Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ
lượt xem 3
download
Bài nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ ở các nước Châu Á. Mô hình được áp dụng cho dữ liệu theo quý của 16 nước Châu Á từ tháng 01 năm 2005 đến tháng 12 năm 2015. Phát hiện chính từ bài nghiên cứu là hiệu quả của chính sách tiền tệ có mối quan hệ ngược chiều với sự phát triển của hệ thống tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ
- Luan Van Tot Nghiep - Tran Minh Bao Ngoc.pdf
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------------------------- TRẦN MINH BẢO NGỌC PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------------------------- TRẦN MINH BẢO NGỌC PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VIỆT QUẢNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với đề tài “Phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi theo sự hướng dẫn của TS Vũ Việt Quảng. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Trần Minh Bảo Ngọc
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. 1 DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. 5 TÓM TẮT............................................................................................................................. 1 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................................. 2 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3 1.3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu ................................................... 3 1.4. Những đóng góp mới của bài nghiên cứu ........................................................... 4 1.5. Kết cấu bài nghiên cứu ......................................................................................... 4 2. TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ... 6 2.1. Chính sách tiền tệ .................................................................................................. 6 2.2. Phát triển tài chính ............................................................................................... 7 2.3. Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ .... 12 2.3.1. Lý thuyết “Kênh tín dụng” ......................................................................... 12 2.3.2. Cấu trúc tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ .............................. 17 2.3.3. Yếu tố thể chế, pháp lý của thị trường tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ ................................................................................................................... 19 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 23 3.1. Mô hình hồi quy thực nghiệm ............................................................................ 23 3.1.1. Mô hình hồi quy đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ: .................... 23 3.1.2. Mô hình hồi quy đánh giá tác động của phát triển tài chính lên hiệu quả của chính sách tiền tệ ................................................................................................. 24 3.2. Đo lường các biến số trong mô hình .................................................................. 27 3.3. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 30 3.3.1. Chọn mẫu và nguồn dữ liệu ........................................................................ 30 3.3.2. Thống kê mô tả các biến .............................................................................. 31 3.4. Hai phương pháp phân tích hồi quy thực nghiệm ........................................... 33 3.4.1. Phương pháp phân tích hồi quy thứ nhất.................................................. 34 3.4.2. Phương pháp phân tích hồi quy thứ hai .................................................... 34 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................... 36 4.1. Thảo luận kết quả hồi quy đạt được theo phương pháp thứ nhất ................. 36 4.2. Thảo luận kết quả hồi quy đạt được theo phương pháp thứ hai .................... 41
- 5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................................ 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 1
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 – Giá trị trung bình các biến ...................................................................... 31 Bảng 3.2 – Thống kê mô tả ....................................................................................... 32 Bảng 4.1 – Kết quả hồi quy theo phương pháp thứ nhất đối với biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng GDP ................................................................................................... 37 Bảng 4.2 – Kết quả hồi quy theo phương pháp thứ nhất đối với biến phụ thuộc là tỷ lệ lạm phát ................................................................................................................. 38 Bảng 4.3 – Kết quả hồi quy theo phương pháp thứ hai đối với biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng GDP ................................................................................................... 41 Bảng 4.4 – Kết quả hồi quy theo phương pháp thứ hai đối với biến phụ thuộc là tỷ lệ lạm phát ................................................................................................................. 44
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHTW Ngân hàng Trung Ương NHTM Ngân hàng Thương mại TCTD Tổ chức tín dụng GDP Tổng sản phẩm quốc nội M2 Lượng cung tiền M2
- 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ ở các nước Châu Á. Mô hình được áp dụng cho dữ liệu theo quý của 16 nước Châu Á từ tháng 01 năm 2005 đến tháng 12 năm 2015. Phát hiện chính từ bài nghiên cứu là hiệu quả của chính sách tiền tệ có mối quan hệ ngược chiều với sự phát triển của hệ thống tài chính. Từ khoá: phát triển tài chính, chính sách tiền tệ.
- 2 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Hệ thống tài chính ở các nền kinh tế đã chứng kiến sự phát triển ấn tượng trong hai thập kỷ qua. Sự phát triển này mang lại một bước tiến mới trong phát triển kinh tế và điều hành các chính sách. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu đưa ra kết luận rằng hệ thống tài chính phát triển mang lại nhiều tác động tích cực trong phát triển kinh tế, tuy nhiên hệ thống tài chính phát triển nhanh cũng dẫn đến nhiều quan ngại. Đáng chú ý nhất, sự phát triển tài chính hiện nay có mối quan hệ trực tiếp đến chính sách tiền tệ được điều hành bởi NHTW. Chúng ta biết rằng NHTW điều hành chính sách tiền tệ để theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế hay kiểm soát giá cả và lạm phát. NHTW sử dụng các công cụ tiền tệ (bao gồm các công cụ trực tiếp và các công cụ gián tiếp) để thực thi chính sách tiền tệ, những công cụ này chủ yếu thông qua hệ thống tài chính bằng các cơ chế truyền dẫn tiền tệ (các kênh truyền dẫn tiền tệ chủ yếu như lãi suất, tỷ giá, tín dụng…) để tác động đến nền kinh tế. Có thể cho rằng chính sách tiền tệ hoạt động chủ yếu thông qua ảnh hưởng của nó đến hệ thống tài chính, do đó bất kỳ sự phát triển nào ảnh hưởng đến cấu trúc và phương thức hoạt động của hệ thống tài chính đều có khả năng gây ảnh hưởng đến các cơ chế truyền dẫn tiền tệ và thông qua đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tiền tệ được điều hành bởi NHTW. Vì nguyên nhân nêu trên, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều nền kinh tế, đặc biệt là những nền kinh tế đang trải qua quá trình phát triển tài chính nhanh chóng và mạnh mẽ. Đến nay, ở Việt Nam tạm thời chưa phát hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ. Do đó, bài nghiên cứu
- 3 kỳ vọng mang đến một bằng chứng thực nghiệm có thể đánh giá mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Các lý thuyết kinh tế từ lâu đã công nhận sự phát triển tài chính có mối quan hệ với hiệu quả của chính sách tiền tệ, tuy nhiên các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này cho đến nay vẫn đưa ra nhiều kết luận khác nhau, chưa đi đến sự thống nhất. Để làm sáng tỏ hơn nội dung này, bài nghiên cứu thực hiện một phân tích thực nghiệm nhằm đánh giá mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ trên cơ sở tham khảo các mô hình hồi quy của các bài nghiên cứu trước đây, với dữ liệu được sử dụng là dữ liệu bảng cho một mẫu gồm 16 quốc gia trong khu vực Châu Á trong giai doạn 2005-2015. Sau khi thực hiện hồi quy các ước lượng cần thiết và có được kết quả hồi quy, bài nghiên cứu hướng đến mục tiêu trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Khi hệ thống tài chính trở nên phát triển hơn, hiệu quả của chính sách tiền tệ sẽ như thế nào? Đây là câu hỏi nghiên cứu chính của bài nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, bài nghiên cứu mong muốn tiếp tục tìm hiểu thêm mối quan hệ giữa sự phát triển của các trung gian tài chính và mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường chứng khoán với hiệu quả của chính sách tiền tệ có khác biệt như thế nào? 1.3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu Đối tượng của bài nghiên cứu là mối quan hệ giữa sự phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ. Sau khi tìm hiểu được mối quan hệ này, bài nghiên cứu kỳ vọng tiếp tục đánh giá được sự khác biệt trong mối quan hệ giữa sự phát triển của các trung gian tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ và mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường chứng khoán lên hiệu quả của chính sách tiền tệ.
- 4 Phạm vi nghiên cứu của bài giới hạn trong một mẫu bao gồm 16 nền kinh tế với mức độ phát triển tài chính chung và mức độ phát triển của trung gian tài chính và thị trường chứng khoán khác nhau ở Châu Á trong giai đoạn từ 2005-2015. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài là nghiên cứu hồi quy định lượng trên cơ sở tham khảo phương pháp của một số tác giả nghiên cứu trên thế giới. Bài nghiên cứu thảo luận hai phương pháp đánh giá mối quan hệ giữa phát triển tài chinh và hiệu quả của chính sách tiền tệ dựa trên hai mô hình hồi quy theo dữ liệu bảng để đi đến kết luận về kết quả nghiên cứu. 1.4. Những đóng góp mới của bài nghiên cứu Đánh giá mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở 16 quốc gia trong khu vực Châu Á. 1.5. Kết cấu bài nghiên cứu Ngoài phần danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo,… nội dung chính của bài nghiên cứu bao gồm 05 phần như sau: Phần 1: Giới thiệu: Trình bày lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; đối tương, pham vi, phương pháp nghiên cứu; những đóng góp mới và kết cấu của bài nghiên cứu. Phần 2: Tổng quan các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm: Trình bày những lý thuyết nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ. Phần 3: Phương pháp và mô tả dữ liệu nghiên cứu: Trình bày cách chọn mẫu, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
- 5 Phần 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả của phương pháp nghiên cứu. Phần 5: Kết luận và phát triển nghiên cứu: Trình bày kết luận của bài nghiên cứu và đề xuất một số nội dung phát triển ở các bài nghiên cứu sau.
- 6 2. TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là tổng hoà những phương thức mà NHTW thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định. Nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của chính phủ. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và kiểm soát lạm phát. Sự phối hợp ba mục tiêu này là rất quan trọng, bởi vì, không phải cùng một lúc cả ba mục tiêu đó đều có thể thực hiện được mà không có sự mâu thuẩn với nhau. Do vậy, khi đặt ra các mục tiêu cho chính sách tiền tệ, cần phải có sự dung hoà. Cụ thể là phải tuỳ lúc, tuỳ thời điểm, tuỳ điều kiện cụ thể mả sắp xếp thứ tự ưu tiên. Muốn vậy, NHTW phải luôn nắm bắt được thực tế diễn biến của quá trình thực hiện mục tiêu, nhằm điều chỉnh chúng khi có sự thay đổi bằng những giải pháp thích hợp. Chính sách tiền tệ về cơ bản có hai loại: chính sách mở rộng tiền tệ và chính sách thắt chặt tiền tệ. Trong đó, chính sách mở rộng tiền tệ còn được gọi là chính sách nới lỏng tiền tệ. Chính sách này được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng. Trong tình hình này, chính sách nới lỏng tiền tệ làm tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Chính sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống suy thoái. Ngược lại với chính sách mở rộng tiền tệ là chính sách thắt chặt tiền tệ, còn được gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Loại chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng. Chính sách thắt chặt tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát.
- 7 Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ bao gồm kênh lãi suất và kênh giá cả tài sản. Kênh lãi suất được Keyness miêu tả theo cơ chế sau: Khi chính sách tiền tệ mở rộng, cung tiền tăng, lãi suất thực giảm, làm giảm giá cả vay vốn, kéo theo nhu cầu đầu tư tăng, dẫn đến tăng cầu và tăng sản lượng. Nhìn chung, hiệu quả kênh truyền dẫn này phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường tài chính. Bên cạnh kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ là kênh lãi suất, còn có kênh giá cả tài sản. F.Mishkin (2000) phân ra ba loại giá tài sản (giá cả chứng khoán, giá cả bất động sản, tỷ giá hối đoái) bên cạnh giá công cụ nợ (lãi suất) được xem như là những kênh truyền dẫn quan trọng, thông qua đó chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế. Chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp thông qua các kênh truyền dẫn này tác động đến tình hình lạm phát và đầu tư trong nền kinh tế. Để thực thi chính sách tiền tệ, thực hiện chức năng và vai trò của mình, NHTW đã sử dụng hang loạt các công cụ như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường “mở”, tỷ giá hối đoái… Mỗi một loại công cụ có cơ chế vận hành riêng và ưu nhược điểm khác nhau. Do đó, tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của nền kinh tế để sử dụng nó một cách phù hợp và hiệu quả. 2.2. Phát triển tài chính Hệ thống tài chính là một hệ thống gồm có thị trường và các chủ thể tài chính thực hiện chức năng gắn kết cung – cầu vốn lại với nhau. Cơ cấu hệ thống tài chính gồm: thị trường tài chính, các chủ thể tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính của hệ thống tài chính. Chức năng cơ bản của hệ thống tài chính là tạo ra kênh chuyển tải vốn từ người thừa vốn đến người cần vốn. Thị trường tài chính là tổng hoà các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn ra dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế. Một hệ thống thị trường tài chính hoàn chỉnh phải bao gồm thị trường tiền tệ hoạt
- 8 động chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng, các công ty tài chính và thị trường vốn, trong đó thị trường chứng khoán giữ vai trò quan trọng. Các trung gian tài chính (cụ thể là các ngân hàng) giải quyết bài toán tổng hoà quan hệ cung cầu vốn thông qua việc luân chuyển nguồn vốn từ người đi gửi (hoạt động huy động vốn) đến người đi vay (hoạt động cấp tín dụng). Thị trường chứng khoán hoạt động nhằm huy động vốn cho nền kinh tế, khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội; thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ và chính quyền địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. Do đó, để đo lường mức độ phát triển của hệ thống tài chính có thể xem xét thông qua sự phát triển của các ngân hàng và thị trường chứng khoán. Căn cứ trên mức độ cung ứng vốn của hai đối tượng này ra thị trường tài chính có thể thấy rõ mức độ phát triển tài chính của một nền kinh tế nhất định. Bài nghiên cứu “Hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng hay thị trường chứng khoán sẽ mang đến tăng trưởng kinh tế hơn?” của Levine (2002) khi tìm hiểu cấu trúc tài chính và đo lường sự phát triển tài chính cho rằng ưu điểm của việc xem xét cấu trúc hệ thống tài chính dựa trên cách tiếp cận xuyên quốc gia là có thể đánh giá cấu trúc tài chính của các quốc gia một cách phù hợp và từ đó tạo điều kiện so sánh trên quy mô quốc tế. Tuy nhiên nhược điểm của cách tiếp cận này là rất khó tìm được một chỉ tiêu thể hiện được cấu trúc tài chính mà dữ liệu sẵn có cho nhiều quốc gia. Để đưa ra một cách tiếp cận mà dữ liệu sẵn có cho các quốc gia, bài nghiên cứu của tác giả tập trung vào các chỉ số tổng hợp mô tả cấu trúc của hệ thống tài chính như sau: đo lường quy mô, hoạt động và hiệu quả của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán.
- 9 Tác giả Levine trong bài nghiên cứu của mình đã đưa ra các biện pháp đo lường tổng thể sự phát triển tài chính dựa trên các chỉ số về hoạt động, quy mô và hiệu quả của hệ thống tài chính. Các chỉ tiêu này đại diện cho mức độ dịch vụ tài chính được cung cấp bới hệ thống tài chính. Chỉ tiêu về hoạt động của hệ thống tài chính đo lường hoạt động của các trung gian tài chính và thị trường chứng khoán. Để đo lường hoạt động của thị trường chứng khoán, tác giả sử dụng chỉ số Tổng giá trị giao dịch (Total value traded ratio). Để đo lường hoạt động của các ngân hàng, tác giả sử dụng tỷ lệ Tín dụng khu vực tư nhân (Private Credit ratio), bằng với giá trị của các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khu vực tư nhân chia cho GDP. Chỉ số này không bao gồm các khoản tín dụng cấp cho khu vực công (khu ực công bao gồm chính quyền trung ương và địa phương cũng như các doanh nghiệp công). Như vậy, chỉ số hoạt động của hệ thống tài chính bằng logarit của tích số Tổng giá trị giao dịch và Tín dụng khu vực tư nhân. Chỉ tiêu đo lường quy mô của hệ thống tài chính bao gồm đo lường quy mô của các trung gian tài chính và thị trường chứng khoán. Để đo lường quy mô của thị trường chứng khoán trong nước, tác giả sử dụng tỷ lệ Vốn hóa thị trường (Market capitalization ratio), theo đó tác giả cho rằng biện pháp đơn giản đánh giá sự phát triển của thị trường là sử dụng quy mô thị trường. Để đo lường quy mô của các trung gian tài chính, tác giả một lần nữa sử dụng tỷ lệ Tín dụng khu vực tư nhân. Như vậy, chỉ số quy mô của hệ thống tài chính bằng logarit của tích số Vốn hoá thị trường và Tín dụng khu vực tư nhân. Để đo lường sự phát triển của hệ thống tài chính tác giả Levine còn đo lường hiệu quả của hệ thống tài chính, các chỉ tiêu này đo lường chi tiết hiệu quả hoạt động của các trung gian tài chính và thị trường chứng khoán. Để đo lường hiệu quả của thị trường chứng khoán, tác giả sử dụng chỉ số Tổng giá trị giao dịch (Total value traded ratio). Để đo lường hiệu quả của các ngân hàng, tác giả sử dụng chỉ tiêu Chi phí chung (Overhead costs), trong đó Chi phí chung thể hiện chi phí chung của hệ thống ngân hàng liên quan đến các tài sản của hệ thống ngân hàng. Như vậy,
- 10 chỉ số hiệu quả của hệ thống tài chính bằng logarit của Tổng giá trị giao dịch chia cho Chi phí chung. Beck và các cộng sự (2006) trong bài nghiên cứu “Phát triển của trung gian tài chính và tăng trưởng kinh tế” cũng đo lường mức độ phát triển của các trung gian tài chính dựa trên Tín dụng khu vực tư nhân (Private credit), được đo lường bằng giá trị Tín dụng khu vực tư nhân chia cho GDP, trong đó Tín dụng khu vực tư nhân đo lường hoạt động quan trọng nhất của các trung gian tài chính: luân chuyển vốn từ người gửi tiết kiệm đến các nhà đầu tư, đặc biệt hơn là các nhà đầu tư trong khu vực tư nhân. Tín dụng khu vực tư nhân trong bài nghiên cứu bao gồm các khoản tín dụng được cấp bởi các trung gian tài chính tư nhân và các trung gian tài chính do nhà nước làm chủ. Beck và các cộng sự cho rằng chỉ đánh giá các khoản tín dụng được cấp bởi các trung gian tài chính tư nhân sẽ phù hợp hơn do dữ liệu cả khoản tín dụng được cấp bởi các trung gian tài chính do nhà nước làm chủ gần như không có. Bên cạnh đó tham khảo bài nghiên cứu của La Porta và cộng sự (2002), Beck và Levine (2002), tác giả đã sử dụng dữ liệu Tín dụng khu vực tư nhân chỉ bao gồm các khoản tín dụng được cấp bởi các trung gian tài chính tư nhân trong giai đoạn 1980-1990, dữ liệu này có tương quan với dữ liệu ban đầu đến 90%. Bài nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và cộng sự (2011) khi đánh giá “Tầm quan trọng của sự phát triển hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán” đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cấu trúc tài chính – một “hỗn hợp” của các định chế tài chính và thị trường chứng khoán lên hoạt động của nền kinh tế. Tác giả dẫn chứng nội dung nghiên cứu của Allen và Gale (2000) về cấu trúc tài chính và phân tích so sánh đối với Đức, Nhật Bản, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ cho rằng (1) ngân hàng và thị trường chứng khoán cung cấp dịch vụ tài chính khác nhau; (2) các nền kinh tế có mức phát triển kinh tế khác nhau đòi hỏi “hỗn hợp” cấu trúc tài chính khác nhau để hoạt động hiệu quả (theo Boyd và Smith, 1998); và (3) nếu “hỗn hợp” cấu trúc tài chính thực tế của nền kinh tế khác với cấu trúc tài chính "tối ưu", hệ thống tài chính sẽ không cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp, mang lại hiệu ứng
- 11 tiêu cực lên hoạt động của nền kinh tế. Khi đánh giá mối quan hệ giữa hoạt động của nền kinh tế và cấu trúc tài chính, tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu đo lường sự phát triển của hệ thống tài chính đã được tiêu chuẩn hoá để đo lường hoạt động và quy mô của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Để đo lường sự phát triển của hệ thống ngân hàng, tác giả sử dụng chỉ tiêu Tín dụng tư nhân, được tính toán bằng các khoán tín dụng do ngân hàng cấp cho khu vực tư nhân chia cho GDP. Trong đó, Tín dụng tư nhân chỉ là các khoản tín dụng cấp cho khu vực tư nhân, không bao gồm khoản tín dụng cấp cho chính phủ, các cơ quan chính phủ và khu vực công. Tín dụng tư nhân cũng không bao gồm các khoản tín dụng cấp cho NHTW. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi chỉ tiêu Tín dụng tư nhân có mức biến thiên khá lớn. Để đo lường sự phát triển của thị trường tài chính, tác giả sử dụng chỉ tiêu Giá trị chứng khoán giao dịch (Stock value traded), được tính toán bằng gía trị gia dịch của thị trường chứng khoán chia cho GDP. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các chỉ tiêu khác để đo lường sự phát triển của thị trường chứng khoán như: chỉ số Giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu (Stock market capitalization), chỉ số chỉ đơn giản đước tính bằng giá trị của các chứng khoán niêm yết trên sàn chứng quốc gia chia cho GDP và chỉ số Giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán (Securities market capitalization), bao gồm giá trị vốn hoá của thị trường cổ phiếu và giá trị vốn hoá của thị trường trái phiếu nội địa của khu vực tư nhân chia cho GDP. Trong bài nghiên cứu “Tác động của Phát triển tài chính đến phát triển kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm cho các quốc gia tại khu Vực Châu Á” của tác giả Hoàng Thị Phương Anh và Đinh Tấn Danh (2015) với mục đích xem xét tác động của phát triển tài chính đến phát triển kinh tế, đồng thời tìm kiếm các bằng chứng ủng hộ cho quan điểm cho rằng tác động của phát triển tài chính đến phát triển kinh tế còn phụ thuộc vào sự cân đối giữa tốc độ phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, tác giả đã xây dựng môi hình hồi quy thực nghiệm dựa theo mô hình DOLS tổng quát được đề xuất bởi Stock và Watson (1993). Để thực hiện hồi quy ước lượng tác
- 12 động của phát triển tài chính đến phát triển kinh tế, trong bài nghiên cứu tác giả đã sử dụng biến phát triển tài chính là biến độc lập, được đo lường bằng tỷ lệ % của tín dụng khu vực trên GDP. Nhìn chung các nghiên cứu trước đây về nội dung phát triển của hệ thống tài chính đều xoay quanh sự phát triển của các ngân hàng và thị trường chứng khoán. Các biện pháp đo lường mức độ phát triển của hệ thống tài chính đều bao gồm đo lường mức độ phát triển của các ngân hàng và mức độ phát triển của thị trường tài chính. Theo đó, các biện pháp đưa ra để đo lường sự phát triển của hệ thống tài chính do mang tính kế thừa các nghiên cứu trước đó nên khá phù hợp và tương đồng. Dựa trên các nghiên cứu nêu trên, bài nghiên cứu sử dụng ba phương pháp đo lường mức độ phát triển của hệ thống tài chính bao gồm đo lường tổng thể sự phát triển của hệ thống tài chính, sự phát triển của các ngân hàng và sự phát triển của thị trường chứng khoán, nội dung cụ thể của các phương pháp đo lường này sẽ được trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu. 2.3. Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ NHTW điều hành chính sách tiền tệ để theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ tiền tệ. Các công cụ của chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế chủ yếu thông qua hệ thống tài chính bằng các cơ chế truyền dẫn tiền tệ (các kênh truyền dẫn tiền tệ chủ yếu như lãi suất, tỷ giá, tín dụng…) Do đó có thể cho rằng chính sách tiền tệ hoạt động chủ yếu thông qua ảnh hưởng của nó đến hệ thống tài chính, theo đó bất kỳ sự phát triển nào ảnh hưởng đến cấu trúc và phương thức hoạt động của hệ thống tài chính đều có khả năng gây ảnh hưởng đến các cơ chế truyền dẫn tiền tệ và thông qua đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tiền tệ được điều hành bởi NHTW. 2.3.1. Lý thuyết “Kênh tín dụng”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn