intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận phát triển nông nghiệp và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của một số tỉnh Miền trung, luận văn phân tích và làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp Quảng Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp Quảng Nam trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam

  1. TRUỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ------------------ NGUYỄN THỊ THANH MAI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI, NĂM 2010
  2. HÀ NỘI, NĂM 2010 TRUỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ------------------ NGUYỄN THỊ THANH MAI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ QUANG MINH
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn .................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 6. Dự kiến về những đóng góp mới của luận văn .............................................. 4 7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ................................................................................................................ 5 1.1. Vai trò của nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp........................................................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp ........................................................................ 5 1.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay ........................... 6 1.1.3. Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân ........................ 8 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp ...................... 13 1.2. Nội dung của phát triển nông nghiệp........................................................ 20 1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT theo hướng CNH, HĐH .......... 20 1.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp ........... 23 1.2.3. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và các nguồn lực khác trong nông nghiệp ................................................................................ 25 1.2.4. Xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng hiện đại phục vụ cho nông nghiệp ........................................................................................................... 27 1.2.5. Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và với thị trường ........................................................................................................... 28 139
  4. 1.2.6. Phát triển nông nghiệp bền vững (bảo đảm môi trường xã hội, môi trường sinh thái) ........................................................................................... 29 1.2.7. Quy hoạch phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới ............ 33 1.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở một số tỉnh Miền trung ............... 34 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở TP Đà Nẵng ......................... 34 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở Bình Định............................. 36 1.3.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa .................... 39 1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Nam....................... 41 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM NHỮNG NĂM QUA ................................................................ 44 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển nông nghiệp Quảng Nam ...................................................................................................... 44 2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 44 2.1.2. Địa hình .............................................................................................. 45 2.1.3. Đất đai ................................................................................................ 46 2.1.4. Khí hậu ............................................................................................... 47 2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 47 2.1.6. Dân số và nguồn lực lao động ............................................................ 49 2.1.7. Kết cấu hạ tầng kinh tế ....................................................................... 50 2.1.8. Về truyền thống văn hóa lịch sử ........................................................ 52 2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam từ năm 2001 đến nay .................................................................................................................... 52 2.2.1. Tình hình phát triển nông nghiệp Quảng Nam từ năm 2001 đến nay 52 2.3. Đánh giá chung quá trình phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam ..... 81 2.3.1. Những thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam từ năm 2001 đến nay ........................................................ 81 2.3.2. Những hạn chế, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam từ năm 2001 đến nay ....... 88 140
  5. Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM...................................................................................... 96 3.1. Phương hướng phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới ............................................................................................................. 96 3.2. Giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam .............. 97 3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển toàn diện NN, NT theo hướng CNH, HĐH........................................................................................ 97 3.2.2. Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh một số cây trồng, vật nuôi chủ lực mà Quảng Nam có lợi thế .............................................................. 101 3.2.3.Đẩy mạnh phân công và phân công lại lao động xã hội trong NN, NT ............................................................................................................... 110 3.2.4. Phát triển các hình thức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho quá trình phát triển nông nghiệp ................................................................................ 113 3.2.5. Khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế trong nông nghiệp ......................................................................................................... 114 3.2.6. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo hướng nền kinh tế thị trường .................................................. 123 3.2.7.Thực hiện tốt các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ......................................................................................................... 124 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 131 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNXH : Chủ nghĩa xã hội FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng thu nhập quốc nội HN : Hà nội NGO : Đầu tư hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ NN, NT : Nông nghiệp, nông thôn NXB : Nhà xuất bản NXB CTQG : Nhà xuất bản chính trị quốc gia ODA : Viện trợ phát triển chính thức PCCCR : Phòng cháy, chữa cháy rừng RVAC : Ruộng, vườn, ao, chuồng TP : Thành phố TBCN : Tư bản chủ nghĩa VAC : Vườn, ao, chuồng XHCN : Xã hội chủ nghĩa WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
  7. Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please register your program! Go to Purchase Now>> AnyBizSoft PDF Merger  Merge multiple PDF files into one  Select page range of PDF to merge  Select specific page(s) to merge  Extract page(s) from different PDF files and merge into one
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 1. Bảng. Bảng Trang Bảng 2.1. Cơ cấu và giá trị sản xuất nông nghiệp. Giá hiện hành …… 54 Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ………………………… 55 Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng một số cây lương thực …………… 56 Bảng 2.4. Diện tích và năng suất lúa phân theo vụ …………………… 57 Bảng 2.5. Diện tích và sản lượng lúa theo đơn vị hành chính, năm 2009…………………………………………………………………………… 58 Bảng 2.6. Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp ngắn ngày.. 60 Bảng 2.7. Diện tích, sản lượng mía và lạc theo đơn vị hành chính năm 2009……………………………………………………………………… 62 Bảng 2.8. Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm…. 64 Bảng 2.9. Số lượng gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Nam từ 2002- 2009.. 67 Bảng 2.10. Đàn gia súc phân theo huyện, thị xã năm 2009……………. 68 Bảng 2.11. Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp từ năm 2002- 2009… 70 Bảng 2.12. Một số sản phẩm từ rừng…………………………………... 71 Bảng 2.13. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản ……………… 72 Bảng 2.14. Sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy hải sản …………… 73 2. Biểu đồ Biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ……………… 54 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ……………… 70 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản …………………… 72 142
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn CNH, HĐH, nông nghiệp vẫn được Đảng và Nhà nước ta xác định là một ngành rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam hiện nay, khu vực NN, NT còn chiếm trên 74% dân số và gần 59% lực lượng lao động. Do vậy, phát triển NN, NT theo hướng CNH, HĐH đang là một thức thách lớn. Nghị quyết TW 5 khóa IX chỉ rõ: “CNH, HĐH nông nghiệp là một quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn công nghiệp chế biến với thị trường, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường”. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường nước ta đã có sự phát triển vượt bậc. Nhưng trong tương quan so sánh quốc tế, ngành nông nghiệp còn trong tình trạng lạc hậu (phương thức canh tác, trình độ khoa học công nghệ, trình độ lao động thấp, lao động thủ công là chính, năng suất lao động chưa cao, dẫn đến hàng hóa xuất khẩu dưới dạng nông sản là chủ yếu). Tuy đạt được mức độ tăng trưởng bình quân cao trong nhiều năm, nhưng hầu hết vẫn dừng lại ở xuất khẩu thô, giá trị gia tăng nhỏ. Quá trình phát triển ngành nông nghiệp nhìn chung còn chậm, khả năng thích ứng với cơ chế, với tốc độ phát triển nền kinh tế thị trường trong nước, đặc biệt với xu thế hội nhập của ngành nông nghiệp Việt Nam còn thấp. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp trong khu vực nông thôn ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến đời sống của nông dân. Quảng Nam, một tỉnh duyên hải Miền trung được tách ra từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, với trên 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp Quảng Nam còn nhiều yếu tố bất cập, cơ cấu chuyển dịch chậm, đời sống của người nông dân gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực trạng đó, vấn đề “Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam” được tôi chọn làm đề tài luận văn. 1
  10. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phát triển nông nghiệp đã và đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, vì vậy có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này: - Lê Quốc Sử (chủ biên) (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng hướng CNH, HĐH từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức, NXB Thống kê, HN. - Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa (đồng chủ biên) (2002), Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - Trung tâm thông tin tư liệu, NXB Thống kê, HN. - Đào Công Tiến (2003), Nông nghiệp và nông thôn, Những cảm nhận và đề xuất, NXB Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê, HN. - Vũ Trọng Khải, Trần Thái Hồng (2005), Nông nghiệp Việt Nam từ làng xã đến hiện đại, NXB Nông nghiệp, HN. - GS. TS Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên) (2006), CNH, HĐH NN, NT ở Việt Nam con đường và bước đi, NXB CTQG, HN. - Bùi Thị Ngọc Lan (chủ biên) (2007), Việc làm của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình CNH, HĐH, NXB Lý luận chính trị, HN. - TS. Nguyễn Từ (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, NXB CTQG, HN. - Phạm Thắng (2008), Giải pháp nào cho sự phát triển NN, NT, nông dân hiện nay, Tạp chí Công sản (số 790 tháng 8), HN. - Một số luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ về phát triển kinh tế nông thôn hoặc phát triển nông nghiệp như: Phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp của tác giả Nguyễn Trung Hiếu, (luận văn thạc sỹ, năm 2005); Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp của tác giả Đặng Thị Tố Tâm (luận văn thạc sỹ, năm 2002); Một số quan điểm cơ bản về chính sách phát triển nông nghiệp trong giai đoạn phát 2
