Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
lượt xem 5
download
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thực tiễn trong việc đưa ra những đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm TDBL tại BIDV – HCM, từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đưa ra những kế hoạch cụ thể nhằm giúp Chi nhánh phát triển sản phẩm TDBL một cách hiệu quả trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THÀNH THĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THÀNH THĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.LÊ HỒ AN CHÂU TP.Hồ Chí Minh – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, đƣợc đƣa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu liên quan tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác và chƣa đƣợc nêu tại bất kỳ nghiên cứu có nội dung tƣơng đồng nào khác. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả Lê Thành Thăng
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN.............................................. 3 Mục đích nghiên cứu: .................................................................................................................. 3 Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................................... 3 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 3 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN ............................................................................................................. 4 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................... 5 CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ BIDV – HCM VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH .................................................... 6 2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ BIDV – HCM: ........................................................................... 6 2.2. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV – HCM .................... 8 2.2.1. Vấn đề về cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ, thu nhập và thị phần tín dụng bán lẻ thấp 10 2.2.2. Vấn đề phát triển sản phẩm cho vay mua nhà ............................................................... 11 2.2.3. Vấn đề phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp ................................................ 12 2.2.4. Vấn đề phát triển sản phẩm cho vay thấu chi ................................................................ 13 2.2.5. Vấn đề phát triển sản phẩm cho vay du học .................................................................. 15 2.2.6. Vấn đề phát triển các sản phẩm hiện có và phát triển sản phẩm mới .......................... 15 2.2.7. Vấn đề marketing các sản phẩm tín dụng bán lẻ .......................................................... 18 2.2.8. Vấn đề ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm TDBL .................................................. 19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................................... 22 CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 23 3.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ ....................................................................................................................................... 23 3.1.1. Khái niệm tín dụng bán lẻ .............................................................................................. 23 3.1.2. Khái niệm về phát triển tín dụng bán lẻ ......................................................................... 24 3.1.3. Các sản phẩm tín dụng bán lẻ ........................................................................................ 25 3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ....................................... 26
- 3.1.4.1 Chỉ tiêu định lượng ...................................................................................................... 27 3.1.4.2. Chỉ tiêu định tính ........................................................................................................ 28 3.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại............................................................................................................................................ 29 3.1.5.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng ............................................................................... 29 3.1.5.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng .............................................................................. 31 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 33 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin..................................................................................... 33 3.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ................................................................................... 33 3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ................................................................................... 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................................... 35 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA BIDV – HCM VÀ NGUYÊN NHÂN TẠI CHI NHÁNH .................................................. 36 4.1. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VỀ CƠ CẤU SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU VÀ DOANH THU TÍN DỤNG BÁN LẺ THẤP ..................................... 36 4.2. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA NHÀ ................................................................................................................................... 38 4.3. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP VÀ THẤU CHI TÍN CHẤP ................................................................ 39 4.4. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY DU HỌC ...................................................................................................................................................... 42 4.5. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM HIỆN CÓ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI ................................................................................................. 42 4.6. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ MARKETING SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ KÉM HIỆU QUẢ .......................................................................................................... 45 4.7. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO CÁC SẢN PHẨM TDBL ............................................................................................................................... 47 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4............................................................................................................... 49 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẦM TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG BIDV – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................. 50 5.1. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA BIDV VÀ BIDV – HCM TRONG THỜI GIAN TỚI .......................................................................................................................... 50 5.1.1. Định hướng chiến lược phát triển của BIDV trong thời gian tới ................................... 50 5.1.2. Định hướng chiến lược phát triển của BIDV – HCM trong thời gian tới ...................... 51 5.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV – HCM .... 54 5.2.1. Giải pháp để giảm tình trạng cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ không đồng đều, tăng doanh thu TDBL tại BIDV – HCM: ......................................................................................... 54 5.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay mua nhà: ......................................................... 56 5.2.3. Giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng và thấu chi tín chấp:....................... 56 5.2.4. Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay du học: ............................................................ 57 5.2.5. Giải pháp phát triển thêm sản phẩm mới: ..................................................................... 57 5.2.6. Giải pháp marketing sản phẩm TDBL hiệu quả: ........................................................... 58
- 5.2.7. Giải pháp áp dụng công nghệ với sản phẩm TDBL: ...................................................... 60 5.3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV – HCM ......................................................................................................... 62 5.3.1. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm riêng biệt ..................................................... 62 5.3.1.1 Nhiệm vụ mục tiêu........................................................................................................ 62 5.3.1.2. Các sản phẩm TDBL trọng tâm .................................................................................. 63 5.3.2. Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm ............................................ 64 5.3.3. Tăng cường động marketing .......................................................................................... 64 5.4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 65 5.4.1. Kết luận .......................................................................................................................... 65 5.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ............................ 65 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5............................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 68 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt ATM Máy rút tiền tự động BIDV Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Đầu Tƣ Và Phát Triển Việt Nam BIDV – HCM Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Đầu Tƣ Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh BIC Công ty bảo hiểm trực thuộc Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Đầu Tƣ Và Phát Triển Việt Nam BPQTTD Bộ phận quản trị tín dụng BPGDKHCN Bộ phận giao dịch khách hàng cá nhân CB QLKHCN Cán bộ quản lý khách hàng cá nhân CN Chi nhánh CNTT Công Nghệ Thông Tin DN Doanh Nghiệp DNNVV Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa DNTDBL Dƣ nợ tín dụng bán lẻ DVNH Dịch Vụ Ngân Hàng GTCG Giấy tờ có giá GDBĐ Giao dịch bảo đảm GTCG Giấy tờ có giá KHBL Khách hàng bán lẻ KHDN Khách hàng doanh nghiệp LĐ PGD Lãnh đạo phòng giao dịch LĐ PKHCN Lãnh đạo phòng khách hàng cá nhân NHTM Ngân Hàng Thƣơng Mại NHTM Cổ Phần Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần NHTM NN Ngân Hàng Thƣơng Mại Nhà Nƣớc
- NHTM VN Ngân Hàng Thƣơng Mại Việt Nam NHTW Ngân Hàng Trung Ƣơng NHBL Ngân Hàng Bán Lẻ PQTTD Phòng quản trị tín dụng POS Điểm chấp nhận thẻ PGD Phòng giao dịch PKHCN Phòng khách hàng cá nhân PGĐQLKHCN Phó giám đốc quản lý khách hàng cá nhân PQLRR Phòng quản lý rủi ro QLRR Quản lý rủi ro SXKD Sản xuất kinh doanh TDBL Tín Dụng Bán Lẻ TSBĐ Tài sản bảo đảm VAMC (Vietnam Asset Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam Management Company)
- DANH MỤC BẢNG BẢNG 2.1: DƢ NỢ TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV.HCM GIAI ĐOẠN 2013 – 2017 ............... 10 BẢNG 2.2: DƢ NỢ CHO VAY NHU CẦU NHÀ Ở TẠI BIDV - HCM GIAI ĐOẠN 2013 – 2017 .......................................................................................................................................................... 11 BẢNG 2.3. TÌNH HÌNH CHO VAY THẤU CHI TẠI BIDV – HCM ........................................... 13 BẢNG 2.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC LOẠI DỊCH VỤ TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV – HCM ............................................................................................................ 14 BẢNG 2.5. TÌNH HÌNH CHO VAY DU HỌC TẠI BIDV – HCM ............................................... 15 BẢNG 2.6.THỐNG KÊ CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI BIDV - HCM .................... 16 BẢNG 2.7.THỐNG KÊ CÁC SẢN PHẨM BÁN LẺ MỚI TẠI BIDV – HCM ............................. 17 BẢNG 2.8. CHI PHÍ TRUYỀN THÔNG CỦA BIDV - HCM GIAI ĐOẠN 2013–2017 .............. 19 BẢNG 2.9.BẢNG TỔNG HỢP CÁC ỨNG DỤNG ĐIỆN TỬ TẠI BIDV - HCM ........................ 20 BẢNG 4.1.TỶ TRỌNG CÁC SẢN PHẨM CHO VAY NHU CẦU NHÀ Ở TẠI BIDV.HCM GIAI ĐOẠN 2013 – 2017 ......................................................................................................................... 39 BẢNG 4.2.BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƢỢNG KHÁCH HÀNG VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI BIDV – HCM GIAI ĐOẠN 2013 – 2017: ....................................................................................... 40 BẢNG 4.3. SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA BIDV – HCM ............................................. 43 BẢNG 4.4. SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA MỘT SỐ NHTM ........................................ 44 BẢNG 4.5. SO SÁNH SẢN PHẨM TDBL ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỘT SỐ NGÂN HÀNG .......................................................................................................................................................... 47 BẢNG 5.1. KHẢO SÁT TRANG MẠNG XÃ HỘI PHỔ BIẾN .................................................... 59 BẢNG 5.2. KHẢO SÁT ĐÀI TRUYỀN THÔNG PHỔ BIẾN ....................................................... 60
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ 2.1: DƢ NỢ TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI BIDV – HCM ........................................... 13 BIỂU ĐỒ 4.1: TÌNH HÌNH CHO VAY HỖ TRỢ NHÀ Ở TẠI BIDV – HCM ............................. 38
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: “Phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh” Tóm tắt: Luận văn nghiên cứu vấn đề phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV – HCM. Mặc dù tín dụng bán lẻ có tiềm năng trở thành một trong những hoạt động chủ đạo của nghiệp vụ ngân hàng, nhƣng BIDV – HCM gần đây mới quan tâm đến thị trƣờng bán lẻ. Cơ cấu các sản phẩm TDBL tại BIDV – HCM bị mất cân đối, tỷ trọng cho vay nhà ở và cho vay cầm cố/chiết khấu giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng quá lớn; trong khi các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng quá nhỏ. Một số sản phẩm có nhƣng không phát triển và không có dƣ nợ. BIDV – HCM chƣa có sản phẩm mang tính đột phá. Bên cạnh đó, khâu quảng bá, tiếp thị và ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm TDBL còn yếu. BIDV – HCM cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm trong đó việc đa dạng các sản phẩm TDBL là một xu thế tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh, hƣớng tới mục tiêu ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng phƣơng pháp giải quyết tình huống (problem – solving) kết hợp định tính và định lƣợng trong nghiên cứu để tìm các nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm TDBL chƣa phát triển tại BIDV – HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân tập trung vào các vấn đề lớn sau: vấn đề phát triển sản phẩm TDBL còn thiếu và yếu tập trung vào một số sản phẩm nhƣ cho vay hỗ trợ nhà ở, vay thấu chi, vay tiêu dùng tín chấp, vay du học; chƣa áp dụng công nghệ vào các sản phẩm TDBL; chƣa phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng; chƣa có chiến lƣợc marketing hiệu quả. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra các giải pháp và kế hoạch để phát triển các sản phẩm TDBL tại BIDV – HCM. Giải pháp tập trung vào các nội dung chính: Phát triển các sản phẩm mới cũng nhƣ sản phẩm TDBL đang có; chú trọng đầu tƣ các sản phẩm TDBL liên quan đến công nghệ; các giải pháp về hoạt động marketing. Từ khóa: Tín dụng bán lẻ, phát triển sản phẩm, BIDV – HCM.
- ABSTRACT Title: “Retail credit products development at Bank for Investment and Development of Vietnam – Ho Chi Minh City Branch” Abstract: This thesis studies the issue of retail credit products development at Bank for Investment and Development of Vietnam – Ho Chi Minh City Branch (BDIV – HCM). Despite the fact that Retail credit has the potential to become one of the key activities of banking operations, BIDV – HCM has just paid attention to the retail credit market lately. The structure of retail credit products at BIDV – HCM is unbalanced, housing loans and mortgage pledges account for a large proportion, meanwhile other products account for a very small proportion. There are a few product that have not developed yet. BIDV – HCM has no breakthrough products. In addition, the effect of marketing stratagies and technology innovation in banking producst is ineffective. It is necessary for BIDV – HCM to develop and diversify its own products in order to increase competitive advantage and become one of the top retail banks in Vietnam. This study ueses problem-sovling method, qualitative and quantitative methods to find out the reasons why retail credit products have not developed at BIDV – HCM. The findings revealed that those reasons are: lack of development on a number of products such as housing loans, overdraft loans, consumption loans, student loans; less technology innovation in retail credit products; no development on new products to meet the diverse demand of customers; a shortage of effective marketing stratagies. Base on the above-mentioned causes, the author offers solutions and plans to develop retail credit products at BIDV – HCM. These solutions mainly focus on: developing new products as well as exsting products; researching and developing products using new technologies; innovatve marketing stratagies. Key words: Retail credit, product development, BIDV – HCM
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Tính cấp thiết của đề tài Tín dụng bán lẻ đang hình thành một xu thế phát triển mới cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Nếu nhƣ trƣớc đây, các ngân hàng thƣờng có xu thế ƣu tiên cho tín dụng bán buôn, với đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, dòng vốn của ngân hàng dễ đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất với quy mô giao dịch lớn, lãi suất ƣu đãi trên các thị trƣờng chứng khoán, bất động sản, liên ngân hàng, ngoại hối, các dự án tiền tỷ. Tuy nhiên, trong chu kỳ kinh tế 10 năm vừa qua, các ngân hàng đứng trƣớc một loạt khó khăn do chứng khoán bấp bênh, thị trƣờng liên ngân hàng kém phát triển và nợ xấu gia tăng, dẫn tới hàng loạt ngân hàng bị mua lại chỉ với giá 0 đồng vào năm 2016. Cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát của Chính phủ và chủ trƣơng tái cấu trúc của các ngân hàng thƣơng mại dẫn tới tình hình kinh doanh bán buôn ngày càng khó khăn. Chính vì thế, các ngân hàng thƣơng mại nhanh chóng chuyển hƣớng sân chơi sang chiến lƣợc bán lẻ. Thị trƣờng bán lẻ Việt Nam cũng đang là môi trƣờng hấp dẫn cho các ngân hàng trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài, từ đó, mô hình bán lẻ cũng giúp trung hòa lại thị trƣờng sau tăng trƣởng nóng. Theo đánh giá của Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS), tín dụng bán lẻ mang lại nguồn thu nhập ổn định hơn hẳn và ảnh hƣởng ngày càng lớn đến thị trƣờng nguồn vốn, xu hƣớng tín dụng bán lẻ mở rộng đến cả những ngân hàng lớn nhất thế giới. Nhận thấy đƣợc xu thế này, các Ngân hàng thƣơng mại đã ngay lập tức tiếp cận thị trƣờng một cách nhanh chóng bằng việc xác định và tiếp cận khách hàng, xây dựng và phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ theo nhu cầu khách hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động để đáp ứng đƣợc nhanh và tốt nhất nhu cầu khách hàng tín dụng bán lẻ. Khẩu hiệu “Trở thành ngân hàng bán lẻ số 1” thành một slogan quảng bá mạnh mẽ. Kết quả kinh doanh của nhiều Ngân hàng trong mảng tín dụng bán lẻ thời gian qua cho thấy, mảng tín dụng này đã mang lại nguồn lợi nhuận lớn, ổn định, độ rủi ro thấp đối với các Ngân hàng. Chính vì vậy, các sản
- 2 phẩm TDBL đã đƣợc các Ngân hàng phát triển liên tục tung ra, tăng khả năng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm trên thị trƣờng. Không nằm ngoài xu thế đó, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh (viết tắt là BIDV – HCM) thời gian qua đã đầu tƣ xây dựng, triển khai các sản phẩm TDBL tới khách hàng mạnh mẽ hơn. Đối tƣợng mà BIDV – HCM nhắm tới là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, do đây là mảng tín dụng mới phát triển, tính trên tổng dƣ nợ, dƣ nợ tín dụng bán lẻ của Chi nhánh còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng này có thể nhận thấy nhƣ: do mới gia nhập thị trƣờng tín dụng bán lẻ nên sản phẩm chƣa đa dạng, phát triển thị trƣờng chậm, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng đối thủ, công tác marketing, quảng bá, phát triển mạng lƣới tín dụng bán lẻ cũng nhƣ nhân lực cho tín dụng bán lẻ còn tồn tại một số vƣớng mắc, khó khăn nhất định. Thói quen trong đầu tƣ vào mảng tín dụng bán buôn ban đầu cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng tới tƣ duy, phƣơng thức triển khai mảng TDBL, vốn có nhiều điểm khác biệt so với tín dụng bán buôn của Ngân hàng. Luận văn “Phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh” sử dụng phƣơng pháp giải quyết tình huống (problem - solving) kết hợp định tính và định lƣợng trong nghiên cứu để xác định nội dung nghiên cứu, phân tích thực trạng cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp, đƣợc nghiên cứu từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018. Dựa vào số liệu thứ cấp thu thập đƣợc từ kết quả hoạt động TDBL của Ngân hàng BIDV – HCM giai đoạn 2013-2017, cùng kiến thức lý luận, khảo cứu các tài liệu liên quan, các nghiên cứu trƣớc đó, luận văn đánh giá, đƣa ra giải pháp phát triển sản phẩm TDBL tại Ngân hàng BIDV – HCM. Giải pháp của luận văn tập trung vào các nội dung chính: (i) tập trung phát triển sản phẩm TDBL, nhất là kết hợp giữa hoạt động tín dụng với các hoạt động phi tín dụng; (ii) Chú trọng đầu tƣ các sản phẩm TDBL liên quan đến công nghệ; (iii) phát triển sản phẩm mới; (iv) tăng cƣờng, sáng tạo trong các hoạt động marketing.
- 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu: – Đánh giá thực trạng hoạt động TDBL tại BIDV – HCM trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017. – Đƣa ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân cơ bản của những tồn tại của BUDV – HCM trong việc phát triển sản phẩm TDBL. – Đề ra một số giải pháp pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng phát triển các sản phẩm TDBL của BIDV – HCM. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích của nghiên cứu luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: – Khái quát lý luận về sản phẩm TDBL của Ngân hàng thƣơng mại, từ đó hình thành khung nội dung nghiên cứu cho đề tài. – Nghiên cứu thực trạng phát triển các sản phẩm TDBL tại BIDV – HCM thông qua báo cáo kinh doanh của chi nhánh và kết quả điều tra khảo sát của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm TDBL tại chi nhánh. – Đề xuất giải pháp phát triển sản TDBL tại BIDV – HCM trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Sản phẩm TDBL của ngân hàng thƣơng mại. – Phạm vi nghiên cứu: Sản phẩm TDBL tại BIDV – HCM. – Thời gian: Thực trạng phát triển sản phẩm TDBL tại BIDV – HCM giai đoạn 2013 - 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn là một nghiên cứu ứng dụng, áp dụng phƣơng pháp giải quyết tình huống (problem-solving) kết hợp với:
- 4 Phương pháp định tính: - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp để phát triển TDBL. - Phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu dựa vào các số liệu thu thập đƣợc thông qua: + Kết quả hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, các báo cáo chuyên đề, tài liệu tập huấn, hội nghị về TDBL của BIDV từ năm 2013 đến 2017; + Các quy trình văn bản chế độ của BIDV và các dữ liệu thứ cấp đƣợc khai thác tập trung tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh; + Các báo cáo và kinh nghiệm phát triển TDBL của một số Ngân hàng. Phương pháp định lượng: - Điều tra khảo sát bằng bảng hỏi về việc sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ của khách hàng khi sử dụng sản phẩm TDBL tại BIDV – HCM. 5. Kết cấu luận văn Để đạt đƣợc mục tiêu luận văn đề ra ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc kết cấu thành 5 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 2: Giới thiệu sơ lược về BIDV – HCM và xác định vấn đề phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại chi nhánh. Chương 3: Cơ sở lý thuyết về tín dụng bán lẻ, phát triển sản phẩm và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV – HCM và nguyên nhân tại chi nhánh. Chương 5: Giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV – HCM.
- 5 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thực tiễn trong việc đƣa ra những đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm TDBL tại BIDV – HCM, từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đƣa ra những kế hoạch cụ thể nhằm giúp Chi nhánh phát triển sản phẩm TDBL một cách hiệu quả trong thời gian tới.
- 6 CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ BIDV – HCM VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH 2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về BIDV – HCM: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, viết tắt là BIDV) đƣợc thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ tƣớng Chính phủ với quy mô nhỏ gồm có 8 chi nhánh và khoảng 200 nhân viên với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, BIDV đã có nhiều tên gọi khác nhƣ Ngân hàng đầu tƣ và xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam. Tên gọi Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chính thức đƣợc sử dụng từ ngày 27/04/2012 đến nay. BIDV là một doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng đặc biệt, đƣợc tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nƣớc (tập đoàn) mang tính hệ thống bao gồm có 118 chi nhánh và các Công ty phi ngân hàng trong toàn quốc, có các đơn vị liên doanh với nhiều quốc gia (Nga, Lào, Malaysia, Singapore, Mỹ,..), có quan hệ góp vốn, hợp tác với hơn 1.700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ khi đƣợc thành lập, BIDV đã xác định mục tiêu hoạt động trọng tâm là phục vụ đầu tƣ phát triển, các dự án thực hiện các chƣơng trình phát triển kinh tế then chốt của đất nƣớc. Phục vụ đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng cho các thành phần kinh tế, trong đó ƣu tiên các doanh nghiệp, tổng công ty. Hiện nay, BIDV vẫn là một ngân hàng chủ lực trong thực thi các chính sách kinh tế, phát triển và tiền tệ quốc gia. Là chi nhánh cấp một trực thuộc BIDV, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là BIDV – HCM) đƣợc thành lập ngày 15/11/1976. BIDV – HCM là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống BIDV với tổng tài sản đạt trên 10,000 tỷ đồng và tổng số cán bộ nhân viên khoảng 350 ngƣời. Tổng tài sản của BIDV –
- 7 HCM tăng đều qua các năm, giai đoạn 2013 – 2017 không ngừng tăng trƣởng với tốc độ tăng bình quân 10%/năm, đến cuối năm 2017 đã đạt 22,121 tỷ đồng, tăng 6,977 tỷ đồng tƣơng đƣơng 46% so với năm 2013. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh tăng trƣởng tốt, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, hiệu quả kinh doanh đạt tốc độ tăng trƣởng tốt qua các năm. Tuy nhiên, xét riêng về mảng TDBL thì quy mô TDBL cũng nhƣ lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động TDBL luôn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu quy mô và lợi nhuận của chi nhánh. Với mảng kinh doanh truyền thống tập trung vào bán buôn dần chững lại, trong những năm gần đây, BIDV – HCM chuyển hƣớng sang mảng TDBL. Sau khi tái cơ cấu và định hƣớng lại hoạt động ngân hàng năm 2013, BIDV đã đặt ra định hƣớng phát triển mới về TDBL, coi đây là xu hƣớng phát triển trong những năm tiếp theo. Thực hiện chủ trƣơng đó, BIDV – HCM cũng có bƣớc chuyển đổi chiến lƣợc kinh doanh để đi theo con đƣờng cung cấp các sản phẩm TDBL. Gia nhập thị trƣờng bán lẻ muộn khi đã có rất nhiều ngân hàng bán lẻ phát triển mạnh các sản phẩm trên cùng địa bàn, BIDV – HCM đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn để có thể tăng trƣởng, mở rộng thị phần và tạo ấn tƣợng thƣơng hiệu với khách hàng. Chiến lƣợc kinh doanh mảng TDBL của BIDV – HCM đang đi đúng hƣớng nhƣng chƣa thực sự hiệu quả. Việc còn rập khuôn theo định hƣớng của Hội sở chính mà chƣa có sự điều chỉnh trong xây dựng chiến lƣợc gắn với đặc thù của khu vực Chi nhánh đang kinh doanh, đặc biệt là chƣa chú trọng phát triển các sản phẩm TDBL là một trong những hạn chế khiến mảng TDBL của ngân hàng chậm phát triển. Chính vì vậy, doanh thu cũng nhƣ thị phần TDBL mà Chi nhánh có đƣợc trong những năm qua chƣa đạt đƣợc những mục tiêu đề ra.
- 8 2.2. Vấn đề phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV – HCM Sự thành công của hầu hết các doanh nghiệp phụ thuộc vào việc họ có nắm bắt đƣợc nhu cầu của thị trƣờng và mong muốn của khách hàng để tìm ra phƣơng thức đáp ứng nhu cầu đó bằng các sản phẩm của mình hay không (Johnson, 2009). Phát triển sản phẩm (PD – Product Development) là một hoạt động giải quyết vấn đề đó cho doanh nghiệp. Việc phát triển một sản phẩm mang lại hiệu quả quan trọng trong kinh doanh nhƣ tăng doanh thu, sự hài lòng của khách hàng (Olavarrieta & Friedmann, 2008). Phát triển sản phẩm là một quá trình khó khăn nhƣng nếu thành công, đây sẽ là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất với hiệu quả kinh doanh (Bendoly, Bharadwaj & Bharadwaj, 2012). Các công ty đều nhận thấy đƣợc để tồn tại trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ ngày nay, việc phát triển sản phẩm có ảnh hƣởng rất quan trọng (Im & Rai, 2008). “Phát triển sản phẩm” (PD – Product Development) còn đƣợc gọi là “Thiết kế và Phát triển sản phẩm” hay đôi khi còn mang nghĩa là “Development”. PD là một quá trình phức tạp và là một hoạt động mang tính tập thể cao, nó huy động hầu hết các chức năng của doanh nghiệp vào hoạt động này. Hiểu một cách đơn giản, “Phát triển sản phẩm” là việc đƣa ra các ý tƣởng thú vị, hữu ích, phát triển các ý tƣởng đó thành các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực tế xã hội. Mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trƣờng là phát triển các sản phẩm có thể bán đƣợc và đem về lợi nhuận (Karl & Eppinger, 2010). Do liên tục phải đối mặt với thị trƣờng cạnh tranh gay gắt, với nhu cầu thƣờng xuyên thay đổi của khách hàng và với những tiến bộ của khoa học – công nghệ nên việc không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm và cải tiến những sản phẩm hiện tại là một đòi hỏi khách quan của doanh nghiệp. Ta có thể rút ra khái niệm về phát triển sản phẩm nhƣ sau: Phát triển sản phẩm (PD) là một quá trình tạo ra và cải tiến các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, tạo ra lợi thế cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển các ngân hàng phải không ngừng mở rộng mạng lƣới, nâng cao năng lực tự chủ tài chính và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, đối với sản phẩm TDBL có nhiều đối tƣợng khách hàng nên sức lan tỏa trong xã hội rất nhanh,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 9 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn