intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý vốn huy động tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Tiền Giang

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

27
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn huy động tại Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2015 – 2019. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn huy động tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Tiền Giang trong giai đoạn 2020 – 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý vốn huy động tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- LƯƠNG THỊ LAN CHI QUẢN LÝ VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, tháng 05 năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- LƯƠNG THỊ LAN CHI QUẢN LÝ VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Nhung Long An, tháng 05 năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đề có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Lương Thị Lan Chi
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy (Cô) Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong thời gian học tập tại Trường theo chương trình Cao học. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS Nguyễn Thị Nhung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho em nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đến lúc hoàn thành luận văn. Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị đang công tác tại Ngân hàng An Bình - Chi nhánh Tiền Giang đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Phòng SĐH&QHQT Trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An và các anh, chị và các bạn học viên cao học của đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy (Cô) và các anh chị học viên./. Học viên thực hiện luận văn Lương Thị Lan Chi
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu, rộng với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, muốn làm được điều đó trước hết chúng ta phải có vốn. Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn, trong những năm qua, cũng như các NHTM khác trên địa bàn, Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang đã huy động được một lượng vốn đáng kể, là cơ sở để mở rộng đầu tư tín dụng, cung cấp vốn cho đông đảo khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Xuất phát từ vấn đề trên, luận văn này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2015 – 2019. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý vốn huy động tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được vấn đề đặt ra: Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến vốn huy động tại Ngân hàng thương mại; Thứ hai, luận văn đã phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2015 – 2019. Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra các điểm mạnh, điểm tồn tại cũng như nguyên nhân những tồn tại tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang trong giai đoạn nghiên cứu; Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý vốn huy động tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang. Đồng thời, luận văn cũng mong muốn được đóng góp phần nào trong việc quản lý vốn huy động tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Việt Nam trong thời gian tới. Thêm vào đó, nghiên cứu cần được xem như là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này và là những vấn đề mới gợi mở cho những người quan tâm tiếp tục nghiên cứu làm rõ./.
  6. iv ABSTRACT Vietnam is in the process of deep integration with countries in the region and all over the world, want to do that we must first have capital. Being aware of the importance of capital, in the past years, as well as other commercial banks in the area, Anbinh bank has mobilized a considerable amount of capital, which is the basis for expanding credit investment, supply capital for many customers to expand production and business, contributing to the development of local economy. Based on the above, this thesis was conducted to analyze and assess the current status of capital mobilization at Anbinh bank Tien Giang province in the period of 2015 - 2019. Thereby, there are some solutions to manage capital mobilization at Anbinh bank, Tien Giang province. Research results have solved the problem: Firstly, the thesis has systematized the basic theoretical issues related to capital mobilized at commercial banks; Secondly, the thesis analyzed and assessed in detail the capital raising situation at Anbinh bank, Tien Giang province during the period of 2015 - 2019. On that basis, the thesis showed strengths, multiplied by the shortcomings of Anbinh bank during the research period; Thirdly, on the basis of these limitations, the thesis proposes some solutions to manage capital mobilization at Anbinh bank, Tien Giang province. At the same time, the thesis also wishes to contribute some part in the management of mobilized capital in Anbinh Bank of Vietnam in the coming time. In addition, research should be considered as a useful reference for researchers interested in this area of study and as new issues for those interested in further clarification./.
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................. iii ABSTRACT .................................................................................................................. iv MỤC LỤC ...................................................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ...................................................................................... x DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ xi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 1 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................................................ 4 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại ................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động của Ngân hàng thương mại ................. 4 1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại ............................................................ 4 1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại .................................... 6 1.2. Phân loại nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.............................................. 7 1.2.1. Khái niệm về nguồn vốn trong Ngân hàng thương mại ............................. 7 1.2.2. Cơ cấu về nguồn vốn trong Ngân hàng thương mại ................................. 8 1.2.3. Các nguyên tắc huy động vốn ...................................................................9 1.3. Cơ sở lý luận về quản lý vốn huy động của Ngân hàng thương mại .............. 9 1.3.1. Khái niệm về quản lý vốn huy động .........................................................10 1.3.2. Mục tiêu của quản lý vốn huy động ..........................................................10
  8. vi 1.3.3. Các nguyên tắc quản lý vốn huy động ......................................................11 1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý vốn huy động tại Ngân hàng thương mại ..14 1.3.5. Xử lý quan hệ giữa rủi ro và chi phí trong quản lý vốn huy động ............16 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn huy động vốn tại Ngân hàng thương mại.........................................................................................................................18 1.4.1. Các nhân tố chủ quan ................................................................................18 1.4.2. Các nhân tố khách quan ............................................................................19 1.5 . Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại Ngân hàng thương mại21 1.6. Kinh nghiệm quản lý vốn huy động từ các Ngân hàng thương mại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Tiền Giang ....................................................................................................................23 1.6.1 Kinh nghiệm quản lý vốn huy động từ các Ngân hàng thương mại Việt Nam ...................................................................................................................23 1.6.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Tiền Giang ......................................................................................23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH – CHI NHÁNH TIỀN GIANG ....................................25 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Tiền Giang ...................................................................................................................25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................25 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận ..............................................26 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Tiền Giang ....................................................................27 2.2. Thực trạng quản lý vốn huy động tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Tiền Giang ...........................................................................28 2.2.1. Sự biến động nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Tiền Giang thời gian qua .........................................................28 2.2.2. Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động..............................................31 2.2.3. Phân tích kết quả huy động vốn theo kỳ hạn và đối tượng khách hàng ...33 2.2.4. Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại tiền tệ ..................................35
  9. vii 2.2.5. Cơ cấu nguồn vốn theo địa bàn huy động ..................................................38 2.2.6. Lãi suất huy động vốn ...............................................................................39 2.2.7. Chi phí huy động vốn ................................................................................40 2.2.8. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn ......................................43 2.2.9. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn huy động vốn ...........46 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý vốn huy động tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Tiền Giang............................................................47 2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................47 2.3.2. Những hạn chế và vấn đề còn tồn tại ........................................................48 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..............................................................50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................53 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH – CHI NHÁNH TIỀN GIANG....54 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình và mục tiêu thực hiện quản lý vốn huy động của chi nhánh Tiền Giang đến năm 2025 54 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng An Bình ....................54 3.1.2. Mục tiêu quản lý vốn huy động của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2020 đến 2025..............................55 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn huy động tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Tiền Giang .......................................................55 3.2.1. Đa dạng các hình thức huy động vốn ........................................................55 3.2.2. Xây dựng một chiến lược khách hàng hợp lý ...........................................56 3.2.3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng ............................56 3.2.4. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn.......................................58 3.2.5. Đổi mới quản lý, phong cách giao dịch, chú trọng đào tạo nâng cao trìnhđộ đội ngũ cán bộ ...............................................................................59 3.2.6. Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn .60 3.2.7. Kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ huy động vốn một cách nghiêm túc nhằm hạn chế rủi ro........................................................61 3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình ............62
  10. viii KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ……………………………………………………..64 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... I
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NỘI DUNG DIỄN GIẢI Tiếng Anh: Automated Teller Machine 1 ATM Tiếng Việt: Thẻ rút tiền tự động Ngân hàng 2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình An Bình 3 DV Dịch vụ Tiếng Anh: Foreign Direct Investment 4 FDI Tiếng Việt: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 HĐKD Hoạt động kinh doanh 6 HĐV Huy động vốn 7 KH Khách hàng 8 KHCN Khách hàng cá nhân 9 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 10 NH Ngân hàng 11 NHBL Ngân hàng bán lẻ 12 NHNN Ngân hàng nhà nước 13 NHTM Ngân hàng thương mại 14 PGD Phòng giao dịch 15 SPDV Sản phẩm dịch vụ 16 TCKT Tổ chức kinh tế 17 TCTD Tổ chức tín dụng 18 TGTK Tiền gửi tiết kiệm 19 UTĐT Ủy thác đầu tư 20 QĐ Quyết định
  12. x DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Thứ tự Tên bảng Trang Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng An Bình chi 27 nhánh Tiền Giang Bảng 2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng An 28 Bình chi nhánh Tiền Giang Bảng 2.3 Phân tích các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng An Bình 30 chi nhánh Tiền Giang Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng 30 An Bình chi nhánh Tiền Giang Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các kênh 32 Bảng 2.6 Huy động vốn theo kỳ hạn và đối tượng tại Ngân hàng An Bình 34 chi nhánh Tiền Giang Bảng 2.7 Huy động vốn theo loại tiền tại Ngân hàng An Bình chi nhánh 35 Tiền Giang Bảng 2.8 Huy động vốn theo nội tệ của Ngân hàng An Bình chi nhánh 36 Tiền Giang Bảng 2.9 Huy động vốn theo ngoại tệ của Ngân hàng An Bình chi nhánh 37 Tiền Giang Bảng 2.10 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo địa bàn tại Ngân hàng An 38 Bình chi nhánh Tiền Giang Bảng 2.11 Lãi suất huy động nội tệ trên địa bàn tại thời điểm 31/12/2019 40 Bảng 2.12 Chi phí huy động vốn tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền 41 Giang Bảng 2.13 Tình hình huy động, sử dụng vốn ngắn hạn 43 Bảng 2.14 Tình hình huy động, sử dụng vốn trung - dài hạn 44 Bảng 2.15 Số liệu tính toán thu chi lãi cho vay và huy động 45
  13. xi DANH MỤC HÌNH VẼ Thứ tự Tên hình vẽ Trang Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 26 Hình 2.2 Các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng An Bình chi nhánh 29 Tiền Giang Hình 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng An 31 Bình chi nhánh Tiền Giang Hình 2.4 Tỷ trọng huy động vốn theo loại tiền tại Ngân hàng An Bình chi 35 nhánh Tiền Giang Hình 2.5 Tỷ trọng vốn huy động theo địa bàn 39 Hình 2.6 Tình hình huy động, sử dụng vốn trung - dài hạn 47
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên để huy động được khối lượng vốn lớn từ nền kinh tế trong nước là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt nam nói chung và đối với hệ thống Ngân hàng thương mại nói riêng. Trong điều kiện thị trường chứng khoán phát triển chưa tương xứng với nhu cầu rất lớn của nền kinh tế thì quá trình nhận và điều chuyển vốn trên thị trường chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại_Nơi tích tụ, tập trung, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho sự phát triển nền kinh tế đất nước và trên thực tế ở nước ta có hơn 80% lượng vốn trong nền kinh tế là do hệ thống Ngân hàng cung cấp. Điều này cho thấy, việc tăng cường công tác huy động vốn, đảm bảo chất lượng và số lượng vốn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động của bất kỳ một NHTM nào. Là một thành viên của hệ thống Ngân hàng Việt nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình – Chi nhánh Tiền Giang phải chung sức thực hiện nhiệm chung của toàn ngành, làm thế nào để huy động được vốn đáp ứng cho sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế địa phương là một vấn đề đang được Ngân hàng rất quan tâm. Công tác quản lý vốn huy động luôn giữ vị trí rất quan trọng đối với hệ thống NHTM trong việc đáp ứng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, góp phần thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa trong thời gian gần đây việc huy động vốn của Ngân hàng đang gặp phải rất nhiều khó khăn do tình trạng khan hiếm vốn đối với các NHTM nói chung, do vậy đây là một vấn đề đang được các Ngân hàng rất quan tâm. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý vốn huy động tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Tiền Giang” làm luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính Ngân hàng. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Căn cứ vào tình hình hoạt động và chiến lược quản lý nguồn vốn huy động tại
  15. 2 Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang thời gian tới, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn huy động tại Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2015 – 2019. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn huy động tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Tiền Giang trong giai đoạn 2020 – 2025. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Thực trạng quản lý vốn huy động tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2019 như thế nào? Câu hỏi 2: Giải pháp nào giúp Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Tiền Giang nâng cao hiệu quả quản lý vốn huy động trong giai đoạn 2020 đến 2025 ? 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là quản lý vốn huy động tại Ngân hàng thương mại và thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Tiền Giang. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Tiền Giang. Về thời gian: từ năm 2015 đến 2019. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp cụ thể như: Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp diễn giải, phương phápphân tích,… để đánh giá thực trạng quản lý vốn huy động tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2019. Qua đó, cho đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác phát triển dịch vụ thanh toán của chi nhánh và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán trong thời gian tới.
  16. 3 Phương pháp thu thập số liệu: (i) Thu thập số liệu thứ cấp: Tài liệu thu thập từ các số liệu thống kê trên các báo cáo thường niên của phòng Kế toán và các phòng có liên quan; và (ii) Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin qua việc phỏng vấn một số lãnh đạo Ngân hàng, lãnh đạo chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc, các nhân viên bộ phận, giao dịch viên kế toán. Phương pháp phân tích số liệu: Dùng phương pháp thống kê mô tả mô tả những đặc tính cơ bản của tài liệu, dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu để phân tích đánh giá kết quả hoạt động quản lý vốn huy động tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang.
  17. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động của Ngân hàng thương mại Ở Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng theo điều 4, số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 có ghi “Ngân hàng thương mại là loại hình Tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan”, trong đó “Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cung cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán”.[15] Như vậy, có thể đưa ra khái niệm: NHTM là đơn vị kinh doanh tiền tệ bằng hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay, với mục tiêu lợi nhuận. NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. 1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại [2] NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế: Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức trong nền kinh tế. NHTM chính là người đứng ra tiến hành khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua nghiệp vụ tín dụng, NHTM đã cung cấp vốn cho nền kinh tế, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Chính nhờ hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại, đặc biệt là hoạt động tín dụng, Ngân hàng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ, nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế, tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn, cạnh tranh càng mạnh mẽ, kinh tế càng phát triển. Như vậy, với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trở thành một trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia. NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường: Thị trường được hiểu là gồm có: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp, trong quá trình
  18. 5 hoạt động của mình doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… để đáp ứng tốt nhất sự đòi hỏi của thị trường, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng lao động, mở rộng quy mô sản xuất một cách hợp lý. NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống, các NHTM đã góp phần mở rộng hay thu hẹp lượng tiền trong lưu thông. Hơn nữa, bằng việc cấp các khoản tín dụng cho nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dắt dẫn các luồng tiền, tập hợp, phân chia vốn của thị trường góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia như: ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm cao, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính, thị trường ngoại hối, ổn định và tăng trưởng kinh tế. Khi mà Ngân hàng trung ương dùng các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ như: Chính sách chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng trung ương đối với Ngân hàng thương mại thông qua lãi suất tín dụng hoặc bằng các nghiệp vụ thị trường mở. Thì các Ngân hàng càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc thi hành chính sách tiền tệ quốc gia. Các Ngân hàng thương mại có thể thay đổi lượng tiền trong lưu thông bằng việc thay đổi lãi suất tín dụng, bảo lãnh hoặc bằng các nghiệp vụ trên thị trường mở qua đó góp phần chống lạm phát và ổn định sức mua của đồng nội tệ, kiềm chế lạm phát. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế: Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay, dưới áp lực cạnhtranh buộc nền kinh tế mỗi quốc gia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực về tài chính. Vai trò của NHTM lại càng được thể hiện rõ rệt hơn, Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa nền kinh tế các nước và thế giới, tạo điều kiện cho việc hoà nhập của nền kinh tế trong nước với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế thế giới. Với khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau hỗ trợ cho việc đầu tư từ nước ngoài vào trong nước theo các hình thức: thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hối đoái, cho vay uỷ thác đầu tư... giúp cho luồng vốn ra, vào một cách hợp lý các Ngân hàng có khả năng huy động được nguồn vốn từ các cá nhân và các tổ chức nước ngoài góp phần bảo đảm được nguồn vốn cho nền kinh tế trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng hoạt động của họ ra nước ngoài một cách rễ
  19. 6 dàng hơn, hiệu quả hơn nhờ hoạt động thanh toán quốc tế, bảo lãnh. Đưa nền tài chính nước nhà từng bước bắt kịp với nền tài chính quốc tế. [2] 1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn[2] Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ hoạt động tạo vốn quan trọng hàng đầu của các Ngân hàng thương mại. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, các Ngân hàng thương mại đã thu hút, tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư vào Ngân hàng. Mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn huy động được, Ngân hàng sẽ tiến hành hoạt động cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, các mục tiêu phát triển kinh tế vùng, ngành, thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với hoạt động huy động vốn, các Ngân hàng thương mại đã thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa. Nếu không có Ngân hàng thương mại, việc huy động của cải xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sẽ chậm đi rất nhiều. Nhờ hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, tiền tiết kiệm của cá nhân, đoàn thể, các tổ chức kinh tế được huy động vào quá trình vận động của nền kinh tế. Nó chuyển của cải, tài nguyên xã hội từ nơi chưa sử dụng, còn tiềm tàng vào quá trình sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh nâng cao mức sống xã hội. 1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Đây là hoạt động trực tiếp đưa lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Đối tượng kinh doanh của Ngân hàng thương mại là tiền tệ và quyền sử dụng tiền tệ, vì thế lợi tức của Ngân hàng có được chủ yếu từ việc đầu tư và cho vay. Nếu một Ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào nhưng không có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả thì không những không đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng, ngược lại còn không có nguồn bù đắp chi phí từ việc huy động. Do vậy, có thể nói sử dụng vốn là hoạt động hết sức quan trọng của mỗi Ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn bao gồm các hoạt động ngân quỹ, cho vay, đầu tư tài chính… Một Ngân hàng có hoạt động sử dụng vốn với hiệu quả cao sẽ nâng cao vai trò, uy tín của Ngân hàng, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch với mình, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng
  20. 7 hoạt động huy động vốn. Vì vậy, nhiệm vụ của mỗi Ngân hàng là phải thường xuyên bám sát mục tiêu phát triển kinh tế vùng, ngành, đất nước… để có các hình thức đầu tư đúng đắn, có hiệu quả cao. 1.1.3.3. Các hoạt động trung gian Bên cạnh nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại là cho vay và nhận tiền gửi nhằm đem lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng từ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay thu được và lãi suất đầu vào phải trả thì các Ngân hàng còn thực hiện nhiều hoạt động dịch vụ khác. Đó là các công việc trung gian về tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sinh lời, đầu tư, giữ hộ hay đảm bảo an toàn tài sản…nhằm đem lại nguồn thu cho Ngân hàng thông qua phí dịch vụ. Các dịch vụ ở đây bao gồm các dịch vụ truyền thống nhu thu đổi ngoại tệ, dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo quản vật có giá, cung cấp các tài khoản giao dịch, dịch vụ uỷ thác…Các dịch vụ mới phát triển theo xu hướng Ngân hàng hiện đại như tư vấn tài chính, quản lý ngân quỹ, bảo lãnh…Các loại dịch vụ mới như giao dịch qua internet banking và SMS Banking, dịch vụ bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán cũng đang được mở rộng. Nhìn chung, danh mục các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp tạo ra một sự thuận lợi rất lớn cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn thoả mãn tất cả các nhu cầu dịch vụ tài chính của mình thông qua một Ngân hàng và tại một địa điểm. Hiện nay xu hướng nguồn thu về dịch vụ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đồng thời với các hoạt động trung gian, Ngân hàng thương mại góp phần làm tăng khả năng chu chuyển của đồng vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm được chi phí lưu thông trong xã hội. 1.2. Phân loại nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm về nguồn vốn trong Ngân hàng thương mại[2] Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được để tiến hành các hoạt động cho vay, đầu tư hoặc các dịch vụ kinh doanh khác nhằm đạt dược mục tiêu khác nhau. Biểu hiện của vốn trong kinh doanh Ngân hàng chủ yếu là tiền.Vốn của Ngân hàng cũng có thể thuộc quyền sở hữu của chủ Ngân hàng hoặc vay từ bên ngoài.Việc sử dụng vốn phải đáp ứng yêu cầu lợi nhuận và an toàn. Nguồn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0