intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý thuế đối với hoạt động Thương mại điện tử - Kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

62
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT của một số nước đi trước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và xem xét đến tình hình hiện tại và định hướng phát triển TMĐT tại Việt Nam, đề tài hướng đến mục tiêu đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý thuế đối với hoạt động Thương mại điện tử - Kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế NGUYỄN THỊ HUỆ Hà Nội, năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Huệ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Hà Hà Nội, năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và có tính kế thừa từ các công trình khoa học và các tài liệu liên quan khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Huệ
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo Khoa Sau đại học và Khoa, Phòng khác của Trường Đại học Ngoại Thương đã chỉ dạy những kiến thức bổ ích và luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập bậc cao học tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thị Hà – Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đưa ra những nhận xét chân thành, quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè, những người đã luôn bên tôi, tạo điều kiện, động viên, khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Huệ
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. i DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................ii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................ iv LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ........................................................................................ 6 1.1 Tổng quan về Thƣơng mại điện tử (TMĐT) .................................................6 1.1.1 Khái niệm TMĐT .......................................................................................6 1.1.2 Sự hình thành và phát triển TMĐT ..........................................................7 1.1.3 Đặc điểm của TMĐT ................................................................................10 1.1.4 Phân loại TMĐT.......................................................................................12 1.2 Tổng quan về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ................................13 1.2.1 Quản lý thuế .............................................................................................13 1.2.1.1 Khái niệm quản lý thuế .......................................................................13 1.2.1.2 Nguyên tắc quản lý thuế ......................................................................15 1.2.1.3 Nội dung quản lý thuế .........................................................................15 1.2.2 Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ...................................................16 1.2.2.1 Nguyên tắc quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.............................16 1.2.2.2 Nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ................................17 1.2.2.3 Ý nghĩa quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ..................................22 1.2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ..............................................................................................................23 1.2.2.5 Thách thức trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ...................25 CHƢƠNG 2: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ........................................... 28 2.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản ...........................................................................28 2.1.1 Tình hình phát triển TMĐT tại Nhật Bản ..............................................28 2.1.2 Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Nhật Bản ............31 2.1.3 Định hướng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Nhật Bản ........35
  6. 2.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc..........................................................................36 2.2.1 Tình hình phát triển TMĐT tại Hàn Quốc .............................................36 2.2.2 Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Hàn Quốc ...........38 2.2.3 Định hướng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Hàn Quốc .......42 2.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc ......................................................................43 2.3.1 Tình hình phát triển TMĐT tại Trung Quốc ..........................................43 2.3.2 Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Trung Quốc ........46 2.3.3 Định hướng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Trung Quốc ....50 2.4 Kinh nghiệm của Thái Lan ...........................................................................51 2.4.1 Tình hình phát triển TMĐT tại Thái Lan ...............................................51 2.4.2 Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Thái Lan.............53 2.4.3 Định hướng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Thái Lan .........56 2.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..............................................................57 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ........................................................ 62 3.1 Tình hình phát triển TMĐT tại Việt Nam ..................................................62 3.1.1 Tình hình phát triển chung......................................................................62 3.1.2 Một số loại hình kinh doanh TMĐT phổ biến tại Việt Nam ..................65 3.2 Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam ...............67 3.2.1 Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam ............................................................................................................................67 3.2.2 Triển khai quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam ............71 3.3 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam.............................................................................................77 3.3.1 Những vấn đề chung ................................................................................77 3.3.2 Khó khăn, vướng mắc ..............................................................................78 3.3.3 Nguyên nhân ............................................................................................80 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ...................... 84 4.1 Định hƣớng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam từ nay đến năm 2020 ........................................................................................................84 4.1.1 Định hướng phát triển TMĐT tại Việt Nam từ nay đến năm 2020 .......84
  7. 4.1.1.1 Định hướng của Nhà nước ..................................................................84 4.1.1.2 Xu hướng phát triển của thị trường TMĐT ........................................85 4.1.2 Định hướng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam từ nay đến năm 2020 .....................................................................................................88 4.2 Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam ...............................................................................................................89 4.2.1 Hoàn thiện quy định pháp lý quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT....89 4.2.2 Tăng cường thu thập, quản lý thông tin người nộp thuế có hoạt động TMĐT .................................................................................................................91 4.2.3 Thành lập bộ phận quản lý chuyên trách đối với hoạt động TMĐT tại cơ quan thuế Trung Ương và địa phương .......................................................94 4.2.4 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT .......................................................................................................95 4.2.5 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế TMĐT và tạo thuận lợi cho người nộp thuế ......................................................................................97 4.2.6 Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan khác trong nước và cơ quan thuế nước ngoài ....................................................................98 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 102
  8. i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: 5 nƣớc có doanh thu TMĐT lớn nhất thế giới giai đoạn 2013-2016 . 44 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Doanh thu TMĐT B2C tại Nhật Bản giai đoạn 2012-2016 ................ 29 Hình 2.2: Tình hình sử dụng điện thoại thông minh của ngƣời dân Nhật Bản năm 2015 .................................................................................................................. 30 Hình 2.3: Số ngƣời truy cập các trang TMĐT phổ biến Hàn Quốc năm 2016 . 37 Hình 2.4: Tỷ lệ bán hàng qua máy tính và qua thiết bị di động theo quý tại Trung Quốc giai đoạn 2013-2015 ........................................................................... 45 Hình 2.5: Doanh thu TMĐT theo hình thức B2B, B2C, B2G tại Thái Lan năm 2014 và 2015 ............................................................................................................. 52 Hình 3.1: Các loại hàng hóa, dịch vụ đƣợc mua sắm trực tuyến tại Việt Nam năm 2015 .................................................................................................................. 63 Hình 3.2: Các hình thức mua sắm trực tuyến tại Việt Nam năm 2014, 2015 .... 64
  9. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Danh mục các từ viết tắt tiếng Anh Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt B2B Business-To-Business Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2C Business-To-Customer Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng B2G Business-To-Government Giao dịch giữa doanh nghiệp với Chính phủ C2B Customer-To-Business Giao dịch giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp C2C Customer-To-Customer Giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng EDI Electronic Data Interchange Trao đổi dữ liệu điện tử ETDA Electronic Transactions Cơ quan phát triển giao dịch điện tử Development Agency Thái Lan ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ Internet ITC International Trade Centre Trung tâm Thương mại quốc tế NTA National Tax Agency (of Cơ quan thuế Nhật Bản Japan) OECD Organisation for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh operation and Development tế SAT State Administration of Cơ quan thuế quốc gia Trung Quốc Taxation (of The People’s Republic of China) SGATAR Study Group on Asian Tax Hiệp hội nghiên cứu và quản lý
  10. iii Administration and Reserch thuế châu Á TDCC Transportation Data Uỷ ban Phối hợp Truyền dữ liệu Coordinating Committee UN United Nations Liên hợp quốc UNCITRAL United Nations Conference for Ủy ban Liên hợp quốc về Luật International Trade Law thương mại quốc tế UNICTAD United Nations Conference for Ủy ban Liệp hợp quốc về Thương Trade and Development mại và phát triển VCCI Viet Nam Chamber of Phòng Thương mại và Công nghiệp Commerce and Industry Việt Nam VITIC Viet Nam Industry and Trade Trung tâm thông tin Công nghiệp Information Centre và Thương mại – Bộ Công Thương Việt Nam Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt GTGT Giá trị gia tăng TMĐT Thương mại điện tử TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
  11. iv TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Các kết quả nghiên cứu chính của Luận văn bao gồm: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Thương mại điện tử (TMĐT); quản lý thuế và quản lý thuế TMĐT; - Kinh nghiệm quản lý thuế TMĐT của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan bao gồm một số quy định pháp lý liên quan, cách thức quản lý người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động TMĐT ở một số khâu như: thu thập thông tin người nộp thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế, đào tạo nhân lực quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra người nộp thuế… - Thực trạng quản lý thuế TMĐT tại Việt Nam giai đoạn hiện nay: kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc; định hướng quản lý thuế TMĐT giai đoạn 2017 – 2020; - Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thuế TMĐT bao gồm: hoàn thiện quy định pháp lý quản lý thuế TMĐT; tăng cường thu thập, quản lý thông tin người nộp thuế TMĐT; thành lập bộ phận quản lý thuế chuyên trách về TMĐT tại cơ quan thuế Trung Ương và địa phương; đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực quản lý thuế hoạt động TMĐT; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế TMĐT và tạo thuận lợi cho người nộp thuế và tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan khác trong nước và với cơ quan thuế nước ngoài.
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với xu hướng thế giới, trong những năm qua, thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Theo nghiên cứu của Tổ chức thống kê Internet quốc tế (Internet World Stats), năm 2016, Việt Nam có khoảng 49 triệu người sử dụng Internet, chiếm 51,5% dân số và đứng thứ 16 trong số 20 quốc gia có số lượng người sử dụng Internet nhiều nhất trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng TMĐT trung bình trong giai đoạn 2011-2015 đạt 20%/năm (Bộ Công Thương, 2016). Số doanh nghiệp tiến hành cung cấp hàng hóa và dịch vụ thông qua TMĐT tăng nhanh về số lượng và quy mô. Ngoài những lợi ích mà TMĐT mang lại như giảm thời gian giao dịch mua bán hàng hóa, tăng số lượng giao dịch, đẩy mạnh mua bán hàng hóa ngoài biên giới quốc gia, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế, TMĐT còn kéo theo nhiều thách thức cho cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan thuế. Các giao dịch TMĐT diễn ra với số lượng ngày càng nhiều và giao dịch ngày càng phức tạp, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu, trong khi đó công tác quản lý thuế đối với hoạt động này ở Việt Nam mới ở giai đoạn bắt đầu, cơ quan thuế còn hạn chế về trình độ quản lý, nguồn nhân lực, công nghệ để có thể quản lý thuế các giao dịch TMĐT hiệu quả và đảm bảo công bằng như đối với giao dịch thương mại bằng phương pháp truyền thống. Tại nước ta hiện nay, hoạt động của các doanh nghiệp TMĐT diễn ra trên nhiều lĩnh vực, từ cung ứng dịch vụ đi lại, nghỉ dưỡng, làm đẹp, trò chơi điện tử đến hàng hóa tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cơ quan thuế chưa thu được số thuế tương ứng với doanh thu và lợi nhuận của những doanh nghiệp này. Lấy ví dụ về việc cung ứng dịch vụ vận tải bằng ứng dụng công nghệ của 2 công ty nước ngoài Uber, Grab, hiện nay cơ quan thuế còn lúng túng trong việc phân loại ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp này là cung cấp dịch vụ ứng dụng công nghệ hay cung cấp cấp dịch vụ vận tải hành khách. Ngoài ra, toàn bộ doanh thu vận chuyển bằng chuyển khoản của Uber sẽ được chuyển về công ty mẹ Uber BV tại Hà Lan, sau đó chuyển lại một phần cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Đây chính là kẽ hở để doanh nghiệp lách thuế hoặc kê khai nộp thuế rất thấp. Hoặc trường hợp thu
  13. 2 nhập từ quảng cáo của các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ, ứng dụng trên Internet như trò chơi điện tử, phần mềm máy tính, điện thoại…, tiêu biểu như trường hợp ông Nguyễn Hà Đông, “cha đẻ” của trò chơi điện tử Flappy bird với thu nhập khổng lồ từ các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo gắn liền với trò chơi, cơ quan thuế gặp khó khăn khi xác định đối tượng cung cấp ứng dụng; khó kiểm soát dòng tiền khi việc thanh toán bằng thẻ tín dụng được chuyển cho công ty có trụ sở tại nước ngoài, từ đó dẫn đến việc thất thu nguồn thuế lớn từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động TMĐT. Với tình hình trên, Việt Nam cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT của các nước tiên tiến để lựa chọn giải pháp quản lý thuế hiệu quả tại Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài luận văn “Quản lý thuế đối với hoạt động Thương mại điện tử - Kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại Việt Nam” trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết, góp phần nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các nước phát triển trong khu vực, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý thuế hiệu quả đối với các giao dịch TMĐT phù hợp với tình hình hiện tại và xu hướng phát triển TMĐT trong giai đoạn 2017-2020 của Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Ngoài nước: Trên thế giới, vấn đề quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT được coi là vấn đề thời sự của các quốc gia và thường xuyên được đưa ra thảo luận, trao đổi kinh nghiệm tại các diễn đàn kinh tế quốc tế và khu vực (OECD, SGATAR…). Ủy ban Tài chính của OECD đã có báo cáo với chủ đề “Electronic Commerce: Taxation Framework Condition” tại Hội nghị Bộ trưởng các nước OECD về TMĐT năm 1998. Đây được coi là một báo cáo quan trọng, đề ra các nguyên tắc chung đối với việc đánh thuế TMĐT trên thế giới, các nước tham gia có thể dựa trên những nguyên tắc này để xây dựng chính sách thuế và quản lý thuế TMĐT tại nước mình. Tại các quốc gia có hoạt động TMĐT phát triển mạnh cả về tốc độ và quy mô như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc… cơ
  14. 3 quan thuế, các nhà nghiên cứu kinh tế và các tổ chức, cá nhân khác cũng đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu trong công tác quản lý thuế TMĐT, tiêu biểu có thể kể đến như: báo cáo của tác giả Rifat Azam, Đại học Sun Yat Sen, Trung Quốc về “E-commerce Taxation in China” năm 2012 đã hệ thống hóa chính sách thuế của Trung Quốc về hoạt động thương mại nói chung và TMĐT nói riêng, thực tế triển khai và những vướng mắc gặp phải; công trình khoa học của Tạp chí IBFD, Hà Lan về “Handbook on Tax Administration” năm 2016 cập nhật tổng quan về xu hướng quản lý thuế trên thế giới, trong đó đề cập đến các vấn đề thời sự như quản lý thuế TMĐT, vấn đề giá chuyển nhượng, xói mòn cơ sở và chuyển lợi nhuận…; báo cáo công tác quản lý thuế hằng năm của cơ quan thuế quốc gia Nhật Bản “National Tax Agency Report” và nhiều công trình khoa học, bài viết đăng tải trên Tạp chí chuyên khác trên thế giới. Trong nước: Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về quản lý thuế nói chung và công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động TMĐT đã xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về quản lý thuế riêng cho hoạt động TMĐT còn rất hạn chế hoặc mới chỉ đề cập đến một khía cạnh hẹp. Luận văn cử nhân Luật “Một số vấn đề quản lý thuế liên quan đến Thương mại điện tử” của tác giả Lê Thị Thu Thảo, Đại học Cần Thơ năm 2013 đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, các quy định pháp lý liên quan tại Việt Nam và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thuế TMĐT. Tuy nhiên, do đây là luận văn chuyên ngành Luật nên mới chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề quy định của pháp luật thuế Việt Nam đối với TMĐT, cụ thể là các chính sách thuế hiện hành mà chưa đề cập đến vấn đề quản lý thực hiện chính sách thuế trong điều kiện phát triển của TMĐT tại Việt Nam như hiện nay cũng như chưa cập nhật các kinh nghiệm quốc tế liên quan. Về việc nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành, Tạp chí tài chính của Bộ Tài chính và Tạp chí Thuế Nhà nước của Tổng cục Thuế đã có khá nhiều bài viết về vấn đề này như: “Một số vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với Thương mại điện tử”
  15. 4 của tác giả Nguyễn Văn Phụng năm 2015, “Thấy gì từ kinh nghiệm quản lý thuế thương mại điện tử tại một số nước” của nhóm tác giả Đại học Tài chính Marketing năm 2015, “Quản lý thuế đối Thương mại điện tử: Kinh nghiệm của Hàn Quốc” của tác giả Trung Kiên năm 2013…. Các bài viết trên đã nêu được một phần thực trạng và những khó khăn mà hoạt động TMĐT đặt ra cho cơ quan quản lý thuế, kinh nghiệm của một số nước về vấn đề này như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và gợi ý một số giải pháp đẩy mạnh quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở bài viết đăng trên Tạp chí với nội dung khái quát, sơ lược, chưa nêu ra các vấn đề lý thuyết cơ bản về quản lý thuế và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Kinh nghiệm quốc tế nêu trong các bài viết chủ yếu là kinh nghiệm về xây dựng chính sách thuế; đồng thời các giải pháp còn mang tính chung, chưa xét đến mối quan hệ với tình hình phát triển TMĐT hiện nay tại Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT của một số nước đi trước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và xem xét đến tình hình hiện tại và định hướng phát triển TMĐT tại Việt Nam, đề tài hướng đến mục tiêu đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT; tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT của Việt Nam hiện nay và định hướng quản lý thuế trong giai đoạn 2017-2020; kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. - Phạm vi nghiên cứu:; Về mặt nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu cách thức mà cơ quan thuế thực thi quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, bao gồm hệ thống quy định pháp lý,
