Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2030
lượt xem 13
download
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế biển, phân tích thực trạng kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang. Từ đó đưa ra giải pháp phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2030; khái quát lý luận về phát triển kinh tế biển; đánh giá thực trạng kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang và nêu lên nguyên nhân thành công hạn chế ở địa phương; đề xuất giải pháp phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2030
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ MỸ DUYÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2030 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ MỸ DUYÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2030 Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 60310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯU THỊ KIM HOA Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2030” là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn dẫn rõ ràng, không sao chép từ công trình nghiên cứu khác. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lưu Thị Kim Hoa. Tác giả luận văn Đặng Thị Mỹ Duyên
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: GDP huyện Gò Công Đông từ năm 2010 – 2015................................39 Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Gò Công Đông từ năm 2010 – 2015.................40 Bảng 2.3: Diện tích nuôi thủy sản lợ, mặn ở huyện Gò Công Đông từ năm 2010 – 2015........................................................................................................................46 Bảng 2.4: Sản lượng nuôi thủy sản lợ, mặn huyện Gò Công Đông từ năm 2010 – 2015...................................................................................................47 Bảng 2.5: Hiện trạng ngành thủy sản huyện Gò Công Đông từ năm 2010 – 2015...........................................................................................................................50 Bảng 2.6: Hiện trạng các cơ sở dịch vụ phục vụ thủy sản năm 2015..................53 Bảng 2.7: Lượng khách du lịch biển huyện Gò Công Đông từ năm 2010 – 2015...........................................................................................................................56 Bảng 2.8: Cơ sở vật chất ngành du lịch huyện Gò Công Đông...........................57
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Sản lượng và số lượng tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản huyện GCD từ năm 2010 đến năm 2015...........................................................................................52
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................7 6. Nguồn thông tin nghiên cứu ....................................................................................8 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .............................................8 8. Kết cấu luận văn ......................................................................................................9 CHƯƠNG 1 ..............................................................................................................10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ...........................................10 1.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ........................................10 1.1.1. Kinh tế biển ..............................................................................................10 1.1.2. Phát triển kinh tế biển ..............................................................................11 1.1.3. Phát triển bền vững về kinh tế biển .........................................................12 1.1.3.1. Phát triển bền vững ..............................................................................12 1.1.3.2. Phát triển bền vững kinh tế biển ..........................................................14 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ BIỂN ........................................................................15
- 1.2.1. Kinh tế biển là một lĩnh vực kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm nhiều ngành nhiều nghề khác nhau và có quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau: .......15 1.2.2. Quá trình phát triển của kinh tế biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về vị trí địa lí, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển, thời tiết và khí hậu: ..16 1.2.3. Kinh tế biển chịu sự tác động rất lớn của thiên nhiên, bão lũ. ...............16 1.2.4. Kinh tế biển là ngành kinh tế chủ yếu nhờ vào việc khai thác tài nguyên, khoáng sản là chính ............................................................................................16 1.2.5. Hoạt động kinh tế biển mang tính liên vùng: ..........................................16 1.3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ KINH TẾ BIỂN 17 1.4. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN .................................................18 1.4.1. Phát triển cơ sở hạ tầng biển ...................................................................18 1.4.2. Phát triển sản phẩm biển ........................................................................20 1.5. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ..............................21 1.5.1 Hiệu quả về mặt kinh tế .............................................................................21 1.5.2. Hiệu quả về mặt xã hội .............................................................................22 1.6. VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ...........................................22 1.6. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN .27 1.6.1. Tài nguyên của biển và vùng ven biển .....................................................27 1.6.2. Vốn, công nghệ .....................................................................................28 1.6.3. Nguồn nhân lực .......................................................................................28 1.6.4. Thị trường ................................................................................................29 1.6.5. Cơ chế chính sách ...................................................................................29 1.6.6. Sự hoạt động của các thành phần kinh tế trong kinh tế biển ...............30 1.7. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VÀ BÀI HỌC CHO HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG ...............................................31