  11. triển CNH, HĐH ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Hồng Phấn (Luận án TS năm 2004); Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái, Trần Thị Hồng Việt (Luận án TS năm 2006)... - Một số đề tài nghiên cứu về cơ cấu kinh tế, về nông nghiệp sản xuất hàng hóa, về nông dân ở tỉnh Quảng Nam của các tác giả, trong đó có các tác giả: Phan Văn Phờ trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Nam, Lê Thanh Châu, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Quảng Nam, Nguyễn Quang Thanh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam... Tuy nhiên, vấn đề phát triển nông nghiệp của từng tỉnh, trong đó có Quảng Nam đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện dưới góc độ kinh tế chính trị học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận phát triển nông nghiệp và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của một số tỉnh Miền trung, luận văn phân tích và làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp Quảng Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp Quảng Nam trong những năm tới. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích đặc điểm, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển nền kinh tế và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của một số tỉnh miền Trung. - Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp Quảng Nam từ khi tách tỉnh cho đến nay và chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình phát triển nông nghiệp Quảng Nam. - Đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp Quảng Nam trong bối cảnh mới của đất nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn 4.1. Đối tượng Dưới góc độ của kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu sự vận động phát triển của ngành nông nghiệp Quảng Nam trong thời kỳ CNH, HĐH 3
  12. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2001 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể khác: phân tích, tổng hợp kinh tế, thống kê, xử lý số liệu tham khảo, khảo sát thực tế, sơ đồ hóa, biểu đồ... 6. Dự kiến về những đóng góp mới của luận văn - Phân tích đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Quảng Nam, từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Đưa ra những quan điểm định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp Quảng Nam trong thời gian tới. - Đóng góp thêm luận chứng khoa học cho việc phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam hiện đại phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Luận văn có thể làm tài liệu cho nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các trường đại học và cao đẳng những nội dung liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp Chương 2. Thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam những năm qua Chương 3. Phương hướng và giải pháp đẩy nhanh phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam 4
  13. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. Vai trò của nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước. Đặc biệt đối với nhiều nước đang phát triển, nông nghiệp giữ vai trong quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Tốc tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp ảnh hưởng, quyết định đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm... để thỏa mãn nhu cầu của mình. Hay nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ lụa và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc. Nông nghiệp (theo nghĩa rộng) còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời... ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Đồng thời cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động thấp, do ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ở các nước nghèo, nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và thu hút phần lớn lao động xã hội. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần 5
  14. thiết đó là lương thực, thực phẩm. Cho đến nay, lương thực, thực phẩm vẫn là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. 1.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà những ngành khác không có. Cụ thể: Thứ nhất: Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm trên cho thấy ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Nhưng ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và khí hậu thời tiết rất khác nhau và sẽ thích hợp với các loại cây trồng vật nuôi khác nhau. Đặc điểm này, đòi hỏi phải biết tổ chức tốt để khai thác các nguồn lực và lợi thế ở mỗi vùng. Hơn nữa việc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cũng phải phù hợp với đặc điểm của từng vùng, có như vậy mới đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp ở mọi vùng đều phát triển bền vững. Thứ hai: Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong ngành nông nghiệp. Hơn nữa đất đai còn là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác hẳn với những tư liệu sản xuất thông thường khác. Khi nói về ruộng đất C. Mác viết: “Bản thân ruộng đất phát sinh tác dụng như một công cụ sản xuất, trong lúc đó thì trong công xưởng đất chỉ dùng làm nền móng, làm địa điểm, làm cơ sở để tiến hành những thao tác, chứ không làm công cụ sản xuất hoặc chỉ làm công cụ sản xuất trong những giới hạn rất hẹp”[33, tr 230]. Do đó, cần quản lý đất đai cả về mặt kỹ thuật - kinh tế và pháp chế. Đó là phải sử dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời phải tăng cường khai hoang, vỡ hóa, thâm canh tăng vụ, trong đó thâm canh là phương hướng cơ bản nhất. 6
  15. Đảm bảo các quyền về sở hữu, sử dụng, thừa kế, chuyển nhượng đất đai bằng chế độ pháp luật để giải quyết tốt mối quan hệ với ruộng đất. Thứ ba: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát sinh, phát triển theo quy luật sinh họcđòi hỏi con người phải biết kết hợp đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và kinh tế để việc trồng trọt và chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Thứ tư: Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Bởi vì, một mặt quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại hoàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. Mặt khác, do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu, mỗi loại cây trồng thích ứng với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Đặc điểm này đòi hỏi phải tiến hành các biện pháp giảm bớt sự chi phối của tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Trên đây là những đặc điểm chung của nông nghiệp mà bất kỳ quốc gia nào cũng có. Nông nghiệp nước ta ngoài đặc điểm chung đó còn có những đặc điểm riêng: Một là, nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN. Để chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nước ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các vấn đề về kinh tế - xã hội, kỹ thuật, tổ chức. Đó là phải bổ sung hoàn thiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn; khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp và hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn cho phù hợp. Bên cạnh đó, bổ sung hoàn thiện và đổi mới hệ thống chính sách kinh tế nông nghiệp, nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Tăng cường đào 7
  16. tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho nông nghiệp và nông thôn. Hai là, nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới gió mùa, có pha trộn tính chất ôn đới, nhất là ở miền Bắc và được trải rộng trên bốn vùng rộng lớn, phức tạp: trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển. Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp thuận lợi cơ bản. Đó là hàng năm có lượng mưa bình quân tương đối lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt cho sản xuất và đời sống, có năng lượng mặt trời dồi dào, cây trồng và vật nuôi phong phú, đa dạng. Bên cạnh những thuận lợi trên, nông nghiệp nước ta cũng có nhiều khó khăn như mưa nhiều gây lũ lụt ngập úng; nắng nhiều gây khô hạn; khí hậu ẩm ướt, sâu bệnh, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan gây ra những tổn thất lớn cho mùa màng. Vì vậy, chúng ta phải phát huy lợi thế so sánh để khai thác có hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới. Đồng thời khắc phục những khó khăn để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh chóng và vững chắc. 1.1.3. Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân Nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, kể cả một số quốc gia có nền công nghiệp phát triển (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt). Mặc dù, giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn trong nền kinh tế quốc dân, nhưng ở châu Á không có một nước nào có thể tăng trưởng nhanh mà không xây dựng trước hết một nền nông nghiệp phát triển vững vàng. Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia và Inđônêxia đều đầu tư rất nhiều vào nông nghiệp và đạt mức tăng trưởng nhanh cả trong nông nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Những lý do trên, chứng tỏ rằng vai trò quan trọng của nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới. Đối với nước ta, một nước có nền nông nghiệp từ lâu đời và hiện nay đang trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nông nghiệp càng có vai trò hết sức to lớn. 8
  17. 1.1.3.1. Nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho dân cư trong xã hội. Nhu cầu ăn là nhu cầu cơ bản, hàng đầu của con người. Do đó, việc thỏa mãn các nhu cầu về lương thực, thực phẩm trở thành điều kiện quan trọng để ổn định kinh tế - xã hội. Sự phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với việc thỏa mãn nhu cầu này. Theo C. Mác, việc sản xuất lương thực, thực phẩm là điều kiện sống đầu tiên của những người sản xuất trực tiếp và của các dạng sản xuất nói chung. Người viết: “Tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người và do đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có khả năng làm ra lịch sử. Nhưng muốn sống được thì phải có thức ăn, thức uống, quần áo mặc và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra tư liệu sản xuất để thoả mãn những nhu cầu ấy”[34, tr.107]. Thực tế đã chứng minh điều đó, kinh tế nông nghiệp là khu vực sản xuất vật chất duy nhất cung cấp cho xã hội những sản phẩm lương thực, thực phẩm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu con người. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tỷ trọng của cải vật chất của khu vực nông nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội sẽ giảm dần. Đây là xu hướng tất yếu, nhưng khối lượng sản phẩm tuyệt đối của nó vẫn không ngừng tăng lên, đáp ứng tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Nền nông nghiệp còn có vai trò quan trọng trong việc làm ra lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tăng dự trữ nhà nước để đề phòng thiên tai, địch họa. Đồng thời bảo đảm duy trì và phát triển bình thường sản xuất và đời sống của nhân dân, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng. Hiện nay, Việt Nam có gần 1700 xã nghèo thuộc khu vực nông thôn, miền núi, vùng cao, vùng xa. Vì vậy, phát triển nông nghiệp phải trên cơ sở quy hoạch, chuyên môn hóa, dựa vào lợi thế của vùng, nhằm tăng cường khả năng 9
  18. tiếp cận lương thực, thực phẩm giữa các vùng, giữa các bộ phận dân cư trong cả nước. 1.1.3.2. Phát triển nông nghiệp tạo cơ sở và động lực cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành có mối quan hệ mật thiết với nhau, là tiền đề, điều kiện và động lực của nhau. Trên cơ sở kinh nghiệm của thế giới và thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính, nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở phát triển công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp làm ra”[39, tr.180], Việt Nam xây dựng đường lối và triển khai đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước có hiệu quả. Trong đó lấy nông nghiệp làm cơ sở, động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững. Có thể thấy vai trò cơ sở, động lực của sự phát triển nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH trên các mặt sau: Một là, phát triển nông nghiệp hàng hóa tạo nguồn vốn tích lũy cho quá trình CNH, HĐH. Để CNH, HĐH đi đến thành công cần phải có những điều kiện nhất định, trong đó vốn là điều kiện quan trọng số một. Vốn ở nước ta bao gồm vốn trong nước và vốn nước ngoài, trong đó vốn trong nước được Đảng ta xác định là nguồn vốn quyết định, tức là nội lực của chúng ta. Nội lực đó trước hết là đi từ nông nghiệp, nằm trong nông nghiệp. Nguồn vốn tích lũy cho CNH, HĐH có thể bằng nhiều con đường khác nhau. Một phần thông qua thuế nông nghiệp trực tiếp đóng vào ngân sách. Phần khác từ việc cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến và phần chủ yếu là thông qua việc xuất khẩu nông sản để nhập vật tư, thiết bị kỹ thuật, công nghệ cho công nghiệp và dịch vụ. Nguồn vốn đó tuy không lớn nhưng là nguồn tích lũy ổn định, có ý nghĩa rất quan trọng trong bước đi ban đầu của CNH, HĐH, nhất là đối với những tỉnh, những huyện thuần nông. Khi nông nghiệp càng phát 10
  19. triển, nông sản hàng hóa xuất khẩu ngày càng nhiều, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, khả năng tích lũy cho CNH, HĐH ngày càng lớn. Hai là, phát triển nông nghiệp là nguồn cung cấp nhân lực cho quá trình CNH, HĐH. Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH là quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế và theo đó để chuyển dịch cơ cấu lao động. Đặc biệt trong giai đoạn đầu của sự nghiệp CNH, HĐH, phần lớn các dân cư sống ở nông thôn và bằng nghề nông. Vì vậy, nhân lực nông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn nhân lực thực tế và tiềm năng dự trữ dồi dào cho công nghiệp và đô thị. Nguồn nhân lực từ nông nghiệp cho quá trình CNH, HĐH, một mặt bổ sung cho khu vực thành thị (đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) và các tỉnh có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, về lâu dài nó được thu hút vào công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp ngay trên địa bàn nông thôn, phát triển thị trường nông thôn để người lao động “rời ruộng nhưng không rời làng”, “nhập xưởng nhưng không nhập thành”, giảm sức ép việc làm đối với các đô thị. Do vậy, muốn đẩy nhanh CNH, HĐH thì trước hết phải đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp. Ba là, phát triển nông nghiệp là thị trường quan trọng cho công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp và dịch vụ muốn duy trì và phát triển thì phải có thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ ở đây, một phần là do nó tự tạo ra trong quá trình phát triển, nhưng phần quan trọng là phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành kinh tế, các lĩnh vực hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân. Ở hầu hết các nước đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng, trong điều kiện hiện nay với sức mua và sức trang bị các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ còn thấp thì NN, NT là thị trường rộng lớn. Sự thay đổi về nhu cầu trong khu vực này sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Vì vậy, tăng sức mua của nông dân và dân cư nông thôn có vai trò quan trọng, 11
  20. đôi khi là quyết định đối với quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Vậy, phải phát triển mạnh mẽ nông nghiệp và nông thôn, làm cho nó trở thành thị trường rộng lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, Nhà nước cần phải có chính sách thích hợp để làm tăng thu nhập cho nông dân, thức hiện tốt các giải pháp kích cầu đối với khu vực này. 1.1.3.3. Phát triển nông nghiệp tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn Phát triển nông nghiệp thúc đẩy quá trình chuyển biến nền kinh tế nước ta từ chỗ mang nặng tính tự cung, tự cấp và cơ cấu sản xuất đơn điệu thành một nền kinh tế nhiều thành phần và cơ cấu sản xuất kinh doanh đa dạng, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi với công nghiệp chế biến. Nông nghiệp phát triển, tất yếu thúc đẩy ngành dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn phát triển. Đó cũng là điều kiện cơ bản để tiến hành phân công lao động và hình thành cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý ở nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển. Phát triển nông nghiệp tạo nên sự biến đổi to lớn về mặt xã hội trong nông thôn. Cụ thể giải quyết việc làm cho lao động dư thừa, tăng thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống vật chất và do đó đời sống tinh thần dân cư nông thôn cũng thay đổi, trình độ được nâng lên và làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm phong tục tập quán lạc hậu đã từng ăn sâu từ đời này qua đời khác. Khơi dậy tính năng động sáng tạo của người dân, thích ứng với sự biến đổi của cơ chế thị trường, phát triển hợp tác mối quan hệ giữa các vùng, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa thành thị với nông thôn. Tuy nhiên, nền nông nghiệp ở nước ta mới phát triển ở giai đoạn đầu, lại đang ở trình độ thấp. Vì thế, những năm qua dưới tác động của cơ chế thị trường, sự vận động của nó cũng bộc lộ nhiều khuyết tật như: phân hóa giàu nghèo, tình trạng thiếu việc làm, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng và nạn ô 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2