Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. Dựa vào các tiêu chí về độ sâu tiếp cận, độ rộng tiếp cận, tỷ suất sinh lời và tính bền vững tài chính để đánh giá sự phát dịch vụ TCVM của Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị để cho dịch vụ TCVM tại Quỹ CEP được phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN CƢỜNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA QUỸ TRỢ VỐN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG NGHÈO TỰ TẠO VIỆC LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN CƢỜNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA QUỸ TRỢ VỐN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG NGHÈO TỰ TẠO VIỆC LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 020 116 150 003 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS., HẠ THỊ THIỀU DAO TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TP. HCM, ngày …… tháng…..năm 20…. Người hướng dẫn khoa học i
- NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tp. HCM, ngày …… tháng…..năm 20… Chủ tịch Hội đồng xét duyệt ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 03 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Cƣờng iii
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS., Hạ Thị Thiều Dao, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài từ những ngày đầu. Cô rất nhiệt tình trong việc truyền đạt kiến thức, định hướng, góp ý chi tiết giúp tôi từng bước hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa sau đại học và quý Thầy/Cô đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn các bạn lớp CH16TN, CH16B2 đã chia sẽ, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu. Nguyễn Văn Cường. Học viên lớp CH16TN, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. iv
- MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình ảnh PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ ..................................................................................... 6 1.1. Tài chính vi mô ................................................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 6 1.1.2. Đặc điểm của tài chính vi mô ................................................................... 7 1.2. Dịch vụ tài chính vi mô ................................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 9 1.2.2. Dịch vụ tín dụng ....................................................................................... 9 1.2.3. Dịch vụ tiết kiệm ...................................................................................... 9 1.2.4. Dịch vụ khác ........................................................................................... 10 1.3. Phát triển dịch vụ tài chính vi mô .................................................................. 11 1.3.1. Khái niệm ............................................................................................... 11 1.3.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ tài chính vi mô ........................ 11 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ tài chính vi mô ................ 13 1.4. Các mô hình tài chính vi mô trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................................................................... 14 1.4.1. Mô hình Grameen Bank ......................................................................... 14 1.4.2. Mô hình Bank Rakyat Indonesia ............................................................ 15 1.4.3. Mô hình ngân hàng CARD-Philippines ................................................. 16 1.4.4. Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ tài chính vi mô cho Việt Nam................................................................................................................... 17 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 19 v
- Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI QUỸ CEP ........................................................................................ 20 2.1. Tổng quan về Quỹ CEP ................................................................................. 20 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Quỹ CEP ............................................. 20 2.1.2. Bộ máy tổ chức và mạng lưới của Quỹ CEP .......................................... 21 2.1.3. Khách hàng của Quỹ CEP ..................................................................... 23 2.1.4. Sơ lược về hoạt động tài chính của Quỹ CEP ....................................... 24 2.2. Thực trạng về phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ CEP ............. 25 2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ CEP ................................................................................................................... 25 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ CEP ................................................................................................................... 36 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 40 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI QUỸ CEP ................................................................................................................. 41 3.1. Định hướng phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ CEP ........................ 41 3.2. Giải pháp về phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ CEP ....................... 41 3.2.1. Đẩy mạnh nguồn vốn huy động ............................................................. 41 3.2.2. Cải tiến và nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có để đáp ứng yêu cầu khi đã thành tổ chức tài chính vi mô chính thức ............................. 42 3.2.3. Phát triển các dịch vụ tiềm năng ............................................................ 44 3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo đội ngũ nhân viên sẵn có ............ 44 3.2.5. Tăng cường quảng bá hình ảnh .............................................................. 45 3.3. Những kiến nghị góp phần phát triển dịch vụ tài chính vi mô ...................... 45 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................ 45 3.3.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương .................................................. 46 3.3.3. Kiến nghị với Quỹ CEP .......................................................................... 46 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 48 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 50 PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa từ ADB Asian Development Bank BCH Ban chấp hành BĐH Ban điều hành BRI Bank Rakyat Indonesia CARD Center for Agriculture and Rural Development CĐCS Công đoàn Cơ sở CEP Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm CQĐP Chính quyền địa phương GB Grameen Bank HĐQT Hội đồng quản trị NGO Non-Governmental Organization NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN Ngân hàng Nhà nước QTDND Quỹ tín dụng nhân dân. TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô TCTD Tổ chức tín dụng TCVM Tài chính vi mô TKBB Tiết kiệm bắt buộc TKĐH Tiết kiệm định hướng TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TVĐV Thành viên đang vay UBND Ủy ban nhân dân UBND Uỷ ban Nhân dân vii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ TCVM.......................................11 Bảng 2.1: Chỉ số tài chính Quỹ CEP giai đoạn 2011-2015.......................................25 Bảng 2.2: Số thành viên sử dụng dịch vụ tại CEP giai đoạn 2011 – 2015 ...............26 Bảng 2.3: Số lượng nhân viên và chi nhánh của CEP giai đoạn 2011 – 2015 ..............27 Bảng 2.4: Dư nợ cho vay của Quỹ CEP giai đoạn 2011 – 2015 ...............................28 Bảng 2.5: Doanh số cho vay của Quỹ CEP giai đoạn 2011 – 2015 ..........................28 Bảng 2.6: Số dư tiết kiệm giai đoạn 2011 – 2015 .....................................................31 Bảng 2.7: Tỷ lệ rủi ro vốn của Quỹ CEP giai đoạn 2011 – 2015 .............................34 Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận của Quỹ CEP giai đoạn 2011 – 2015 ..........................35 viii
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Các cách tiếp cận của tổ chức TCVM.......................................................12 Hình 2.1: Bộ máy tổ chức Quỹ CEP .........................................................................22 Hình 2.2: Sơ đồ mạng lưới Quỹ CEP ........................................................................23 Hình 2.3: Số lượng thành viên đang vay tại Quỹ CEP giai đoạn 2011 – 2015 ........29 ix
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố phát triển nhanh và có mật độ dân cư đông nhất Việt Nam với khoảng 9 triệu dân, có khoảng 2 triệu người nhập cư từ các tỉnh khác đến sống tại TP.HCM. Những người dân nhập cư này thường là những người nghèo và nghèo nhất. Tuy nhiên, ước tính số lượng người nghèo ở TP.HCM và các vùng lân cận dựa trên chuẩn nghèo quốc gia là không phù hợp vì khu vực này có chi phí sinh hoạt cao hơn đáng kể hơn so với các nơi khác trong nước. Do đó, trong năm 2014 UBND TP.HCM đã ban hành chuẩn nghèo TP.HCM áp dụng từ năm 2014 với thu nhập bình quân từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống (tương đương 2,1 USD/người/ngày). Tính đến cuối năm 2015, TP.HCM có khoảng 10.000 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,5% hộ dân thành phố và 35.000 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 1,79% hộ dân (Hộ cận nghèo thu nhập bình quân đầu người từ trên 16 triệu đồng đến 21 triệu đồng/năm) (Anh Tuấn, 2016). Vấn đề đói nghèo trở thành một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, nó đe dọa đến sự phát triển của một đất nói riêng và thế giới nói chung. Đây không chỉ là việc của một quốc gia mà là cả nhân loại, đòi hỏi sự chung sức của toàn thế giới. Hạn chế và giảm thiểu đói nghèo sẽ giúp nâng cao đời sống cải thiện kinh tế, xã hội cho các nước đang phát triển. Ngày nay, hệ thống tài chính ở Việt Nam cũng đang trong giai đoạn phát triển, nhưng tỷ lệ người nghèo tiếp cận được với dịch vụ tài chính còn rất thấp. Một vấn đề đặt ra làm thế nào để các dịch vụ tài chính đến được với những người lao động nghèo cần vốn để tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của chính họ. Vì vậy, ngành tài chính vi mô ra đời đáp ứng được các nhu cầu của những người lao động nghèo. TCVM là một công cụ giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả tại Việt Nam. Việc xây dựng và phát triển ngành TCVM sẽ mang các dịch vụ TCVM (như tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm…) đến với những người lao động nghèo có thu nhập thấp. Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Quỹ CEP) là một trong những tổ chức TCVM đang hoạt động ở Việt Nam. Tổ chức này hoạt động 1
- với mục đích phi lợi nhuận vì lợi ích của người nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời sống an sinh xã hội. Quỹ CEP đã cung cấp các dịch vụ tài chính đến với người lao động nghèo và đối tượng chủ yếu là công nhân viên và nhân dân lao động có nguồn thu nhập thấp. Dịch vụ của Quỹ CEP là tín dụng tiết kiệm và dịch vụ phi tài chính nhằm hỗ trợ cộng đồng. Hiện nay, CEP cũng đã đóng góp đáng kể về việc cải thiện điều kiện sống của người nghèo và nghèo nhất về gia tăng thu nhập và tự tạo việc làm thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô bền vững và hiệu quả của CEP. Kết quả thực hiện được: Đến 31/12/2015, CEP với 39% vốn vay được thành viên sử dụng cho hoạt động mua bán nhỏ, 16% được sử dụng cho mục đích cải thiện nhà ở, xây nhà vệ sinh, 15% cho mục đích chăn nuôi, nông nghiệp và ngư nghiệp, và 30% cho các mục đích khác như dịch vụ, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, mua sắm công cụ lao động, đóng học phí, khám chữa bệnh và trả nợ vay nặng lãi (Quỹ CEP, 2016a). Với những kỳ vọng và mong nuốn sự phát triển hoàn thiện hơn nữa các dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ CEP, tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho những người lao động nghèo tiếp cận được dịch vụ TCVM và góp phần xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội bền vững. Do đó tôi chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm” để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. Dựa vào các tiêu chí về độ sâu tiếp cận, độ rộng tiếp cận, tỷ suất sinh lời và tính bền vững tài chính để đánh giá sự phát dịch vụ TCVM của Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị để cho dịch vụ TCVM tại Quỹ CEP được phát triển. 2
- 3. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm hiện nay như thế nào? Các giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm ? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài Phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. Dịch vụ TCVM được nghiên cứu là: Tín dụng vi mô và tiết kiệm vi mô. Phạm vi nghiên cứu. Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên toàn hệ thống Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. Về thời gian: Đề tài giới hạn việc nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thu thập các nguồn số liệu báo cáo tại Quỹ CEP. Phân tích các chỉ số trong báo cáo hoạt động và báo cáo tài chính tại Quỹ CEP trong giai đoạn năm 2011- 2015, thông qua đó đánh giá các nhân tố thúc đẩy phát triển, các nhân tố kìm hãm sự phát triển của dịch vụ, từ đó đưa ra các giải pháp và những kiến nghị để phát triển dịch vụ TCVM tại Quỹ CEP. 6. Một số công trình khoa học liên quan đã công bố Võ Khắc Thường và Trần Văn Hoàng (2013) nghiên cứu các tổ chức và mô hình hoạt động của TCVM tại Việt Nam, một số hạn chế của TTTCVM tại Việt Nam. Hạ Thị Thiều Dao và Lê Thị Như Thảo (2016) nghiên cứu sự phát triển trong hoạt động tài chính vi mô ở tỉnh Tiền Giang. Nội dung nghiên cứu này cho thấy các tiêu chí để đánh giá sự phát triển của hoạt động TCVM tại Tiền Giang. Karmakar và ctg (2009) Nghiên cứu về sự phát triển của các dịch vụ tài chính vi mô cho nghề cá quy mô nhỏ ven biển và nuôi trồng thủy sản ở các quốc gia Nam 3
- Á (bao gồm Ấn Độ , Bangladesh và Sri Lanka ) và sự quan tâm đặc biệt đối với phụ nữ. Nguyễn Thị Mỹ Diễm (2009), nghiên cứu tín dụng hỗ trợ cho người nghèo tại TP.HCM thông qua quỹ trợ vốn CEP – Thực trạng và giải pháp nhằm giúp nhiều người nghèo, người thu nhập thấp có thể tiếp cận được nguồn để họ cải thiện cuộc sống gia đình. Nguyễn Kim Anh & Lê Thanh Tâm (2013) nghiên cứu về mức độ bền vững của các TCTCVM hướng tới phục vụ người nghèo, người thu nhập thấp và các đối tượng khách hàng TCVM khác. Mục tiêu của nghiên cứu này là: Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về sự bền vững của TCTCVM, tập trung vào ba mức độ: bền vững hoạt động, bền vững tài chính, và bền vững thể chế; Tổng kết các kinh nghiệm thành công và thất bại trong việc phát triển bền vững TCVM trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Các chuẩn mực bền vững hoạt động, bền vững tài chính, và bền vững thể chế được tổng kết theo thông lệ quốc tế và theo quy định của Việt Nam; Tổng kết các kinh nghiệm thành công và thất bại trong việc phát triển bền vững TCVM trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Đánh giá tổng quan về ngành TCVM Việt Nam; Phân tích thực trạng mức độ bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam; Đánh giá những kết quả đạt được; Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình phát triển bền vững của các TCTCVM Việt Nam. 7. Đóng góp của đề tài Nhằm nhận diện được các yếu tố tác động và các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ tài chính vi mô để đưa ra các giải pháp giúp cho Quỹ CEP có dịch vụ TCVM đến với người nghèo hiệu quả. Góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm thất nghiệp và an sinh xã hội, dần dần xóa bỏ đi loại hình tín dụng “đen” (như cho vay nặng lãi, hụi, cầm đồ…). 8. Kết cấu nội dung Luận văn được tác giả trình bày trong 3 chương với nội dung chính của các chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan về dịch vụ tài chính vi mô tại tổ chức tài chính vi mô. 4
- Chƣơng 2: Thực trạng về phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. Chƣơng 3: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. 5
- CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 1.1. Tài chính vi mô 1.1.1. Khái niệm TCVM được rất nhiều nhà kinh tế và các tổ chức đưa ra các khái niệm khác nhau: Theo Karmakar (2008), Tài chính vi mô được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ tiết kiệm, tín dụng và các dịch vụ tài chính khác như chuyển tiền, bảo hiểm vi mô cho người nghèo, để giúp họ nâng cao mức thu nhập và cải thiện mức sống. Theo Ledgerwood (1999), TCVM đã mở ra một cách tiếp cận để phát triển kinh tế nhằm mang lại thu nhập và lợi ích cho cả nam giới và phụ nữ. TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khách hàng có thu nhập thấp và tự tạo việc làm. Dịch vụ TCVM bao gồm tiết kiệm và tín dụng. Tuy nhiên, một số tổ chức TCVM cũng cung cấp các dịch vụ như bảo hiểm và thanh toán. Do đó, định nghĩa về TCVM thường bao gồm cả trung gian tài chính và trung gian xã hội. TCVM không chỉ đơn thuần là một ngân hàng, nó là một công cụ để phát triển. Còn theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển Châu Á (2000), TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập và các doanh nghiệp nhỏ của họ. Thuật ngữ TCVM cũng được đề cập tương đối phổ biến ở Việt Nam, Nghị định 28/2005/NĐ-CP; Nghị định 165/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 28/2005/NĐ-CP và Thông tư 02/2008/TT-NHNN hướng dân thực hiện Nghị định 28/2005/NĐ-CP và Nghị định 165/2007/NĐ-CP, đã dùng một khái niệm là tài chính quy mô nhỏ và nó được định nghĩa “Tài chính quy mô nhỏ là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo”. 6
- Khái niệm TCVM còn được nêu trong Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, điểm 5, điều 4: “Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”. Tổng hợp những khái niệm trên ta có thể hiểu TCVM một cách chung nhất là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm..., cho những cá nhân và hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm giúp họ phát triển sản xuất, tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. 1.1.2. Đặc điểm của tài chính vi mô Theo Ủy ban Basel (2010), có các đặc điểm riêng về tài chính vi mô như sau: Một là, khách hàng của TCTCVM là những người có thu nhập thấp Các tổ chức TCVM thường cung cấp tín dụng cho những khách hàng có thu nhập thấp (như lao động bán thất nghiệp và các hộ kinh doanh không chính thức như người bán hàng rong, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và vừa…). Các khách hàng này có đặc điểm chung là sống tập trung trong một khu vực địa lý, phân khúc xã hội (như hội phụ nữ, nông dân, …). Vì khách hàng là những người có thu nhập thấp nên các khoản cho vay thường có giá trị rất nhỏ, thời hạn ngắn và không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, chu kỳ trả nợ của khoản vay lại thường xuyên hơn với mức lãi suất áp dụng thường cao hơn so với các khoản vay thông thường. Nhằm mục đích bù đắp chi phí hoạt động liên quan đến phương thức cho vay vi mô tập trung nhiều nhân lực, các khoản vay TCVM thường áp dụng mức lãi suất cao hơn so với cho vay thương mại. Hai là, rủi ro trong quá trình phân tích cho vay Hồ sơ cho vay vốn phần lớn do cán bộ cho vay lập ra thông qua các lần thăm gia đình và địa điểm kinh doanh của người vay. Người vay vốn thường thiếu các báo cáo tài chính chính thức, vì vậy cán bộ tín dụng giúp chuẩn bị hồ sơ bằng cách sử dụng các dòng tiền dự kiến và giá trị thực để xác định lịch trả nợ và số tiền vay. Tính chất của người đi vay và sự sẵn lòng trả nợ cũng được đánh giá trong quá trình thăm thực địa. 7
- Dữ liệu thông tin tín dụng không phải lúc nào cũng có sẵn tại trung tâm dữ liệu để so sánh và đối chiếu với khách hàng có thu nhập thấp. Tuy nhiên, khi có các thông tin này tại trung tâm thì đây được xem là thông tin hữu ích để xem xét cho vay. Việc tính điểm tín dụng, khi được sử dụng thì đây cũng là một yếu tố bổ sung khi xét duyệt cho vay, cần nỗ lực và tiếp cận nhiều với khách hàng để phân tích cho vay. Ba là, về tài sản thế chấp Khách hàng vay tại các TCTCVM thường không có tài sản thế chấp như ở các ngân hàng truyền thống khác . Cũng có trường hợp khách hàng có thế chấp tài sản, tuy nhiên giá trị của tài sản đó không cao (như tivi, đồ nội thất…). Trong trường hợp này, tài sản thế chấp được sử dụng như một phương pháp ràng buộc người đi vay phải trả nợ hơn là để phục hồi các khoản lỗ. Bốn là, về phê duyệt và giám sát tín dụng Cho vay vi mô là một quá trình có độ phân tán cao, nên việc xét duyệt cho vay phụ thuộc rất lớn vào phải dựa vào kỹ năng, trình độ và tâm làm việc của cán bộ tín dụng và các nhà quản lý để tìm ra các thông tin chính xác và kịp thời. Năm là, kiểm soát các khoản nợ chậm trả Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ chậm trả là cần thiết, vì các khoản cho vay thường có đặc điểm là không có tài sản thế chấp, tần suất thanh toán cao (thường là hàng tuần hoặc hai tuần một lần) và có tác động lây lan. Thông thường, kiểm soát tín dụng TCVM hoàn toàn phụ thuộc cán bộ tín dụng, do họ là người nắm rõ nhất những thông tin về hoàn cảnh cá nhân của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả công tác thu hồi nợ. Sáu là, cho vay theo nhóm Một số tổ chức TCVM sử dụng phương thức cho vay theo nhóm, theo đó các khoản cho vay sẽ được giải ngân cho những nhóm khách hàng nhỏ các cá nhân trong nhóm có cam kết cùng bảo đảm thanh toán cho nhau. Phương thức cho vay này được xây dựng dựa trên giả thiết áp lực nhóm sẽ nâng cao mức bảo đảm trả nợ, bởi vì sự chậm trả của một cá nhân trong nhóm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận tín dụng của các thành viên khác trong nhóm. 8
- 1.2. Dịch vụ tài chính vi mô 1.2.1. Khái niệm Theo Ledgerwood (1999), dịch vụ tài chính vi mô gồm hai dịch vụ chính đó là tiết kiệm và tín dụng. Ngoài ra, một số tổ chức TCVM khác cũng cung cấp thêm các dịch vụ như bảo hiểm và thanh toán. Ngoài trung gian tài chính, nhiều tổ chức TCVM cung cấp dịch vụ trung gian xã hội. Do đó, khái niệm về tài chính vi mô thường bao gồm cả trung gian tài chính và trung gian xã hội. Dịch vụ tài chính vi mô mong muốn tiếp cận được những người phụ nữ nghèo với các dịch vụ tài chính và phi tài chính linh hoạt giúp cho họ giảm đói nghèo (Islam, 2007). 1.2.2. Dịch vụ tín dụng Tín dụng vi mô đơn giản chỉ là một khoản cho vay nhỏ do TCTCVM cung cấp cho người nghèo. Tín dụng vi mô thường dành cho cá nhân vay, không cần tài sản thế chấp, hoặc thông qua việc cho vay theo nhóm. Mục đích là giúp họ có thể tham gia hoạt động sản xuất hay tiến hành kinh doanh. Mục tiêu là xóa đói giảm nghèo hiệu quả, tăng cường năng lực và khả năng hội nhập của người nghèo, giảm mức độ tổn thương của họ trước những rủi ro và biến động của nền kinh tế (Nhóm công tác TCVM Việt Nam, 2016). 1.2.3. Dịch vụ tiết kiệm Huy động tiết kiệm trong thời gian gần đây được xem là một dịch vụ chính trong các tổ chức TCVM. Trong quá khứ, các TCTCVM chủ yếu tập trung và tín dụng và tiết kiệm thường bị lãng quên của trung gian tài chính (CGAP, 1999). Tiết kiệm là điều rất cần thiết đối với mọi người trong xã hội, trong đó tiết kiệm đối với người nghèo là rất cấp thiết. Tiết kiệm như là một sự thay thế cho chi tiêu, nó bao gồm hai loại: một là tự nguyện và tùy thuộc vào khả năng kinh tế của người gửi; hai là bắt buộc phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như lạm phát, rủi ro an toàn vốn và an sinh xã hội... (CGAP, 1999). Tiết kiệm đóng một vai trò rất quan trọng để giúp cho người có thu nhập thấp có thể quản lý rủi ro của họ như các cú sốc về thiên tai, bệnh tật, tử vong... có thể 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn