intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

47
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày tổng quan về hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại, thực trạng hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018; giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LẠI HÙNG TUÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LẠI HÙNG TUÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Kỳ TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2019
  3. TÓM TẮT LUẬN VĂN Hoạt động tài trợ thương mại, thời gian qua, BIDV đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về tài trợ thương mại, cụ thể: Doanh số thanh toán quốc tế tăng lên liên tục qua các năm giai đoạn 2014-2018 lần lượt là 8.504 triệu USD; 8.842; 9.501; 10.839 và 12.452. Đồng thời, tổng thu nhập từ TTTM cũng liên tục qua các năm giai đoạn 2014-2018 lần lượt là 356 tỷ đồng; 488; 573; 690 và 875…, nhưng vẫn còn hạn chế, cụ thể: (1) Thị phần TTTM của BIDV vẫn thấp hơn so với VCB và Vietinbank về doanh số thanh toán quốc tế (Minh chứng bảng 2.6). (2) Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ chiết khấu có xu hướng giảm so với tổng dư nợ TTTM (lần lượt: 5,29%; 5,51%; 4,17%; 3,82%; 3,58%) và thể hiện sự không ổn định (minh chứng bảng 2.6), tỷ trọng tính bình quân 5 năm 4,28%. (3) Doanh số thanh toán XNK giai đoạn 2014-2018, năm trước so với năm sau tăng về số tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng năm sau so với năm trước xu hướng giảm dần (lần lượt: 34%; 24%; 20%; 13%)… Để phát triển TTTM tốt hơn, cần có sự nghiên cứu để tìm giải pháp phù hợp, vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng. Dựa trên những cơ sở lý luận về nghiệp vụ của NHTM và nghiệp vụ TTTM. Tác giả thực hiện phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động TTTM trong giai đoạn năm 2014-2018 của BIDV, bằng phương pháp nghiên cứu định tính, luận văn đã trả lời đã được câu hỏi “hoạt động TTTM tại BIDV trong thời gian qua như thế nào?”, đã xác định tám điểm còn hạn chế và đã làm rõ các nguyên nhân của hạn chế, bao gồm nguyên nhân khách quan và chủ quan. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTTM tại BIDV. Bên cạnh đó cũng đề xuất những kiến nghị đối với Chính Phủ, với Ngân hàng Nhà Nước nhằm hỗ trợ hoạt động TTTM tại các Ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng.
  4. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn vẫn còn tồn tại: (1) Chỉ mới tiếp cận được hệ thống quy trình, sản phẩm TTTM của một số ít Ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng như trên thế giới. (2) Chỉ thực hiện khảo sát ý kiến khách hàng tại các khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long, các địa bàn hoạt động còn lại của BIDV chưa thể thực hiện khảo sát được do khó khăn về điều kiện địa lý. Tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế, tác giả hy vọng với những phân tích, đánh giá và các giải pháp được nêu ra trong luận văn, sẽ đóng góp một phần tích cực vào việc phát triển hoạt động TTTM, cũng như hoạt động kinh doanh của BIDV trong thời gian sắp tới.
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam” chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thựchiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TP.HCM, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Lại Hùng Tuân
  6. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc của mình tới Quý Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt cảm ơn đến Cô TS. Trần Thị Kỳ đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, dìu dắt, giúp đỡ tôi với lòng nhiệt huyết, đưa ra những chỉ dẫn rất khoa học và hết sức quý giá trong quá trình triển khai, nghiên cứu để hoàn thành đề tài “Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam”. Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các chị em đồng nghiệp, bạn bè đã cùng tôi triển khai, thu nhập số liệu nội bộ BIDV và đặc biệt là sự động viên từ cha mẹ, gia đình đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
  7. MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. iii LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iv MỤC LỤC .............................................................................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ ix DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ ....................................................................... xiii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2 3. Các nghiên cứu trước đây .................................................................................. 3 4. Câu hỏi nghiên cứu: ........................................................................................... 6 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 6 5.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 6 5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6 7. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài .......................................................... 6 8. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................. 8 1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại: ............................................................... 8 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại: ....................................................... 8 1.1.2 Các chức năng của ngân hàng thương mại ............................................... 8
  8. 1.2 Lý luận về hoạt động tài trợ thương mại: ......................................................... 9 1.2.1 Khái niệm tài trợ thương mại: ................................................................... 9 1.2.2 Đặc điểm của hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại: . 10 1.2.3 Các sản phẩm tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại: ................ 11 1.3 Phát triển hoạt động tài trợ thương mại ......................................................... 15 1.3.1 Khái niệm phát triển hoạt động tài trợ thương mại ................................. 15 1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động tài trợ thương mại ........... 16 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại ...................................................................................... 19 1.3.4. Sự cần thiết phát triển hoạt động tài trợ thương mại ............................. 21 1.4 Kinh nghiệm về hoạt động tài trợ thương mại của một số ngân hàng nước ngoài và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ............................................. 23 1.4.1 Kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại trên thế giới: ...................... 23 1.4.2 Bài học đối với BIDV ............................................................................. 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2018 ............................................................................ 30 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................ 30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .................................................................................................. 30 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: ................................................................................................. 32 2.1.3 Chức năng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: ................................................................................................. 34
  9. 2.1.4 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 2014-2018 ................................................................... 37 2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 ............................... 39 2.2.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động tài trợ thương mại tại BIDV: .................... 39 2.2.2. Tổng quan chung về hoạt động tài trợ thương mại tại BIDV ................ 41 2.2.3. Tài trợ xuất khẩu, nhập khẩu và các hình thức tài trợ thương mại khác tại BIDV: .......................................................................................................... 43 2.2.4. Thanh toán quốc tế ............................................................................... 48 2.2.5 Hoạt động bảo lãnh quốc tế ..................................................................... 51 2.2.6 Về chất lượng hoạt động tài trợ thương mại: .............................................. 54 2.3. Đánh giá hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 ........................................ 54 2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................... 55 2.3.2. Những hạn chế ....................................................................................... 60 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................... 66 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.............................................................................................. 72 3.1. Định hướng hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .............................................................................................. 72 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam..................................................................................... 73 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ........................................................................... 73
  10. 3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể phát triển hoạt động tài trợ thương mại ............. 89 3.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 91 3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước: ......................... 91 3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước .................................................. 93 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 97
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Nghĩa tiếng nước Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt ngoài Ngân hàng Thương Mại Cổ Asia Commercial ACB Phần Á Châu Joint Stock Bank The Asian ADB Ngân hàng Phát Triển Châu Á Development Ngân hàng Nông nghiệp và phát Agribank triển nông thôn Việt Nam Australia và New Ngân hàng TNHH một thành ANZ Zealand Bank Group viên ANZ Việt Nam Limited Association of Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông ASEAN Southeast Asian Nam Á Nations Automated Teller ATM Máy rút tiền tự động Machine BCT Bộ chứng từ Joint Stock Commercial Bank for Ngân hàng thương mại cổ phần BIDV Investment and đầu tư và phát triển Việt Nam Development of Vietnam BTT Bao thanh toán CNTT Công nghệ thông tin Documentary D/A Nhờ thu trả chậm Acceptance ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa Documentary against D/P Nhờ thu trả ngay Payment ĐCTC Định chế tài chính
  12. Ngân hàng thương mại cổ phần EXIMBANK Kỹ Thương Việt Nam Free Trade FTA Hiệp định thương mại tự do Agreement HĐQT Hội đồng quản trị Ngân hàng TNHH một thành Hongkong Shanghai HSBC viên HSBC (Việt Nam) Banking Corporation KH Khách hàng L/C Thư tín dụng Letter of Credit Ngân hàng Thương Mại Cổ Military Commercial MB Bank Phần Quân Đội Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Phát Triển The Housing MHB Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Development Bank of Long Mekong Delta. NHCK Ngân hàng chiết khấu NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NK Nhập khẩu QĐ Quyết định TCTD Tổ chức tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần TECHCOMBANK Kỹ Thương Việt Nam Trung tâm tác nghiệp tài trợ TFC Trade finance center thương mại của BIDV TK Tài khoản TMCP Thương mại cổ phần TTQT Thanh toán quốc tế
  13. Telegraphic Transfer TTR Điện chuyển tiền Reimbursement TTTM Tài trợ thương mại TTNK Tài trợ nhập khẩu TTXK Tài trợ xuất khẩu Thư tín dụng trả chậm thanh Usance payable at UPAS toán trước hạn sight Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vietnam Asset một thành viên Quản lý tài sản VAMC Management của các Tổ chức tín dụng Việt Company Nam Joint Stock Ngân hàng Thương Mại Cổ Commercial Bank for VCB Phần Ngoại Thương Việt Nam Foreign Trade of Vietnam Ngân hàng TMCP Công thương Vietinbank Việt Nam WB Ngân hàng thế giới World Bank World Trade WTO Tổ chức thương mại thế giới Organization XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
  14. DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 2.1 Các cột mốc lịch sử và thành tựu của Ngân hàng TMCP 31 Đầu tư và Phát triển Việt Nam Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2014- 38 2018 Bảng 2.3 Tổng quan hoạt động tài trợ thương mại tại BIDV từ 2014 - 41 2018 Bảng 2.4 Doanh số Xuất nhập khẩu qua BIDV năm 2018 theo địa bàn 42 Bảng 2.5 Tăng trưởng tài trợ xuất khẩu tại BIDV từ 2014 - 2018 44 Bảng 2.6 Cơ cấu tài trợ xuất khẩu của BIDV từ năm 2014 - 2018 44 Bảng 2.7 Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo ngành hàng tại BIDV 45 Bảng 2.8 Tăng trưởng về doanh số tài trợ nhập khẩu tại BIDV từ 46 2014 - 2018 Bảng 2.9 Cơ cấu tài trợ nhập khẩu của BIDV từ năm 2014 - 2018 47 Bảng 2.10 Cơ cấu tài trợ nhập khẩu theo ngành hàng tại BIDV 47 Bảng 2.11 Tăng trưởng và cơ cấu doanh số theo các hình thức TTQT 48 Bảng 2.12 Thanh toán biên mậu của BIDV từ năm 2014 đến năm 2018 51 Bảng 2.13 Tăng trưởng và cơ cấu bảo lãnh quốc tế tại BIDV 52 Bảng 2.14 Phát triển quy mô khách hàng 53 Bảng 2.15 Chất lượng tín dụng trong hoạt động tài trợ nhập khẩu tại 54 BIDV giai đoạn 2014 – 2018 Bảng 2.16 Số lượng sản phẩm TTTM qua các năm 2014 – 2018 56 Bảng 2.17 Doanh số thanh toán XNK qua BIDV và các đối thủ cạnh 61 tranh Bảng 2.18 Số lượng sản phẩm TTTM tại một số Ngân hàng thương 63 mại tại Việt Nam Bảng 2.19 Tình hình doanh số thanh toán XNK tại BIDV 65
  15. DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ STT Tên biểu đồ - sơ đồ Trang Biểu đồ 2.1 Cơ cấu doanh số thanh toán XNK phân theo khu vực trong 43 năm 2018 Biểu đồ 2.2 Số lượng sản phẩm tài trợ thương mại của BIDV trong giai 56 đoạn 2014 - 2018 Sơ đồ 2.3 Quy trình xử lý giao dịch TTTM hiện tại 82 Sơ đồ 2.4 Quy trình xử lý giao dịch TTTM trong thời gian tới 83
  16. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại toàn cầu hóa bùng nổ, thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đã phát triển một cách mạnh mẽ. Ngày nay, Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế lớn mạnh và đi kèm theo đó là các thỏa thuận và cam kết quốc tế cởi mở, tạo điền đề cho phát triển thương mại quốc tế của nước nhà. Sự gia tăng các mối quan hệ đa phương và tính chất tương thuộc của nền kinh tế giúp cho lĩnh vực ngoại thương nhất là lĩnh vực xuất nhập khẩu trở thành mũi nhọn then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Khuynh hướng phát triển và mở rộng theo hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế đã góp phần thay đổi dần khuôn mẫu kinh doanh, loại bỏ các giới hạn đối với nền thương mại và cũng từ đó hoạt động thương mại trở nên sôi động, hấp dẫn, cạnh tranh cao. Tuy nhiên, đây được coi là hoạt động ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro cho các bên mua bán ở các nước khác nhau, thường vì các mối quan hệ chưa thiết lập được quan hệ đối tác với nhau. Chính vì vậy, hoạt động TTTM của các NHTM ra đời và phát triển như một kim chỉ nam cho các doanh nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp về phát triển kinh doanh, vừa cung cấp những giải pháp chống đỡ rủi ro, nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế của các doanh nghiệp. Ngày nay, hoạt động TTTM đã phát triển một cách nhanh chóng với sự tăng lên gấp bội về số lượng sản phẩm TTTM trên thị trường. Ở một chiều ngược lại, sự phát triển của hoạt động TTTM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế hiện nay. Từ những lợi ích và tiềm năng to lớn từ hoạt động TTTM đã cho thấy rằng việc phát triển hơn nữa hoạt động này sẽ góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao từ thị trường, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Là một trong những NHTM hàng đầu tại Việt Nam, bên cạnh việc duy trì vị thế cạnh tranh, BIDV cần mở rộng và phát triển hoạt động TTTM như một
  17. 2 hướng đi chính trong chiến lược phát triển kinh doanh để từ đó có thể tạo ra những bước ngoặt trong tiến trình phát triển và hội nhập. Trong lĩnh vực tài trợ thương mại, BIDV đã đạt được một vài thành tựu như sau: Doanh số thanh toán quốc tế tăng lên liên tục qua các năm giai đoạn 2014- 2018 lần lượt là 8.504 triệu USD; 8.842; 9.501; 10.839 và 12.452. Đồng thời, tổng thu nhập từ TTTM cũng liên tục qua các năm giai đoạn 2014-2018 lần lượt là 356 tỷ đồng; 488; 573; 690 và 875…, nhưng vẫn còn hạn chế, cụ thể: Thị phần TTTM của BIDV vẫn thấp hơn so với VCB và Vietinbank về doanh số thanh toán quốc tế (Minh chứng bảng 2.6). Doanh số thanh toán XNK giai đoạn 2014-2018, năm trước so với năm sau tăng về số tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng năm sau so với năm trước xu hướng giảm dần (lần lượt: 34%; 24%; 20%; 13%)… Vì vậy, để có những nhận định và đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển mảng nghiệp vụ đặc biệt này của BIDV trong thời gian sắp tới, tôi chọn đề tài “Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề tài khóa luận. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ thương mại tín dụng tại BIDV và đề xuất giải pháp để phát triển hơn nữa hoạt động này tại BIDV phù hợp với sự phát triển của thị trường và định hướng phát triển của ngân hàng. Mục tiêu cụ thể: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ thương mại tại BIDV giai đoạn 2014 – 2018, xác định những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tài trợ thương mại theo cả chiều rộng (tăng quy mô doanh số, lợi nhuận, thị phần của hoạt động TTTM) và chiều sâu (kiểm soát chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động
  18. 3 cho vay, bảo lãnh xuất nhập khẩu, tăng cường uy tín của trên thị trường trong nước và quốc tế) tại BIDV. 3. Các nghiên cứu trước đây Trong giai đoạn từ 2010 – 2016 đã có các nghiên cứu của nhiều tác giả về hoạt động TTTM tại các Ngân hàng thương mại, trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả thu thập và nghiên cứu một số công trình khoa học đã công bố sau: Tác giả Phạm Thị Phương Anh với đề tài “Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội”, luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2013, Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM. Luận văn nêu rõ cơ sở lý thuyết về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như vai trò quan trọng của hoạt động này.Từ việc khái quát khung lý thuyết, tác giả đánh giá chung về thực trạng chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội trong giai đoạn 2009 - 2012. Luận văn cũng trình bày kinh nghiệm về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các NHTM tại Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ. Tác giả nêu rõ các vấn đề còn tồn tại và khó khăn mà Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội đang gặp phải, tìm ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động phát triển hoạt động này tại ngân hàng. Tuy nhiên, luận văn có không gian nghiên cứu khác, tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội và có thời gian nghiên cứu khá xa với thời điểm hiện tại. Vì vậy so với đề tài này, có những đặc điểm về cơ cấu, định hướng hoạt động của từng ngân hàng và tính cập nhật có sự khác biệt. Chưa đáp ứng được yêu cầu là đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động TTTM tại BIDV trong giai đoạn mới. Tác giả Ngô Minh Thư với đề tài “Phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Tháp” – luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2016, Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã đánh giá khái quát hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp, kết quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu qua các năm từ 2013 đến
  19. 4 năm 2015. Luận văn chỉ ra kinh nghiệm hoạt động xuất nhập khẩu tại một số ngân hàng quốc tế như HSBC, ANZ, Eximbank Thái Lan.Bên cạnh đó, tác giả cũng đã thực hiện khảo sát các khách hàng trên địa bàn Chi nhánh về hoạt động TTTM tại Chi nhánh.Điểm nổi bật của luận văn là đã phân tích thực trạng phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh trong mối quan hệ tương quan so sánh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và đề xuất một sốkiến nghị hữu ích nhằm phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu. Tác giả đã có cập nhật các sản phẩm TTTM mới như UPAS L/C, UPAS nhờ thu. Đây là những sản phẩm tiềm năng được đánh giá mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn của chi nhánh. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận văn trong phạm vi quy mô của một tỉnh, các giải pháp mang tính đặc thù của địa phương. Tác giả Nguyễn Văn Hải với đề tài “Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2014, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Luận văn nêu rõ cơ sở lý thuyết về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như vai trò quan trọng của hoạt động này.Từ việc khái quát khung lý thuyết, tác giả đánh giá chung về thực trạng chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu thông qua các số liệu thực tế cũng như thông qua các phiếu khảo sát được tác giả khảo sát tại đây. Tác giả nêu rõ các vấn đề còn tồn tại và khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải, tìm ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động phát triển hoạt động này tại ngân hàng. Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện cũng như nâng cao khả năng phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu như hoàn thiện quy trình, xây dựng chiến lược phát triển hoạt động tài trợ XNK theo chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên, luận văn chưa tiến hành làm rõ và giải quyết vấn đề một cách triệt để phát triển hoạt động tài trợ XNK một ngân
  20. 5 hàng thương mại cần có những điều kiện gì. Bên cạnh phạm vi nghiên cứu của luận văn cũng có sự khác biệt về không gian và thời gian so với đề tài này. Tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2010, Trường Đại học Ngoại Thương. Bài viết đánh giá hoạt động TTTM tại BIDV trong khoảng thời gian 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2010. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận hoạt động TTTM cụ thể về vai trò, phân loại, các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động TTTM để từ đó phân tích thực trạng hoạt động này tại BIDV, đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế nhằm đưa ra giải pháp và kiến nghị để nâng cao hoạt động TTTM. Tuy nhiên, do khuôn khổ của bài viết, tác giả nêu một cách chung chung về chỉ tiêu các nhân tố để đánh giá sự phát triển mà chưa đưa ra chỉ tiêu cụ thể để đo lường phát triển hoạt động TTTM. Thời gian nghiên cứu cũng đã khá xa so với thời điểm hiện tại. Tác giả A. K. Sen Gupta and Pradeep Kumar Keshari (2013) nghiên cứu về các khía cạnh tài trợ xuất khẩu ở Ấn Độ với sự tham khảo cụ thể về vai trò của thương mại qua nhiều giai đoạn khác nhau, đưa ra số liệu cụ thể về nhu cầu tín dụng xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại, cho thấy được tỉ trọng về tài trợ vốn chiếm bình quân khoảng 20% trong họat động XNK tại Ấn Độ. Tác giả đã đưa ra các biện pháp và kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế như chính sách ngân hàng, lãi suất, cơ sở vật chất, dịch vụ khách hàng… Bài viết đi sâu về các giải pháp liên quan đến chính sách vĩ mô nhằm phát triển hoạt động XNK. Do tính chất bài viết tập trung về các giải pháp nên tác giả không thể hiện rõ các sản phẩm TTTM một cách cụ thể tại các NHTM hiện đang áp dụng tại Ấn Độ. Những công trình khoa học đã công bố tác giả thu thập được liên quan đến đề tài lựa chọn nghiên cứu, cho thấy không có sự trùng lắp vì khác nhau về hoặc không gian, hoặc thời gian hoặc nội dung cụ thể. Mặt khác, tác giả có thể kế thừa khung lý thuyết từ các công trình nghiên cứu đã công bố cũng như những bài học rút ra từ kinh nghiệm các ngân hàng khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2