intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

44
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa trên những lý luận về hoạt động và vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm, trên cơ sở đó phân tích thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam. Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm, chỉ ra đâu là những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Từ đó, đề ra giải pháp để phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -----[\ [\----- TRẦN THỊ THANH GIANG PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------- TRẦN THỊ THANH GIANG PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. PHAN HIỂN MINH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2010
  3. LỜI CAM ĐOAN ----o0o---- Tôi xin cam đoan số liệu trong bài viết này đã được tôi thu thập và tổng hợp từ những nguồn thong tin tin cậy. Do đó, số liệu đảm bảo đ ược tính chính xác và trung thực. Tôi xin cam đoan Lu ận văn “PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, độc lập và làm việc với tinh thần nghiêm túc của bản thân tôi, tôi không sao chép nguyên bản của bất kỳ luận văn hay t ài liệu nào. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010 Ngư ời thực hiện luận văn Tr ần Thị Thanh Giang Đ ại học Kinh tế TP.HCM
  4. MỤC LỤC  DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT  DANH MỤC BẢNG BIỂU  LỜI MỞ ĐẦU  NỘI DUNG Trang CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM………………………1 1.1. Khái niệm……………………………………………………………………………. 1 1.2. Các thành phần của quỹ đầu tư mạo hiểm………………………………… ……...2 1.3. Phân loại quỹ đầu tư mạo hiểm…………………………………… ……………….3 1.3.1. Dựa vào nguồn huy động vốn……………………………………….…....…......3 1.3.2. Dựa vào cách thức huy động vốn…………………………………… .…...…......5 1.3.3.Dựa vào cơ cấu tổ chức……………………….……………………………….…5 1.4.Đặc điểm hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm…………………………….………7 1.5.Quy trình hoạt động - các giai đoạn của quỹ đầu tư mạo hiểm………….………10 1.5.1. Giai đoạn hình thành quỹ………………………………………………………10 1.5.2. Giai đoạn gọi vốn………………………………………………………………10 1.5.3. Giai đoạn đầu tư………………………………………………………………..10 1.5.4. Giai đoạn tăng cao giá trị………………………………………………… ……11 1.5.5. Giai đoạn thoát vốn…………………………………………………………….11 1.6.Vai trò của quỹ đầu tư mạo hiểm……………………………………….. …….…..12 1.6.1.Đối với sự phát triển kinh tế ………………………………………… …...…....12 1.6.2.Đối với sự phát triển của doanh nghi ệp…………………………………......….12 1.6.3.Đối với sự phát triển của thị trường tài chính……………………………….….14 1.7.Kinh nghiệm các nước đối với sự ra đời và phát triển của hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm trên thế giới - bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam……………15 1.7.1. Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại các nước phát triển………………..……..15
  5. 1.7.1.1. Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại Mỹ…………………………….…….15 1.7.1.2. Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại Nhật……………………..………..…18 1.7.2. Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại các nước đang phát triển………......….…22 1.7.2.1. Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc…………………………. 22 1.7.2.2. Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại Đài Loan……………………..……...25 1.7.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam…………………….…………………..….26 1.7.3.1. Về phía thị trường……………………….…………………..………..........26 1.7.3.2. Về phía chính phủ………………………………...…………................…..27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……………………………………………………... ……….28 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM ……………………………………………...……..…..30 2.1.Khái quát tình hình hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm qua các giai đoạn phát triển tại Việt Nam …………………………………………...……………………30 2.1.1. Giai đoạn trước 2002…………………………………………… .…….…....…30 2.1.2. Giai đoạn từ 2002 đến 2006……………………………………….………..…35 2.1.3. Giai đoạn sau 2007 đến nay………………………………………… .…….….37 2.2.Đánh giá nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam…………………………….....43 2.2.1.Đối tượng phạm vi đầu tư………………………………. ……………………...43 2.2.2.Lĩnh vực đầu tư………………………………………………. ……………..….44 2.2.3.Hình thức đầu tư………………………………………………. ………….....…44 2.2.4.Hiệu quả đầu tư…………………………………. ………………………….…..45 2.2.5.Nguồn vốn huy động………………………………………………. …………...45 2.2.6.Khung pháp lý……………………………………………………. ………...…..45 2.2.7.Đóng góp vào sự phát triển kinh tế…………………….…………………...…..45 2.3.Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm tại Việt Nam……………………………… ……...……………...…………..46 2.3.1. Thuận lợi……………………………………………... ……………………......46 2.3.2. Khó khăn…………………………………...………………………………......47
  6. 2.3.2.1.Về phía nội tại nền kinh tế………………………………………….………47 2.3.2.2.Về phía thị trường…………………………………… ……………………..47 2.3.2.3.Về phía chính phủ…………………………………………………… ……..49 2.3.2.4.Về phía quỹ đầu tư……………………………………………………… ….52 2.3.2.5.Về phía các doanh nghiệp…………………………………… ..…………....55 2.4. Thực trạng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam v à hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong thời gian qua…… ………………………….…57 2.5. Triển vọng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu t ư công nghệ cao và hoạt động đầu tư công nghệ sạch tại Việt Nam…………………..…………..………65 2.5.1. Vai trò của vốn đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động công nghệ cao và hoạt động công nghệ sạch tại Việt Nam……………………………………..........65 2.5.2. Tình hình thực trạng quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại Việt Nam……..66 2.5.3. Tình hình thực trạng quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ sạch tại Việt Nam….…68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………... …………….70 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM………………......…………………....71 3.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp……………………………………………...…...71 3.1.1. Nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo……………………………………….71 3.1.2. Chủ động và chuyên nghiệp trong cách tiếp cận vốn mạo hiểm …………….....72 3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển doanh nghi ệp……………………………… .74 3.1.4. Xây dựng khuôn khổ quản trị doanh nghiệp hiện đại…………………………..74 3.1.5. Minh bạch tài chính………………………………………… …………........….75 3.1.6. Thiết lập dự án đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư………………………………..…..76 3.1.7. Một số yếu tố giúp doanh nghiệp tiếp cận quỹ đầu tư mạo hiểm…………...….79 3.2. Giải pháp từ phía chính phủ ……………………………………………… …...….82 3.2.1. Thành lập hiệp hội vốn đầu tư mạo hiểm quốc gia…………………………… ..82 3.2.2. Thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa bằng vốn ngân sách Nhà Nước..……..82 3.2.3. Cho vay ưu đãi đối với hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm……………………….82
  7. 3.2.4. Ưu đãi về thuế cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới……83 3.2.5. Chính sách đối ngoại ổn định lâu dài……………………………………… ...…83 3.2.6. Các chính sách kinh tế khác …………………………………… ……………....83 3.3. Giải pháp từ phía quỹ đầu tư mạo hiểm………...………………………………..85 3.4. Thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao và quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ sạch tại Việt Nam …………………………………………… ...86 3.4.1.Mô hình quỹ…………………………………………………………………….. 87 3.4.2.Thành phần tham gia vào quỹ………………………………………. ……......…88 3.4.3.Lĩnh vực đầu tư……………………………………………....... …….……….…90 3.4.4.Lộ trình hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao và quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ sạch ở Việt Nam…………………...……………..91 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ………………………………… ……………………….…..91  KẾT LUẬN  TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT • ADB : Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển Châu Á • AVCJ : Asian Venture Capital Journal - Tạp chí Châu Á đầu tư mạo hiểm • DN : doanh nghiệp • ĐTMH : đầu tư mạo hiểm • ERISA : The Employment Retirement Income Security Act Đạo Luật Đảm Bảo Thu Nhập Hưu Trí Cho Người Lao Động • FDI : Foreign Direct Investment – Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài • IPO : Initial Public Offerings - Sự phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng • NASDAQ : National Association of Securities Dealers Automated Quotation Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ • NDF : Nordic Development Fund - Quỹ Phát Triển Bắc Âu • NVCA : National Venture Capital Association Hiệp Hội Vốn Mạo Hiểm Quốc Gia • NVA : Net Asset Value - Giá trị tài sản ròng • OECD : Organization for Economic Co-operation and Development Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế • OTC : Over -The –Counter - Chứng khoán chưa niêm yết. • PE : Private Equity – góp vốn tư nhân • R&D : Reaserch & Development - Hoạt động nghiên cứu và phát triển • SBIC : The Small Business Investment Act Luật đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ • SMEs : Small and Medium Enterprise – Doanh nghiệp nhỏ và vừa • UBCKNN : Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nuớc • WTO : World Trade Organization – Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục bảng : Bảng 2.1 : Các quỹ ĐTMH tại Việt Nam từ 1991 đến 1996 ……………........................31 Bảng 2.2 : Tình hình sử dụng vốn của các quỹ ĐTMH đến cuối năm 1999.....................32 Bảng 2.3 : Số lượng quỹ ĐTMH ở Châu Á từ 1992 đến 2002 ………………… ….........33 Bảng 2.4 : Các quỹ đầu tư vào Việt Nam thành lập năm 2007…………………….… ….37 Bảng 2.5 : Phân loại quỹ đầu t ư mạo hiểm………………………………………………3 8 Danh mục biểu : Biểu 2.1 : Quy mô vốn ĐTMH tại Việt Nam từ 1991 đến 2002 ………………..…........32 Biểu 2.2 : Vốn ĐTMH tại Việt Nam từ 2002 đến 2006 …………………………...........36 Biểu 2.3 : Cơ cấu phân bổ vốn của IDG Venture VietNam ……………………............. 64
  10. LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Đổi mới và phát triển toàn diện nền kinh tế là một chủ trương lớn, mang tính chất thay đổi căn bản đã được Đảng và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam kiên trì thực hiện trong những năm vừa qua.Tr ên cơ sở đó, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế của Việt Nam là phấn đấu đưa nền kinh tế đất nước đạt được các tiêu chí của một nước công nghiệp tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tế phù hợp, đưa mức tăng trưởng GDP tăng lên hàng năm. Đây chính là những yếu tố để thiết lập tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n ước và hội nhập nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra hiện nay, th ì nhu cầu về vốn trở thành một vấn đề thiết yếu đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt l à đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Ở nước ta, để đáp ứng nhu cầu này, Nhà Nước đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tạo ra các nguồn cung vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế, ví nh ư hoàn thiện hệ thống ngân hàng, phát triển thị trường chứng khoán…. Tuy nhi ên, những quy định về quy mô vốn điều lệ, hiệu quả hoạt động kinh doanh, t ài sản thế chấp và mức độ rủi ro… luôn là những rào cản trên con đường tìm vốn để thành lập doanh nghiệp cũng như mở rộng qui mô hoạt động. Đặc biệt l à đối với các doanh nghiệp trẻ có tiềm năng phát triển mạnh, có lợi nhuận khổng lồ nhưng rủi ro cực lớn…Kết quả, nhu cầu về nguồn vốn mới cho các d oanh nghiệp này ngày càng tăng, đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ kỹ thuật cao. Quỹ đầu tư mạo hiểm là một loại hình tài trợ tài chính tối ưu nhất cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. V ì mục đích của quỹ đầu tư mạo hiểm là đầu tư vào những doanh nghiêp mới khởi sự và những doanh nghiệp đang ở thời kỳ tăng trưởng mạnh cần vốn lớn. Quỹ đầu t ư mạo hiểm chấp nhận rủi ro lớn để kỳ vọng vào mức lợi nhuận trong tương lai cao hơn mức bình quân Do vậy, tất yếu các quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ thành công và phát triển. Song trên thực tế do những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, các
  11. quỹ này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế nói chung cũng nh ư cho các doanh nghiệp nói riêng. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm là hết sức cần thiết. Với những lý do trên, đề tài: “Phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam” vừa nhằm nâng cao vai trò hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam vừa cung cấp một công cụ đầu tư mới cho các nhà đầu tư. Nhưng quan trọng hơn hết chính là mục tiêu phát triển ổn định, bền vững quỹ đầu tư mạo hiểm nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa trên những lý luận về hoạt động v à vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm, trên cơ sở đó phân tích thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam. Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động của các quỹ đầu t ư mạo hiểm, chỉ ra đâu là những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Từ đó, đề ra giải pháp để phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Trong chuyên đề này, tác giả tập trung nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. Ngoài ra, còn xem xét thực trạng quỹ đầu tư mạo hiểm ở một số nước để có cái nhìn khái quát, tương quan so sánh và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính như :  Sử dụng phương pháp thống kê lịch sử và phương pháp tổng hợp để đánh giá về tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt nam trong thời gian qua.
  12.  Sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để liên hệ kinh nghiệm của các nước làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt nam. Kết cấu chuyên đề Ngoài lời mở đầu, kết luận, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo , nội dung chuyên đề gồm có 3 phần chính sau: Chương 1 : Tổng quan về quỹ đầu tư mạo hiểm Chương 2: Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam
  13. Trang 1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 1.1. Khái niệm: Ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập với những kế hoạch kinh doanh tốt, hứa hẹn mức độ thành công và thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, họ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện bởi thiếu kinh nghiệm quản lý, kinh doanh…đặc biệt là thiếu vốn. Trong bối cảnh kinh tế lạm phát, việc vay vốn ngân hàng là điều rất khó khăn, nhất là với các doanh nghiệp không có nhiều tài sản thế chấp. Sự xuất hiện các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong những năm gần đây, như một nguồn nước mới xoa dịu “cơn khát” vốn này của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. Vậy đầu tư mạo hiểm là gì ? Hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin về loại hình đầu tư này vì có thể nó sẽ là lời giải bài toán tài chính trong giai đoạn khởi nghiệp cho doanh nghiệp của bạn.  Đầu tư mạo hiểm: Đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) là phương thức mà theo đó, nhà đầu tư hay những tổ chức chuyên môn hóa rót vốn vào những doanh nghiệp mới thành lập, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, có tốc độ tăng trưởng cao và thường sử dụng các công nghệ mới, hiện đại... đang cần tài trợ để phát triển sản phẩm hoặc quá trình tăng trưởng. Sở dĩ gọi là "nguồn vốn mạo hiểm" bởi: - Các công ty được đầu tư không cần một khoản đặt cọc hay kí quỹ nào. Việc rót vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm dựa vào sự tin tưởng vào việc tạo dựng thành công doanh nghiệp của người sáng lập và đội ngũ giám đốc công ty. - Các quỹ đầu tư tham gia vào việc kiểm soát và điều hành công ty. Họ tư vấn ở cấp chiến lược, hướng dẫn, hỗ trợ các công ty trong quản lý, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường...Vì vậy họ có thể gặp rủi ro, bị mất khoản đầu tư nếu công ty bị phá sản. Tuy nhiên, điều này ít xảy ra và họ thường đạt tỷ suất lợi nhuận từ 35- 50%.
  14. Trang 2  Quỹ đầu tư mạo hiểm : Quỹ đầu tư mạo hiểm là một hình thức của quỹ đầu tư tài chính, là một định chế trung gian chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp mới khởi sự nhằm mong đợi một sự gia tăng thu nhập cao hơn mức bình quân để bù đắp cho rủi ro của khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao hơn mức bình quân. Quỹ huy động tiền từ các chủ thể khác nhau, đặt dưới sự quản lý của các tổ chức chuyên môn quản lý đầu tư. Tiền huy động được đầu tư vào các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng cao. Ngoài việc đầu tư tiền, công ty quản lý quỹ còn đầu tư kỹ năng quản lý vào các doanh nghiệp nhận vốn để đảm bảo tính hiệu quả của các doanh nghiệp n ày. 1.2. Các thành phần của quỹ đầu tư mạo hiểm: Tham gia trực tiếp vào quá trình vận hành của vốn mạo hiểm có ba đối tượng chủ yếu là các nhà đầu tư mạo hiểm, các nhà quản lý quỹ và các doanh nhân.  Các nhà đầu tư mạo hiểm : bất kỳ một cá nhân, một tổ chức nào cũng đều có thể trở thành nhà đầu tư mạo hiểm. Họ là những nhà tư bản cá nhân giàu có, hoặc là những công ty, tập đoàn công nghiệp lớn hay các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí… hoặc phi tài chính các tập đoàn sản xuất. Họ có lượng tiền nhàn rỗi lớn sẵn sàng để đầu tư và chấp nhận rủi ro cao để hy vọng đạt được những mức lợi nhuận vượt trội như mong muốn trong tương lai.  Các nhà quản lý quỹ : Họ là những người hành nghề đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp. Họ chính là những người quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm, tiến hành đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp. Họ vừa có tri thức về công nghệ, vừa có t ài năng quản trị, họ đảm nhiệm chức năng huy động vốn từ các nh à đầu tư mạo hiểm; tìm kiếm và đánh giá các cơ hội đầu tư, tiến hành đầu tư theo những chiến lược nhất định, thực hiện công cuộc thoát vốn để thu hồi vốn v à lợi nhuận cho quỹ, làm gia tăng giá trị cho công ty nhận vốn, v à cuối cùng là mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Quá trình này được tái tạo, lặp đi lặp lại với việc huy động quỹ mới
  15. Trang 3 cho những cơ hội đầu tư mới. Với đặc điểm trên, ta có thể thấy vốn mạo hiểm mang tính chu kỳ.  Các doanh nhân: Chủ yếu là các doanh nghiệp mới khởi sự. Họ là những tổ chức, cá nhân, kỹ sư hay nhà khoa học đang muốn biến một phát hiện công nghệ, một ý tưởng độc đáo mới mẻ thành một sản phẩm thành công trên thương trường. nhưng do tiềm lực tài chính có hạn, họ cần có sự góp vốn của các quỹ đ ầu tư mạo hiểm Để nhận được những khoản đầu t ư mạo hiểm, họ không chỉ cần có một ý tưởng có tiềm năng lớn m à còn phải thực hiện những cam kết về phân chia lợi nhuận cũng như quyền lực với các nhà tư bản mạo hiểm. Mối quan hệ giữa ba đối t ượng trên được xử lý theo những mô h ình tổ chức khác nhau. Một mô hình thành công là mô hình đảm bảo được những lợi ích hài hòa của ba đối tượng này, nhờ đó đạt được đạt ba mục tiêu:  Duy trì và khuyến khích nguồn sáng tạo ý tưởng công nghệ mới và tinh thần khởi nghiệp (duy trì nhu cầu về vốn mạo hiểm).  Tạo động lực cho cá nhân, tổ chức có vốn tham gia đầu t ư mạo hiểm (phát triển nguồn cung) .  Phát huy triệt để năng lực đặc biệt của các nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp (đảm bảo hiệu quả đầu tư). 1.3. Phân loại quỹ đầu tư mạo hiểm : 1.3.1. Dựa vào nguồn huy động vốn : Có hai loại : quỹ nội địa và quỹ hải ngoại :  Quỹ nội địa : Yếu tố then chốt của quỹ nội địa l à sẽ huy động vốn trong nước để đầu tư vào các công ty trong nước, công ty quản lý quỹ đă ng ký thành lập trong nước và những quỹ này sẽ do các chuyên gia trong nước quản lý là chính. Cổ phiếu của quỹ được niêm yết ở thị trường trong nước.
  16. Trang 4 + Quỹ nội địa có những điểm mạnh nh ư sau:  Huy động nguồn vốn từ trong n ước nên tránh được rủi ro về tỉ giá.  Huy động được nguồn tài chính đa dạng trong nước.  Không bị hạn chế vốn và ngành nghề đầu tư.  Quỹ có thể duy trì lâu bền hơn với sự tham gia của nguồn nhân lực ổn định trong nước.  Hoạt động của quỹ nội địa sẽ góp phần tạo niềm tin cho các quỹ hải ng oại mới đi vào thị trường trong nước, làm cho thị trường vốn mạo hiểm ngày càng phát triển hơn. + Một số điểm yếu của quỹ nội địa:  Nguồn vốn không lớn mạnh nh ư quỹ đầu tư hải ngoại.  Cần nhiều thời gian để th ành lập và đi vào hoạt động.  Ít kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp thấp hơn.  Quỹ hải ngoại : Nguồn vốn huy động vào quỹ 100% là nguồn vốn nước ngoài, công ty quản lý quỹ được đăng ký thành lập ở nước ngoài và quỹ được quản lý bởi các chuyên gia quản lý vốn quốc tế. Các quỹ sẽ t ìm kiếm cơ hội và đầu tư vào các dự án trong nước để thu lợi nhuận. Cổ phiếu của quỹ đ ược niêm yết ở thị trường nước ngoài. + Quỹ hải ngoại có những điểm mạnh nh ư sau:  Có thể thu hút lượng vốn lớn từ nước ngoài.  Môi trường thuế và pháp chế ổn định.  Cơ cấu pháp lý đã thành công ở nhiều nước và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư. + Tuy nhiên quỹ đầu tư hải ngoại cũng có một số điểm yếu nh ư:  Bị hạn chế số vốn đầu t ư, về ngành nghề kinh doanh.  Khâu tiếp cận doanh nghiệp trong n ước còn nhiều khó khăn do có sự khác nhau về môi trường, văn hóa kinh doanh.  Rủi ro tỷ giá trong chuyển vốn và chuyển lợi nhuận
  17. Trang 5 1.3.2. Dựa vào cách thức huy động vốn : Chia thành hai loại là quỹ đầu tư dạng đóng và quỹ đầu tư dạng mở :  Quỹ đầu tư dạng đóng: Quỹ chỉ phát hành cổ phiếu, chứng chỉ đầu t ư ra công chúng tại những thời điểm định sẵn với số lượng nhất định và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Sau khi phát h ành lần đầu ra công chúng, cổ phiếu đầu tư được giao dịch như các chứng khoán niêm yết khác trên thị trường tập trung (sở giao dịch chứng khoán). Các nh à đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phần hoặc chứng chỉ đầu t ư của họ trên thị trường thứ cấp thông qua các nhà môi giới, giá cổ phần được xác định bởi lượng cung, cầu trên thị trường.  Quỹ đầu tư dạng mở: Quỹ liên tục phát hành cổ phiếu, chứng chỉ đầu t ư ra công chúng và thực hiện mua lại cổ phiếu, chứng chỉ đầu t ư khi người đầu tư có nhu cầu thu hồi vốn. Đặc điểm quan trọng đối với quỹ đầu tư dạng mở là giá của cổ phiếu, chứng chỉ đầu t ư của quỹ luôn gắn trực tiếp với giá trị t ài sản thuần của quỹ. Cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư của quỹ dạng mở không giao dịch tr ên thị trường thứ cấp mà giao dịch với quỹ hoặc các đại lý được ủy quyền. Giá cổ phiếu được xác định bởi giá trị t ài sản thuần cộng với phần lệ phí giao dịch. 1.3.3. Dựa vào cơ cấu tổ chức : Phân tích cơ cấu tổ chức của quỹ, có thể chia quỹ th ành ba loại:  Quỹ đầu tư dạng hợp đồng : + Quỹ còn được gọi là quỹ tín thác đầu tư . Trong mô hình này qu ỹ đầu tư mạo hiểm không có tư cách pháp nhân mà ch ỉ là một lượng tiền nhất định do các nhà đầu tư đóng góp. Mô hình này thể hiện rõ ở vai trò của ba bên tham gia vào hoạt động của quỹ: công ty quản lý quỹ, ngân h àng giám sát và các nhà đầu tư. + Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. + Ngân hàng giám sát: ngoài vai trò giám sát, b ảo quản vốn và tài sản của quỹ,
  18. Trang 6 ngân hàng giám sát còn làm nhiệm vụ giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ, đảm bảo việc tuân thủ các mục ti êu và chính sách đầu tư đã đề ra. Quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát đư ợc thể hiện bằng hợp đồn g quản lý giám sát, trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nh à đầu tư. + Các nhà đầu tư góp vốn bằng việc mua các chứng chỉ đầu t ư do công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ phát h ành. Các nhà đầu tư trong mô hình này không phải là các cổ đông như mô hình công ty mà chỉ đơn giản là những người thụ hưởng kết quả kinh doanh từ hoạt động đầu t ư của quỹ.  Quỹ đầu tư dạng công ty con : Đây là quỹ đầu tư trực thuộc các định chế t ài chính, là công ty con của các tập đoàn công nghiệp hay các tổ chức kinh tế lớn (mô hình này là nét đặc trưng của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Nhật). Những quỹ đầu tư dạng này giúp cho các công ty mẹ tham gia vào quá trình phát triển của những doanh nghiệp khởi sự, và cung cấp những phát minh sáng chế cho công ty mẹ. Trong hình thức này, công ty mẹ thực hiện tài trợ vốn mạo hiểm cho doanh nghiệp l à nhằm tạo mối quan hệ với những doanh nghiệp mới, để rồi cun g cấp những dịch vụ khác hoặc hy vọng vào những khoản lợi nhuận ở trong tương lai. + Loại hình này có những khuyết điểm như sau:  Hội đồng quản trị của công ty con sẽ đ ưa ra quyết định phê chuẩn các khoản đầu tư, trong đó việc quản lý các khoản đầu t ư của quỹ lại do một công ty quản lý vốn mạo hiểm được thuê đảm trách. Như vậy, hình thức này sẽ không tạo ra được một loại nhà đầu tư chuyên nghiệp, mà nếu có thì năng lực của họ cũng bị lãng phí và họ không có quyền đưa ra các quyết định đầu tư.  Thù lao cho những người quản lý quỹ là một khoản tiền lương và một khoản thưởng nào đó, không gắn liền với thành quả đầu tư, vì thế tính chất khuyến khích không mạnh.  Công ty phải trung thành với lợi ích của công ty mẹ chứ không phải v ì lợi ích của công ty được nhận đầu tư. Điều này đôi khi dẫn đến xung đột lợi ích giữa
  19. Trang 7 nguồn tài trợ và người khởi nghiệp, giữa quỹ của công ty với nh à đầu tư mạo hiểm khác.  Đội ngũ nhân viên quản lý của công ty con là do công ty mẹ cử tới, sau một thời gian hoạt động, họ trở về l àm việc cho công ty mẹ, tốc độ luân chuyển công việc cao, vì thế khó hình thành một đội ngũ chuyên gia đầu tư vốn mạo hiểm chuyên nghiệp.  Quỹ đầu tư dạng công ty cổ phần : Trong mô hình này quỹ đầu tư là một pháp nhân đầy đủ, tức l à một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị quỹ. Các nh à đầu tư góp vốn vào quỹ là các cổ đông và họ có quyền bầu ra các thành viên hội đồng quản trị. Các tổ chức tham gia v ào cơ cấu hoạt động của quỹ đầu tư dạng công ty là công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản. Ngoài ra tùy từng nước còn có sự tham gia của các đại lý chuyển nh ượng và nhà bảo lãnh phát hành. Với hình thức này, các doanh nghiệp được đầu tư không những nhận được sự hỗ trợ về vốn mà còn nhận được sự hỗ trợ về các mặt quản lý, hoạt động điề u hành. 1.4. Đặc điểm hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm :  Lợi nhuận cao, rủi ro đáng kể : Đây là một điểm đặc biệt tạo nên sự khác biệt với các nguồn t ài trợ vốn khác vì thành công chủ yếu của các quỹ đầu tư mạo hiểm dựa chủ yếu vào kỹ năng tìm kiếm những dự án đầu tư ban đầu tương đối nhỏ nhưng lại hàm chứa một tiềm năng tăng trưởng cao. Đầu tư là hoạt động hy sinh những giá trị hiện tại để đạt đ ược những giá trị không chắc chắn trong t ương lai. Nhưng khác với đầu tư thông thường mục tiêu của quỹ đầu tư mạo hiểm là kiếm được các khoản thu nhập vốn v ượt trội hơn mức trung bình. Vốn mạo hiểm chủ yếu đầu t ư vào những người khổng lồ trong thời th ơ ấu. Quỹ đầu tư mạo hiểm thường đầu tư vào các công ty trong giai đo ạn mới khởi sự, đó là những công ty mới, thường là trước khi đạt được khả năng thu lợi nhuận, trước khi bán được một sản phẩm nào đó, thậm chí trước khi phát triển được sản phẩm, nhưng phải sẵn sàng theo đuổi một con đường tăng trưởng nhanh. Các nhà tư
  20. Trang 8 bản mạo hiểm nắm giữ cá c công cụ giống như vốn chủ sở hữu, tức là họ tham gia trực tiếp vào rủi ro kinh doanh của những công ty m à họ đầu tư tài trợ. Đi kèm với yếu tố rủi ro cao nhưng điều hấp dẫn nhất dối với các nh à đầu tư đó là tiềm năng mang lại lợi nhuận vượt trội được kỳ vọng của doanh nghiệp đ ược đầu tư. Vì thế có thể nói trong các loại h ình quỹ đầu tư, quỹ đầu tư vốn mạo hiểm là loại hình quỹ đầu tư có rủi ro cao nhất. Lợi nhuận ngoạn mục, rủi ro đáng kể chính là đặc trưng thú vị nhất của vốn mạo hiểm.  Quản lý một cách chuyên nghiệp: Vốn mạo hiểm là một khoản tiền được quản lý một cách chuyên nghiệp. Tuy mang mức độ rủi ro cao, vốn mạo hiểm có đ ường hướng mục tiêu phát triển cụ thể, chiến lược đầu tư rõ ràng như: lĩnh vực, ngành nghề đầu tư mục tiêu, danh mục đầu tư tối ưu, điều kiện tiêu chuẩn mà đối tượng nhận đầu tư cần có… Các nhà tư bản mạo hiểm (tổ chức, cá nhân) tr ên thực tế là những chuyên gia thay mặt cho một tập hợp các nhà đầu tư để tiến hành đầu tư theo một cách thức xác định và có cấu trúc rõ ràng.  Là một quỹ đầu tư tư nhân : Vì mức độ rủi ro của quỹ là rất cao nên vốn của quỹ đầu tư mạo hiểm huy động sẽ không phải là từ công chúng mà bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một số nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, đó là các cá nhân, thể nhân, các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Các nhà đầu tư thường đầu tư một lượng vốn tương đối lớn và đổi lại họ đòi hỏi các yêu cầu về kỹ năng quản lý quỹ rất cao để đảm bảo yếu tố sinh lợi tr ên số vốn đầu tư. Vì vậy, quỹ đầu tư vốn mạo hiểm là một quỹ đầu tư tư nhân.  Phần lớn là đầu tư gián tiếp: Hình thức đầu tư chủ yếu ban đầu của quỹ đầu t ư mạo hiểm là đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên từ đầu những năm 80, hình thức đầu tư đã thay đổi. Việc tiến hành đầu tư được thực hiện thông qua nh à quản lý đầu tư tư nhân chuyên nghiệp. Xu hướng này ngày càng phổ biến thể hiện tính chuyên môn hóa trong lĩnh vực đầu tư vốn mạo hiểm và dần hình thành ngành công nghi ệp đầu tư vốn mạo hiểm .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2