Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An
lượt xem 10
download
Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Tỉnh Long An. Những giải pháp tác giả đề cập đến ngoài những giải pháp tham khảo các nghiên cứu đã có, rút kinh nghiệm từ các tỉnh để đưa ra những giải pháp đề xuất từ bản thân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- NGUYỄN MẠNH TƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, tháng 08 năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- NGUYỄN MẠNH TƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ HỒNG Long An, tháng 08 năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Mạnh Tường
- ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tác giả đã hoàn thành luận văn cao học ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An”. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô TS. Đoàn Thị Hồng đã nhiệt tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ cho tác giả trong cả quá trình nghiên cứu này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An; các anh, chị, em đồng nghiệp, gia đình đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tác giả rất nhiều để có thể hoàn thiện luận văn này. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Mạnh Tường
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình kinh tế Hợp tác xã do các thành viên là thể nhân và pháp nhân tự nguyện lập ra, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng, nhằm mục đích tương trợ, tạo điều kiện thực hiện có kết quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Do đó, vấn đề rất quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm là: làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nước? Xuất phát từ vấn đề trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích thực trạng Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đã: Thứ nhất, hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân và Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; Thứ hai, phân tích thực trạng Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân giai đoạn 2016 – 2018. Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra các điểm mạnh, điểm tồn tại cũng như nguyên nhân trong việc thực hiện Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Tỉnh Long An trong giai đoạn nghiên cứu; Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Tỉnh Long An. Những giải pháp tác giả đề cập đến ngoài những giải pháp tham khảo các nghiên cứu đã có, rút kinh nghiệm từ các tỉnh để đưa ra những giải pháp đề xuất từ bản thân./.
- iv ABSTRACT People's credit fund is an economic type of cooperative which is voluntarily set up by members who are natural persons and legal entities, operating in the field of currency, credit and banking services for the purpose of mutual assistance. and facilitate the more effective implementation of production, business and service activities and improve the lives of members, contributing to national economic development. Therefore, it is very important that managers are concerned about how to improve management efficiency of the People's Credit Fund system of the State Bank? Stemming from the above problem, the study was carried out to analyze the state management of the State Bank for the people's credit fund system at the State Bank of Vietnam - Long An province branch. On that basis, some solutions to improve the efficiency of State Management of the State Bank of Vietnam - Long An Province branch are implemented for the people's credit fund system in the coming time. Research results have: Firstly, systematizing the basic theoretical issues related to the People's Credit Fund and State Management of the State Bank for the people's credit fund system; Secondly, analyze the status of State Management of the State Bank of Vietnam - Long An Province branch for the people's credit fund system for the period of 2016 - 2018. On that basis, the thesis has pointed out the strengths and weaknesses as well as causes in the implementation of State Management for the People's Credit Fund system in Long An province in the research period; Thirdly, on the basis of such limitations, the dissertation offers a number of solutions to improve the efficiency of State Management of the State Bank of Vietnam - Long An province branch to the Credit Fund system. people in Long An province. The author solutions mention in addition to the solutions that refer to existing studies, draw experiences from the provinces to come up with solutions proposed by themselves./.
- v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii NỘI DUNG TÓM TẮT ...............................................................................................iii ABSTRACT .................................................................................................................iv MỤC LỤC......................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... .ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU...................................................................................x DANH MỤC HÌNH VẼ ...........................................................................................xi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ...................................................................... 3 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3 8. TỐNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................................ 4 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................................. 4 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ........................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về Quỹ tín dụng nhân dân ............................................................ 6 1.1.1. Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân .............................................................. 6 1.1.2. Sự hình thành Quỹ tín dụng nhân dân ......................................................... .11
- vi 1.1.3. Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân .............................................................. .12 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân ...................................... .12 1.2. Lý luận về Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ..................................................................................... .14 1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................... .14 1.2.2. Đặc điểm, vai trò của Quản lý Nhà nước ..................................................... .14 1.2.3. Các hình thức Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ..................................................................................................................... .15 1.3. Quy định của pháp luật về Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ............................................................................................................. .25 1.3.1. Nội dung pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân ...................................................................................................... .25 1.3.2. Đánh giá việc ban hành và áp dụng pháp luật về quản lý nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân ................................................................................ .27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... .28 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ .29 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH LONG AN ....................................................................................... .29 2.1. Giới thiệu chung về hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An ........................................................................................................................ .29 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội Tỉnh Long An ........................................ .29 2.1.2. Quá trình hình thành Quỹ tín dụng nhân dân tại Tỉnh Long An .................. .30 2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của Quỹ tín dụng nhân dân ........................................... .31 2.2. Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An ........................................................................................ .33 2.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An .................................................................................... .33 2.2.2. Thực trạng quản lý của Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam ........................... .40 2.2.3. Thực trạng quản lý của Uỷ ban nhân dân địa phương ................................ .44
- vii 2.3. Đánh giá chung thực trạng Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An . .45 2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... .45 2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân ..................................................... .46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... .53 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ .54 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH LONG AN ............................................................................... .54 3.1. Định hướng Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Long An đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến 2025............................................................................................. .54 3.1.1. Định hướng Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến 2025 ................................................. .54 3.1.2. Mục tiêu thực hiện Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Long An đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến 2025 ..................................................................................................................... .55 3.2. Giải pháp tăng cường Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Tỉnh Long An ............................................................................................. .56 3.2.1. Đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát các Quỹ tín dụng nhân dân ....... .56 3.2.2. Đẩy mạnh việc triển khai cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đến các Quỹ tín dụng nhân dân .................................................................. .60 3.2.3. Nâng cao đội ngũ cán bộ phụ trách quản lý hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân ..................................................................................................... .61 3.2.4. Tăng cường vai trò định hướng, hỗ trợ hoạt động cho các Quỹ tín dụng nhân dân ..................................................................................................... .62 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ .64 3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................................................... .64 3.3.2. Đối với Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Long An................................................... .64
- viii 3.3.3. Đối với Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam ................................................ .65 3.3.4. Đối với Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân .................................................... .65 KẾT LUẬN ............................................................................................................... .67 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... .68
- ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NỘI DUNG TIẾNG VIỆT Trung tâm thông tin tín dụng 1 CIC Center Information Credit 2 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 3 ĐVT Đơn vị tính 4 HDKH Hướng dẫn khoa học 5 HĐQT Hội đồng quản trị 6 HTXTD Hợp tác xã tín dụng 7 KH Khách hàng 8 NH Ngân hàng 9 NH HTX Ngân hàng Hợp tác xã 10 NHNN Ngân hàng nhà nước 11 NHTM Ngân hàng thương mại 12 QĐ Quyết định 13 QH Quốc hội 14 QTD Quỹ tín dụng 15 QTDND Quỹ tín dụng nhân dân 16 TCTD Tổ chức tín dụng 17 TS Tiến sĩ 18 TSĐB Tài sản đảm bảo 19 TT Thông tư 20 VPTKTTĐPN Viện phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam
- x DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Thứ tự Tên bảng Trang Tình hình huy động vốn của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Bảng 2.1 36 giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 2.2 Cơ cấu huy động vốn giai đoạn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân 37 Bảng 2.3 Tình hình cho vay giai đoạn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân 39
- xi DANH MỤC HÌNH VẼ Thứ tự Tên hình vẽ Trang Hình 1.1 Mô hình tổ chức của Quỹ tín dụng 9
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thư 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế xã hội nông thôn, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã cho chủ trương thí điểm thành lập mô hình Quỹ tín dụng nhân dân. Ngày 27/7/1993 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 390/TTg cho phép triển khai Đề án thí điểm thành lập QTDND. Sau hơn 25 năm triển khai đến nay đã thực hiện được mục tiêu hình thành và phát triển mô hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tín dụng trên địa bàn nông thôn. QTDND được thành lập và hoạt động chủ yếu ở địa bàn xã, phường, thị trấn đã khai thác được nguồn vốn tại chỗ góp phần đáp ưng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống của thành viên, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn. Những kết quả đã đạt được trong quá trình thí điểm đã khẳng định chủ trương đúng đắn về phát triển mô hình QTDND. Đảng ta đã khẳng định, QTDND là một loại hình tổ chưc tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sưc mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các loại hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, hoạt động của QTDND phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ để phát triển. Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ trước mắt và lâu dài phải củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND. Trên địa bàn Tỉnh Long An, với 19 QTDND cơ sở và chi nhánh QTDND Trung ương hoạt động trên khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Hệ thống QTDND Tỉnh Long An đó và đang có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động hệ thống QTDND còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém như: Tổ chưc bộ máy thiếu ổn định, chưa có sự kế thừa và phát triển bền vững; trình độ quản lý, điều hành còn yếu kém; chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro...Trong khi
- 2 cơ chế, chính sách đối với QTDND chưa đồng bộ, môi trường pháp lý cho hoạt động QTDND chưa hoàn thiện; kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ QTDND và của các cơ quan chưc năng chưa được coi trọng. Những yếu kém, tồn tại đó đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thống QTDND; nguy cơ đổ vỡ vẫn còn nhiều tiềm ẩn. Trong đó một trong những nguyên nhân chủ yếu là từ việc quản lý của Nhà nước đối với hệ thống QTDND nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, hạn chế và khắc phục những yếu kém để hệ thống QTDND ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, phát triển bền vững hơn, phát huy tốt vai trò to lớn của mình, thực sự là người đồng hành cùng bà con nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả nghiên cứu: “Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An” được lựa chọn làm luận văn Thạc sĩ kinh tế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống QTDND trên địa bàn Tỉnh Long An, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường Quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống QTDND trên địa bàn Tỉnh Long An trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ th Một là, giới thiệu tổng quan về Quỹ tín dụng và một số vấn đề về hoạt động của QTDND. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018. Ba là, đưa ra được những giải pháp Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An đối với hoạt động của QTDND phù hợp với thực trạng hoạt động và điều kiện phát triển của Tỉnh Long An thời gian tới. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống QTDND.
- 3 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian: Tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An. Thời gian: Giai đoạn 2016 - 2018. 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp các bằng chứng thực nghiệm để trả lời cho các câu hỏi sau đây: Câu hỏi 1: Quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống QTDND như thế nào? Câu hỏi 2: Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 như thế nào? Câu hỏi 3: Giải pháp nào cần thực hiện để tăng cường Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An trong thời gian tới? 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều nghiên cứu trước, luận văn có những điểm mới khác biệt so với những nghiên cứu trước đây, cụ thể: Về phương diện khoa học: Quản lý nhà nước góp phần cho hệ thống QTDND hoạt động an toàn và hiệu quả. Về phương diện thực tiễn: Quản lý nhà nước đối với hệ thống QTDND được tăng cường sẽ tạo điều kiện cho thành viên QTDND phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội, hạn chế mảng cho vay nặng lãi ở nông thôn và đạt được mục tiêu hoạt động của QTDND là tương trợ giữa các thành viên. Qua nghiên cứu 03 công trình nghiên cứu trước, tác giả kế thừa cơ sở lý luận, tham khảo thực trạng và giải pháp. Từ đó, đề xuất giải pháp thích hợp về Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An đối với hệ thống QTDND trên địa bàn Tỉnh Long An. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp định tính như: Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích,… để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ
- 4 thống QTDND trên địa bàn Tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2018. Qua đó, cho đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong việc Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống QTDND trên địa bàn Tỉnh Long An và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường Quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nưới đối với hệ thống QTDND trên địa bàn Tỉnh Long An thời gian tới. 8. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hệ thống QTDND. Mỗi công trình và bài viết đều có những cách tiếp cận khác nhau trực tiếp, hoặc gián tiếp về vấn đề quản lý nhà nước. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu mà tác giả đã tham khảo được: - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Vũ Như Bình (2013) với đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Minh Khoa (2015) với đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lâm Thành Phát (2016) với đề tài “Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống QTDND nhưng sự khác biệt của tác giả về mặt không gian và thời gian. Mặt khác, đến nay (tháng 06/2019) tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực này nên đề tài không có sự trùng lắp. 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các sơ đồ, hình vẽ thì nội chung chính của nghiên cứu được chia thành 3 chương. Nội dung các chương được tóm tắt như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Chương 2: Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An.
- 5 Chương 3: Giải pháp tăng cường Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An.
- 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1.1. Cơ sở lý luận về Quỹ tín dụng nhân dân 1.1.1. Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân 1.1.1.1. Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010 “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống”. Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên trong địa bàn tự nguyện thành lập và hoạt động theo quy định của Nhà nước nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên. Phạm vi của một quỹ cơ sở thường là địa bàn của một xã, một phường ở nông thôn, do các thành viên là cá nhân hoặc hộ gia đình tự nguyện góp vốn. Có thể nói quỹ cơ sở cũng như một ngân hàng, huy động vốn tại chỗ và cho vay các thành viên hoặc người nghèo không phải là thành viên cư trú trên địa bàn hoạt động. Từ những quỹ cơ sở này mà quỹ Trung ương được thành lập với chức năng huy động vốn, đại diện cho hệ thống tiếp nhận vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tài trợ cho chương trình tín dụng phát triển nông nghiệp – nông thôn, điều hòa vốn cho các QTDND thành
- 7 viên và cung cấp các dịch vụ cho toàn hệ thống nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. 1.1.1.2. Mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Tính chất và mục tiêu hoạt động của QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển (Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001). 1.1.1.3. Mô hình tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân Mô hình tổ chức của hệ thống QTDND được hình thành 2 cấp, mạng lưới QTDND trung ương được mở rộng, có khả năng tiếp cận nhanh chóng hơn với QTDND để tăng cường chức năng điều hòa vốn nội bộ, hỗ trợ, phục vụ thành viên. Để đáp ứng được các yêu cầu thực tế, QTDND trung ương đã chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam (Co-op Bank) từ ngày 24/6/2013. Mục tiêu tổng quát là đưa hệ thống Co-op Bank và các QTDND trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống các TCTD nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và từng bước tại khu vực đô thị trên cơ sở các nguyên tắc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cho các nhu cầu về vốn cho SXKD nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập để cải thiện đời sống của các thành viên. Mô hình tổ chức QTDND theo qui trình (Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001): Thành viên của QTDND: QTDND hoạt động trên địa bàn liên xã phải có tối thiểu 300 thành viên tại thời điểm đề nghị, không hạn chế số lượng thành viên tối đa. Thành viên được góp vốn theo quy định của Điều lệ, tối thiểu là 300.000 đồng, tối đa của một thành viên không được vượt quá 10% vốn điều lệ tại thời điểm góp vốn. Thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân góp vốn khác. Quyền của thành viên: Tham dự Đại hội thành viên hoặc bầu đại biểu dự Đại hội thành viên, tham dự các cuộc họp thành viên và biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên; Ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các chức danh được bầu khác theo quy định tại Điều lệ của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn