intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

30
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua. Phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực đào tạo nghề và chất lượng lao động sau đào tạo từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Huyện trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN MẠNH HÙNG PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN MẠNH HÙNG PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRIỆU ĐỨC HẠNH THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chƣa công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Mạnh Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Đảng ủy, Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Phòng Đào tạo đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập tại đây. Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, UBND huyện Định Hóa, Đảng ủy, UBND thị trấn Chợ Chu là nơi tôi công tác trong thời gian qua, đã giành cho tôi những điều kiện tốt nhất để tôi có thể học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Tiến sĩ Triệu Đức Hạnh, ngƣời thầy hƣớng dẫn đã giúp tôi có phƣơng pháp nghiên cứu đúng đắn, nhìn nhận vấn về một cách khoa học, logic qua đó giúp cho đề tài của tôi có ý nghĩa thực tiễn và khả thi. Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp những ngƣời đã luôn ở bên tôi động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2015 Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .............................................................................. ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài .............................................4 5. Bố cục luận văn .......................................................................................................5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ................................................................6 1.1. Cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .......................................6 1.1.1. Khái niệm về nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...............6 1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của lao động nông thôn ..............................................9 1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn ..................11 1.1.4. Chủ trƣơng của Đảng, chính sách của nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay .................................................16 1.2. Cơ sở thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ..................................20 1.2.1. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số nƣớc trên thế giới ....................................................................................................20 1.2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phƣơng trong nƣớc .........................................................................................25 1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên .................29 Chƣơng 2. 31PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................31 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................31 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ...............................................................31 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ......................................................................31 2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin .....................................................................34 2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin ....................................................................34 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................36 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN .................41 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................41 3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................41 3.1.2. Đặc điểm địa hình ...........................................................................................41 3.1.3. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn ..............................................................................42 3.1.4. Đặc điểm và tình hình sử dụng tài nguyên đất đai ..........................................42 3.1.5. Dân số và lao động ..........................................................................................45 3.1.6. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Huyện giai đoạn 2012-2014 .............48 3.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa bàn nghiên cứu ......................................................................................................49 3.2.1. Quy hoạch đào tạo nghề cho LĐNT của Huyện đến 2020 .............................49 3.2.2. Tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2014 ..............................................................................................54 3.2.3. Năng lực của các cơ sở đào tạo trên địa bàn nghiên cứu ................................58 3.2.4. Chất lƣợng và hiệu quả dạy nghề ....................................................................61 3.2.5. Việc làm và thu nhập của lao động sau đào tạo nghề .....................................61 3.2.6. Kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo nghề và xu hƣớng nghề nghiệp của lao động nông thôn .........................................................................................63 3.2.7. Kết quả khảo sát đối tƣợng cán bộ quản lý, giảng viên, ngƣời sử dụng lao động đánh giá chƣơng trình đào tạo, năng lực cơ sở đào tạo nghề ..........69 3.2.8. Kết quả khảo sát đánh giá của học viên tốt nghiệp về khóa học nghề ............72 3.2.9. Dự báo cung cầu lao động qua đào tạo nghề ..................................................75 3.3. Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ................................................................76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.3.1. Thuận lợi và khó khăn .....................................................................................78 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................80 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN .........................83 4.1. Quan điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................................83 4.2. Định hƣớng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................................83 4.3. Giải pháp phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................84 4.3.1. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền đối với hoạt động đào tạo nghề ..........................................................................................................84 4.3.2. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tƣ vấn học nghề ......................................84 4.3.3. Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn ........85 4.3.4. Tăng cƣờng năng lực của các cơ sở đào tạo nghề .................................................85 4.3.5. Thực hiện có hiệu quả chƣơng trình kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề .............................................................................................86 4.3.6. Đẩy mạnh gắn đào tạo nghề với công tác giải quyết việc làm........................86 4.4. Kiến nghị ............................................................................................................87 4.4.1. ...............................................................................87 4.4.2. i Trung ƣơng ........................................................................................88 KẾT LUẬN ..............................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91 PHỤ LỤC .................................................................................................................93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. vi KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CCKT Cơ cấu kinh tế CNH Công nghiệp hóa DV Dịch vụ HĐH Hiện đại hóa HTX Hợp tác xã LĐNT Lao động nông thôn LĐTBXH Lao động - Thƣơng binh - Xã hội LLLĐ Lực lƣơng lao động UBND Ủy ban nhân dân VND Việt Nam đồng XD Xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Lựa chọn mẫu nghiên cứu ................................................................... 32 Bảng 2.2. Phân nhóm mẫu lựa chọn nghiên cứu theo độ tuổi ............................. 33 Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hoá giai đoạn 2012-2014 ....... 44 Bảng 3.2. Nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa năm 2014 ..................... 45 Bảng 3.3. Tình hình lao động trong các ngành nghề giai đoạn 2012-2014 ......... 47 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Định Hóa giai đoạn 2012-2014 ............................................................................................ 48 Bảng 3.5. Quy hoạch chƣơng trình đào tạo nghề cho LĐNT của huyện Định Hóa đến 2020 ............................................................................. 52 Bảng 3.6. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2014........ 55 Bảng 3.7. Phân loại đối tƣợng học nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Định Hóa giai đoạn 2010-2014 ........................................................... 57 Bảng 3.8. Quy mô cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Định Hóa ................. 58 Bảng 3.9. Trình độ chuyên môn giáo viên dạy nghề giai đoạn 2010-2014 ......... 59 Bảng 3.10. Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm giáo viên dạy nghề giai đoạn 2010-2014 ............................................................................................ 59 Bảng 3.11. Đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2014.................................................. 60 Bảng 3.12. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề năm 2014 ......................... 60 Bảng 3.13. Chất lƣợng đào tạo nghề cho giai đoạn 2010-2014 ............................ 61 Bảng 3.14. Việc làm của LĐNT sau đào tạo nghề giai đoạn 2010-2014 .............. 62 Bảng 3.16. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy các chỉ tiêu nghiên cứu - Đối tƣợng phỏng vấn là lao động nông thôn ............................. 63 Bảng 3.17. Kết quả đo lƣờng lao động nông thôn đánh giá hoạt động đào tạo nghề tại địa bàn nghiên cứu ........................................................... 64 Bảng 3.18. Nguyện vọng và xu hƣớng nghề nghiệp của học viên học nghề vùng nghiên cứu .................................................................................. 67 Bảng 3.19. Xu hƣớng làm việc theo độ tuổi của học viên sau đào tạo nghề ......... 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. viii Bảng 3.20. Kết quả kiểm định độ tin cậy các chỉ tiêu nghiên cứu - Đối tƣợng là cán bộ quản lý, giảng viên, ngƣời sử dụng lao động ............ 69 Bảng 3.21. Kết quả đo lƣờng đánh giá chƣơng trình đào tạo và năng lực các cơ sở đào tạo tại địa bàn nghiên cứu ............................................. 70 Bảng 3.22. Phân nhóm biến quan sát đối tƣợng học viên sau đào tạo nghề.......... 72 Bảng 3.23. Kết quả kiểm định Cronbach’Alpha học viên sau đào tạo nghề ......... 73 Bảng 3.24. Kết quả kiểm định KMO đối tƣợng học viên sau đào tạo nghề .......... 74 Bảng 3.25. Kết quả phân tích hồi quy học viên sau đào tạo nghề ......................... 74 Bảng 3.26. Phân bố và cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2012-2014 ............ 75 Bảng 3.27. Dự báo tổng cung lao động qua đào tạo nghề giai đoạn 2015-2020 ........ 76 Bảng 3.28. Dự báo tổng cầu lao động qua đào tạo nghề giai đoạn 2015-2020 ......... 76 Bảng 3.29. Mô hình phân tích SWOT hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng nghiên cứu ................................................................. 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nhân khẩu huyện Định Hóa năm 2014 .....................................46 Biểu đồ 3.2. Thu-chi ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2012-2014 ..........................49 Biểu đồ 3.3. Thống kê mô tả giá trị trung bình chỉ tiêu nghiên cứu lao động nông thôn .............................................................................................65 Biểu đồ 3.4. So sánh xu hƣớng nghề nghiệp theo độ tuổi .......................................69 Biểu đồ 3.5. Thống kê mô tả giá trị trung bình chỉ tiêu nghiên cứu cán bộ quản lý, giảng viên, ngƣời sử dụng lao động ......................................71 Sơ đồ: Sơ đồ 1.1. Chuyển đổi quản lý Nhà nƣớc về đào tạo nghề .................................17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong đó lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đƣợc đặc biệt coi trọng. Năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói riêng đang phải đƣơng đầu với một cuộc cạnh tranh quyết liệt, trong đó có nhiều cơ hội để phát triển nhƣng những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt cũng không nhỏ. Chất lƣợng nguồn nhân lực vốn đƣợc xem là khâu then chốt để phát triển kinh tế xã hội thì vẫn còn nhiều hạn chế, hay nói đúng hơn là vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Hiện nay, theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam năm 2011 của Tổng cục thống kê, Việt Nam vẫn là một nƣớc nông nghiệp khi có tới 60,9 triệu ngƣời sống ở nông thôn chiếm 69,4% dân số cả nƣớc, lao động nông thôn từ 15 tuổi trở lên chiếm 48,0% lực lƣợng lao động toàn xã hội. Ngoài ra hằng năm lại có thêm gần 1 triệu ngƣời đến tuổi lao động bổ sung vào đội ngũ lực lƣợng lao động. Trong khi đó, vấn đề đào tạo nghề và sử dụng lao động đã đƣợc đào tạo đang còn nhiều bất cập nhƣ: Các trƣờng Đại học, Cao đẳng ồ ạt mở rộng đào tạo đến cả bậc trung cấp nghề, nhƣng hầu hết trang thiết bị của các trƣờng nghề đều rơi vào tình trạng lạc hậu. Có những trƣờng nghề hiện nay còn dùng các loại máy móc những năm 60 - 70 của thế kỷ 20 đƣợc nhập từ các nƣớc Ðông Âu; đội ngũ giáo viên cũng chƣa thật sự đủ mạnh để có thể truyền nghề cho học sinh của mình. Từ thực tiễn công tác đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, chúng ta có thể nhận thấy một nghịch lý tồn tại hiển nhiên "thừa thầy thiếu thợ", chƣa kể tâm lý học trung cấp rất khó tìm đƣợc việc làm, nếu có thì thu nhập cũng ở mức rất thấp. Với số lƣợng lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn và tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp nhƣ hiện nay, để giải quyết tốt đồng thời cả 3 vấn đề nêu trên thì giải pháp hữu hiệu nhất vẫn là mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động nông thôn. Đồng thời với việc mở rộng về số lƣợng thì phải gắn liền với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 2 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nƣớc cần tăng cƣờng đầu tƣ để phát triển đào tạo nghề, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với lao động nông thôn. Xã hội hóa công tác đào tạo nghề, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện thuận lợi để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo số liệu của Niên giám thống kê năm 2010 tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo là 15,5%, trong đó lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm 9,1%. Điều đó có nghĩa là chúng ta cùng lúc phải giải quyết đƣợc 3 vấn đề lớn: Chuyển dịch dần lực lƣợng lao động nông nghiệp sang lực lƣợng phi nông nghiệp; Nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Chính vì vậy, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực nông thôn nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam, với chỉ số ƣớc đạt 55% lao động có tay nghề cao, nhằm đáp ứng đƣợc thách thức của nền kinh tế thị trƣờng trong hiện tại và tƣơng lai. Thông qua chiến lƣợc này, Chính phủ kỳ vọng ngƣời lao động có đủ trình độ, độ nhạy cảm đối mặt với một thách thức rất lớn là môi trƣờng làm việc mang tính cạnh tranh. Cạnh tranh với lao động trong nƣớc và cạnh tranh với lao động nƣớc ngoài, khi tham gia vào quá trình xuất khẩu lao động hay khi lao động nƣớc ngoài trực tiếp vào làm việc tại Việt Nam. Chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật hiện nay là tập trung tái cơ cấu kinh tế trong đó lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đƣợc đặc biệt coi trọng. Chính phủ ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong đó chỉ rõ “Mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao các kỹ thuật sản xuất mới cho hộ nông dân, nhân rộng các mô hình tốt trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho các làng nghề, các vùng chuyên canh, tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn”. Định Hóa là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, việc phát triển các ngành nghề truyển thống, các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội huyện Định Hóa dần đi vào ổn định và có chiều hƣớng tăng trƣởng tốt trong những năm gần đây. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là lĩnh vực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 3 sản xuất vật chất quan trọng và cơ bản của huyện, thu hút nhiều lao động nông thôn. Với tình hình đó, khi khoa học công nghệ phát triển và đƣợc áp dụng rộng rãi vào sản xuất thì lại chính là khó khăn lớn của huyện. Một bộ phận lớn lao động nông thôn có xu hƣớng dôi dƣ nhƣng lại rất khó để có thể bố trí việc làm cho họ. Vấn đề cơ cấu lại lực lƣợng lao động nông thôn cũng gặp nhiều khó khăn do số lao động này chƣa đƣợc đào tạo nghề khi tham gia vào lao động sản xuất phi nông nghiệp; số ít đã đƣợc đào tạo nghề thì trình độ nghề chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng tăng về số lƣợng và chất lƣợng của sản xuất và xã hội. Trong thời gian qua công tác đào tạo nghề trên địa bàn Huyện đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu cầu học nghề của ngƣời lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì công tác đào tạo nghề của huyện cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế; chƣa đào tạo đƣợc nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp, của xã hội cả về số lƣợng và chất lƣợng, ngành nghề đào tạo. Do vậy, để công tác đào tạo nghề của huyện ngày càng phát triển, đáp ứng đƣợc nhu cầu của thời kỳ CNH, HĐH cần đƣợc các cấp, các ngành và toàn thể các tập thể, cá nhân trong và ngoài huyện hƣởng ứng, đầu tƣ triển khai trong những giai đoạn tiếp theo. Với phƣơng châm phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ từ Trung ƣơng, địa phƣơng và các tổ chức, trong và ngoài huyện. Định Hóa đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế về chất lƣợng đào tạo nghề đối với lao động nông thôn nhƣ: Liên kết đào tạo nghề với các doanh nghiệp; xây dựng mô hình dạy nghề mới; nghề truyền thống tại địa phƣơng kết hợp với những hƣớng dẫn kiến thức phát triển kinh doanh cho các hộ gia đình hội viên có khả năng phát triển nghề theo quy mô tổ hợp, doanh nghiệp nhỏ; tổ chức dạy nghề lƣu động tại các cơ sở và dạy nghề tại trung tâm dạy nghề huyện. Tuy nhiên kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của ngƣời dân địa phƣơng và xã hội. Số lƣợng lao động đƣợc đào tạo còn ít, đào tạo nghề chƣa gắn với giải quyết việc làm. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phƣơng là nhu cầu cấp bách và thiết thực. Từ thực tiễn đặt ra đó tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “ Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua. Phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hƣởng đến lĩnh vực đào tạo nghề và chất lƣợng lao động sau đào tạo từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Huyện trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014. - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thônvà chất lƣợng lao động sau đào tạo. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chủ thể nghiên cứu: Lao động nông thôn, học viên sau đào tạo, giảng viên cán bộ quản lý và ngƣời sử dụng lao động có liên quan. Khách thể nghiên cứu: những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực đào tạo nghề và chất lƣợng đào tạo nghề cho LĐNT ở huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian: + Thông tin, số liệu thứ cấp: tìm hiểu nghiên cứu trong 3 năm 2012 - 2014. + Thông tin, số liệu sơ cấp: đƣợc nghiên cứu trong năm 2015. + Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015. - Phạm vi nội dung: Các lĩnh vực liên quan đến đào tạo nghề cho LĐNT tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tai huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014, sử dụng thang đo Likert Scale Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 5 khảo sát đối tƣợng nghiên cứu có gắn với phân tích bằng phần mềm SPSS, ứng dụng công cụ SWOT phân tích các cơ hội và thách thức trong việc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa bàn nghiên cứu. Xây dựng các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa bàn nghiên cứu. Các giải pháp đƣợc xây dựng có tính mở có thể ứng dụng trong thực tiễn đối với các địa phƣơng khác trong tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bố cục luận văn gồm 4 chƣơng Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.1.1. Khái niệm về nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.1.1.1. Một số khái niệm về dân số và việc làm * Dân số: Theo nghĩa rộng, dân số là tập hợp những ngƣời cƣ trú thƣờng xuyên và sống trên một lãnh thổ nhất định (Quốc gia, đơn vị hành chính). Theo nghĩa hẹp, dân số là một tập hợp ngƣời hạn định theo một phạm vi nào đó (Khu vực lãnh thổ, tiêu chí xã hội,…). - Nhân khẩu thành thị: Là những ngƣời đăng ký cƣ trú thƣờng xuyên tại địa phƣơng đƣợc quy định là thành thị. - Nhân khẩu nông thôn: Là những ngƣời đăng ký cƣ trú thƣờng xuyên tại địa phƣơng đƣợc quy định là nông thôn. - Dân số trong độ tuổi lao động: Là những ngƣời trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Bộ Luật lao động hiện hành của Việt Nam quy định ngƣời trong độ tuổi lao động là từ 15 tuổi trở lên đến 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Lao động thành thị: Là những ngƣời trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật đăng ký cƣ trú thƣờng xuyên tại địa phƣơng đƣợc quy định là thành thị. Lao động nông thôn: Là những ngƣời trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật đăng ký cƣ trú thƣờng xuyên tại địa phƣơng đƣợc quy định là nông thôn. * Khái niệm việc làm: Có nhiều quan niệm về việc làm Theo giáo trình Kinh tế chính trị thì “Việc làm là cơ sở vật chất để huy động nguồn nhân lực vào hoạt động sản xuất trong nền kinh tế quốc dân” và “Việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tức là những điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó”. Theo ILO, việc làm là những hoạt động lao động đƣợc trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Theo Bộ Luật lao động năm 2012 thì: “1. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. 2. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm”.(Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam năm 2012) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 7 Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (Vốn, tƣ liệu sản xuất, công nghệ,...) để sử dụng sức lao động đó (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008). Các hoạt động đƣợc xác định là việc làm bao gồm: - Các công việc đƣợc trả công dƣới dạng bằng tiền mặt hoặc hiện vật. - Những công việc tự làm để tạo thu nhập cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình nhƣng không đƣợc trả công (Bằng tiền mặt hoặc hiện vật) cho công việc đó. 1.1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề Theo Các Mác (C.Mác Ph.Anghen tuyển tập, tập 16 trang 198) thì công tác dạy phải bao gồm các thành phần: Một là giáo dục trí tuệ; Hai là giáo dục thể lực; Ba là dạy kỹ thuật nhằm giúp học sinh nắm đƣợc vững những nguyên lý cơ bản nhất của tất cả các quá trình sản xuất đồng thời biết sử dụng các công cụ sản xuất đơn giản nhất. Theo Liên Hợp Quốc (UN), phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con ngƣời nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Yếu tố con ngƣời, vốn con ngƣời đã trở thành một yếu tố quan trọng trong tăng trƣởng kinh tế. Nhờ có nền tảng đào tạo nghề, ngƣời lao động nâng cao đƣợc kiến thức và kỹ năng nghề của mình, qua đó nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập; góp phần đảm bảo an sinh xã hội quốc gia. Theo Unessco, phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cƣ luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nƣớc. Quan niệm này gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển sản xuất; Do đó phát triển nguồn nhân lực giới hạn trong phạm vi phát triển kỹ năng lao động và thích ứng với yêu cầu về việc làm. Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) phát triển nguồn nhân lực là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề và phát triển năng lực, sử dụng năng lực đó của con ngƣời để tiến tới có đƣợc việc làm hiệu quả cũng nhƣ thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân hay phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm biến đổi về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 của Quốc hội nêu rõ: “Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 8 cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học”. Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 của Quốc hội thay thế Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 tái khẳng định “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”. Theo giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực(2008) của Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân thì đào tạo nghề đƣợc gắn với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hóa; truyền thống lịch sử. Do đó phát triển nguồn nhân lực đồng nghĩa với quá trình nâng cao năng lực xã hội và tính năng động xã hội của nguồn nhân lực về mọi mặt thể lực, trí lực, nhân cách đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển đất nước” [10]. Đào tạo nghề là hoạt động góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho xã hội. Đào tạo nghề bao gồm việc tổ chức thực hiện bên trong các doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng lao động,… và một loạt những hoạt động khác đƣợc thực hiện từ bên ngoài: học việc, học nghề, các hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo nghề và của ngƣời lao động. Tóm lại, Đào tạo nghề là hoạt động nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực về mọi mặt thể lực, trí lực và nhân cách để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội gắn liền với việc phân bổ sử dụng để phục vụ đất nƣớc. * Khái niệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn Ngày 27/11/2009, Chính phủ đã ban hành Quyết định số1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đề án đã nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta: , Nhà động nông thôn, có chính . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 9 Theo tài liệu hội nghị triển khai đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Tổng cục dạy nghề (2009) nêu rõ: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là quá trình nâng cao năng lực của lao động nông thôn về mặt thể lực, trí lực, tâm lực đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực của nguồn nhân lực để phát triển đất nƣớc” Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho nhóm đối tƣợng cụ thể là lao động nông thôn nhằm trang bị năng lực thực hành nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho lao động nông thôn sau khi đƣợc đào tạo có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình, cải thiện đời sống và đóng góp cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của lao động nông thôn Đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp là: có tính vùng, ruộng đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, sản xuất mang tính thời vụ cao do vậy lao động nông thôn cũng có một số đặc điểm khác biệt so với các nghành nghề khác, cụ thể nhƣ sau: 1.1.2.1. Lao động nông thôn mang tính thời vụ Đây là đặc điểm gắn liền với tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do: đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi là những cơ thể sống trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau. Cùng một loại cây trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trƣởng và phát triển khác nhau. Nhƣ vậy tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông dân. Tạo hóa đã cung cấp nhiều yếu tố đầu vào thiết yếu cho nông nghiệp nhƣ: Ánh sáng, ôn độ, độ ẩm, lƣợng mƣa không khí. Lợi thế tự nhiên đã ƣu đãi rất lớn cho con ngƣời, nếu biết lợi dụng hợp lý có thể sản xuất ra những nông sản chất lƣợng với chi phí thấp. Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất tặng vật của thiên nhiên đối với nông nghiệp đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở các công đoạn gieo trồng bón phân,… tính thời vụ tạo ra sự căng thẳng về lao động khi vào vụ và ngƣợc lại tạo ra sự nông nhàn khi ngoài vụ (Vũ Đình Thắng, 2006). 1.1.2.2. Số lượng lao động nông thôn trong độ tuổi lao động có xu thế tăng Cung và cầu lao động ở nông thôn chƣa cân đối. Ở khu vực nông thôn cầu lao động tăng chậm làm cho tình hình cung cầu trên thị trƣờng lao động mất cân đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2