intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

28
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản lý huy động vốn choxây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc iang giai đoạn 2011-2019; từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quản lý huy động vốn theo Chương trình MTQ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Bắc Giang trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI --------------- HOÀNG TIẾN HÀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hà Nội, năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI --------------- HOÀNG TIẾN HÀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. CAO TUẤN KHANH Hà Nội, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Bắc Giang, ngày 01tháng 7 năm 2020 Tác giả luận văn Hoàng Tiến Hà
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài....................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5 5. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu ......................................................................6 6. Đóng góp kì vọng của đề tài ...................................................................................7 7. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................8 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH ............................................................9 1.1. Một số khái niệm và lý luận căn bản ...................................................................9 1.1.1. Các khái niệm liên quan đếnxây dựng nông thôn mới ......................................9 1.1.2. Khái niệm về vốn và quản lý huy động vốn.....................................................11 1.1.3. Các nguyên tắc và mục tiêu quản lý huy động vốn .........................................13 1.2. Phân định những nội dung cơ bản về quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp tỉnh .............................................................................................15 1.2.1. Nội dung quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới........................15 1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới.....................................................................................................................20 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp tỉnh .........................................................................................................22 1.3.1. Các yếu tố thuộc về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới ..........22
  5. iii 1.3.2. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các địa phương ..........23 1.3.3. Các yếu tố về quản lý huy động vốn từ nhân dân trong xây dựng nông thôn mới .............................................................................................................................24 1.3.4. Các yếu tố về năng lực cán bộ xây dựng nông thôn mới ................................24 1.4. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới tại một số tỉnh ở Việt Nam ........................................................................................25 1.4.1. inh nghiệm của tỉnh à nh cho quản lý huy động vốn xây dựng nông thôn mới .............................................................................................................................25 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Địnhcho quản lý huy động vốn xây dựng nông thôn mới.....................................................................................................................26 1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với quản lý huy động vốn xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang ..........................................................................................................27 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ...............................29 2.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ....................29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang .................................29 2.1.2. Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011- 2019 ...........................................................................................................................34 2.2. Thực trạng quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ..................................................................................................................42 2.2.1. Chính sách huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .........................................................................................................................42 2.2.2. Phân cấp bộ máy trong huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ...................................................................................................43 2.2.3. Xây dựng kế hoạch huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ..........................................................................................................44 2.2.4. Tổ chức huy động các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .............................................................................................47
  6. iv 2.2.5. Tổ chức kiểm tra, giám sát trong quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ......................................................................47 2.3. Phân tích một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .....................................................49 2.3.1. Thực trạng và yếu tố quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang ..................................................................................................................49 2.3.2. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các địa phương ..........53 2.3.3. Các yếu tố về quản lý huy động vốn từ nhân dân trong xây dựng nông thôn mới .............................................................................................................................56 2.3.4. Các yếu tố về năng lực cán bộ xây dựng nông thôn mới tới huy động, quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới ..............................................................60 2.4. Đánh giá về thực trạng quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ..............................................................................................62 2.4.1. Ưu điểm ...........................................................................................................62 2.4.2. Hạn chế ...........................................................................................................63 2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế.........................................................................64 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG THỜI GIAN TỚI ......................................................................................67 3.1. Quan điểm, mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang hết năm 2020, đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 .......................................................................67 3.1.1. Mục tiêu về kết quả và mức độ hoàn thành một số mục tiêu cơ bản của Chương trình .............................................................................................................67 3.1.2. Mục tiêu về kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình ......................68 3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ...............................................................................70 3.2.1. Rà soát lựa chọn các xã xây dựng nông thôn mới ..........................................70 3.2.2. Chính sách quản lý huy động vốn các cấp cần kịp thời, phù hợp...................70 3.2.3. uy động vốn từ nhân dân và cộng đồng là then chốt ...................................72
  7. v 3.2.4. Quan tâm tới công tác cán bộ cho đội ngũ xây dựng nông thôn mới .............72 3.2.5. Tổ chức việc kiểm tra, giám sát được thường xuyên gắn trách nhiệm của các đơn vị có liên quan ....................................................................................................73 3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................74 3.3.1. Kiến nghị rung ương .....................................................................................74 3.3.2. Kiến nghị tỉnh Bắc Giang ................................................................................74 KẾT LUẬN ..............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BCĐ Ban chỉ đạo BQL Ban Quản lý ĐVT Đơn vị tính HĐND Hội đồng nhân dân KTKT Kinh tế kĩ thuật HTX Hợp tác xã MTQG Mục tiêu Quốc gia MTTQ Mặt trận Tổ quốc NTM Nông thôn mới PTNT Phát triển nông thôn THCS Trung học cơ sở XDCB Xây dựng cơ bản UBND Ủy ban nhân dân
  9. vii DANH MỤC BẢNG BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bắc Giang .............................................31 Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng phân loại theo đất và phân theo huyện/thành phố của tỉnh Bắc Giang (tính đến ngày 31/12/2019)..............................................................32 Bảng 2.3. Chất lượng lập Đề án nông thôn mới, Đồ án quy hoạch .........................39 Bảng 2.4. Đánh giá chính sách về vốn trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2019 ......................................................................................52 Bảng 2.5. Đánh giá điều kiện triển khai xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ...................................................................................................54 Bảng 2.6. Đánh giá về tình hình nợ XDCB tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .............................................................................................58 Bảng 2.7. Đánh giá về tình hình thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù của các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ....................................................59 Bảng 2.8. Đánh giá về bộ máy hoạt động của các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ....61 Bảng 2.9. Đánh giá về bộ máy hoạt động cấp thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ....62 HÌNH VẼ Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang ...........................................................30 HỘP Hộp 2.1. So sánh tiêu chí nông thôn mới xuất phát điểm của các xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ..........................................................................................................55
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vai trò và vị trí quan trọng trong con đường phát triển của Việt Nam. Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, trải qua các giai đoạn thí điểm xây dựng nông thôn mới từ năm 2001 đến năm 2010, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia MTQ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 201- 2020 có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính toàn diện nhằm triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về nông nghiệp - nông dân và nông thôn. Sau 05 năm triển khai thực hiện và rút kinh nghiệm, Thủ tướng ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về phê duyệt Chương trình MTQ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và được cụ thể hóa bởi Quyết định 1980/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 gồm 19 tiêu chí được cụ thể thành 49 chỉ tiêu. Thực hiện Chương trình MTQ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020, tỉnh Bắc iang đã đạt được những kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực: Hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh có những chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn trở nên khang trang hơn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được phát huy, hệ thống chính trị - an ninh trật tự xã hội được giữ vững ổn định. Tính hết năm 2019 tỉnh Bắc iang có 114/203 xã đạt chuẩn, chiếm 56,2% (tính số xã trước khi thực hiện Đề án sáp nhập đơn vị hành chính), có 02 huyện nông thôn mới (Việt Yên, Lạng Giang), 09 thôn nông thôn mới kiểu mẫu, không còn xã dưới 9 tiêu chí, bình quân tiêu chí đạt 15,8 tiêu chí/xã. Dự kiến hết năm 2020 Bắc iang có 137 xã đạt chuẩn nông thôn mới và có 03 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân tiêu chí đạt 16,2 tiêu chí/xã. Để có được những kết quả như trên bên cạnh việc ghi nhận sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đặc biệt là sực vào cuộc của người dân thì việc xác định vốn và quản lý huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, là sự cụ thể hóa những
  11. 2 kế hoạch thành hành động cụ thể. Với quan điểm xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài có điểm bắt bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân, cùng với mục tiêu phấn đấu năm 2020 có thêm 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có thêm huyện Tân Yên đạt huyện nông thôn mới và phấn đấu đến năm 2025 tỉnh Bắc iang lũy kế có 80% số xã đạt chuẩn, có 50% số huyện đạt chuẩn là điều hết sức khó khăn. Trong bối cảnh thực tế các địa phương có điều kiện thuận lợi đã được lựa chọn làm điểm để tiến hành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, những xã, huyện thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn sau là những địa phương khó khăn hơn, đặc biệt là khó khăn trong việc quản lý huy động vốn. Trước những thực trạng đó c ng với kế hoạch đã ban hành buộc tỉnh Bắc Giang phải có những giải pháp và cách làm đổi mới hơn nữa nhằm tăng cường quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới. Để làm rõ hơn các hoạt động triển khai và kết quả đạt được về quản lý huy động vốn thực hiện Chương trình MTQ xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang từ đó đặt ra những giải pháp quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn của một tỉnh, tác giả chọn đề tài:“Quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm luận văn cao học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc Frans Ellist (1994) trong công trình nghiên cứu về “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” đã chỉ ra rằng đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước kích thích sự huy động của cộng đồng đặc biệt là mỗi gia đình từ đó góp phần vào sự phát triển vùng nông thôn. Tuy vậy để sự hỗ trợ của Nhà nước đạt hiệu quả thì phải có được chính sách về vốn một cách hợp lý và cần được quản lý rất chặt chẽ. Ngân hàng thế giới (1988) trong công trình nghiên cứu về “Nông nghiệp và môi trường, nhận thức về Phát triển nông thôn bền vững” đã chỉ ra rằng: các quốc gia trong quá rình phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nong thôn phải đặt biệt gọi trọng việc phát triển sản xuất gắn với giữ gìn bảo vệ môi trường vì không thể đánh
  12. 3 đổi việc phát triển kinh tế mà bất chấp thiệt hại về môi trường vì đó là cách làm không bền vững. Tác giả Phạm Anh - Văn Lợi (2011) trong nghiên cứu về “Xây dựng nông thôn mới - Bài học và kinh nghiệm từ Trung Quốc” đã nhận định rằng phát triển nông nghiệp nông thôn phải từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương đồng thời một phần là huy động nguồn lực từ nhân dân và các nguồn lực khác.Nghiên cứu cũng chỉ ra rất rõ ngân sách Nhà nước được phân bổ để các địa phương thực hiện các công trình về hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học... các nội dung huy động về phát triển nông nghiệp phần nhiều huy động từ nhân dân... Trong cuốn “Khoa học với sự nghiệp nông thôn mới giai đoạn 2011-2017” của Nhà Xuất bản Dân trí tái bản năm 2019 các tác giả đã đưa ra một số kinh nghiệm về huy động nguồn lực tài chính trong đó các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, đồng thời hỗ trợ một phần thông qua chính sách trợ giá đối với các sản phẩm đầu vào của sản xuất nông nghiệp hoặc đảm bảo mức giá đầu ra của nông sản. Thái Lan nông dân trồng lúa được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp với chương trình hỗ trợ từ Chính phủ với “Quỹ làng” để hỗ trợ mỗi làng 1 triệu bạt cho người dân vay. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc Tác giả Nguyễn Hoàng Hà (2014) trong tài liệu nghiên cứu về Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình MTQ xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 cho rằng hạn chế lớn nhất của huy động vốn Chương trình giai đoạn 2011-2013 chính là khả năng ngân sách nhà nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân. Trong khi đó những giai đoạn đầu triển khai Chương trình, nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước nên rất khó huy động vốn để thực hiện xây dựng nông thôn mới. Tác giả Trương Thị Bích Huệ (2015) trong tài liệu nghiên cứu Quản lý vốn cho công tác xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh đã chỉ ra rằng để thực hiện Chương trình MTQ xây dựng nông thôn mới đòi hỏi vốn thực hiện là rất lớn. Trong đó để quản lý tốt vốn để sử dụng hiệu quả cần thiết phải thực hiện tốt ở tất cả
  13. 4 các bước từ xây dựng kế hoạch, thanh toán, quyết toán, kiểm tra giám sát... đồng thời việc ban hành các văn bản, chính sách cần phải khẩn trương, kịp thời và sát thực tế. Tác giả Hoàng Ngọc Hà (2018) trong luận án tiến sĩ về huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã thể hiện được giải pháp tăng cường quản lý huy động vốn, sử dụng vốn các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh nhìn từ thực trạng hiện tại. Các giải pháp đó là: Rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch nông thôn mới; kiện toàn bộ máy, đào tạo bồi dưỡng năng lực cán bộ các cấp; các giải pháp quản lý huy động nguồn lực tài chính; tổ chức kiểm tra giám sát các nguồn lực tài chính. Các công trình nghiên cứu khoa học đã thể hiện sự công phu và tính hệ thống dưới các góc nhìn khác nhau về Chương trình MTQ xây dựng nông thôn mới, trong đó có một số công trình nghiên cứu về cách làm thực hiện Chương trình, nghiên cứu về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới hoặc đề tài về quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tuy nhiên các công trình về quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới còn khá khiêm tốn. Đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc iang còn ít được quan tâm, bởi vậy đề tài vẫn còn nhiều khoảng trống và cần được bổ sung. Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc, với cách tiếp cận mới đi nghiên cứu cụ thể về quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang tôi khẳng định đề tài “Quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” không trùng lặp với công trình khoa học nào đã được công bố trước đó. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản lý huy động vốn choxây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc iang giai đoạn 2011-2019; từ đó đề xuấtmột số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quản lý huy động vốn theoChương trình MTQ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Bắc Giang trong thời gian tới.
  14. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp tỉnh. - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới và quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011-2019. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên đìa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính: - Quản lý Nhà nước về huy động vốn trong thực hiện Chương trình MTQ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc iang giai đoạn 2011-2019, bao gồm các vốn ngân sách Nhà nước, vốn nhân dân đóng góp, các vốn từ xã hội hóa từ cộng đồng… để thực hiện xây dựng nông thôn mới - Khách thể nghiên cứu của đề tài là hệ thống quản lý về huy động vốn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bao gồm từ cấp tỉnh đến cơ sở: + Cấp tỉnh: UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan như sở Kế hoạch và Đầu tư; sở Nông nghiệp và PTNT; sở Tài chính. + Cấp huyện; UBND huyện, các phòng, ban liên quan như phòng Kế hoạch – Tài chính; phòng Nông nghiệp và PTNT; phòng Kinh tế - Hạ tầng. + Cấp xã, thôn: UBND các xã, ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã và ban phát triển thôn, ban giám sát Mặt trận thôn. - Đối tượng thụ hưởng trong chương trình xây dựng nông thôn mới là người dân sinh sống trên các xã và các thôn.
  15. 6 * Về không gian: Nghiên cứu liên quan đến hoạt động quản lý huy động vốn cho xây dựng NTM trên địa bàn một số đơn vị hành chính cấp xã trong chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Giang. * Về thời gian: Các thông tin thứ cấp được thu thập và phân tích trong nghiên cứu tập trung từ năm 2011-2019; Thông tin sơ cấp được khảo sát từ tháng 1/ 2020 đến 4/2020; Bảng hỏi và mẫu nghiên cứu được trình bày chi tiết ở mục 5 5. Câu hỏi và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và đem lại ý nghĩa thiết thực cho quản lý huy động vốn cho xây nông thôn mới tỉnh Bắc iang, đề tài luận văn sẽ trả lời các câu hỏi trọng tâm gồm: - Nghiên cứu về quản lý huy động vốn thực hiện Chương trình MTQ xây dựng nông thôn mới cần căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn nào? - Thực trạng quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc iang giai đoạn 2011-2019 như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới kết quả huy động và quản lý vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang? - Giải pháp nào để huy động và quản lý vốn cho xây dựng nông thôn mới trên đìa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới được hợp lý và hiệu quả? 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.2.1. Phƣơng pháp luận trong nghiên cứu Luận văn sử dụng hệ phương pháp nghiên cứu khoa học có kết hợp lịch sử - logic, phân tích, tổng hợp, so sánh trên cơ sở các tài liệu và các công trình nghiên cứu đã có; đồng thời có sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hộp điều tra xã hội học để hoàn thiện mục tiêu đề ra. 5.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể - Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp + Tác giả thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vần đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của các cơ quan nhà nước
  16. 7 có thẩm quyền như lấy số liệu của Ban Chỉ đạo Trung ương, UBND tỉnh Bắc Giang, Ban chỉ đạo các Chương trình MTQ tỉnh Bắc Giang, Sở Nông nghiệp và PTNT; thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, các văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền… + Phương pháp thu thập và xử lý: Tìm, đọc, phân tích, lựa chọn số liệu phù hợp và sử dụng có trích dẫn đầy đủ. - Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp + Tác giả tiến hành điều tra xã hội học bằng cách phát 188 phiếu điều tra cho cán bộ thôn, xã, huyện, tỉnh đại diện để thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp trong đó: 120 phiếu khảo sát các hộ gia đình; 40 phiếu khảo sát cán bộ cấp thôn, xã; 20 phiếu khảo sát cán bộ huyện; 08 phiếu khảo sát cán bộ tỉnh. + Phương pháp thu thập và xử lý: Trao đổi trực tiếp trao đổi với cán các cấp, đặc biệt lắng nghe ý kiến người dân để họ bộc lộ những khó khăn, bất cập, thuận lợi của cơ chế huy động vốn; quan sát thực tế: Đây là một phương pháp hết sức quan trọng, nó liên quan đến cách giải thích chính xác các kết quả nghiên cứu; hỏi ý kiến chuyên gia Phương pháp này được dùng trong quá trình tham khảo ý kiến của các chuyên gia lãnh đạo UBND cấp huyện, cán bộ của các phòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện có tham gia phụ trách, thẩm định các tiêu chí nông thôn mới cấp xã; cán bộ tổng hợp nông thôn mới của các đơn vị cấp tỉnh). Các số liệu sau khi đã được thu thập sẽ được tiến hành kiểm tra, rà soát, loại bỏ những thông tin, số liệu bất hợp lý trong quá trình phỏng vấn và chuẩn hoá lại các thông tin làm cơ sở cho việc phân tổ và được nhập vào máy tính, tạo thành một cơ sở dữ liệu. Sau đó d ng các phần mềm chuyên dụng như Excel để tính toán, tổng hợp đưa ra các bảng biểu, các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và nội dung đã đặt ra của đề tài. 6. Đóng góp kì vọng của đề tài Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp tỉnh. Từ thực trạng xây dựng nông thôn mới, thực trạng quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và việc phân tích các yếu tố
  17. 8 ảnh hưởng tới quản lý huy động vốn, tác giả đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp tỉnh - Chương 2: Thực trạng quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới.
  18. 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CHO XÂY DỤNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Một số khái niệm và lý luận căn bản 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến xây dựng nông thôn mới 1.1.1.1. Khái niệm về nông thôn Có nhiều khái niệmkhác nhau về nông thôn bởi từ tiêu chí để đánh giá, định nghĩa khác nhau như: trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng; mật độ dân cư; sự tham gia của lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; cội nguồn của văn hóa làng xã… Có quan điểm cho rằng nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã. Hay khái niệm “Nông thôn là v ng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào hoạt động kinh tế văn hoá - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” Mai Thanh Cúc và cs, 2005 . Đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã". Nông thôn trong triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bản cả nước từ năm 2011- nay được xác định: Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân (UBND) xã (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013). 1.1.1.2. Khái niệm về nông thôn mới Nông thôn mới là nông thôn văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của nông thôn Việt Nam Vũ Trọng Khải và cs, 2003). Nông thôn mới trước hết phải là nông thôn, chứ không phải thị trấn, thị tứ. Nông thôn mới vừa bao hàm chức năng lịch sử vốn có của nông thôn là vùng nông
  19. 10 dân quần tụ trong đơn vị là xã và chủ yếu làm nông nghiệp, vừa có thuộc tính khác với nông thôn truyền thống, đó là: Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống vật chất, tinh thần người nông dân ngày càng được nâng cao; giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ (Hồ Xuân Hùng, 2010). Nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ lại nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong đời sống tinh thần. Theo đó một số tiêu chí của mô hình nông thôn mới là: Một là, đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã. Hai là đáp ứng yêu cầu thị trường hóa, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ba là có khả năng khai thác và nuôi dưỡng hợp lý các nguồn lực, đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm năng du lịch được khai thác. Bốn là, dân chủ nông thôn được mở rộng và đi vào thực chất. Năm là, nông dân, nông thôn có văn hóa được phát triển, dân trí được nâng lên (Hồ Văn Thông, 2005 . Như vậy, nông thôn mới được hiểu là nông thôn có hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, làng xã văn minh sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống vật chất tinh thần người dân ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. 1.1.1.3. Khái niệm về xây dựng nông thôn mới Nhìn từ góc độ hình thái chế độ kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới phản ánh trạng thái xã hội nông thôn tại một thời điểm nhất định với phát triển kinh tế là cơ sở, với tiến bộ xã hội toàn diện là tiêu chí, dưới điều kiện chế độ xã hội chủ nghĩa Nguyễn Danh Sơn, 2010 . Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, xây dựng nông thôn mơi là cách gọi chung cho quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa nông thôn, dưới bối cảnh “thành thị và nông thôn cùng phát triển” trong giai đoạn mới “công nghiêp bổ trợ nông nghiệp, thành thị dẫn dắt nông thôn” Đặng Kim Sơn, 2008 .
  20. 11 Xét dưới góc độ quản lý, xây dựng nông thôn mới là chương trình MTQ được triển khai trên địa bàn xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triển nông thôn theo hướng hiện đại Đặng Kim Sơn, 2008 . Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kêt cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xây dựng giai cấp công nhân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - tri thức vững mạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn các v ng còn khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới (Ban Chấp hành Trung ương, 2008 . Như vậy, xây dựng nông thôn mới là quá trình xây dựng tổng thể về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh trật tự nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, phát triển hài hòa, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, quá trình xây dựng với vai trò chủ thể là người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác. 1.1.2. Khái niệm về vốn và quản lý huy động vốn 1.1.2.1. Khái niệm về vốn Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích lũy lại và thường tồn tại dưới dạng vất thể hoặc vốn tài chính. Khi kinh tế học còn trong giai đoạn sơ khai, các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng vốn là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đến khi kinh tế học phát triển hơn, các nhà tài chính cho rằng vốn là tổng số tiền do những người có cổ phần trong công ty đóng góp và họ nhận được phần thu nhập chia cho các chứng khoán của công ty, họ chú ý tới lợi ích sau khi đầu tư tài chính. Theo David Begg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch trong cuốn “Kinh tế học”(NXB Thống Kê, 2007): Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2