  16. 5 thu thập thông tin người nộp thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế, đào tạo nhân lực quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra người nộp thuế… Về mặt không gian: luận văn nghiên cứu tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại các nước: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Về mặt thời gian: những số liệu được dẫn chiếu trong luận văn chủ yếu thu thập trong giai đoạn 2010 -2015, một số dữ liệu cập nhật đến đầu năm 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh. Ngoài ra, người viết luận văn còn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu từ các giáo trình giảng dạy của các trường đại học, báo cáo của các nhà khoa học và các đơn vị, tổ chức kinh tế của Việt Nam và trên thế giới và tra cứu các nguồn tin cậy trên mạng Internet. 6. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử Chương 2: Kinh nghiệm của một số nước về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử Chương 3: Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tại Việt Nam Chương 4: Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.
  17. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Tổng quan về Thƣơng mại điện tử (TMĐT) 1.1.1 Khái niệm TMĐT Cùng với sự ra đời và phát triển của Internet, thương mại điện tử (TMĐT) đã xuất hiện, có sự phát triển mạnh mẽ và được coi là xu hướng của thế giới trong thế kỷ 21. Hiện nay, khái niệm TMĐT được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một khái niệm thống nhất. Nhìn một cách tổng quát, các khái niệm TMĐT được chia thành hai nhóm tuỳ thuộc vào các quan điểm như sau: Theo nghĩa hẹp, TMĐT được hiểu là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và Internet (Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan, 2012, tr. 9). Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương năm 1997 định nghĩa TMĐT theo cách hiểu này: “TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử”. Theo nghĩa rộng, TMĐT là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân được tiến hành bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hóa. Theo Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL): "Thuật ngữ “thương mại” cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ" (UN, 1999).Theo khái
  18. 7 niệm này, phạm vi hoạt động của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử. Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh". TMĐT trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó bao gồm: hoạt động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo) Như vậy, mặc dù trên thế giới có những khái niệm khác nhau về TMĐT, nhưng về cơ bản đều thống nhất về quan điểm: TMĐT là việc sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại; nói chính xác hơn, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử mà nhìn chung không cần phải in ra giấy trong bất kỳ công đoạn nào trong toàn bộ quá trình giao dịch. Các phương tiện điện tử được sử dụng chủ yếu trong TMĐT bao gồm: điện thoại, máy điện báo (telex), máy fax, truyền hình, thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử… 1.1.2 Sự hình thành và phát triển TMĐT Tiền thân ban đầu của TMĐT là 2 công nghệ ra đời vào thập nhiên 70, bao gồm: Chuyển tiền điện tử (Electronic Fund Transfer - EFT) và Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI), cho phép các doanh nghiệp trao đổi văn bản, dữ liệu bao gồm: hợp đồng điện tử, đơn đặt hàng, hóa đơn điện tử… . Đầu những năm 1960, Công ty Du Pont – một công ty hóa chất của Mỹ đã phát triển một chuẩn dành các thông điệp điện tử để gửi thông tin về hàng hóa tới hãng vận chuyển Chemical Leahman Tank Lines. Nǎm 1965, hãng vận chuyển
  19. 8 Steamship Line (liên doanh giữa một hãng của Mỹ và một hãng của Hà Lan) bắt đầu gửi cho hãng vận chuyển Atlantic những bản kê khai chuyển hàng dưới dạng những thông điệp telex mà sau đó có thể in ra giấy hoặc nhập vào máy tính. Đến nǎm 1968, rất nhiều các công ty vận chuyển đường sắt, hàng không, đường bộ và vận chuyển đường biển đã sử dụng những chuẩn kê khai điện tử liên ngành do Uỷ ban Phối hợp Truyền dữ liệu (Transportation Data Coordinating Committee - TDCC) của Mỹ khởi xướng và vào nǎm 1975, TDCC đã xuất bản tài liệu đặc tả kỹ thuật thuật trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) đầu tiên của mình. Ngành lương thực và thực phẩm bắt đầu một dự án thử nghiệm về trao đổi dữ liệu điện tử vào nǎm 1977. Đến đầu những nǎm 1980, Tập đoàn ô tô Ford Motor và Tập đoàn ô tô General Motor yêu cầu những nhà cung cấp của họ sử dụng EDI. Những nhà bán lẻ lớn như Sears, Roebuck và Co. và Kmart Corp. cũng bắt đầu sử dụng EDI. Năm 1991, nǎm chính phủ Mỹ bãi bỏ hạn chế thương mại sử dụng Internet, và sau 1 nǎm kể từ khi Tim Berners-Lee đã tạo ra trình duyệt web đầu tiên WorldWideWeb (www.). Hoạt động thương mại điện tử chính thức bùng nổ. Vào cuối năm 2000, nhiều công ty kinh doanh ở Mỹ và Châu Âu đã thiết lập các dịch vụ thông qua World Wide Web, tiêu biểu có thể kể đến như Amazon.com tiến hành bán sách và âm nhạc trực tuyến từ 1995, American Express giới thiệu thẻ thông minh tích hợp thanh toán trên mạng và ví trực tuyến . Thế giới từ đó bắt đầu có mối liên hệ từ "e-commerce" (thương mại điện tử) với quyền trao đổi các loại hàng hóa khác nhau thông qua Internet dùng các giao thức bảo mật và dịch vụ thanh toán điện tử (VITIC, 2013) Thương mại điện tử kể từ sau khi hình thành website đã phát triển qua 3 giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Thương mại thông tin (1995 – 2001) Ở giai đoạn này, thông tin về hàng hóa, dịch vụ và bản thân doanh nghiệp đã được đưa lên web. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính giới thiệu và tham khảo. Việc trao đổi thông tin, đàm phán các điều khoản hợp đồng giữa doanh
  20. 9 nghiệp với khách hàng (cá nhân hoặc doanh nghiệp) chủ yếu qua email, diễn đàn…Thông tin trong giai đoạn này phần lớn chỉ mang tính một chiều, thông tin hai chiều giữa người bán và mua còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trong giai đoạn này người tiêu dùng có thể tiến hành mua hàng trực tuyến, nhưng việc thanh toán được thực hiện theo phương thức truyền thống. - Giai đoạn 2: Thương mại giao dịch (2001 - 2007) Nhờ có sự ra đời của thanh toán điện tử mà thương mại điện tử thông tin đã tiến thêm một giai đoạn nữa của quá trình phát triển thương mại điện tử đó là thương mại điện tử giao dịch. Thanh toán điện tử ra đời đã hoàn thiện hoạt động mua bán hàng trực tuyến. Trong giai đoạn này nhiều sản phẩm mới đã được ra đời như sách điện tử và nhiều sản phẩm số hóa (nhạc, phim, tài liệu…). Trong giai đoạn này các doanh nghiêp đã xây dựng mạng nội bộ nhằm chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, cũng như ứng dụng các phần mềm quản lý nhân sự, kế toán, bán hàng, sản xuất, logistics và tiến hành ký kết hợp đồng điện tử. - Giai đoạn 3: Thương mại cộng tác (2007-2015) Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của thương mại điện tử hiện nay. Giai đoạn này đòi hỏi tính cộng tác, phối hơp cao giữa nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước. Giai đoạn này đòi hỏi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ chu trình từ đầu vào của quá trình sản xuất cho tới việc phân phối hàng hóa. Giai đoạn này doanh nghiệp đã triển khai các hệ thống phần mềm Quản lý khách hàng (Customer Relationship Management - CRM), Quản lý nhà cung cấp (Supply Chain Management - SCM), Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP) (Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan, 2012, tr.16 – tr.17).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2