intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng cung cấp và sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa. Xác định các nhân tố ảnh hưởng và những nguyên nhân trong thời gian qua hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ chưa được sử dụng rộng rãi ở Khánh Hòa. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực để phát triển hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ một cách hiệu quả tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------- ĐỖ THỊ PHƢƠNG HOA PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG KỲ HẠN NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Tp. Hồ Hồ Chí Minh - Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- ĐỖ THỊ PHƢƠNG HOA PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG KỲ HẠN NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TỈNH IKHÁNH HÒA Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. THÂN THỊ THU THỦY Tp. Hồ Hồ Chí Minh - Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu tại danh mục tài liệu tham khảo và hoàn toàn trung thực. T.p Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 2 năm 2012 Ngƣời thực hiện Đỗ Thị Phương Hoa
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục đồ thị, hình vẽ Lời mở đầu ................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG KỲ HẠN NGOẠI TỆ ..................... 3 1.1. Những vấn đề cơ bản về hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ ............................................ 3 1.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 3 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ .................................. 4 1.1.3. Các loại hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ ........................................................................ 9 1.1.3.1. Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ cố định kỳ hạn ......................................................... 9 1.1.3.2. Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ có kỳ hạn lựa chọn .................................................. 9 1.1.3.3. Hợp đồng kỳ hạn không giao nhận .................................................................... 9 1.1.4. Đặc điểm hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ ...................................................................... 9 1.1.5. Ưu nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ so với các hợp đồng phái sinh khác ..................................................................................................................... 10 1.1.6. Lợi ích của hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ ................................................................ 13 1.1.6.1. Đối với nền kinh tế .......................................................................................... 13 1.1.6.2. Đối với ngân hàng thương mại......................................................................... 14 1.1.6.3. Đối với doanh nghiệp ....................................................................................... 15 1.1.7. Những tiêu chí đánh giá sự phát triển hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ ....................... 16 1.1.8. Giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM ........................................... 17 1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ .............. 19 1.2.1. Những nhân tố vĩ mô........................................................................................... 19 1.2.2. Những nhân tố vi mô........................................................................................... 21
  5. 1.2.3. Những nhân tố từ các chủ thể tham gia giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ ..... 21 1.3. Những rủi ro khi giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ ...................................... 23 13.1. Đối với doanh nghiệp ........................................................................................... 23 1.3.2. Đối với ngân hàng thương mại............................................................................ 23 1.4. Kinh nghiệm phát triển hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ của các NHTM Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho các NHTM tỉnh Khánh Hòa ................................ 24 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ của các NHTM Việt Nam ... 24 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM tỉnh Khánh Hòa ....................................... 26 Kết luận chƣơng 1 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG KỲ HẠN NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TỈNH KHÁNH HÒA .................... 28 2.1. Thực trạng hoạt động của các NHTM tỉnh Khánh Hòa .................................. 28 2.2. Thực tế sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tỉnh Khánh Hòa ................................................................................................. 31 2.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa .................... 31 2.2.2. Thực tế sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tỉnh Khánh Hòa .................................................................................................... 32 2.3. Thực trạng giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa .............................................................................................................................. 35 2.3.1. Cơ sở pháp lý về giao dịch kỳ hạn ngoại tệ ........................................................ 35 2.3.2. Thực trạng giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa38 2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa.............................................................................................. 45 2.5. Những rủi ro khi giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa ................................................................................................................... 47 2.5.1. Đối với NHTM tỉnh Khánh Hòa ......................................................................... 47 2.5.2. Đối với doanh nghiệp .......................................................................................... 48 2.6. Đánh giá thực trạng giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa ........................................................................................................... 49
  6. 2.6.1. Những thành tựu ................................................................................................. 49 2.6.2. Những hạn chế .................................................................................................. 50 2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................................ 51 2.6.3.1. Cơ chế chính sách, quản lý của Nhà nước ....................................................... 51 2.6.3.2. Về phía các NHTM Khánh Hòa ....................................................................... 55 2.6.3.3. Về phía doanh nghiệp....................................................................................... 57 Kết luận chƣơng 2 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG KỲ HẠN NGOẠI TỆ TẠI CÁC NHTM TỈNH KHÁNH HÒA .............................................. 60 3.1. Chiến lƣợc phát triển các công cụ tài chính phái sinh ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa ........................................................................................................... 60 3.2. Những cơ hội cho việc phát triển giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa ....................................................................................... 61 3.3. Điều kiện để phát triển giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa.............................................................................................. 63 3.3.1. Sự biến động của tỷ giá hối đoái ......................................................................... 63 3.3.2. Điều kiện về con người ....................................................................................... 63 3.3.3. Điều kiện về công nghệ ....................................................................................... 64 3.4. Các giải pháp phát triển giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa.............................................................................................. 64 3.4.1. Đối với các NHTM tỉnh Khánh Hòa ................................................................... 64 3.4.1.1. Nhóm các NHTM có doanh số lớn và phát sinh đều đặn ................................ 64 3.4.1.2. Nhóm các NHTM có doanh số thấp và ít phát sinh ......................................... 68 3.4.2. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tỉnh Khánh Hòa ............................... 69 3.4.3. Đối với Hội sở của các ngân hàng thương mại tỉnh Khánh Hòa ........................ 70 3.4.4. Đối với NHNN Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa ........................................................ 70 3.4.4.1. Hỗ trợ các NHTM tỉnh Khánh Hòa triển khai hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ ....... 70 3.4.4.2. Nâng cao vai trò và khả năng quản lý của NHNN Chi nhánh tỉnh .................. 72 3.4.5. Kiến nghị. ............................................................................................................ 73
  7. 3.4.5.1. Đối với Chính phủ ............................................................................................ 73 3.4.5.2. Đối với NHNN Việt Nam ................................................................................ 74 3.4.6. Đối với tỉnh Khánh Hòa ...................................................................................... 77 Kết luận chƣơng 3 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ luc
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BIS: Ngân hàng Thanh toán quốc tế DS: Doanh số Đvt: Đơn vị tính HĐV: Huy động vốn NDF: Hợp đồng kỳ hạn không giao nhận NH: Ngân hàng NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTMNN: Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần NK: Nhập khẩu OTC: Thị trường phi tập trung TCTD: Tổ chức tín dụng TTXNK: Thanh toán xuất nhập khẩu XK: Xuất khẩu XNK: Xuất nhập khẩu VND: Việt Nam đồng USD: Đô la Mỹ WTO: Tổ chức thương mại thế giới
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Giá trị và tỷ trọng các giao dịch ngoại tệ trên thị trường OTC toàn cầu từ năm 1998 đến năm 2010 .................................................................. 6 Bảng 1.2. Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ toàn cầu chia theo kỳ hạn ................................. 7 Bảng 1.3. Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ toàn cầu chia theo đối tượng tham gia giao dịch.............................................................................................................. 8 Bảng 1.4. Thu nhập và lợi nhuận từ công cụ tài chính phái sinh tại một số NHTM Việt Nam ................................................................................................. 25 Bảng 2.1. Các dịch vụ chính được cung ứng tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa ......... 29 Bảng 2.2. Tỷ trọng doanh số TTXNK tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa so giá trị XNK toàn tỉnh .......................................................................................... 29 Bảng 2.3. Tỷ trọng thu nhập phân theo dịch vụ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa .... 30 Bảng 2.4. Giá trị xuất nhập khẩu của tỉnh Khánh Hòa ............................................. 31 Bảng 2.5. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của tỉnh Khánh Hòa ............................... 32 Bảng 2.6. Tình hình sử dụng công cụ phái sinh của các Doanh nghiệp XNK tỉnh Khánh Hòa .............................................................................................. 34 Bảng 2.7. Các văn bản điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá kỳ hạn của NHNN Việt Nam .................................................................................................. 36 Bảng 2.8. DS mua bán hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ với khách hàng tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa ........................................................................................ 39 Bảng 2.9. Tỷ trọng DS mua bán ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa so tổng DS mua bán ngoại tệ toàn tỉnh Khánh Hòa ............................................. 40 Bảng 2.10. Tỷ trọng DS mua bán hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa ............................................................................................. 42 Bảng 2.11. So sánh DS mua bán ngoại tệ giao ngay và kỳ hạn tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa ............................................................................................. 44 Bảng 2.12. Mức độ am hiểu của doanh nghiệp về hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ .......... 47 Bảng 2.13. Tỷ trọng bình quân tiền gửi bằng ngoại tệ so tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa ......................................... 55
  10. Bảng 3.1. Tỷ trọng bình quân của HĐV và cho vay bằng ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa ....................................................................................... 62 Bảng 3.2. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Khánh Hòa .................................. 63
  11. DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Hình 1.1. Lợi nhuận của vị thế trường vị ................................................................... 3 Hình 1.2. Lợi nhuận của vị thế đoản vị ..................................................................... 4 Hình 1.3. Cơ cấu các giao dịch ngoại tệ trên thị trường OTC năm 2010 ................... 7 Hình 2.1. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu tỉnh Khánh Hòa ..................................... 32 Hình 2.2. DS mua bán kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa ................. 39 Hình 2.3. Tỷ trọng DS mua bán hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa ........................................................................................................... 42 Hình 2.4. Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2011................................................................................................... 52 Hình 2.5. Tỷ trọng bình quân tiền gửi bằng ngoại tệ so tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa ..................................................... 55
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu Từ năm 1997, NHNN đã cho phép một số loại hình TCTD và khách hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, và vào năm 2004 NHNN đã điều chỉnh, sửa đổi các văn bản có liên quan đến loại hợp đồng này cho phù hợp với thực tiễn và các quy định của thế giới. Có thể nói hiện nay các quy định về giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ cơ bản đầy đủ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, với điều kiện của môi trường tài chính Việt Nam đang trong quá trình phát triển thì việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các chủ thể trong nền kinh tế phù hợp với việc quản lý ngoại tệ của cơ quan quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó, một số Chi nhánh NHTM tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện triển khai cung cấp hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ cho khách hàng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, từ lúc triển khai cho đến nay, các chi nhánh NHTM tỉnh Khánh Hòa chỉ mới cung cấp được vài chục hợp đồng kỳ hạn cho khách hàng và thực hiện các hợp đồng đối ứng với Hội sở với tổng doanh số rất thấp. Trong khi đó, Khánh Hòa là tỉnh có nền kinh tế phát triển thứ 10 trên cả nước, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trung bình đạt 10%, các hoạt động kinh tế của tỉnh liên quan đến một lượng lớn ngoại tệ như hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, các dự án đầu tư của nước ngoài…. Và theo Pháp lệnh ngoại hối năm 2006 thì các giao dịch trong nước phải được thực hiện bằng VND. Như vậy, các tổ chức, cá nhân ở tỉnh Khánh Hòa sẽ gặp rủi ro về tỷ giá khi chuyển đổi ngoại tệ sang VND và ngược lại từ VND sang ngoại tệ. Trước thực tế đó, việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, nguyên nhân dẫn đến giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ phát sinh với doanh số thấp và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Do đó, tác giả chọn đề tài Phát triển giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa làm luận văn Thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng cung cấp và sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa. Xác định các nhân tố ảnh hưởng và những
  13. 2 nguyên nhân trong thời gian qua hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ chưa được sử dụng rộng rãi ở Khánh Hòa. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực để phát triển hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ một cách hiệu quả tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa. 3. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa. Phạm vi nghiên cứu: các NHTM tỉnh Khánh Hòa và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu ở tỉnh Khánh Hòa Thời gian nghiên cứu: từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2011. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích, phương pháp thu thập xử lý số liệu (số liệu thứ cấp được lấy từ Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, NHNN Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, tạp chí, internet …; số liệu sơ cấp được khảo sát trực tiếp tại 25 chi nhánh NHTM Khánh Hòa và 30 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Khánh Hòa). Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích để hệ thống hóa từng nhóm thông tin nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể: Chƣơng 1. Tổng quan về hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ Chƣơng 2. Thực trạng giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa. Chƣơng 3. Giải pháp phát triển giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa
  14. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG KỲ HẠN NGOẠI TỆ 1.1. Những vấn đề cơ bản về hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ 1.1.1. Khái niệm Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ là hợp đồng trong đó hai bên mua và bán cam kết với nhau thực hiện mua hay bán một lượng ngoại tệ nhất định, với một tỷ giá được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng giao dịch, nhưng thực hiện thanh toán tại thời điểm xác định trong tương lai. Trong hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, người mua hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ được gọi là người giữ vị thế trường vị (long position), người bán hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ được gọi là người giữ vị thế đoản vị (short position). Người giữ vị thế trường vị sẽ có được lợi nhuận nếu đến hạn thanh toán tỷ giá giao ngay trên thị trường cao hơn tỷ giá kỳ hạn và người ở vị thế đoản vị sẽ bị lỗ đúng bằng số tiền người ở vị thế trường vị lời. Và ngược lại, khi tỷ giá kỳ hạn cao hơn tỷ giá giao ngay vào ngày thanh toán, người ở vị thế trường vị bị lỗ và người ở vị thế đoản vị kiếm được lợi nhuận. Hình 1.1. Lợi nhuận của vị thế trƣờng vị Lợi nhuận 0 K tỷ giá Giá trị lúc đáo hạn hoặc giá trị đến hạn của vị thế trường vị trên hợp đồng kỳ hạn của một đơn vị ngoại tệ là St – K
  15. 4 Hình 1.2. Lợi nhuận của vị thế đoản vị Lợi nhuận 0 K tỷ giá Giá trị lúc đáo hạn hoặc giá trị đến hạn của vị thế đoản vị trên hợp đồng kỳ hạn của một đơn vị ngoại tệ là K - St Với: - K: Giá chuyển giao thỏa thuận ban đầu - St: tỷ giá giao ngay lúc hợp đồng đến hạn.Giao 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ là một loại công cụ phái sinh tiền tệ. Công cụ phái sinh tiền tệ là những hợp đồng tài chính được phát hành trên cơ sở giá trị của các đồng tiền, được sử dụng để bảo hiểm rủi ro hoặc dùng để đầu cơ. Xét về lịch sử phát triển, nguồn gốc của các công cụ phái sinh có thể bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Nhà triết học nổi tiếng của Hy Lạp, Thales được xem là người đầu tiên sử dụng công cụ phái sinh. Thales ký một hợp đồng để đảm bảo quyền mua quả ô liu, hợp đồng này rất giống hợp đồng quyền chọn ngày nay. Trong suốt thế kỷ thứ 12, thương mại phát triển ở Châu Âu, các thương nhân phải chở hàng hoá bằng thuyền từ châu lục này sang châu lục khác để bán kiếm lợi nhuận. Nhưng quá trình này gặp rủi ro do đắm tàu và dẫn đến thua lỗ. Để giải quyết vấn đề này, những thương nhân phát hành thư mua bán, được xem như hợp đồng kỳ hạn. Những lá thư này là bằng chứng cho việc mua bán giữa khách hàng và thương nhân. Theo đó, thương nhân phải giao hàng hoá bất cứ khi nào khách hàng yêu cầu. Từ đó trở đi, các thương nhân cũng mua bán hàng hoá theo hình thức này với nhau. Vào thế kỷ thứ 17, ở Nhật, các vua quan thời phong kiến đã từng phát hành các
  16. 5 phiếu cất trữ hàng hoá trên số lượng gạo thặng dư, các phiếu này đảm bảo cho việc giao hàng trong tương lai. Thị trường gạo của Dojima cũng mua bán các phiếu cất trữ hàng hoá này. Vào thế kỷ thứ 19, nông dân và thương gia bắt đầu sử dụng hợp đồng kỳ hạn trên các nông sản để bảo hiểm các khoản rủi ro do bất ổn về giá. Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ 19, thị trường đồng tiền Châu Âu được hình thành và phát triển để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia. Đồng tiền Châu Âu là tên gọi chung để chỉ những đồng tiền lưu hành ở những nước không phải là nơi phát hành. Thị trường đồng tiền Châu Âu bao gồm nhiều ngân hàng lớn trên thế giới chấp nhận các khoản tiền gửi và cho vay bằng nhiều đồng tiền khác nhau. Chính sự phát triển thị trường tiền gửi của những đồng tiền Châu Âu vào thời gian này đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho quá trình kinh doanh chênh lệch lãi suất được ứng dụng trong thực tiễn và đạt hiệu quả cao, có mối liên hệ với thị trường ngoại tệ và thị trường tiền tệ ở những quốc gia lớn, và cân bằng hóa lợi nhuận thông qua hai thị trường này. Với tính chất rộng lớn và thanh khoản của thị trường tiền gửi của những đồng tiền Châu Âu, và với sự truyền tải thông tin nhanh, các nhà đầu tư nhanh chóng và dễ dàng tìm ra sự chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia và tận dụng ngay bất kỳ sự chênh lệch lãi suất xảy ra. Việc gửi tiền ở nước không phải là nơi phát hành thường không gặp cản trở từ thuế, quy định nghiêm ngặt của Chính phủ… nhanh chóng trở nên tiện lợi cho thị trường ngoại tệ. Thị trường tiền gửi của những đồng tiền Châu Âu được các ngân hàng và các nhà kinh doanh chênh lệch lãi suất vận dụng. Các giao dịch tiền gửi được thực hiện thông qua điện thoại giống thị trường ngoại tệ, với những điểm chênh lệch, ngày thiết lập giao dịch và những thỏa thuận khác tương tự như thị trường ngoại tệ. Những nhà môi giới để ý đến lãi suất ở thị trường Luân đôn khi định giá tỷ giá kỳ hạn cho những đồng tiền lớn ở thị trường ngoại tệ. Đối với những đồng tiền không được giao dịch ở thị trường tiền gửi của những đồng tiền Châu Âu, việc gửi tiền trong nước có thể cung cấp một kênh kinh doanh chênh lệch tỷ giá kỳ hạn và lãi suất. Vào đầu thập niên 70, khi chế độ tỷ giá cố định theo Hệ thống Bretton Woods sụp đổ, Chính phủ các nước có đồng tiền mạnh không kiểm soát chặt tỷ giá mà thay vào đó thả nổi đồng tiền. Từ đó, thị trường kỳ hạn tiền tệ phát triển và tăng trưởng
  17. 6 nhanh chóng. Các hợp đồng kỳ hạn tiền tệ được các ngân hàng và các tập đoàn sử dụng rộng rãi để quản lý rủi ro tỷ giá. Theo số liệu thống kê ba năm thực hiện một lần của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS, trong số các giao dịch ngoại tệ toàn cầu trên thị trường OTC vào năm 2010, các hợp đồng kỳ hạn chiếm 12%. Tuy giao dịch kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số giao dịch ngoại tệ nhưng khá ổn định kể từ năm 2001 đến nay và có sự tăng trưởng về giá trị: năm 2001 tăng 1,56% so năm 1998, năm 2004 tăng 60,70% so năm 2001, năm 2007 tăng 73,21% so năm 2004 và năm 2010 tăng 31,22% so với năm 2007. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010, giao dịch kỳ hạn ngoại tệ trên thế giới có tốc độ tăng chậm hơn so với những giai đoạn trước là do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009. Bảng 1.1. Giá trị và tỷ trọng các giao dịch ngoại tệ trên thị trƣờng OTC toàn cầu từ năm 1998 đến năm 2010 Đơn vị tính: tỷ USD 1998 2001 2004 2007 2010 Loại giao Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá Giá Giá Giá Giá dịch trọng trọng trọng trọng trọng trị trị trị Trị trị (%) ( %) (%) (%) (%) Giao ngay 568 37 386 31 631 33 1,005 30 1,490 37 Kỳ hạn 128 8 130 11 209 11 362 11 475 12 Hoán đổi tỷ giá 734 48 656 53 954 49 1,714 52 1,765 44 Hoán đổi tiền tệ 10 1 7 1 21 1 31 1 43 1 Quyền chọn và các công cụ khác 87 6 60 5 119 6 212 6 207 5 Tổng cộng 1,527 100 1,239 100 1,934 100 3,324 100 3,981 100 (Nguồn: BIS)
  18. 7 Hình 1.3. Cơ cấu các giao dịch ngoại tệ trên thị trƣờng OTC năm 2010 1% 5% 37% 44% 12% Giao ngay Kỳ hạn Hoán đổi tỷ giá Hoán đổi tiền tệ Quyền chọn (Nguồn: BIS)  Giá trị giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ toàn cầu chia theo kỳ hạn Nếu chia theo kỳ hạn giao dịch thì kỳ hạn từ 1 năm trở lại là chủ yếu, chiếm từ 96% đến 98% tổng số giao dịch kỳ hạn ngoại tệ, giao dịch kỳ hạn từ trên 7 ngày đến 1 năm cao hơn các giao dịch với kỳ hạn đến 7 ngày khoảng từ 10% đến 20%. Bảng 1.2. Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ toàn cầu chia theo kỳ hạn Đơn vị tính: tỷ USD 1998 2001 2004 2007 2010 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Kỳ hạn Giá Giá Giá Giá Giá trọng trọng trọng trọng trọng trị trị trị Trị trị (%) (%) (%) (%) (%) Đến 7 ngày 65 51 50 39 93 44 155 43 219 46 Từ trên 7 ngày đến 1 năm 58 45 76 58 111 53 200 55 245 52 Trên 1 năm 5 4 4 3 5 3 7 2 11 2 Tổng cộng 128 100 130 100 209 100 362 100 475 100 (Nguồn: BIS)
  19. 8  Giá trị giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ toàn cầu chia theo đối tƣợng khách hàng giao dịch Theo phân loại của Ngân hàng Thanh toán quốc tế thì các tổ chức tài chính bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và các công ty chứng khoán thực hiện mua bán tiền tệ và các sản phẩm phái sinh trên thị trường OTC cho chính họ và theo nhu cầu của các khách hàng như tập đoàn, chính phủ và các tổ chức tài chính khác. Các tổ chức tài chính khác bao gồm những tổ chức tài chính không thuộc loại trên như quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, ngân hàng trung ương …Khách hàng khác là bất kỳ khách hàng nào thực hiện giao dịch kỳ hạn không thuộc hai loại đối tượng tổ chức tài chính nói trên. Nếu chia theo đối tượng khách hàng giao dịch thì vào năm 2010, giá trị giao dịch do các tổ chức tài chính thực hiện chiếm 24% tổng giao dịch kỳ hạn ngoại tệ, tổ chức tài chính khác chiếm 54% và khách hàng khác chiếm 22%. Trong khi đó, các tỷ trọng này vào năm 1998 lần lượt là 38%, 27% và 35%. Các tổ chức tài chính và các khách hàng khác có tỷ trọng theo xu hướng giảm dần từ năm 1998 đến năm 2010. Ngược lại, tỷ trọng giao dịch của các tổ chức tài chính khác tăng dần qua các năm. Bảng 1.3. Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ toàn cầu chia theo đối tƣợng tham gia giao dịch Đơn vị tính: tỷ USD 1998 2001 2004 2007 2010 Đối tƣợng tham Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá Giá Giá Giá Giá gia giao dịch trọng trọng trọng trọng trọng trị Trị trị trị trị (%) (%) (%) (%) (%) Tổ chức tài chính 49 38 52 40 73 35 96 27 113 24 Tổ chức tài chính khác 34 27 41 31 80 38 159 43 254 54 Khách hàng khác 45 35 37 29 56 27 107 30 108 22 Tổng cộng 128 100 130 100 209 100 362 100 475 100
  20. 9 (Nguồn: BIS) Như vậy, hợp đồng kỳ hạn là một công cụ phái sinh lâu đời và đơn giản nhất. Theo thời gian, xuất hiện nhiều công cụ phái sinh có ưu điểm hơn như hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi nhưng cho đến nay hợp đồng kỳ hạn vẫn được sử dụng phổ biến trên thế giới trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá. 1.1.3. Các loại hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ 1.1.3.1. Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ cố định kỳ hạn Hợp đồng cố định kỳ hạn là hợp đồng kỳ hạn ở đó hai bên mua và bán xác định chính xác ngày giao nhận ngoại tệ. Việc giao nhận ngoại tệ có thể được sắp xếp sớm hơn nhưng phải cộng thêm biên độ giới hạn vào tỷ giá kỳ hạn. 1.1.3.2. Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ có kỳ hạn lựa chọn Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ có kỳ hạn lựa chọn là hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ mà trong đó hai bên mua và bán không thỏa thuận chính xác ngày mà xác định khoảng thời gian giao nhận ngoại tệ, khoảng thời gian này thường không sớm hơn một tháng nhưng không trễ hơn so với ngày đến hạn của hợp đồng kỳ hạn. 1.1.3.3. Hợp đồng kỳ hạn không giao nhận Hợp đồng kỳ hạn không giao nhận (Non – deliverable Forward) là một thỏa thuận liên quan đến một vị thế về số lượng nhất định một đồng tiền nào đó với một tỷ giá xác định vào ngày thanh toán cụ thể trong tương lai. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn không giao nhận không tạo ra trao đổi tiền tệ thực sự tại thời điểm tương lai, mà thay vào đó khoản chi trả sẽ được thực hiện bởi một đối tác theo thỏa thuận với một đối tác khác dựa trên tỷ giá trong tương lai. 1.1.4. Đặc điểm hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ Hợp đồng kỳ hạn có những đặc điểm riêng, tạo nên sự khác biệt so với các công cụ phái sinh ngoại tệ khác. Một hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ có những đặc điểm sau: - Ngày thanh toán. Các hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ được trao đổi trên thị trường liên ngân hàng hầu hết là các hợp đồng 1 tháng, 6 tháng… Ngày thanh toán trên các hợp đồng đã được xác định trước, xa hơn ngày thanh toán của giao dịch giao ngay hai ngày làm việc. Nếu một hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ được ký vào ngày thứ hai 18/5, các giao dịch giao ngay có giá trị sau hai ngày làm việc là thứ tư 20/5.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2