intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây về thành tựu, hạn chế và những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TT ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ HUỆ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI 2008
  2. MỤC LỤC Trang phụ bìa Mở đầu 1 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 6 1.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6 1.1.1 Khái niệm và các tiêu chí xác định loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ 6 1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ 8 1.1.3 Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với phát triển kinh tế - xã hội 14 1.1.4 Các nhân tố tác động đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ …...18 1.2 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số tỉnh thành trong nƣớc và một số nƣớc trên thế giới. 21 1.2.1 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh 21 1.2.2 Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội 24 1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh 26 1.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nƣớc trên thế
  3. giới…………………………………………………………………… ……...27 1.3.1 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đài Loan 27 1.3.2 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản 30 Chƣơng 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở quảng ninh trong những năm gần đây. 34 2.1 Điều kiện phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh 34 2.1.1 Cơ chế chính sách của nhà nƣớc đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 34 2.1.2 Các biện pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh 45 2.2 Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh trong những năm gần đây 49 2.2.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh 49 2.2.2 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh 52 2.3 Đánh giá thực trạng phát triển và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh 61 2.3.1 Một số thành tựu và hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh 61 2.3.2 Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh 66 Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh. 70 3.1 Quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở quảng ninh 70 3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và
  4. nhỏ 70 3.1.2 Phƣơng hƣớng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh 72 3.2 Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh .79 3.2.1 Tạo điều kiện và môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 79 3.2.2 Xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 82 3.2.3 Tạo nguồn vốn ƣu đãi cho sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 85 3.2.4 Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ 87 3.2.5 Sớm hình thành "vƣờn ƣơm" doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh…………………………………………………………… ………….89 Kết luận 93 Danh mục các tài liệu tham khảo 96
  5. MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong quá trình biến đổi, tự do hoá và cổ phần hoá ở Việt Nam các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng đƣợc chính quyền và xã hội thừa nhận cả về lý luận và thực tiễn. Trên thực tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành một nhân tố năng động ở Việt Nam góp phần đáng kể tạo việc làm, nâng cao thu nhập, tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ và giảm đói nghèo. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định đƣờng lối, định hƣớng, chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: " Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn cần thiết có hiệu quả đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá". Với định hƣớng này ta thấy chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc đối với sự phát triển các doanh nghiệp là phát triển các loại hình doanh nghiệp một cách tổng thể, hài hoà, thống nhất trên cơ sở phân định chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại hình doanh nghiệp, khẳng định vai trò quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự ổn định xã hội, tạo thế vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế nƣớc nhà. Chính phủ đã đƣa ra nhiều nghị định, thông tƣ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đƣờng lối và chính sách là của Đảng và Nhà nƣớc đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng ở tầm vĩ mô, còn thực hiện ở tầm vi mô lại là ở địa phƣơng nơi trực tiếp quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, việc thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển doanh nghiệp phụ thuộc không nhỏ vào sự nhận thức và năng lực của các cấp chính quyền địa phƣơng. Quảng Ninh là một tỉnh giàu tiềm năng để phát triển kinh tế, có ƣu thế về vị trí địa lý, du lịch và tài nguyên thiên nhiên( rừng, than, biển…). Tuy nhiên sự phát triển kinh tế của Quảng Ninh còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, chƣa khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có…Phải chăng chƣa có những mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Để khai thác đƣợc hết tiềm năng và giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra ở Quảng Ninh thì một trong những hƣớng cơ bản là phải đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, ở tỉnh Quảng Ninh doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng quan trọng và đƣợc sự khuyến khích phát triển, nhƣng thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình hoạt
  6. động. Chính vì lý do trên cho nên tôi chọn đề tài : " Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh " làm luận văn thạc sỹ kinh tế để góp phần nghiên cứu, luận giải xu hƣớng vận động và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Lịch sử phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới đã có từ rất lâu đời. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đƣợc nhiều nƣớc nghiên cứu và áp dụng mô hình này thành công trong chiến lƣợc phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, từ năm 1986 trở lại đây tiến hành nhiều cải cách kinh tế, nhằm đƣa nền kinh tế kế hoạch, tập trung tiến tới một hệ thống kinh tế thị trƣờng. Đặc biệt văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề cập đến sự phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trƣớc yêu cầu thực tế đặt ra đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ với các mức độ khác nhau để tìm ra những phƣơng hƣớng và giải pháp hợp lý nhằm phát triển loại hình kinh tế này ở Việt Nam: Xung quanh đề tài này có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Nguyễn Đình Hƣơng "giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam" NXB Chính trị Quốc gia, năm 2002; PGS.TS Nguyễn Cúc "chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam", NXB Chính trị Quốc gia, năm 1997; Phạm Thị Thu Hằng: "tạo việc làm tốt bằng chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ", NXB Chính trị Quốc gia, năm 2002; Khoa quốc tế học trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội: "vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế", NXB Thế giới, năm 2005. Bên cạnh những công trình đã xuất bản thành sách, còn có một số công trình đáng chú ý là: Hồ Tiến Dũng, "Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh", Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 1998; Phạm Văn Hồng “ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế", Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2007; Lê Việt Đông “Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay”, Luận án thạc sỹ kinh tế, năm 2006. Nhìn chung, các tác giả đều tập trung nghiên cứu đặc điểm, vai trò, thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó đƣa ra các giải pháp, chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
  7. Ngoài ra, trên một số báo, tạp chí còn có nhiều tác giả viết về các vấn đề về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, mỗi bài viết chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó của sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ chẳng hạn nhƣ: tạo vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ công nghệ thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; vấn đề quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ… Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên đi sâu tìm hiểu thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh, từ đó tìm ra những giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây về thành tựu, hạn chế và những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh hiện nay. Nhiệm vụ: + Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp vừa và nhỏ; + Đánh giá tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây; + Xác định phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh dƣới góc độ kinh tế chính trị. + Nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
  8. + Nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình đổi mới đặc biệt là trong những năm gần đây ở tỉnh Quảng Ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu + Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Vận dụng quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc vào việc xem xét đánh giá sự vận động và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, để phân tích xu hƣớng vận động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh; Trên cơ sở thực tiễn đƣa ra các phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. + Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: trừu tƣợng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, logic và lịch sử, thống kê so sánh… 6. Đóng góp của luận văn Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để các nhà hoạch định chính sách kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các tỉnh khác nói chung đƣa ra dự thảo các văn bản, các quy chế, chính sách giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh phát triển. Đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Quảng Ninh có thể sử dụng luận văn để xác định cụ thể những mặt thuận lợi, cũng nhƣ những khó khăn bất cập của đơn vị mình, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể cho sự phát triển của doanh nghiệp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế; Chƣơng 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh trong những năm gần đây; Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
  9. Quảng Ninh. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1 Khái niệm và các tiêu chí xác định loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ Nói đến doanh nghiệp vừa và nhỏ là nói đến cách phân loại doanh nghiệp dựa trên độ lớn hay quy mô của các doanh nghiệp. Việc phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào tiêu thức sử dụng quy trình giới hạn các tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa các nƣớc chính là việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá quy mô doanh nghiệp và lƣợng hoá các tiêu chí ấy thông qua những tiêu chuẩn cụ thể. Nhìn chung, tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp thƣờng dựa trên: + Số vốn sản xuất + Số lao động thƣờng xuyên. Tiêu chí về số lao động và vốn phản ánh yếu tố đầu vào, lƣợng hoá các tiêu chí này thành các tiêu chuẩn giới hạn cụ thể ở mỗi thời kỳ là khác nhau. Độ lớn của các tiêu chuẩn giới hạn phụ thuộc vào trình độ, hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế, định hƣớng chính sách và khả năng trợ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mỗi thời điểm khác nhau. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ mang tính tƣơng đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội, xác định và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn, việc xác định giới hạn các tiêu chí về quy mô doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là cơ sở để xác định cơ chế quản lý với những chính sách ƣu tiên thích hợp và xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý có hiệu quả đối với hệ thống các doanh nghiệp. Dựa
  10. trên lý luận và thực tiễn, những đặc điểm riêng biệt ở trong nƣớc ta có thể định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ sau: Theo nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định. "Doanh nghiệp vừa và nhỏ là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 ngƣời". Doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp khu vực tƣ nhân trong nƣớc, hợp tác xã và các hộ kinh doanh cá thể. Nhƣ vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là những cơ sở sản xuất, kinh doanh có tƣ cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn hoặc lao động thoả mãn các quy định của chính phủ đối với từng ngành nghề tƣơng ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy mà mỗi thời kỳ phát triển khác nhau thì tiêu chí quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ là khác nhau. Chẳng hạn nhƣ theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ tại Công văn số 681/CP-KTN ngày 20 tháng 06 năm 1998 xác định tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ tạm thời quy định trong giai đoạn này là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dƣới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dƣới 200 ngƣời. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dƣới 30 ngƣời và vốn dƣới 1 tỷ đồng. Doanh nghiệp vừa có từ 31 đến 200 lao động và vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ có vốn từ 1 tỷ đồng trở xuống và số lao động từ 50 ngƣời trở xuống còn các doanh nghiệp thƣơng mại và dịch vụ số lao động dƣới 30 ngƣời. [29, tr.14] Nhƣ vậy, so với giai đoạn hiện nay tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có sự thay đổi tăng về quy mô. Theo quy định mới nhất thì doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay số vốn đăng ký dƣới 10 tỷ, số lao động dƣới 300 ngƣời và tiêu chí này chỉ áp dụng trong giai đoạn hiện nay và cùng với tình hình phát triển kinh tế xã hội thì quy mô về vốn và lao động chắc chắn sẽ có sự thay đổi. Theo nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 thì doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay chiếm 96% số doanh nghiệp đăng ký và hoạt động theo luật doanh nghiệp. [ 30, tr. 11] 1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo ra những thay đổi trong công nghệ mới làm biến đổi kỹ thuật sản xuất và quản lý chung của các đơn vị sản
  11. xuất trong nền kinh tế . Thời kỳ phát triển công nghiệp, tƣ bản phải tích luỹ đƣợc một lƣợng tiền lớn để có thể mở đựơc công xƣởng, mới có điều kiện, ứng dụng những thành tựu do cách mạng công nghiệp tạo ra. Đến giai đoạn chủ nghĩa tƣ bản độc quyền thì tƣ bản độc quyền công nghiệp phải dung hợp với tƣ bản độc quyền ngân hàng gọi là tƣ bản tài chính chiếm vị trí độc quyền và đứng vững trong cạnh tranh. Trái lại, dƣới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ thì không hoàn toàn phải nhƣ vậy. Việc tìm ra những công nghệ hiện đại với chi phí thấp, cho phép không chỉ các doanh nghiệp có số vốn lớn mà ngay cả các doanh nghiệp trung bình, thậm chí loại nhỏ cũng có thể triển khai đƣợc việc ứng dụng. Hiệu quả ứng dụng nhiều khi còn cao hơn ở các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều đặc điểm nổi bật nhƣ: hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều năng động, nhạy cảm với những thay đổi của thị trƣờng. Khi nhu cầu của thị trƣờng thay đổi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ thay đổi máy móc thiết bị, mặt hàng để đáp ứng những nhu cầu tức thì của thị trƣờng, đạt hiệu quả kinh tế cao trong một thời gian ngắn. Việc thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ hơn do các doanh nghiệp này chỉ cần một lƣợng vốn đầu tƣ không lớn, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng ít, nên các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thị trƣờng, dám dầu tƣ trong sản xuất những mặt hàng lãi suất cao. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thành lập xong nhanh chóng đi vào hoạt động do việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nhanh chóng, không mất nhiều thời gian thành lập bộ máy quản lý nhƣ các doanh nghiệp lớn, vì vậy hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng cao hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Dù có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp này vẫn có điều kiện sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, hoạt động với năng suất và chất lƣợng cao nhƣ những doanh nghiệp lớn, nó có thể sản xuất những mặt hàng chất lƣợng cao ngay trong điều kiện kỹ thuật chƣa hiện đại. Dù có quy mô nhỏ các doanh nghiệp này tốn ít hơn những chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Nó có thể đặt trụ sở doanh nghiệp ở nhiều nơi, nhiều địa phƣơng thuận lợi cho việc tiêu thụ và sản xuất sản phẩm. Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có thể tham gia vào việc giải quyết nhiều vấn đề xã hội nhƣ giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần tạo thêm thu nhập cho ngƣời lao động và xoá dần khoảng cách về thu nhập, mức sống lao động ở những vùng khác nhau. Nếu trƣớc đây việc tạo ra sản phẩm loại lớn và sản xuất hàng loạt là thu đƣợc lợi nhuận cao, thì ngày nay do nhu cầu của ngƣời tiêu dùng phát triển cao và nhiều ngƣời lao động lại có điều kiện tăng tiêu dùng, do đó việc sản xuất hàng loạt, lâu bền sẽ không đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Xu
  12. hƣớng chung của các doanh nghiệp là sản xuất đa dạng, nhanh nhậy, sản phẩm, mẫu mã và chất lƣợng theo sự thay đổi của thị trƣờng. Xu hƣớng giảm số lƣợng lao động trong các doanh nghiệp là xu hƣớng do áp dụng công nghệ tự động tạo ra, điều này cũng góp phần làm cho quy mô doanh nghiệp nhỏ chuyển theo hƣớng tinh, gọn. Các hãng lớn có thể đặt mua các linh kiện ở các xí nghiệp gia công, vì vậy công dân có điều kiện mở các doanh nghiệp nhỏ ngay tại nhà để thực hiện các dịch vụ sản xuất. Trong các doanh nghiệp này chi phí tƣ bản bất biến không lớn, quy mô cỡ nhỏ là có thể thực hiện đƣợc các dịch vụ và thu đƣợc lợi nhuận mong muốn. Đó là lý do tồn tại và phát triển nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành kinh doanh và dịch vụ du lịch. Lãi suất cao ở những ngành này phần nhiều do sử dụng lao động sống mang lại, cho nên xu hƣớng di chuyển tƣ bản sang những ngành nghề và quy mô nhƣ trên là tất yếu. Nhƣ vậy, việc xuất hiện và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng nhiều là phản ứng tích cực của cơ chế thị trƣờng trƣớc sự phát triển ngày một cao của sức sản xuất của xã hội dƣới tác động của cách mạng khoa học công nghệ. Theo nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính Phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ quyết định "doanh nghiệp vừa và nhỏ là đơn vị kinh doanh độc lập theo luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc sử dụng lao động bình quân hàng năm không quá 300 ngƣời". Tính đến năm 2004 ở Việt Nam có hơn 150.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chính thức, 16.899 công ty, 300.000 hợp tác xã và 2.400.000 hộ gia đình đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, hơn 10.000.000 hộ gia đình đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, 13.000 trang trại (chƣa tính đến các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài). [9, tr. 1] Số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phát triển khá nhanh kể từ khi luật doanh nghiệp ra đời (tháng 1/2000) tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ sau: Các số liệu thống kê về khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, trên cơ sở kết quả Tổng Điều tra Cơ sở Kinh tế, Hành chính, Sự nghiệp năm 2002 do Tổng cục Thống kê thực hiện. Theo đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc chia thành 3 nhóm nhƣ sau: 1. Doanh nghiệp Siêu nhỏ: Gồm không quá 9 nhân công; 2. Doanh nghiệp Nhỏ: Gồm không quá 49 nhân công; 3. Doanh nghiệp Vừa: Gồm không quá 299 nhân công.
  13. Bảng 1.1.2. Số lượng đăng ký kinh doanh mới từ năm 2000: Cty TNHH Năm Tổng số DNNN DNDD 1 Thành viên 2000 14.457 16 0 14.441 2001 19.800 27 0 19.773 2002 21.535 12 59 21.464 2003 27.771 20 98 27.653 2004 37.230 6 125 37.099 2005 39.959 8 292 39.659 2006 46.663 7 902 45.754 2007 58.908 1 8404 50.504 Tổng số 266.323 97 9.880 256.347 (Nguồn: Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp, Cục Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ -Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008) Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nƣớc ta có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thƣờng gắn với công nghệ lạc hậu, thủ công. Tốc độ đổi mới công nghệ rất chậm, về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI). Doanh nghiệp trong nƣớc đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp là rất thấp. Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 80% nhƣng chỉ có 30,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ (LAN), số doanh nghiệp có Website là rất thấp chỉ 12,16%.[14] Đây là một kết quả rất đáng lo ngại vì khả năng tham gia thƣơng mại điện tử và khai thác thông tin qua mạng của các doanh nghiệp nhỏ còn rất thấp, chƣa tƣơng xứng với mong muốn phát triển thƣơng mại điện tử của Chính phủ Cuộc điều tra cũng chỉ ra một nghịch lý; trong khi trình độ về kỹ thuật công nghệ chƣa cao nhƣng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh
  14. nghiệp có tỷ lệ rất thấp, chỉ 10.65% doanh nghiệp đƣợc điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ. [14] Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp chƣa coi trọng đúng mức đến các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ. Mặc dù đây là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Do đó, khả năng sản xuất, năng suất và chất lƣợng sản phẩm thấp các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phân tán hơn, khả năng liên kết với nhau và với doanh nghiệp lớn yếu hơn. Thứ hai, nói đến doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trƣớc tiên và chủ yếu là nói đến các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Do tính lịch sử của quá trình hình thành và phát triển các thành phần kinh tế ở nƣớc ta , đại bộ phận các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Thứ ba, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế còn nhiều bất cập. Thành phần kinh tế tƣ nhân đóng góp 42% GDP (18% là từ doanh nghiệp tƣ nhân, 82% là từ các hộ gia đình), sử dụng 89% lao động trong tổng số lao động có việc, chỉ chiếm 28% tổng giá trị vốn đầu tƣ. Trong khi 52,3% tổng giá trị vốn đầu tƣ đƣợc đầu tƣ cho các doanh nghiệp nhà nƣớc chỉ đóng góp 39% GDP và tạo ra 10% công việc. Nếu đứng trên góc độ xã hội, có thể nói các doanh nghiệp tƣ nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho xã hội. Nhƣng điều này cũng có nghĩa lao động làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiệu quả không cao (phần lớn là lao động giản đơn) và một phần sự đóng góp của doanh nghiệp tƣ nhân vào GDP cao hơn doanh nghiệp nhà nƣớc là nhờ sử dụng nhiều lao động. [25, tr.45] Số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao, tới 41,8% đây là một con số không bất bình thƣờng, nhƣng tại Việt Nam thì sự chênh lệch giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhà nƣớc là rất đáng kể. Nếu chia tỷ lệ bình quân thì một doanh nghiệp chỉ có 31 lao động, 4 tỷ đồng vốn, trong khi đó với các doanh nghiệp nhà nƣớc con số này là 421 lao động và 167 tỷ đồng và với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 299 lao động, 134 tỷ đồng vốn…[29, tr.15] Thứ tƣ, quy mô của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tƣơng đối nhỏ
  15. bé cộng với sự thiếu hụt về vốn, lao động có trình độ tay nghề cao, công nghệ lạc hậu, thiếu kinh nghiệm, trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp thấp, trình độ kinh doanh thấp, do đó tiềm lực và năng lực cạnh tranh yếu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt trong những tháng đầu năm 2008, tình trạng thiếu vốn đang diễn ra tại hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 70% doanh nghiệp không có vốn để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh do hạn chế về vốn, công nghệ nên doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tham gia những dự án lớn. Đó là chƣa kể các doanh nghiệp còn lại bị hạn chế bởi môi trƣờng kinh doanh chƣa thông thoáng, vẫn còn bị phân biệt đối xử so với các loại hình doanh nghiệp khác, thiếu mặt bằng, các rào cản về thuế, khả năng tiếp cận thị trƣờng kém… đang trở lên bức bách tại nhiều doanh nghiệp. Chất lƣợng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý chiến lƣợc, tái cơ cấu tổ chức quản lý là vấn đề sống còn với các doanh nghiệp. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đối với 63.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nƣớc cho thấy kết quả đáng lo ngại là 43% chủ doanh nghiệp có trình độ trung học trở xuống. Với trình độ học này, việc tiếp cận và tìm hiểu các công cụ quản lý đối với họ rất khó khăn. Cũng có tới 63% doanh nghiệp đang vƣớng phải chuyện không tuyển dụng đƣợc ngƣời tài, 55% trong việc giữ chân ngƣời giỏi… Nền kinh tế hội nhập hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng trƣớc nhiều khó khăn. [14] 1.1.3 Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với phát triển kinh tế - xã hội Thực tế ở nhiều nƣớc trên thế giới và Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một phương tiện có hiệu quả để giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định xã hội. Với một lƣợng vốn không lớn thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng đƣợc tạo lập nên loại hình này có số lƣợng nhiều. Vì thế, trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy số lƣợng lao động không nhiều nhƣng vẫn là nguồn chủ yếu tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội. Nhìn chung ở các nƣớc phát triển số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng chiếm từ 90-95% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế và giải quyết việc làm cho khoảng 2/3 lực lƣợng lao động xã hội (tại Thụy Điển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo việc làm cho hơn 60% số lao động của nƣớc này; Tại HungGaRy tỷ lệ này là
  16. hơn 66%; Nhật Bản là 66,9%; Đài Loan là 78%; Chi Lê là 70,3%). Xét trên khía cạnh tạo việc làm, doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn đóng vai trò hơn các doanh nghiệp lớn, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Với hơn 70% dân số sống tại vùng nông thôn và chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng trở lên hạn hẹp, sức ép của lao động lên đất đai, việc làm và thu nhập ở nông thôn ngày càng tăng mạnh gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Còn khu vực miền núi trên nửa số lao động ở nông thôn hiện nay đa phần là ở trình độ thấp, chủ yếu là lao động giản đơn. Do vậy, cần phát triển ngành nghề sản xuất và dịch vụ thông qua phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phân bố rộng rãi ở các vùng đặc biệt là nông thôn và miền núi, góp phần hình thành các đô thị vệ tinh xung quanh các thành phố lớn, thị xã. Hiện nay, trong cả nƣớc doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn và khoảng 25-26% cho lực lƣợng lao động cả nƣớc. Rõ ràng đây là một nhân tố quan trọng đối với những ngƣời chƣa có việc làm ở đô thị hoặc những ngƣời sống ở các vùng nông thôn đang tìm kiếm việc làm, những lao động dôi ra do việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nƣớc và ngƣời làm nông nghiệp trong những lúc nông nhàn. Các cơ hội tăng thêm việc làm sẽ đem lại lợi ích cho tất cả mọi ngƣời, kể cả những ngƣời đang thất nghiệp, phụ nữ và ngƣời tàn tật. [30, tr.62] Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát triển cân bằng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ. Thông thƣờng, các doanh nghiệp lớn thƣờng tập trung ở các vùng đô thị, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển. Theo chiều hƣớng đó, sẽ gây ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa các miền trong một quốc gia. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đóng góp vào phân bổ các ngành công nghiệp đến nhiều vùng dân cƣ khác nhau, nhờ đó giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các khu vực khác nhau và tạo thành sự phát triển cân đối giữa các vùng miền. Chính sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong phát triển giữa các vùng, giúp cho các vùng có thể khai thác đƣợc tiềm năng, lợi thế của vùng, của các địa phƣơng để phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thƣờng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ, với tỷ lệ 55,62% do kinh doanh lĩnh vực này đòi hỏi vốn ít, trình độ chuyên môn không cao, mức độ rủi do ít, vốn quay vòng nhanh…; lĩnh vực công nghiệp chiếm 16,14%, xây dựng
  17. chiếm 15,11% và nông nghiệp chỉ còn là 13,13%. Nhƣ vậy, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, giá trị thƣơng mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp trong GDP. Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa để thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. [30, tr.63] Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần làm cho hàng hoá trên thị trường phong phú đa dạng, thoả mãn nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là khu vực có khả năng thu hút tích cực nhất các nguồn vốn, nguồn lực đầu tư trong dân cư và sử dụng tối ưu các nguồn lực của xã hội cho tăng trưởn, phát triển kinh tế. Trong tổng các nguồn vốn đầu tƣ phát triển của Việt Nam những năm qua nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc khoảng 20-22%, từ khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc khoảng 18-19%; nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển khoảng 12-13%; nguồn vốn FDI khoảng 16-17%; trong khi đó, nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ khu vực dân cƣ, doanh nghiệp tƣ nhân chiếm tỷ trọng lớn khoảng 27-28% và có xu hƣớng ngày càng tăng nhanh. Việc tạo lập doanh nghiệp vừa và nhỏ không cần quá nhiều vốn, đã tạo cơ hội cho đồng đảo dân cƣ có thể tham gia đầu tƣ và trong quá trình hoạt động cũng có thể dễ dàng huy động vốn từ những ngƣời thân do vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc xem là phƣơng tiện có hiệu quả trong việc huy động, sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cƣ và biến nó trở thành các khoản vốn đầu tƣ. Trong bốn năm (2001-2004) không kể số 2,6 triệu hộ kinh doanh cá thể và khoảng 18000 hợp tác xã thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 147.311 doanh nghiệp đƣợc thành lập theo luật doanh nhiệp có tổng số vốn đăng ký tƣơng đƣơng với tổng vốn FDI đăng ký ở Việt Nam. Với số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ (6/2005 có 125.000 doanh nghiệp), cùng với các hình thức huy động vốn linh hoạt, đa dạng khác nhau đã sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. [27] Với quy mô vừa và nhỏ, phát triển trải rộng ở hầu khắp các địa phƣơng, các vùng từ những khu vực có điều kiện thuận lợi đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực về lao động, nguồn vật liệu với trữ lƣợng hạn chế. Trong đó có nhiều nguồn lực tuy không đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn nhƣng lại sẵn có và có nhiều sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của các doanh nghiệp lớn, các sản phẩm trung gian… mà doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng đƣợc sẽ góp phần thúc đẩy khai thác tiềm năng của ngành nghề truyền thống
  18. ở các địa phƣơng nhƣ các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ, chế biến thuỷ hải sản…làm tăng khả năng cung ứng lao động dịch vụ cho xã hội, tăng sản phẩm, tăng giá trị xuất khẩu và tăng nguồn thu cho ngân sách. Nhờ những ƣu thế này mỗi năm các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 31% giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lƣợng vận chuyển hàng hoá; gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc và 100% giá trị sản lƣợng hàng hoá của một số ngành nghề thủ công Mỹ nghệ nhƣ thêu ren, trạm khảm…[27] Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình liên kết sản xuất của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn; đào tạo bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của đất nƣớc. 1.1.4 Các nhân tố tác động đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ * Cơ chế chính sách và cơ chế quản lý phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Chính sách và cơ chế quản lý là yếu tố rất quang trọng ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một chính sách và cơ chế đúng đắn hợp lý sẽ tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nƣớc các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó có khả năng tồn tại và phát triển do khả năng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thấp, chƣa có sự liên kết với doanh nghiệp lớn. Chính sách ƣu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành một chính sách phổ biến và đƣợc thực tế khẳng định tính đúng đắn của nó qua thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của các nƣớc trên Thế giới kể cả các nƣớc công nghiệp phát triển. Chính sách và cơ chế sẽ tạo ra môi trƣờng pháp lý và những điều kiện cụ thể cần thiết để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng phát triển một cách tự do. Ngoài ra , chính sách và cơ chế còn tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lớn vừa và nhỏ trong phát triển nền kinh tế của mỗi nƣớc phát huy sức mạnh tổng thể của toàn bộ nền kinh tế và của từng khu vực. Những chính sách ƣu tiên, những cơ chế hợp lý, kể cả những quy định về giới hạn dƣới và trên của từng loại hình doanh nghiệp sẽ là cơ sở để đánh giá, Chính phủ ở mỗi nƣớc đƣa ra những quy định về ƣu tiên. Những quy định này ảnh hƣởng trực tiếp tới sự tồn tại và khả năng phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những ƣu tiên về vốn tín dụng, chế
  19. độ thuế, sử dụng công nghệ, quy chế mối quan hệ giữa các ngoại hình doanh nghiệp thuộc các loại quy mô khác nhau kể cả chính sách chống độc quyền… đều tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính sách đất đai, lãi suất đào tạo…tạo ra những điều kiện cần thiết quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển và thực hiện đƣợc những nhiệm vụ kinh tế - xã hội to lớn đặt ra đối với khu vực này. * Vốn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vốn đƣợc hiểu theo nghia hẹp là một trong những yếu tố đầu vào phục vụ trong quá trình sản xuất. Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nƣớc ta đều trong tình trạng thiếu vốn, đây chính là một trong những rào cản đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vốn hiện vật ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…đều trong tình trạng cũ nát, lạc hậu, xuống cấp cần đƣợc nâng cấp, thay đổi nếu không có vốn để thay đổi công nghệ thì sớm muộn các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Trong khi nguồn vốn tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất hạn hẹp, khả năng tích luỹ vốn còn rất hạn chế do quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh yếu...Chính vì lý do này nên khi thị trƣờng có chút "sóng, gió" là các doanh nghiệp rất khó trụ vững. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tận dụng khai thác vốn từ bên ngoài, tuy nhiên để huy động đƣợc nguồn vốn bên ngoài đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó khăn vì vậy cần có sự trợ giúp của nhà nƣớc để có thể tiếp cận đƣợc với các nguồn vốn bên ngoài. * Trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ phát triển kinh tế càng cao thì giới hạn tiêu thức phân loại càng đƣợc nâng lên. Các nƣớc có trình độ phát triển thấp thì tiêu chuẩn, giới hạn về vốn sẽ thấp hơn. Trình độ phát triển kinh tế càng cao thì sự phát triển của doanh nghiệp lớn càng nhiều, tính cạnh tranh càng gay gắt nhƣng có thuận lợi là mối quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp càng chặt chẽ, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng nhiều. Mối quan hệ qua lại sẽ giúp cho cả doanh nghiệp lớn và nhỏ phát triển trong mối quan hệ thống nhất, ràng buộc với nhau, khắc phục những hạn chế, phát huy tính tích cực của từng loại hình quy mô. nhận thức của các bộ phận kinh doanh càng rõ ràng, cụ thể hơn. Các doanh nghiệp tự nhận thấy sự cần thiết
  20. phải liên kết, hỗ trợ nhau. Trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ổn định hơn, có phƣơng hƣớng rõ ràng hơn, vững bền hơn. * Đội ngũ các nhà sáng lập và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào những ngƣời sáng lập ra chúng. Do đặc thù là số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ rất nhiều và thƣờng xuyên phải thay đổi để thích nghi với môi trƣờng kinh doanh, phản ứng với những tác động bất lợi do sự phát triển, xu hƣớng tích tụ và tập trung hoá sản xuất. Sự sát nhập, giải thể và xuất hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng xuyên diễn ra trong mọi giai đoạn. đó là một sức ép lớn buộc những ngƣời sáng và quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có tính linh hoạt cao trong quản lý điều hành, dám nghĩ, giám làm, chấp thuận mạo hiểm. Chính vì vậy, số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ các nhà khởi sự doanh nghiệp, dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro, đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh từ những nguồn vốn hạn hẹp, nhỏ bé có ảnh hƣởng đến phƣơng hƣớng tốc độ phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mỗi quốc gia. Sự có mặt của đội ngũ doanh nhân này cùng với khả năng và trình độ nhận thức của họ về tình hình thị trƣờng và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động to lớn đến hoạt động của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ luôn là những ngƣời đi đầu trong đổi mới. 1.2 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số tỉnh thành trong nước. 1.2.1 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh Trong một thời gian dài trƣớc đây, chính sách của Nhà nƣớc đã không khuyến khích kinh tế tƣ nhân phát triển vì vậy các doanh nghiệp tồn tại trong quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong địa phƣơng, trong nƣớc dƣới dạng nhƣ yếu phẩm, có gì sài lấy. Những năm qua nhờ chính sách đổi mới khuyến khích thành phần kinh tế tƣ nhân phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều biện pháp trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo nên sinh khí mới cho kinh tế thành phố và cả nƣớc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2