đường bờ biển dài với nguồn lợi thủy, hải sản dồi dào và phong phú, thuận lợi cho việc nuôi nhiễm thể hai mãnh vỏ và cá lồng bè; là vùng tứ giác Long xuyên đất bị nhiễm phèn, mặn nên chủ yếu là nuôi cá và tôm. Tuy nhiên, việc khai thác của hộ dân còn thô sơ đánh bắt ven bờ, chưa đủ vốn để khai thác hết tiềm năng và lợi thế của vùng. Để từng bước giảm dần số lượng tàu khai thác thủy sản ven bờ, phát triển đội tàu khai thác hải sản xa bờ theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp khai thác hải sản giá trị kinh tế cao, giảm tổn thất sau thu hoạch và góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển quốc gia thông qua thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07-7-2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao ở các đảo, ven biển, phát triển nuôi tôm tập trung theo hướng thâm canh, bán thâm canh và luân canh với trồng lúa phù hợp với đặc điểm tự nhiên của vùng sinh thái gắn với chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề cốt lõi là vốn đầu tư và cơ chế chính sách cũng như việc định hướng phát triển thủy sản thực tế còn đòi hỏi cần có thêm nhiều chính sách, giải pháp mới không chỉ khôi phục mà quan trọng hơn là đầu tư chiều sâu, phát triển bền vững để đáp ứng với yêu cầu của của nền kinh tế hội nhập. Trong đó, nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Vì thế đề tài “Phân tích thực trạng việc tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang” là cần thiết. 1 http://tnmt.kiengiang.gov.vn/tong-quan-ve-kien-giang
- 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thống kê mô tả thực trạng việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản trường hợp cụ thể tại huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích thống kê thực tiễn các loại tín dụng đang cung cấp cho các hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản trường hợp cụ thể tại Kiên Lương - Kiên Giang. Mô tả các yếu tố tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản trường hợp cụ thể tại Kiên Lương - Kiên Giang. Kiến nghị các chính sách cho địa phương, cho ngành… Giúp người dân khai thác và nuôi trồng thủy sản tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức. 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu Một số tín dụng chính thức thực tiễn phát triển trên địa bàn huyện Kiên Lương. Các hộ gia đình tham gia ngành nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản ở huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang 1.4. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực tiễn 200 hộ dân trên địa bàn 4 xã Bình An, Dương Hòa, Hòn Nghệ và Sơn Hải đang hoạt động ngành nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu và Dữ liệu nghiên cứu Trong đề tài, vận dụng một số phương pháp sau: Thu thập số liệu về thực tiễn bằng các phương pháp thuận tiện: quan sát, khảo sát thực tế thông qua phiếu điều tra, bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp điều tra: đối tượng đã và đang và sẽ tham gia tín dụng chính thức với bảng câu hỏi được rút ra và thiết kế từ các nghiên cứu trước. 1.6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1.6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Dựa trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực tiễn triển khai tín dụng chính thức đến hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản qua đó đúc kết một
- 3 số kinh nghiệm quản trị ngành tín dụng mà có thể vận dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài đưa ra những khảo sát về thực tiễn triển khai tín dụng chính thức đến các hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản tại Kiên Lương. Xây dựng chính sách tín dụng chính thức mới phù hợp với nhu cầu và thực tiễn. Định hướng chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng chính thức phù hợp. 1.6.3. Bố cục của nghiên cứu Bố cục của luận văn gồm có: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và kết quả nghiên cứu và bố cục nghiên cứu. Chương 2: Lược khảo nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết quan trọng Tổng kết một số nghiên cứu trước đây hỗ trợ nghiên cứu để tuyển chọn các lý thuyết quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu. Tín dụng chính thức và vai trò của tín dụng chính thức. Một số văn bản, chính sách, pháp luật liên quan. Chương 3: Đánh giá các yếu tố tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức từ đó đánh giá các nhân các nhân tố ảnh hưởng. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu, các bảng biểu kết quả phân tích. Cuối cùng là phần Kết luận và Khuyến nghị.
- 4 CHƢƠNG 2 TỔNG HỢP LÝ THUYẾT & LƢỢC KHẢO NGHIÊN CỨU 2.1. Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 2.1.1. Thuỷ sản & Nuôi trồng thuỷ sản Thủy sản là những loài sinh vật sống dưới nước như cá, nhuyễn thể, giáp xác… có thể qua hay không qua khâu nuôi trồng (2). Nuôi trồng thủy sản, theo FAO (2008), còn được gọi là canh tác dưới nước, nuôi các loài động vật (cá, giáp xúc, nhuyễn thể...) và thực vật (rong biển,....) trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn (3). 2.1.2. Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam Hình thức sơ khai của nghề nuôi trồng thủy sản là thu cá giống từ sông để ương nuôi trong ao vùng nước ngọt. Nghề nuôi cá chép sau đó được lan rộng ra nhiều nơi ở Châu Á, Trung Đông và Châu Âu do sự di dân của người Hoa. Biểu đồ 1. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam Nguồn: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx? 2 Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long (2009). Giáo trình Nuôi trồng Thuỷ sản. Khoa Thuỷ sản – Trường Đại học Cần Thơ. 3 Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long (2009). Giáo trình Nuôi trồng Thuỷ sản. Khoa Thuỷ sản – Trường Đại học Cần Thơ.
- 5 Mốc phát triển mạnh của nghề nuôi trồng thủy sản được bắt đầu từ 1970 và liên tục cho đến nay. Sự phát triển nhanh chóng của ngành đã góp phần tăng tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm thủy sản nuôi trồng từ 0,7 kg/người/năn vào năm 1970 lên 7,8 kg/người/năm vào năm 2006 (4). Sản phẩm thủy sản nuôi trồng chiếm 46% tổng sản phẩm thủy sản tiêu dùng hàng năm. Nghề nuôi trồng thủy sản nội địa tiếp tục đóng góp chính cho nghề nuôi thủy sản nói chung, với hơn 61% sản lượng và 53% tổng giá trị sản phẩm nuôi trồng. Nuôi thủy sản nước ngọt chiếm 58% sản lượng và 48% giá trị, nuôi biển chiếm 34% sản lượng và 36% giá trị. Trong khi đó, nuôi nước lợ với tỷ lệ sản lượng thấp 8% nhưng cho tỷ lệ giá trị đến 16% do nuôi chủ yếu các loài tôm có giá trị cao(5). 2.1.3. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân Sản phẩm thuỷ sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Từ xưa tới nay, con người luôn coi sản phẩm thuỷ sản là thực phẩm lý tưởng nhất có hàm lượng protein cao, mỡ và colexteron thấp, nhiều loại vitamin, dễ tiêu hoá và hấp thụ, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất. Đây là đặc điểm mà cho các loại thịt không thể so sánh được. Sản phẩm phụ của ngành nuôi trồng thủy sản các phụ - phế phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và một số loại thức ăn cho tôm cá… Hàng năm ở Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 100 ngàn tấn bột cá là nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến phân bón nông nghiệp. Nghề nuôi trồng thủy sản là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành khác: công nghiệp, nông nghiệp, y dược và công nghiệp quốc phòng và thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan. Ngoài chức năng cung cấp thực 4 Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long (2009). Giáo trình Nuôi trồng Thuỷ sản. Khoa Thuỷ sản – Trường Đại học Cần Thơ. 5 Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long (2009). Giáo trình Nuôi trồng Thuỷ sản. Khoa Thuỷ sản – Trường Đại học Cần Thơ.
- 6 phẩm cho con người nó còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đông lạnh: tôm, cá, nhuyễn thể; nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩm: rong mơ, rong câu rong thuốc giun, sản xuất keo alginate, Iod, cồn, thuốc tẩy giun sán; sản xuất đồ mỹ nghệ… Sản phẩm thuỷ sản thương phẩm là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, có tỉ xuất thu đổi ngoại tệ cao. Hiện nay hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 1997 đã xuất khẩu sang 46 nước, năm 1998 là 50 nước, năm 2004 là 60 nước, năm 2005 là 105 nước, năm 2007 là 150 nước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào các thị trường lớn cũng ngày một tăng. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản đạt 761,5 triệu USD, năm 2005 đạt 2.650 triệu USD và năm 2006 đạt 3.400 triệu USD. Bảng 1. Sản lượng và giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính ngạch Nguồn Giáo trình nuôi trồng thuỷ sản – Nguyễn Thanh Phương (2009) Phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc, xoá đói giảm nghèo. Phát triển nuôi trồng thủy sản làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông thôn. Nuôi trồng thủy sản là cách nhanh nhất để gia tăng nguồn đạm thuỷ sản cho con người. Gần đây do việc khai thác quá mức, nguồn lợi cạn kiệt nên các sản
- 7 phẩm thủy sản đã không đáp ứng đủ nhu cầu của con người. Vì vậy, nhiều quốc gia đã rất coi trọng việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. 2.1.4. Tiềm năng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 2.1.4.1 Tiềm năng về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Với 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cùng với các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện, tạo cho nước ta có một tiềm năng lớn về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Bảng 2. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam Nguồn: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx? Biểu đồ 2. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Nguồn: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=706&ItemID=13412 Theo số liệu thống kê của bộ thủy sản, tổng diện tích mặt nước có khả năng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở nước ta là 3.000.000 ha. Trong đó diện tích
- 8 mặt nước nuôi là 1.700.000 ha. Ngoài ra còn có diện tích sông, các vũng, vịnh quanh đảo có thể nuôi trồng thủy sản ước khoảng 300.000 - 400.000 ha. Đồng bằng sông cửu Long là vùng có tiềm năng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất chiếm gần 60% tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cả nước. 2.1.4.2 Tiềm năng về nguồn lợi thủy sản Nguồn lợi thủy sản nước ngọt Được chia ra làm hai khu hệ: Khu hệ cá phía Bắc khoảng 240 loài, trong đó có khoảng 30 loài có giá trị kinh tế, có 15 loài đã thuần hóa và nhập nội. Khu hệ cá nước ngọt phía Nam khoảng 255 loài, trong đó có 42 loài có giá trị kinh tế và phần lớn thuộc nhóm ăn động vật. Đặc sản có tôm càng xanh, rùa, bống tượng. Nguồn lợi hải sản nước lợ nước mặn Nguồn lợi hải sản rất phong phú, đa dạng vì các bãi triều cửa sông và rừng ngập mặn là bãi dinh dưỡng và ngư trường khai thác rộng lớn. Biểu đồ 3. Sản lượng thủy sản khai thác Nguồn: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?
- 9 Nguồn lợi tôm biển Giống tôm nuôi chủ yếu là tôm sú (Penaeus monodon) tôm bạc (Penaeus merguiensis), tôm rảo (Metapenaeus ensis) ở miền Bắc. Giống tôm nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm bạc, tôm he Ấn Độ (Penaeus indicus), tôm hùm (Panulirus)… ở miền Trung. Giống tôm nuôi chủ yếu là tôm rằn (Penaeus semisulcatus) tôm he Ấn Độ, tôm sú, tôm thẻ và tôm rảo… ở miền Nam. Các loại cua biển Cua xanh (Scylla serrata), cua bùn (S. paramamosain); ghẹ xanh ( Portunus pelagicus), ghẹ ba chấm (P. sanguinolentus), ghẹ đốm ( P. trituberculatus), cua huỳnh đế (Rarina rarina)… Nguồn lợi cá biển có khoảng 186 loài chủ yếu gốc biển, rộng muối, rộng nhiệt quan trọng là các loài: cá đối, cá dìa, bống, bớp, vược, măng biển, song, cam, tráp, hồng, chình, chẻm, mú, nhiều loài thích nghi độ mặn vùng cửa sông. Nguồn lợi nhuyễn thể Hầu hết các bãi triều trong cả nước đều có, tùy theo vị trí và môi trường sống, thành phần loài có sự thay đổi như trai, bào ngư, điệp, nghêu, sò, ốc… Nguồn lợi rong tảo biển Nước ta có khoảng 794 loài rong tảo biển. Trong đó 90 loài có giá trị, chủ yếu là các loài rong câu, rong mơ, rong kỳ lân… phân bố đều ở các vùng miền. 2.1.5. Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản Nuôi thủy sản siêu thâm canh là hình thức nuôi có năng suất cao. Sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của đối tượng nuôi. Giống được chọn từ các trại (hay giống nhân tạo), điều kiện nuôi được kiểm soát chặt chẽ… Nuôi thủy sản thâm canh là hình thức nuôi có kiểm soát các điều kiện nuôi, chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất đều cao và có xung hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả các điề kiện nuôi (khí hậu, chất lượng nước) và các hệ thống nuôi có tính nhân tạo.
- 10 Nuôi thủy sản bán thâm canh là hình thức nuôi lệ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên nhờ vào phân bón hay ăn bổ sung, giống được sản xuất từ các trại (hay giống nhân tạo), bón phân định 4 kỳ, trao đổi nước hay sục khí định kỳ, cấp nước bằng máy bơm hay tự chảy, Nuôi trong ao, quầng hay bè đơn giản. Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến là hình thức nuôi trên diện rộng… có thể cho ăn bằng thức ăn chất lượng thấp, giống được sản xuất từ các trại hay thu gom ngoài tự nhiên, bón phân vô cơ hay hữu cơ thường xuyên, quan sát một số yếu tố chất lượng nước đơn giản. Nuôi ao, lồng đơn giản. Đây là hình thức nuôi mà mức độ kiểm soát hệ thống nuôi thấp, mức độ đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất không cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tư nhiên, tận dụng mặt nước có sẵn. Biểu đồ 4. Sản lượng thủy sản nuôi trồng Nguồn: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx Nuôi kết hợp thủy sản với nông nghiệp là hình thức tận dụng điều kiện của nhau để kết hợp nuôi và trồng: như nuôi cá kết hợp với trồng lúa; nuôi tôm kết hợp với trồng lúa…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn