intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích thực trạng thanh khoản của một số NHTMCP tại TP.HCM giai đoạn 2008 – 2012, từ đó, đưa ra nhận định, đánh giá về những hạn chế trong quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTMCP và NHNN. Qua đó, luận văn đề xuất một số giải pháp trong quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTMCP tại thành phố và NHNN nhằm phát hiện, phòng ngừa, dự báo rủi ro thanh khoản, hạn chế tình trạng mất thanh khoản lan rộng trên toàn hệ thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------------------- Nguyễn Thị Vân Anh QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------------------- Nguyễn Thị Vân Anh QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN NHTM............. 4 1.1 Thanh khoản của ngân hàng ................................................................................ 4 1.1.1 Khái niệm thanh khoản ........................................................................................ 4 1.1.2 Đo lường thanh khoản .......................................................................................... 4 1.2 Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại ................................................ 5 1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản............................................................................... 6 1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản ............................................................ 7 1.2.3 Tác động của rủi ro thanh khoản lên hệ thống ngân hàng và nền kinh tế ............ 8 1.3 Quản lýrủi ro thanh khoản .................................................................................. 10 1.3.1 Nguyên tắc chung về quản lý rủi ro thanh khoản ................................................ 10 1.3.2 Chiến lược quản lý thanh khoản .......................................................................... 15 1.3.3 Phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản ............................................................. 19 1.3.3.1 Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh ....................................................................................................................................... 19 1.3.3.2 Đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả ......................................................................... 19 1.3.3.3 Sử dụng các phương pháp dự báo thanh khoản ............................................... 19 1.4 Các nghiên cứu về rủi ro thanh khoản ngân hàng ............................................. 27 1.5 Kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh khoản ...................................................... 28 1.5.1 Khủng hoảng thanh khoản Mỹ năm 2008 ............................................................ 28 1.5.2 Rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2012 ............................. 31
  4. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA MỘT SỐ NHTMCP TẠI TP.HCM ...................................................................................... 35 2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh ngân hàng tại TP.HCM ................................ 35 2.2 Thực trạng thanh khoản của một số NHTMCP tại TP.HCM .......................... 38 2.2.1 Khái quát kinh tếvĩ mô ......................................................................................... 38 2.2.2 Diễn biến thanh khoản của các NHTMCP tại TP.HCM ...................................... 40 2.3Thực trạng quản lý rủi ro thanh khoản của một số NHTMCP tại TP.HCM .. 48 2.3.1 Chỉ số H1 và H2 ................................................................................................... 49 2.3.2 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 Và chỉ số chứng khoán H4 ................................... 52 2.3.3 Chỉ số H5.............................................................................................................. 54 2.3.4 Chỉ số năng lực cho vay H6 ................................................................................. 57 2.3.5 Chỉ sốtrạng thái ròng trong quan hệ với các TCTD khác H7 .............................. 58 2.3.6 Chỉ số H8.............................................................................................................. 59 2.3.7 Tỷ lệ vốn ngắn hạn/ cho vay trung dài hạn .......................................................... 61 2.3.8 Tổng hợp chỉ số thanh khoản ............................................................................... 62 2.4 Hoạt động ủy ban ALCO tại các NHTMCP ....................................................... 64 2.5 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoảncủa một số NHTMCP tại TP.HCM . 68 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA MỘT SỐ NHTMCP TẠI TP.HCM ............................................................................................ 78 3.1 Định hƣớng hoạt động NHTMCP tại TP.HCM ................................................. 78 3.2 Giải pháp đối vớiNHTMCP tại TP.HCM ........................................................... 80 3.3 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam ..................................................................... 83 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 88 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Thị Vân Anh đã thực hiện luận văn với tên đề tài: Quản lý rủi ro thanh khoản củamột số Ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Các trích dẫn và số liệu được sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. Luận văn là đề tài nghiên cứu của riêng tôi.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh
  6. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Theo các chuyên gia, trong tất cả các loại rủi ro hoạt động tài chính ngân hàng thì rủi ro thanh khoản được coi là nguy hiểm nhất. Bởi lẽ khi bất kì một ngân hàng nào xảy ra tình trạng mất khả năng thanh khoản dẫn đến phá sản, nó có thể kéo theo sự sụp đổ của cả một hệ thống ngân hàng đồng thời làm suy giảm niềm tin của thị trường và mất ổn định kinh tế - xã hội. Hơn nữa, bản chất của hoạt động ngân hàng là sử dụng vốn huy động với thời hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn nên luôn có sự chênh lệch về kỳ hạn của dòng vốn hay tồn tại những khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi. Do đó, nguy cơ mất khả năng thanh khoản có thể xảy ở bất kì ngân hàng nào dù quy mô hoạt động nhỏnhư tình trạng thiếu thanh khoản của 3 ngân hàng đã hợp nhất năm 2011 Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa, Sài Gòn hay quy mô lớn như đợt thiếu hụt thanh khoản của ACB cuối tháng 8 năm 2012. Đó là cảnh báo cho các nhà quản trị ngân hàng và các cơ quan quản lý rằng không thể xem nhẹ rủi ro thanh khoản đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi hệ thống ngân hàng đang từng bước được cơ cấu lại, tốc độtăng trưởng tín dụng còn thấp, nợ xấu ở mức khá cao và các NHTM Việt Nam đang phải gồng mình hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa phát triển nhất của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là nơi đặt trụ sở, bộ máy quản lý của nhiều NHTMCP lớn như: NHTMCPÁ Châu, NHTMCPXuất Nhập Khẩu, NHTMCPSài Gòn Thương Tín,…Đến tháng 9năm 2013, thành phố có 14 hội sở
  7. 2 NHTMCP và hàng trăm chi nhánh ngân hàng hoạt động kinh doanh rộng khắp các quận, huyện. Với đặc điểm vốn điều lệ khá thấp so với ngân hàng thương mại nhà nước, NHTMCP - hội sở tại thành phố có mức vốn điều lệ cao nhất là NHTMCPSài Gòn Thương Tín12.425 tỷ đồng thấp hơn nhiều so với NHTM có vốn nhà nước, hoạt động dưới nhiều áp lực như cạnh tranh, hoàn thành mục tiêu doanh số, lợi nhuận, cổ đông,…dễ dẫn đến nguy cơ bất chấp rủi ro vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, hoạt động của các ngân hàng này thường gặp rất nhiều rủi ro nếu không quản trị tốt. Thời gian qua, tình trạng thanh khoản căng thẳng trong hệ thống ngân hàng xảy ra nhiều ở các NHTMCP có hội sở trên địa bàn thành phố. Điều này cũng gây không ít áp lực trong quản lý cho Ngân hàng Nhà nước cũng như chi nhánh NHNN TP.HCM trực thuộc nhằm hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống và ổn định kinh tế xã hội thành phố. Tuy nhiên, việc quản lý rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP vẫn còn nhiều hạn chế, các chính sách của NHNN tuy đã có nhiều đổi mới theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng còn mang nặng tính hành chính, chưa có những dự báo tốt về rủi ro thanh khoản. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Quản lý rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ cho mình. 2. Mục tiêunghiên cứu Luận văn phân tích thực trạngthanh khoản của một số NHTMCPtại TP.HCM giai đoạn 2008 – 2012, từ đó, đưa ra nhận định, đánh giá vềnhững hạn chế trong quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTMCP và NHNN. Qua đó, luận văn đề xuất một số giải pháp trong quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTMCP tại thành phố và NHNN nhằm phát hiện, phòng ngừa, dự báo rủi ro thanh khoản, hạn chế tình trạng mất thanh khoản lan rộng trên toàn hệ thống. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tình hình thanh khoản của 16 NHTMCP có hội sởtại TP.HCM, năm 2012 chỉ còn 14 NH tronggiai đoạn 2008 - 2012.
  8. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nhưthống kê, mô tả, giải thích, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp,…để chứng minh cho các nhận định đưa ra. 5. Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 chương Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2:Thực trạng quản lý rủi ro thanh khoản của một số NHTMCP tại TP.HCM Chƣơng 3:Giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản của một số NHTMCP tại TP.HCM
  9. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG 1.1 Thanh khoản của ngân hàng 1.1.1 Khái niệm thanh khoản Theobộ quy tắc về quản trị rủi ro thanh khoản và giám sát của Basel (tháng 9/2008), “Thanh khoản là khả năng của ngân hàng vừa có thể tăng thêm tài sản vừa đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị những thiệt hại quá mức cho phép”. Theo Mathias Drehmann, Kleopatra Nikolaou (2009), khả năng thanh khoản là khả năng giải quyết các nghĩa vụ hay sắp xếp nguồn tài trợ cho thanh khoản tức thời. Do đó, một ngân hàng thanh khoản kém nếu nó không thể giải quyết các nghĩa vụ kịp thời. Thanh khoản cũng có thể được định nghĩa là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Trong đó, một nguồn vốn được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh, một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh. Như vậy, một ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản tốt nếu như nó có thể có được những khoản vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm ngân hàng có nhu cầu.Hay nói cách khác, một ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi ngân hàng có lượng vốn khả dụng với quy mô hợp lý hoặc ngân hàng có thể nhanh chóng huy động vốn thông qua vay nợ hay bán tài sản. 1.1.2 Đo lƣờng thanh khoản Theo lý thuyết về quản trị ngân hàng thương mại của Peter S.Rose: Trạng thái thanh khoản của một ngân hàng được xác định thông qua mô hình cung – cầu thanh khoản. Cung thanh khoản là những khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng.Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm ngân quỹ của ngân hàng.
  10. 5 - Cung thanh khoản gồm: Tiền gửi của khách hàng, các khoản thu từ dịch vụ, thanh toán nợ của khách hàng, bán tài sản, vay mượn từ thị trường tiền tệ,… - Cầu thanh khoản gồm: Khách hàng rút tiền từ tài khoản, cấp tín dụng cho khách hàng, chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm dịch vụ, hoàn trả các khoản vay mượn từ thị trường tiền tệ, chi trả cổ tức,… Trạng thái thanh khoản ròng (Net Liquidity Position): Trạng thái thanh khoản ròng NLP (net liquidity position) của một ngân hàng được xác định như sau: NLP = Tổng cung về thanh khoản - Tổng cầu về thanh khoản Trạng thái thanh khoản ròng có thể xảy ra theo ba khả năng sau: - Thặng dư thanh khoản, khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản (NLP>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai. - Thâm hụt thanh khoản,khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản (NLP
  11. 6 Theo quan điểm trung hoà, rủi ro là sự không chắc chắn, một tình trạng bất ổn hay biến động tiềm ẩn ở kết quả. Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc chứ không phải là rủi ro. Hay nói cách khác, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủiro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực, rủi ro có thể mangđến cho con người những tổn thất, mất mát, nguy hiểm, nhưng cũng có thể mangđến những cơ hội, thời cơ không ngờ. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Theo Nguyễn Văn Tiến (2005), một số rủi ro mà ngân hàng hiện đại phải đối mặt: - Rủi ro lãi suất; - Rủi ro ngoại hối; - Rủi ro tín dụng; - Rủi ro thanh khoản; - Rủi ro hoạt động ngoại bảng; - Rủi ro công nghệ và hoạt động; - Rủi ro quốc gia và rủi ro khác. 1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.Hay nói cách khác, ngân hàng có thể không thanh toán được các nghĩa vụ nợ tức thời.
  12. 7 Theo Basel (2008): Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính. Như vậy, rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không thể tìm đủ nguồn tiền để chi trả hoặc tìm được với chi phí cao. Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro thường trực mà bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể gặp phải, bởi với vai trò cơ bản của ngân hàng là sử dụng những khoản tiền gửi ngắn hạn để cho vay với kỳ hạn dài hơn nên luôn tạo ra sự chênh lệch về kỳ hạn của dòng vốn. Và chính điều này đãlàm cho ngân hàng vốn đã dễ bị tổn thương trước các tác động mạnh từ thị trường lại càng có nguy cơ lâm vào tình trạng kém thanh khoản và khi đó rủi ro thanh khoản xuất hiện. Mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản với các rủi ro khác: Rủi ro thanh khoản có mối liên hệ mật thiết với các loại rủi ro khác. Rủi ro thanh khoản thường là hệ quả của nhiều rủi ro khác.Bất kỳ một loại rủi ro nào khi xảy ra đều có nguy cơ gây ra rủi ro thanh khoản nếu rủi ro đó không được kiểm soát và xử lý tốt.Chẳng hạn, khi một ngân hàng cho vay không thu hồi được nợ, ngân hàng đang gặp phải rủi ro tín dụng. Đến hạn thanh toán cho khách hàng gửi tiền, ngân hàng không có đủ nguồn để trả do trước đó đã cho vay nhưng không thu hồi được, nguồn vốn bị ứ đọng, ngân hàng có nguy cơ mất thanh khoản (rủi ro thanh khoản xuất hiện). Ngoài ra, rủi ro thanh khoản mang tính thường nhật, thường xảy ra hàng ngày đối với hoạt động ngân hàng. Trong khi một số rủi ro khác xảy ít thường xuyên hơn, mà chỉ xảy ra khi có biến động của thị trường như rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường,…. 1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản Theo Peter S.Rose (2001), rủi ro thanh khoản xảy ra đối với ngân hàng do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, ngân hàng huy động một lượng lớn tiền gửi và dự trữ ngắn hạn từ cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức cho vay khác để sau đó chuyển chúng thành các khoản tín dụng dài hạn cho những người đi vay. Do vậy, hầu hết các ngân hàng đều phải đối mặt
  13. 8 với sự mất cân đối giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn của các nguồn vốn. Rất hiếm khi dòng tiền từ tài sản của ngân hàng cân đối hoàn toàn với dòng tiền cần thiết để đáp ứng việc thanh toán các nguồn vốn huy động. Do vậy, sự tăng trưởng tín dụng quá nhanh trong một thời gian ngắn hoặc sự giảm sút mạnh của lượng tiền huy động cũng là nguy cơ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Thứ hai, ngân hàng rất nhạy cảm trước những thay đổi của lãi suất.Khi lãi suất đầu tư tăng, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng đểđầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cậncác khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước.Như vậy, những thay đổi trong lãi suất tác động đồng thời đến nhu cầu gửi tiền và nhu cầu vay và cả hai điều này đều gây ra những tác động lớn đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng củasự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngânhàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởngđến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. Thứ ba, rủi ro thanh khoản vẫn có thể xảy ra đối với những ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả, cho vay với giá trị lớn và không thu hồi được… Thứ tư, rủi ro thanh khoản vẫn có thể xảy ra khi niềm tin công chúng đối với ngân hàng bị suy giảm như: khách hàng đến rút tiền và ngân hàng không thể trả do tạm thời thiếu tiền hay một tin đồn về lãnh đạo cấp cao của ngân hàng bỏ trốn,…Khi đó niềm tin của công chúng suy giảm, hiện tượng nhiều khách hàng đến rút tiền đồng loạt do những tin đồn hay vì một lý do nào đó sẽ gây ra tình trạng mất thanh khoản cho ngân hàng. 1.2.3 Tác động của rủi ro thanh khoản lên hệ thống ngân hàng và nền kinh tế  Một ngân hàng mất thanh khoản có thể ảnh hưởng lan truyền lên cả hệ thống. Rủi ro thanh khoản có thể lan truyền từ một ngân hàng ra các ngân hàng khác thông qua việc đi vay và cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Khi một ngân hàng không đủ
  14. 9 khả năng thanh toán cho các nghĩa vụ đến hạn làm giảm nguồn cung thanh khoản của các ngân hàng khác qua đó có thể sẽ lan truyền rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng khác hay nói cách khác đó là nguồn gốc khởi đầu cho rủi ro thanh khoản hệ thống xuất hiện [10], gây ra tình trạng căng thẳng thanh khoản chung cho toàn thị trường. Thêm vào đó, hoạt động ngân hàng có liên quan đến nhiều hoạt động khác trong nền kinh tế, khi hệ thống ngân hàng bị tê liệt, thiếu thanh khoản sẽ gây ách tắt, thiệt hại không lường cho cả nền kinh tế.Đặc biệt, mất thanh khoản nếu xảy ra đối với những ngân hàng lớn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng và dễ gây ra rủi ro cho toàn hệ thống hơn so với những ngân hàng nhỏ. Trên phạm vi quốc gia, những quốc gia có hoạt động ngân hàng quốc tế mạnh, có tầm ảnh hưởng lớn, mất thanh khoản hệ thống ngân hàng tại nước đó có thể làm liên lụy đến hoạt động của nền kinh tế nhiều nước khác.  Rủi ro thanh khoản làm tăng nguy cơ lạm phát do tăng cung tiền của NHNN thông qua tái cấp vốn. Khi một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản và có nguy cơ mất khả năng thanh khoản, có thể gây tác động xấu đến thanh khoản toàn hệ thống.Với chức năng là người cho vay cuối cùng, NHNN thực hiện cho vay tái cấp vốn cứu nguy cho hệ thống ngân hàng. Qua đó, một lượng tiền lớn được bơm ra ngoài thị trường gây sức ép lên giá cả và tăng nguy cơ lạm phát cho nền kinh tế.  Rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ làm suy giảm lòng tin của thị trường, gây ra tình trạng mất ổn định về mặt kinh tế, xã hội. Đối với một ngân hàng, mất khả năng thanh khoản sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng đó và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi các thông tin đó bị rò rỉ ra bên ngoài. Do thông tin bất cân xứng trong các giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, khi có biểu hiện của tình trạng thiếu hụt thanh khoản tại một ngân hàng, thị trường sẽ phản ứng nhanh chóng bằng cách khách hàng đổ xô đi rút tiền hàng loạt để bảo tồn vốn, gây ra tình trạng náo loạn, gây mất ổn định về mặt kinh tế, xã hội. Điều này làm cho các ngân hàng trở nên cạn kiệt về thanh khoản, nếu xử lý không tốt ngân hàng đó có nguy cơ phá sản gây ảnh hưởng xấu đến thanh khoản cho cả hệ thống.
  15. 10 1.3 Quản lý rủi ro thanh khoản Quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả giúp ngân hàng đảm bảo khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán.Quản lý rủi ro thanh khoản rất quan trọng bởi vì sự thiếu hụt thanh khoản tại một tổ chức tín dụng duy nhất có thể có ảnh hưởng rộng đến cả hệ thống. Sự phát triển của thị trường tài chính trong thập kỷ qua đã làm tăng sự phức tạp của rủi ro thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản. 1.3.1 Nguyên tắc chung về quản lý rủi ro thanh khoản  Các nguyên tắc chung về quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ theo Basel Tháng 10/2010, Ủy ban Basel đã sửa đổi, bổ sung và ban hành bản hướng dẫn “Các nguyên tắc tăng cường quản trị công ty đối với các Tổ chức ngân hàng”nhằm hỗ trợ, cung cấp hướng dẫn cho các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng đẩy mạnh việc áp dụng thực tiễn quản trị vững mạnh trong tổ chức ngân hàng tại các quốc gia thành viên, đồng thời giúp các ngân hàng tăng cường công tác quản trị của chính mình. Trong đó, Ủy ban Basel nhấn mạnh 3 nguyên tắc về quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ. Nguyên tắc 6:Ngân hàng phải có hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả và bộ phận quản lý rủi ro (baogồm một giám đốc quản lý rủi ro hoặc tương đương) với đầy đủ thẩm quyền, sự tôntrọng, độc lập, nguồn lực và được tiếp cận Hội đồng Quản trị. Nguyên tắc 7: Các rủi ro cần được xác định và giám sát liên tục trong phạm vi toàn ngân hàng và tại từng bộ phận, và sự tinh tế của cơ sở hạ tầng của bộ phận quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của ngân hàng phải bắt kịp với những thay đổi trong mức độ và loại hình rủi ro mà ngân hàng có nguy cơ đương đầu (bao gồm cả rủi ro do tăng trưởng) và với các yếu tố rủi ro của môi trường bên ngoài. Nguyên tắc 8: Quản lý rủi ro hiệu quả đòi hỏi phải chủ động và tích cực thông báo nội bộ về rủi ro trong ngân hàng, bao gồm trong toàn hệ thống ngân hàng cũng như báo cáo lên Hội đồng quản trị và ban điều hành.
  16. 11  Các nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro thanh khoản theo Basel Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, tháng 9/2008, Ủy ban Basel đã công bố "Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản" nhằm hỗ trợ các ngân hàng nâng cao năng lựcquản lý rủi ro thanh khoản. Nội dung các nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro thanh khoản như sau: Nguyên tắc 1:Ngân hàng nên thiết lập một khuôn khổ quản lý rủi ro thanh khoản mạnh mẽ. Nguyên tắc 2:Hội đồng quản trị của một ngân hàng phải có trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản và phải trình bày rõ ràng khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản phù hợp với chiến lược kinh doanh và vai trò của ngân hàng trong hệ thống tài chính. Nguyên tắc 3:Hội đồng quản trị nên thiết lập chiến lược, chính sách và thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro và đảm bảo rằng ngân hàng duy trì mức thanh khoản đủ. Hội đồng quản trị cần rà soát lại chiến lược, chính sách và thực hiện điều này ít nhất mỗi năm một lần. Nguyên tắc 4:Lãnh đạo ngân hàng/ALCO nên xem lại thông tin về thanh khoản ngân hàng một cách liên tục và thường xuyên báo cáo về Hội đồng quản trị. Nguyên tắc 5:Ngân hàng cần có một quy trình để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro thanh khoản, trong đó thiết lập quy định chặt chẽ đối với việc quản lý toàn bộ dòng tiền phát sinh từ TSN – TSC và các khoản ngoại bảng tại thời điểm thích hợp. Nguyên tắc 6:Ngân hàng nên kết hợp chi phí thanh khoản, lợi ích và rủi ro trong định giá nội bộ, đo lường hiệu suất thực hiện và quá trình phê duyệt sản phẩm mới cho tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguyên tắc 7:Ngân hàng cần chủ động giám sát, quản lý rủi ro thanh khoản, nhu cầu vốn nội bộ và giữa các công ty con trực thuộc.
  17. 12 Nguyên tắc 8:Ngân hàng cần xây dựng một chiến lược nguồn vốn cung cấp đa dạng hóa hiệu quả nguồn tài chính và kỳ hạn nguồn vốn; duy trì sự hiện diện liên tục của ngân hàng trong các thị trường vốn đã lựa chọn và đối tác; giải quyết các yếu tố còn hạn chế trong lĩnh vực này. Nguyên tắc 9:Ngân hàng cần chủ động quản lý vị thế thanh khoản trong ngày và các rủi ro. Nguyên tắc 10:Ngân hàng cần chủ động quản lý các vị thế tài sản đảm bảo. Nguyên tắc 11:Ngân hàng nên thực hiện các kiểm tra căng thẳng thanh khoản thường xuyên trong ngắn hạn và kiểm tra mở rộng đối với căng thẳng thanh khoản của một tổ chức tín dụng cụ thể và của toàn thị trường, sử dụng kết quả kiểm tra căng thẳng để điều chỉnh chiến lược quản lý rủi ro, chính sách và khả năng thanh toán của mình, phát triển các kế hoạch dự phòng hiệu quả. Nguyên tắc 12:Ngân hàng cần có một kế hoạch vốn dự phòng chính thức (CFP). Nguyên tắc 13:Ngân hàng nên duy trì lớp đệm thanh khoản bằng các tài sản có tính thanh khoản cao được bảo hiểm trong các tình huống căng thẳng thanh khoản. Nguyên tắc 14:Ngân hàng nên công khai thông tin thanh khoản của mình một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, bộ "Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản" còn quy định một số phương thức quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàngnhư sau: Bộ phận quản lý rủi ro thanh khoản nên được đặt dưới sự quản lýcủa Hội đồng quản trị (HĐQT); Ban quản trị rủi ro;Ủy ban quản lý tài sản nợ có (ALCO); Nhóm hỗ trợ quản lý tài sản nợ có (ALM). Hội đồng quản trị có trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản tổng thể.Hội đồng quản trị quyết định chiến lược, chính sách và quy trình của ngân hàng để quản lý rủi ro thanh khoản phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng.
  18. 13 Ủy ban Quản trị rủi ro thuộc Hội đồng quản trị bao gồm Tổng Giám đốc (CEO) /Chủ tịch và Giám đốc điều hành (CMD) và Trưởng phòng tín dụng, thị trường. Ủy ban quản trị rủi ro hoạt động có trách nhiệm đánh giá tổng thể rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt bao gồm cả rủi ro thanh khoản. Sự tương tác tiềm ẩn của rủi ro thanh khoản với các rủi ro khác cũng được tính vào trong những rủi ro mà Ủy ban quản trị rủi ro phải giải quyết. Ủy ban Quản lý TSN – TSC (ALCO) bao gồm các nhà quản trị hàng đầu của ngân hàng như CEO/CMD, có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ đối với các quy định về rủi ro do Hội đồng quản trị đưa ra cũng như thực hiện các chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng phù hợp với các mục tiêu quản lý rủi ro và khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng. Để đảm bảo cam kết của các nhà quản trị cấp cao và phản ứng kịp thời đối với các động thái của thị trường, CEO/CMD nên đứng đầu Ủy ban.Người đứng đầu bộ phận đầu tư, tín dụng, quản trị nguồn vốn hoặc kế hoạch, quản lý quỹ (trong và ngoài nước), nghiên cứu Kinh tế và Ngân hàng quốc tế có thể là thành viên của Ủy ban ALCO.Ngoài ra, Trưởng phòng Công nghệ thông tin cũng phải tham gia xây dựng hệ thống thông tin quản trị (MIS) và tin học hóa liên quan. Thậm chí một số ngân hàng có thể có các tiểu ban và nhóm hỗ trợ. Kích thước (số lượng thành viên) của ALCO sẽ phụ thuộc vào quy mô của mỗi tổ chức tín dụng và mức độ phức tạp trong tổ chức của ngân hàng. Vai trò của Hội đồng ALCO đối với rủi ro thanh khoản như sau: - Quyết định thời hạn thanh toán mong muốn và hài hòa tài sản nợ - có. - Quyết định của ALCO dựa trên nguồn tài chính, kết hợp các khoản nợ hoặc bán tài sản. Hướng tới điều này, ALCO sẽ phải đưa ra dự đoán biến động lãi suất trong tương lai và quyết định dựa trên sự cân đối, hài hòa giữa các nguồn tài trợ như các quỹ lãi suất thả nổi với lãi suất cố định, tiền gửi bán buôn với bán lẻ, vốn từ thị trường tiền tệ với thị trường vốn, vốn nội tệ với ngoại tệ,… ALCO cần phải
  19. 14 nhận thức các thành phần, đặc tính và đa dạng hóa các tài sản của ngân hàng và các nguồn tài trợ; phải thường xuyên xem xét các chiến lược nguồn tài trợ khi có bất kỳ thay đổi trong môi trường nội bộ hay bên ngoài. - Xác định cấu trúc, trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý rủi ro thanh khoản và trong giám sát các vị thế thanh khoản của tất cả các pháp nhân, các chi nhánh và các công ty con trực thuộc ngân hàng và phác thảo các yếu tố này rõ ràng trong chính sách thanh khoản của ngân hàng. - Đảm bảo sự độc lập trong hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản, với sự hỗ trợ đầy đủ cán bộ có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. - Đảm bảo các dự báo dòng tiền và các giả định được sử dụng đầy đủ. - Xem xét các kịch bản căng thẳng thử nghiệm bao gồm các giả định cũng như kết quả kiểm tra và đảm bảo rằng một kế hoạch huy động vốn dự phòng cũng được đặt ra xem xét định kỳ. - Cân nhắc giữa chi phí thanh khoản với các lợi ích như một phần không thể thiếu của kế hoạch chiến lược. - Thường xuyên báo cáo với Ban Giám đốc và Ban Quản trị rủi ro dựa trên các tình hình rủi ro thanh khoản của ngân hàng. ALCO cần phải có một sự am hiểu về mối liên kết chặt chẽ giữa rủi ro thanh khoản nguồn tài trợ và rủi ro thanh khoản thị trường, cũng như các rủi ro khác bao gồm rủi ro tín dụng, thị trường, hoạt động và rủi ro danh tiếng ảnh hưởng đến chiến lược rủi ro thanh khoản tổng thể của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản thường có thể phát sinh từ những yếu kém, thất bại hoặc các vấn đề trong quản trị các loại rủi ro khác. Do đó, ALCO nên xác định các sự kiện có thể có tác động đến thị trường và nhận thức của cộng đồng về vị thế và danh tiếng của ngân hàng. Các nhóm hỗ trợ ALM bao gồm các nhân viên điều hành phải chịu trách nhiệm phân tích, giám sát và báo cáo tình hình rủi ro thanh khoản cho ALCO. Nhóm cũng phải
  20. 15 chuẩn bị các dự báo (mô phỏng) cho thấy tác động của những thay đổi khác nhau có thể xảy ra trong thị trường vào vị thế thanh khoản của ngân hàng và đề xuất chương trình hành động cần thiết được thực hiện để duy trì vị thế thanh khoản.  Một số nguyên tắckhác gợi ý cho nhà quản lý ngân hàng Theo Nguyễn Văn Tiến (2005) và Trần Huy Hoàng (2011), một số nguyên tắc chung mang sau mang tínhgợi ý cho nhà quản lý ngân hàng. Một là, nhà quản lý thanh khoản phải thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận huy động vốn và sử dụng vốn để điều phối hoạt động của các bộ phận này sao cho phù hợp hoặc cân đối với nhau. Chẳng hạn, nếu phòng tín dụng dự định cấp hạn mức tín dụng mới cho khách hàng, thì phải thảo luận với nhà quản lý thanh khoản để có sự chuẩn bị khi khách hàng rút vốn; đồng thời nếu phòng nguồn vốn có kế hoạch tăng nguồn vốn thì kế hoạch này cũng phải được thông báo cho nhà quản lý thanh khoản ngân hàng. Hai là, nhà quản lý thanh khoản cần phải biết khả năng khi nào khách hàng gửi tiền, xin vay dự định rút vốn hoặc bổ sung tiền gửi hoặc trả nợ vay, nhất là các khách hàng lớn. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp nhà quản lý thanh khoản hoạch định trước phần thặng dư hay thâm hụt thanh khoản và xử lý có hiệu quả từng trường hợp. Ba là, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định thanh khoản liên quan phải được phân tích một cách thường xuyên liên tục nhằm giảm thiểu những tình huống thặng dư hay thâm hụt thanh khoản. Thặng dư thanh khoản nên được đầu tư đúng lúc khi nó xảy ra nhằm tránh một sự giảm sút trong thu nhập của ngân hàng; thâm hụt thanh khoản nên được xử lý kịp thời để giảm bớt sự căng thẳng trong việc vay mượn hay bán tài sản. 1.3.2 Chiến lƣợc quản lý thanh khoản Để xử lý vấn đề thanh khoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo ba hướngnhư: Tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (dựa vào tài sản có) hoặc vay mượn từ bên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2