intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

28
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển BHYT HGĐ tại Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang. Đề xuất một số giải pháp để phát triển BHYT HGĐ tại BHXH Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------ NGUYỄN LỮ NHẬT KHOA PHÁT TRIỂN THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CHỢ GẠO,TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:Tài chính Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Long An, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------ NGUYỄN LỮ NHẬT KHOA PHÁT TRIỂN THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CHỢ GẠO,TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:Tài chính Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TSTrương Quang Vinh Long An, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Tác Giả Nguyễn Lữ Nhật Khoa
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên vô cùng to lớn từ nhiều bên. Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến GS.TS Trương Quang Vinh, người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn với đề tài nghiên cứu về “Phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.” Bên cạnh đó, tôi cũng bày tỏ lòng tri ân đến với tất cả Quý Thầy Cô trường Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An đã có sự ủng hộ, giúp đỡ trong quá trình tôi thực hiện Luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiền Giang, Ban Giám đốc Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo đã tạo điều kiện cho tôi được đi học để nâng cao trình độ và cung cấp cho tôi những số liệu quý báu để hoàn thiện Luận văn này. Một lần nữa, tôi xin gửi lời chúc nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc đến quý thầy cô, quý đồng nghiệp và tất cả bạn bè đã đồng hành với tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác Giả Nguyễn Lữ Nhật Khoa
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Đề tài “Phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang” được thực hiện nhằm tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng và giải pháp cho việc phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo. Nghiên cứu này phân tích rõ thực trạng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp thống kê, so sánh để nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, đồng thời đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Dựa theo cơ sở trên tác giả đã đưa ra một số giải pháp chung và một số giải pháp cụ thể nâng cao hiểu biết và khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, bên cạnh đó tác giả có những đề xuất kiến nghị tới BHXH Tỉnh Tiền Giang và Chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu quả phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trong thời gian tới từ đó hạn chế được sự mất cân đối nguồn quỹ bảo hiểm y tế, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội.
  6. iv ABSTRACT The project "Development of collecting household health insurance at the Social Insurance of Cho Gao district, Tien Giang province" was conducted to find out the influential causes and solutions for the development of household health insurance at Cho Gao District Social Insurance. This study clearly analyzes the situation of household health insurance development in Cho Gao district, Tien Giang province through the use of analytical and statistical methods, compared to research at Insurance. society in Cho Gao district, and at the same time assess the achieved results, limitations and the causes of those limitations. Based on that, the author has given a number of general solutions and some specific solutions to enhance the understanding and encourage people to participate in household health insurance, in addition to the author's recommendations. Proposal to the social insurance authorities of Tien Giang province and local authorities to improve the efficiency of household health insurance revenue collection in the coming time, thereby limiting the imbalance of health insurance fund, making an important contribution to the implementation of public goals. degree in people's health care and social security.
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii MỤC LỤC ...................................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................. ix DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ.................................................................................... x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 4.1. Phạm vi về không gian địa điểm .......................................................................... 2 4.2. Phạm vi về thời gian ............................................................................................ 2 5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2 6. Những đóng góp mới của luận văn ......................................................................... 2 6.1. Đóng góp về phương diện khoa học .................................................................... 2 6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn ..................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước............................................................3 9. Kết cấu luận văn......................................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH ................................................................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm y tế và đối tượng tham gia bảo hiểm y tế ............... 5
  8. vi 1.1.2. Sự cần thiết và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế ........................................ 7 1.1.3. Khái niệm về bảo hiểm y tế hộ gia đình, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ............................................................................................................ 10 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm y tế hộ gia đình ................................. 11 1.1.5. Quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ............. 11 1.1.6. Nội dung phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình ........................................... 14 1.1.6.1. Mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ..... 14 1.1.6.2. Quản lý về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình . 15 1.1.6.3. Phát triển mạng lưới đại lý thu ................................................................ 16 1.1.6.4. Phát triển số lượng cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ....................... 18 1.2. Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm y tế hộ gia đình .............................................. 19 1.2.1. Khái niệm và mức thu bảo hiểm y tế hộ gia đình ....................................... 19 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá ................................................................................... 20 1.2.3. Các nhân tố tác động đến việc phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình .......... 22 1.3. Bài học kinh nghiệm......................................................................................... 24 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình ............................................................................................................ 24 1.3.1.1. Kinh nghiệm của BHXH Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng về phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình .................................................................................. 25 1.3.1.2. Kinh nghiệm của BHXH Thành phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang về phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình .................................................................................. 26 1.3.1.3. . Kinh nghiệm của BHXH Thành phố Huế Tỉnh Thừa Thiến Huế về phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình .................................................................................. 27 1.3.1.4. Kinh nghiệm của BHXH Huyện Bố Trạch Tỉnh Quảng Bình về phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình .......................................................................................... 28 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang .................................................... 29 Kết Luận Chương 1 ................................................................................................ 31
  9. vii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 ........................................................................................ 32 2.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm y tế ở Việt Nam ................................. 32 2.2. Giới thiệu về Huyện Chợ Gạo ......................................................................... 36 2.2.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 36 2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .............................................................................. 36 2.2.3. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội đến phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình...................................................................................................... 39 2.3. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo ........................................... 40 2.3.1. Khái quát sự hình thành .............................................................................. 40 2.3.2. Nhiệm vụ, chức năng .................................................................................. 40 2.4. Thực trạng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2018 ............................................... 44 2.4.1. Về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ...................... 44 2.4.2. Về số thu, số chi bảo hiểm y tế hộ gia đình ............................................... 47 2.4.3. Về phát triển mạng lưới đại lý thu .............................................................. 50 2.4.4. Về phát triển cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế .................................... 53 2.4.5. Về tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình 54 2.5. Đánh giá hoạt động phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ................................................................................................................ 56 2.5.1. Kết quả đạt được ......................................................................................... 56 2.5.2. Hạn chế ....................................................................................................... 58 2.5.3. Nguyên nhân ............................................................................................... 59 Kết Luận Chương 2 ................................................................................................ 60 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG ..................................................................................................................... 61 3.1. Định hướng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiền Giang trong những năm tới ........................................................................... 61
  10. viii 3.2. Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang ..................................................................................... 62 3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách .................................................................. 62 3.2.2. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền ..................................................................................................................... 63 3.2.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện ................................................................... 64 3.2.3.1. Mở rộng mức hỗ trợ đối với người dân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ....................................................................................................................... 64 3.2.3.2. Tăng cường thông tin, tuyên truyền đến người dân ................................ 64 3.2.3.3. Mở rộng, nâng cao năng lực và hoạt động có hiệu quả của mạng lưới đại lý thu .................................................................................................................... 66 3.2.3.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ của các cơ sở khám chữa bệnh .. 66 3.2.3.5. Nâng cao năng lực quản lý của nhân viên Bảo hiểm xã hội .................... 70 3.2.3.6. Chú trọng thi đua khen thưởng. ............................................................... 71 3.3. Đề xuất, Kiến nghị ........................................................................................... 71 3.3.1. Đối với Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiền Giang ............................................................. 71 3.3.2. Đối với Cấp ủy, Chính quyền địa phương ................................................. 72 Kết Luận Chương 3 ................................................................................................ 73 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 74 Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................ 76
  11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG BIỂU TÊN BẢNG BIỂU TRANG Mức thanh toán tại cơ sở KCB không ký Bảng 1.1 13 hợp đồng KCB BHYT Mức đóng BHYT theo hộ gia đình qua các Bảng 1.2 15 năm Mức giảm trừ BHYT hộ gia đình kể từ Bảng 1.3 20 01/07/2019 Tình hình phát triển đối tượng tham gia Bảng 2.1 BHYT tại Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016 – 44 2018 Tình hình tham gia BHYT theo đối tượng Bảng 2.2 HGĐ tại Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016 – 46 2018 Kết quả thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảng 2.3 48 Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016 - 2018 Tình hình chi bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảng 2.4 49 Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016 - 2018 Tình hình phát triển nhân viên đại lý thu tại Bảng 2.5 51 các xã, thị trấn giai đoạn 2016 – 2018 Cơ sở y tế, giường bệnh và nhân viên y tế Bảng 2.6 53 tại Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016 - 2018 Số liệu các hoạt động tuyên truyền của Bảng 2.7 BHXH Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016 – 55 2018
  12. x DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TRANG Bộ máy tổ chức BHXH Huyện Hình 2.1 43 Chợ Gạo
  13. xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Số TT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 HGĐ Hộ gia đình 5 KCB Khám chữa bệnh 6 UBND Ủy ban nhân dân
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài: Bất kỳ ai trong xã hội cũng có quyền sống một cuộc sống khỏe mạnh, ai cũng có quyền hưởng những thành tựu mà y học đạt được trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Nhưng không phải ai cũng đủ khả năng về kinh tế để chi trả cho các dịch vụ kỹ thuật y học đó. Khi một người ốm, gánh nặng đặt lên vai họ bao gồm đau đớn, chi phí trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB), chi phí cho đi lại, ăn uống khi nằm viện… Trong khi đó, khả năng lao động của họ lại bị giảm hoặc mất đi dẫn đến thu nhập cũng giảm. Bảo hiểm y tế (BHYT) là một giải pháp hữu hiệu để giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho người bệnh. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến chính sách BHYT và xác định đây là một trong những chính sách xã hội cơ bản và là trụ cột của an sinh xã hội. BHYT đã tạo ra nguồn tài chính công quan trọng cho việc KCB , cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Quan điểm chỉ đạo của Đảng đã xác định sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội. Bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của nhà nước.Vì vậy phát triển BHYT toàn dân nhằm đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe thể hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với người già, trẻ nhỏ. Từ đầu năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có giá trị thi hành. Theo đó, BHYT được chuyển đổi từ tự nguyện sang hình thức hộ gia đình (HGĐ). Dù có nhiều ưu điểm, nhưng đến thời điểm này, BHYT HGĐ vẫn chưa được một bộ phận nhân dân hưởng ứng do nhận thức của người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chính sách BHYT chưa đầy đủ, tính chia sẻ trong cộng đồng còn hạn chế, tỷ lệ người dân tham gia chưa cao. Huyện Chợ Gạo là một trong những huyện có dân số đông của Tỉnh Tiền Giang, đối tượng để mở rộng và phát triển hình thức BHYT HGĐ tương đối lớn. Mặc dù trong những năm qua BHXH Tỉnh Tiền Giang nói chung và BHXH Huyện
  15. 2 Chợ Gạo nói riêng đã có nhiều có gắng trong việc phát triển BHYT HGĐ song kết quả đạt được thì chưa tốt.Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào cho vấn đề này. Từ thực tế trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển BHYT HGĐ tại BHXH Huyện Chợ Gạo nhằm đạt được mục tiêu an sinh xã hội do Đảng và Nhà nước đặt ra. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích, đánh giá thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển BHYT HGĐ tại Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang. - Đề xuất một số giải pháp để phát triển BHYT HGĐ tại BHXH Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang. 3. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thu bảo hiểm y tế hộ gia đình. 4. Phạm vi nghiên cứu: 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: Luận văn nghiên cứu tại BHXH Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang. 4.2 Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu số liệu từ năm 2016 đến 2018 theo thống kê của BHXH huyện Chợ Gạo. Định hướng và giải pháp từ 2019 đến 2020 và các năm tiếp theo. 5. Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng phát triển BHYT HGĐ tại BHXH Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang từ năm 2016 đến năm 2018 như thế nào? Giải pháp nhằm phát triển BHYT HGĐ tại BHXH Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang là gì? 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học
  16. 3 Luận văn được xem như cơ sở hệ thống hóa các vấn đề luận về chính sách BHYT. Nghiên cứu tập trung làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển BHYT HGĐ tại BHXH Huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp nâng cao tỷ lệ người tham gia với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước đặt biệt quan tâm hiện nay. 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhân viên BHXH hay các sinh viên, học viên đang làm luận văn tốt nghiệp tại các trường cao đẳng, đại học. Đồng thời kết quả nghiên cứu còn là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách tham khảo và đề ra các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế. 7. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể gồm: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn, tổng hợp, so sánh, thống kê phân tích, đánh giá trên cơ sở các báo cáo tổng hợp về tình hình thực tế tại Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước: Một số công trình nghiên cứu trước liên quan đến đề tài được thể hiện dưới đây: Tác giả Nguyễn Thị Nhung ( 2015 ) Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Huyện Tân Lạc, Tỉnh Hòa Bình. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Tác giả Vũ Ngọc Minh ( 2017 ) Một số giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội Quận Kiến An. Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Tác giả Nguyễn Thanh Tùng ( 2015 ) Chính sách bảo hiểm y tế toàn dân ở nước ta hiện nay. Luận văn thạc sĩ chính sách công Học Viện Khoa Học Xã Hội. Tác giả Hà Mỹ Huyền ( 2015 ) giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại Học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Thái Nguyên.
  17. 4 Đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực phát triển bảo hiểm y tế nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu về phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang để thấy được những điểm mạnh cũng như hạn chế trong việc phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình .Do sự khác biệt về mặt không gian và thời gian của nghiên cứu nên hiện nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang, vì vậy đề tài nghiên cứu này của tác giả là không trùng lắp. 9. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo hiểm y tế và thu bảo hiểm y tế hộ gia đình. Chương 2: Thực trạng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2018. Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang.
  18. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm y tế và đối tượng tham gia bảo hiểm y tế Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về BHYT, nhưng mục đích chung của BHYT đều giống nhau là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh. BHYT được trình bày trong cuốn “Từ điển Bách khoa Việt Nam I xuất bản năm 1995” - Nhà xuất bản từ điển Bách khoa - trang 151 như sau: “BHYT là loại bảo hiểm do nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân”. Khái niệm bảo hiểm y tế Theo Khoản 1, Điều 2, Luật BHYT: “BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT”. - BHYT được thực hiện theo 05 nguyên tắc sau : (1) Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT. (2) Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính. (3) Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT. (4) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả. (5) Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. - Đối tượng tham gia BHYT (theo Điều 12, Luật BHYT) 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm: a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản
  19. 6 lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động). b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. 2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm: a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm: a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an. b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước. c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước. d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh. đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm. e) Trẻ em dưới 6 tuổi. g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng. h) Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2