- 1.7.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................................31 1.7.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang ...32 1.7.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang ............33 Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 2005 – 2015 ...............................35 2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG .................................................................................35 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................35 2.1.2. Các tài nguyên thiên nhiên .......................................................................36 2.1.2.1. Địa hình, địa mạo, địa chất ..............................................................36 2.1.2.1. Tài nguyên sinh vật ...............................................................................37 2.1.2.2. Tài nguyên nước: ..................................................................................38 2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................38 2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG ..............................................................................................44 2.2.1. Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản ............................................................44 2.2.1.1 Nuôi trồng thủy hải sản .........................................................................44 2.2.1.2. Đánh bắt thủy hải sản ..........................................................................49 2.2.2. Du lịch biển ..............................................................................................55 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG .................................................................................58 2.3.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân .............................................58 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...............................................................60
- 2.3.2.1. Tiềm năng đầu tư không tương xứng với lợi thế của huyện .................60 2.3.2.2. Phương tiện đánh bắt thủy hải sản thô sơ, khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế ........................................................................................61 Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................62 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂNỞ HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2030 ......................63 3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2030 ..............63 3.1.1. Cơ hội trong việc phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang ..........................................................................................................63 3.1.1.1. Cơ hội từ điều kiện tự nhiên ..................................................................63 3.1.1.2. Cơ hội từ điều kiện xã hội .....................................................................65 3.1.2. Thách thức trong việc phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông ...65 3.2. ĐỊNH HƯỚNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA HUYỆN GÒ CÔNG ĐONG TÌNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2030 ..................67 3.2.1. Định hướng phát triển chung ...................................................................67 3.2.2. Định hướng phát triển cơ cấu ngành ......................................................70 3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2030 .................................................................75 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý và phát triển kinh tế biển .........75 3.3.2. Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền...............................76 3.3.3. Huy động vốn đầu tư trong và ngoài huyện trong việc phát triển kinh tế biển .....................................................................................................................77 3.3.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế biển ...79 3.3.5. Phát triển khoa học công nghệ .................................................................81
- 3.3.6. Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế biển ...............................82 3.3.7. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong việc phát triển kinh tế biển 85 3.3.8. Phát triển kinh tế biển phải gắn liền với bảo vệ môi trường ...................86 3.3.9. Phát triển kinh tế biển phải đi đôi với an ninh quốc phòng .....................87 Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................89 KẾT LUẬN ...............................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI NỘI DUNG CP Cổ phần GCĐ Gò Công Đông GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTVT Giao thông vận tải TNHH Trách nhiệm hữu hạn SX Sản xuất UBND Ủy ban nhân dân
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biển cả luôn mang một nguồn tài nguyên mà con người không thể tưởng tượng được. Biển cũng chính là môi trường sinh thái nuôi sống con người trong quá khứ, hiện tại và thậm chí là mai sau. Biển là nguồn nước, nguồn tài nguyên, mang đến nguồn thực phẩm giá trị lại có thể xem là vô tận nếu biết cách khai thác, sử dụng. Con người chúng ta không thể phủ nhận vai trò và những lợi ích mà nó mang đến không chỉ cho mỗi người dân mà còn chính quốc gia có biển. Trên thế giới có 151 quốc gia ven biển, vùng biển của toàn thế giới rộng gần 109 triệu km2. Biển luôn là tài sản vô cùng quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng và to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có biển bởi đây là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Tài nguyên biển, du lịch biển, các dịch vụ trên biển; tất cả chính là tiềm năng, lợi thế của biển đều mang lại những lợi ích nhất định cho phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Hiện nay, tài nguyên trên đất liền ngày một cạn kiệt bởi con người khai thác quá mức và không có biện pháp bảo vệ bảo tồn hiệu quả. Chính vì vậy, một số quốc gia lựa chọn biển, có chiến lược phát triển hướng ra biển để tăng cường tiềm lực khai thác, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như quốc phòng an ninh cho chính đất nước. Việt Nam cũng là một quốc gia có biển, có biên giới biển, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông với diện tích trên 1 triệu km2. Biển Việt Nam vô cùng dồi dào, phong phú tài nguyên từ hải sản, bãi biển, bãi tắm đẹp cho đến khoáng sản, dầu khí… Hơn nữa vị trí địa lí lại rất thuận lợi, là cửa ngõ giao thương quan trọng, thiết yếu của nhiều vùng, nhiều quốc gia khác nhau, là nơi qua lại của những tuyến đường giao thông huyết mạch đối với nhiều nước, nối liền khu vực Đông Bắc Á với Tây Thái Bình Dương và vùng Vịnh qua eo Malaca. Việt Nam nằm ở rìa biển Đông, là mặt tiền quan trọng của đất nước để thông ra Thái Bình Dương và mở cửa ra nước ngoài. Với diện tích vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, cùng với
- 2 đường bờ biển dài 3260km ở ba hướng Bắc Đông Nam dọc theo đất nước càng chứng minh nước ta có tiềm năng lớn về kinh tế biển. Chính vì vậy, biển Việt Nam mang đến nhiều lợi ích kinh tế, cơ hội giao thương với thế giới để phát triển nền kinh tế hội nhập mang nhiều thách thức. Trong đó các ngành then chốt của nền kinh tế biển là ngành hải sản, hàng hải, giao thông vận tải, công trình ven biển, các dịch vụ du lịch và thương mại quốc tế. Biển Đông thực sự mang đến tiềm năng phát triển to lớn cho đất nước ta. Vì vậy, Việt Nam đã và đang nỗ lực phát triển nền kinh tế biển trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau. Trong những năm trước, nước ta cũng đã có những chiến lược, chính sách để phát triển kinh tế biển. Ngày 06/5/1993, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 03-NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm tới, trong đó khẳng định phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Ngày 22/9/1997 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ quan điểm chỉ đạo ấy, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị Quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Trong những năm đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã chú trọng đến khai thác tiềm năng biển, sử dụng các nguồn lực biển để phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế nước nhà. Qua nhiều năm, cơ cấu ngành nghề có nhiều thay đổi lớn nhưng vẫn chủ yếu là các ngành khai thác dầu khí, thủy sản, du lịch, cảng biển, đóng tàu. Để tiếp tục phát huy công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng nhằm tránh tình trạng tụt hậu về kinh tế. Chính vì vậy, các lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển và vùng ven biển phải được coi trọng. Hiện nay nước ta đã chú trọng, quan tâm đến phát triển kinh tế biển ở nhiều địa phương có tiềm năng về kinh tế biển trong đó có huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Tiền Giang sở hữu bờ biển dài 32 km nên có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển trong đó huyện Gò Công Đông là huyện có tiềm năng và lợi thế
- 3 lớn nhất. Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng biển của huyện đã có bước phát triển, mang đến những đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, lại kết hợp chặt chẽ bảo vệ môi trường sinh thái. Thế nhưng những lợi ích huyện Gò Công Đông có được từ biển chưa thực sự tối đa, tiềm lực đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của một huyện ven biển. Các dự án trong khu công nghiệp, khu du lịch triển khai chậm, đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Trong khi đó, quy trình khai thác, đánh bắt, chế biến nguồn lợi thủy – hải sản và hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá chủ yếu với quy mô nhỏ, lạc hậu. Cảng cá Vàm Láng lại đã quá tải. Cuộc sống người dân phải chịu nhiều rủi ro do thiên tai…, vì vậy cần chú trọng, đầu tư phát triển kinh tế biển hơn nữa. Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của nền kinh tế biển trong tương lai đối với cả nước nói chung và ở huyện Gò Công Đông nói riêng, tác giả chọn đề tài “Phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2030”, làm luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài Việt Nam là một quốc gia có lợi thế lớn về biển thể hiện ở vị trí địa, đường bờ biển dài và đẹp, nguồn tài nguyên phong phú, thuộc quy mô khá đã tạo nên tiềm năng lớn cho nền kinh tế biển. Từ trước tới nay, vấn đề kinh tế biển đã luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế mà biển mang lại. Điều này thể hiện trong nhiều Nghị quyết của Đảng như tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông Nghị quyết số 09- NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Nghị quyết đã xác định các quan điểm chỉ đạo về định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, đó là phải trở thành quốc gia mạnh về biển, biết làm giàu từ biển từ việc phát huy tiềm năng biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu đa dạng, hiện đại, tạo tốc độ phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả với tầm nhìn dài hạn. Ngoài ra, vấn đề kinh tế biển còn được đề cập, chú trọng trong các hội thảo khoa học như “Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản Việt Nam” vào ngày 11 tháng 2 năm 2007, hay hội thảo khoa học của Viện Khoa học Xã hội Việt
- 4 Nam và ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp tổ chức mang tên “Khai thác tiềm năng biển đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng Ngãi và miền Trung”. Bên cạnh đó có thể nêu một số luận văn, luận án đã được thực hiện trong thời gian qua với nội dung liên quan đến kinh tế biển và vấn đề phát triển kinh tế biển như: - Luận án tiến sĩ kinh tế của Đoàn Vĩnh Tường năm 2008 về “Giải pháp về vốn đối với phát triển kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa” đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan việc huy động vốn để phát triển kinh tế biển và làm rõ tiềm năng kinh tế biển trong phát triển kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa đồng thời đề ra những biện pháp thu hút vốn đầu tư cho kinh tế biển. Từ việc nghiên cứu những thực trạng về vốn đối với phát triển kinh tế biển, luận án đánh giá thành tựu hạn chế và nguyên nhân cho việc tìm vốn sau đó đề xuất giải pháp, nhưng chưa đi sâu vào phân tích từng nội dung kinh tế biển và chưa có sự chia tách nguồn vốn theo kênh huy động cụ thể. - Luận án tiến sĩ kinh tế “Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa” của Đỗ Thị Hà Thương, năm 2016. Luận án đã đóng góp những nghiên cứu chuyên sâu về huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển về lý thuyết và thực tiễn. Qua phân tích các bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới và một số địa phương về hoạt động huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển, luận án đã rút ra kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng và đề xuất hệ thống giải pháp, các điều kiện thực hiện các giải pháp khả thi nhằm tăng cường công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa. - Dương Văn Hồng (2008) “Kinh tế biển Trà Vinh”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ chí Minh, Hà Nội. Luận văn nêu lên và đánh giá thực trạng của kinh tế biển tỉnh Trà Vinh nhưng chủ yếu ở khía cạnh nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, vẫn còn ít về hoạt động giao thông biển. Các giải pháp đưa ra quá nhiều không có trọng tâm khiến luận văn khá ít thuyết phục.
- 5 - Luận văn thạc sĩ Địa lí học, Nguyễn Thụy Ngọc Trang (2011), “Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận” đã nêu lên thực trạng và đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận về vị trí địa lí, tài nguyên hải sản, du lịch biển và lao động, các nguồn lợi khác. Luận văn đề cập đến giao thông vận tải biển và môi trường sinh thái biển cũng là vấn đề quan trọng cần quan tâm trong kinh tế biển. Các định hướng phát triển kinh tế biển hay dự báo về đầu tư phát triển kinh tế biển, nguồn nhân lực cũng được đề cập, bao quát trong bài luận văn. - Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Phát triển bền vững ngành thủy sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”, Trần Thị Thơm (2011). Luận văn đã xây dựng hệ thống các giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó, hệ thống các giải pháp phát triển bền vững về kinh tế được trình bày thông qua giải pháp bền vững trong nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ thủy sản. - Lý Kim Thụy (2011), Luận văn thạc sĩ địa lý học “Phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau – thực trạng và giải pháp” nghiên cứu thực trạng và giải pháp khá cụ thể, chi tiết lại bao quát nhiều khía cạnh như không gian ven biển, phát triển nghề cá, hàng hải, thăm dò khai thác dầu khí; đưa ra các định hướng phát triển các ngành kinh tế biển như ngành thủy sản, công nghiệp biển, ngành du lịch, vận tải biển và phát triển nguồn nhân lực. Luận văn còn đi sâu vào một số vấn đề liên quan đến kinh tế biển khác như đầu tư vốn phát triển, xây dựng hệ thống chính sách quản lí, bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững. - Quan Văn Út (2013), Luận văn Thạc sĩ địa lí học, trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh “Phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu: tiềm năng, thực trạng và giải pháp”. Luận văn đánh giá những lợi thế so sánh về điều kiện phát triển và những kết quả đạt được cũng như khó khăn hạn chế trong quá trình phát triển các ngành kinh tế biển, tập trung vào ngành kinh tế biển mũi nhọn của tỉnh như thủy sản, du lịch, nghề muối biển, công nghiệp khai thác và lĩnh vực liên quan.
- 6 - Lê Văn Lợi (2014), trường đại học Kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững”. Luận văn đã đánh giá thực trạng phát triển khai thác hải sản Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2013, xác định phương hướng và các giải pháp phát triển khai thác thủy sản một cách bền vững trong thời gian tới. - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị “Phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng” Trịnh Huy Hồng (2014), trường đại học Kinh tế tập trung nghiên cứu vào các hoạt động kinh tế biển Hải Phòng trong một số ngành như thủy sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển, công nghiệp gắn với biển, dịch vụ cảng biển theo hướng bền vững để làm rõ thành tựu, hạn chế cần khắc phục trong tương lai tới. Trên cơ sở đó chỉ ra định hướng và giải pháp cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng theo hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030. - Nghiên cứu của của Tác giả Hoàng Văn Thái (2009), “Kinh tế biển Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế” đánh giá nền kinh tế biển và sự phát triển kinh tế biển trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế để đưa nền kinh tế biển của tỉnh phát triển hơn để đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể về thể chế, chính sách, vốn và giải pháp liên quan đến doanh nghiệp hoạt động liên quan đến biển, nhân lực, khoa học công nghệ,… nhưng tính khả thi của những giải pháp đưa ra còn ít vì vẫn chủ yếu lý thuyết và đề xuất kiến nghị đối với tổ chức lớn. Hầu như các nghiên cứu trên đều đề cập đến các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế biển như nguồn vốn, các ngành nghề của kinh tế biển, phân tích tiềm năng, thực trạng kinh tế biển hiện có của mỗi tỉnh, địa phương có biển để đưa ra giải pháp phát triển kinh tế biển đúng đắn nhất. Tuy nhiên trong các công trình nghiên cứu trên vẫn chưa có nghiên cứu về việc phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông giai đoạn đến năm 2030. Vì vậy cần có một nghiên cứu sâu rộng hơn với thời gian tương lai dài hơn về kinh tế biển của huyện Gò Công Đông đến năm 2030. Đề tài “Phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2030” sẽ được nghiên cứu tổng thể mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong nhiều năm tới cùng với nhiều vấn đề đặt ra như: tiềm năng biển và ven biển, các nguồn
- 7 lực có lợi thế nhất để phát triển kinh tế biển, ngành nghề lĩnh vực trọng điểm trong phát triển kinh tế biển của huyện, chính sách chủ yếu để khai thác tiềm năng, lợi thế về biển của huyện, thành tựu đạt được, hạn chế cần khắc phục và giải pháp cần đưa ra không chỉ cho hiện tại mà còn trong tương lai xa. Có như vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn mới đạt hiệu quả cao và thiết thực nhất. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn tác giả đề cập trong giới hạn nghiên cứu kinh tế biển của huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang từ nằm 2010 đến 2015 về những vấn đề, bộ phận của kinh tế biển như ngành thủy hải sản, du lịch biển, vấn đề môi trường biển. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế biển, phân tích thực trạng kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang. Từ đó đưa ra giải pháp phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2030. - Khái quát lý luận về phát triển kinh tế biển. - Đánh giá thực trạng kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang và nêu lên nguyên nhân thành công hạn chế ở địa phương. - Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2030. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: kinh tế biển nằm trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh nhưng trọng tâm là mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và các mối quan hệ kinh tế xã hội trong kinh tế biển huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang. Phạm vi nghiên cứu: dưới góc nhìn Kinh tế chính trị về kinh tế biển huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp phương pháp thống kê, phân tích – so sánh, tổng hợp, vận dụng các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn để giải quyết các vấn đề nêu ra trong luận văn.
- 8 Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Xem x t, đánh giá một cách khách quan, toàn diện vấn đề kinh tế biển của huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang trong các giai đoạn cụ thể, gắn với đối tượng cụ thể. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Dựa vào thực tiễn quá trình phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, rút ra các ưu điểm và những hạn chế của địa phương từ đó đề ra những giải pháp nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế biển trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta. Phương pháp thống kê: Tập hợp các dữ liệu thống kê về chương trình phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang trong 2 giai đoạn: 2005 – 2010; 2010 – 2015 về: diện tích nuôi trồng thủy hải sản, số hộ ngư dân, số du khách đến hàng năm, quy mô và số lượng tàu thuyền đánh bắt cá…. trên địa bàn huyện. Phương pháp phân tích – tổng hợp: Dựa trên cơ sở các số liệu thu thập được về tình hình phát triển kinh tế biển của huyện, tiến hành phân tích, đánh giá thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế biển từ đưa ra những luận giải về vấn đề nghiên cứu. 6. Nguồn thông tin nghiên cứu Nguồn thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu là các số liệu thứ cấp, thông qua các báo cáo, thống kê từ các phòng ban liên quan ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, Bộ NN&PTNT Việt Nam, Tổng Cục Thủy Sản, Viện kinh tế & quy hoạch thủy sản… và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài “Phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2030” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, giúp cho huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang có những thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển cho địa phương mình; ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài thể hiện qua các nội dung sau đây:
- 9 Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế biển và vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, rộng ra hơn đối với nước ta. Hai là, bằng các số liệu chứng minh, tiểu phân tích và làm sáng tỏ thực trạng việc phát triển kinh tế biển tại huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang; từ đó, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế biển cho địa phương. - Ba là, qua phân tích và đánh giá thực trạng đề tài cũng chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu của kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, để từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách có được bức tranh tổng thể để xây dựng những chính sách phát triển kinh tế cho huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang nói riêng và nước ta nói chung. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm ba chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và lý luận chung về phát triển kinh tế biển Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2015 Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế biển ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2030
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn