Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp
- Ế NGUYỄN THANH SANG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN D NG T I NGÂN Ô NG THÁP Ế Tp - ăm 2019
- Ế NGUYỄN THANH SANG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN D NG T I NGÂN Ô NG THÁP Ế Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng ướ g đào tạo: ướng ứng dụng Mã ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS H VIẾT TIẾN - ăm 2019
- L A A Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Tác giả Luận văn Nguyễn Thanh Sang i
- L I CẢ Ơ Em xin cảm ơn các thầy cô trong Tổ bộ môn, các thầy cô giáo trong Khoa Tài chính - Ngân hàng, Viện Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Thầy PGS.TS. H Viết Tiến đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp đã hỗ trợ, giúp đỡ tài liệu nghiên cứu cho em hoàn thành bài Luận văn. Em xin chân thành cảm ơn và chúc quý thầy cô, quý lãnh đạo, nhân viên ngân hàng nhiều sức khỏe, thành công! Học viên thực hiện Nguyễn Thanh Sang ii
- M CL C LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG ..................................................... viii TÓM TẮT ................................................................................................................. ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................................2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................2 4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................3 5.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................3 5.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .................................................................3 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................................3 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................4 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP VÀ CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ....5 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP .......5 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Á ................5 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đồng Tháp ...................................................................................................................9 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức ..................................................................................10 2.2. PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP .......................................................15 iii
- 2.2.1. Tình hình dư nợ cho vay tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp .......15 2.2.2. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng ............................................................19 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................20 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................21 3.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................................21 3.1.1. Các khái niệm về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng ........................21 3.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân của rủi ro tín dụng ......................21 3.1.1.2. Phân loại Rủi ro tín dụng ....................................................................23 3.1.1.3. Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng .....................................................25 3.1.2. Nội dung Quản trị rủi ro tín dụng .................................................................25 3.1.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng ....................................................................25 3.1.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng .....................................................................26 3.1.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng ....................................................................31 3.1.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng .........................................................................33 3.2. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................................35 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................38 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP .......................................................39 4.1. TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP ............................................................................................................39 4.1.1. Tình hình nợ xấu theo kỳ hạn .......................................................................39 4.1.2. Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế ............................................................40 4.1.3. Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế ....................................................41 4.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP.................................................................................42 4.2.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng............................................43 4.2.2. Thực trạng hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng tại NH Đông Á chi nhánh Đồng Tháp .................................................................................................................46 4.2.3. Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại NH Đông Á chi nhánh Đồng Tháp .................................................................................................................49 4.2.3.1. Quy trình phê duyệt cấp tín dụng và thẩm định hồ sơ khách hàng .....50 4.2.3.2. Hệ thống xếp loại tín dụng khách hàng...............................................51 4.2.4. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại NH Đông Á chi nhánh iv
- Đồng Tháp ................................................................................................................56 4.2.5. Thực trạng hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng tại NH Đông Á chi nhánh Đồng Tháp ..........................................................................................................................60 4.2.5.1. Hoạt động trích lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh .............................60 4.2.5.2. Hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng tại chi nhánh ..................................62 4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP ...........................................64 4.3.1. Kết quả đạt được ...........................................................................................64 4.3.2. Hạn chế..........................................................................................................65 4.3.3. Nguyên nhân .................................................................................................66 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................67 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP ......................68 5.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP ............................................................................................................68 5.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP ...................................70 5.2.1. Hoàn thiện hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng ...........................................70 5.2.2. Hoàn thiện hoạt động đo lường rủi ro tín dụng .............................................71 5.2.3. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng ............................................71 5.2.4. Hoàn thiện hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng..................................................74 5.2.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ tín dụng và phẩm chất đạo đức cho CB-CNV quản lý RRTD ...........................................................................................................74 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................76 KẾT LUẬN ...............................................................................................................77 1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................77 2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................77 2.1. Đối với Hội Sở của DongA Bank ....................................................................77 2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ..........................................................................78 3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v
- DANH M C CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình dư nợ cho vay của NH Đông Á chi nhánh Đồng Tháp............ 15 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phản ánh nợ của chi nhánh (2016 – 2018) ........................... 17 Bảng 2.3: Thu nhập và tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng (2016-2018) ............... 19 Bảng 3.1: Tóm tắt các tiêu chí đánh giá RRTD ngân hàng ...................................... 27 Bảng 3.2: Mô hình xếp hạng của MOODY’S và STANDARD & POOR’S ............ 30 Bảng 3.3: Tóm tắt các nghiên cứu trước đó về QTRR ............................................. 35 Bảng 4.1: Tình hình nợ xấu theo kỳ hạn (2016-2018) .............................................. 39 Bảng 4.2: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế (2016 - 2018) ................................. 40 Bảng 4.3: Tình hình nợ xấu theo đối tượng (2016 – 2018) ...................................... 41 Bảng 4.4: Tỷ lệ thu lãi và hệ số thu nợ của NH Đông Á chi nhánh Đồng Tháp ...... 59 Bảng 4.5: Kết quả trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro từ quỹ dự phòng ...... 61 vi
- DANH M C CÁC HÌNH Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp ............... 11 Hình 2.2: Thị phần dư nợ cho vay các ngân hàng trên địa bàn Đồng Tháp năm 2018 .... 17 Hình 3.1: Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh......................................... 24 Hình 4.1: Mô hình 3 nhóm chính tham gia vào quá trình QTRRTD tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp.......................................................................................................... 44 Hình 4.2: Quy trình chấm điểm và xếp hạng khách hàng ................................................... 54 Hình 4.3: Mô hình chấm điểm và xếp hạng khách hàng ..................................................... 55 vii
- DANH M C CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ D NG STT Chữ viết tắt Nội dung 1 CB-CNV Cán bộ công nhân viên 2 KH Khách hàng 3 NH Ngân hàng 4 NHNN Ngân hàng Nhà nước 5 NHTM Ngân hàng thương mại 6 RRTD Rủi ro tín dụng 7 QLTD Quản lý tín dụng 8 XLRR Xếp loại rủi ro viii
- Ó Ắ Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp” được nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả và tổng hợp lập luận để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Luận văn gồm có 5 chương, trong đó chương 1 và 2 là giới thiệu và tổng quan về tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp. Chương 3 nêu lên cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Chương 4 tập trung phân thích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thời gian qua với các hoạt động như nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát và tài trợ rủi ro trong giai đoạn 2016 – 2018. Dựa trên quá trình phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng, phân tích các ưu nhược điểm, các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng ở chương 4, trên cơ sở đó chương 5 đã đưa ra 5 nhóm giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại NH Đông Á chi nhánh Đồng Tháp kết hợp với một số điều kiện cần thực hiện đối với Hội Sở để giúp DongA Bank có được những giải pháp tốt nhất nhằm quản trị rủi ro tín dụng đối với các đơn vị. Ngoài ra, luận văn có nêu một số công việc cụ thể để cải thiện chất lượng cung cấp thông tin tín dụng và thông tin xếp hạng doanh nghiệp giúp chi nhánh ngân hàng có được thông tin chính xác nhất phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Những giải pháp chủ yếu để quản trị rủi ro tín dụng đối với DongA Bank chi nhánh Đồng Tháp trong điều kiện hiện nay theo quan điểm riêng của tác giả thông qua quá trình nghiên cứu phân tích số liệu cũng như trải nghiệm thực tế để đút kết ra những giải pháp có thể áp dụng tại chi nhánh. Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng, Dong A Bank ix
- ABTRACT The research "Credit risk management at Dong A Bank in Dong Thap branch" was studied to analyze and assess the situation of credit risk management at Dong A Bank in Dong Thap branch, and propose major solutions to improve the efficiency of credit risk management activities, contribute to improve the business performance of Dong Thap Bank in Dong Thap branch. The thesis uses qualitative research methods such as secondary data collection method, comparison method, descriptive statistical method and synthesis of arguments to clarify the research problem. The thesis consists of 5 chapters, of which chapters 1 and 2 are an introduction and overview of the credit situation at Dong A bank, Dong Thap branch. Chapter 3 lays out the theoretical basis and research methods. Chapter 4 focuses on analyzing the current situation of credit risk management activities at the bank in the past time with activities such as risk identification, risk measurement, risk control and financing in the 2016-2018 period. Based on the process of analyzing the situation of credit risk management, analyzing the advantages and disadvantages, the causes of credit risk in chapter 4, on that basis, chapter 5 has proposed 5 groups of appropriate solutions. With the actual situation in Dong A Bank, Dong Thap branch combined with some conditions to be implemented for Head Office to help DongA Bank to have the best solutions to manage credit risk for the units. In addition, the dissertation outlines a number of specific tasks to improve the quality of providing credit information and corporate rating information to help branch obtain the most accurate information for its credit operation. The above are the main solutions to manage credit risk for DongA Bank Dong Thap branch in the present condition according to the author's own opinion through the research process of analyzing data as well as practical experience to identify solutions that can be applied at the branch. Keywords: Credit risk management, Dong A Bank. x
- Ơ 1: ỚI THIỆU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA Ề TÀI NGHIÊN CỨU Giữa bối cảnh cạnh tranh và hội nhập hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng thương mại (NHTM) là khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) một cách toàn diện và hệ thống. Quản trị RRTD được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Bốn bước trong quy trình RRTD có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và quyết định rất lớn tới hiệu quả quản trị RRTD. Trong 4 bước này, bước 1 và bước 3 được coi là bước quan trọng nhất. Bởi vì, khi phát hiện rủi ro càng sớm, chủ động trong quản lý và kiểm soát rủi ro thì càng giảm thiểu được tổn thất trong hoạt động tín dụng. Từ đó, có thể thấy vấn đề cốt lõi trong quản trị tín dụng ngân hàng chính là đưa ra các giải pháp, cách thức để phát hiện sớm rủi ro. Hiện nay nhiều ngân hàng đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, thực hiện thẩm định tín dụng, củng cố hệ thống báo cáo thông tin quản trị tín dụng MIS… Đây chính là những cách thức nhằm phát hiện sớm RRTD. Tuy nhiên, vẫn phải thấy rằng, các biện pháp này vẫn còn có những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện. Ví dụ như các chỉ số cảnh báo của hệ thống cảnh báo sớm rủi ro vẫn còn tương đối đơn giản, tập trung chủ yếu vào dòng tiền về tài khoản, tình trạng nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng tăng cao làm ảnh hưởng đến kinh doanh, số dư vượt quá hạn mức, mà chưa bao phủ rộng các yếu tố nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro tín dụng; hoặc công tác thẩm định tín dụng còn nhiều hạn chế và chất lượng thẩm định chưa cao. Thực tiễn hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng Đông Á, điển hình là chi nhánh Đồng Tháp trong thời gian qua cho thấy công tác quản trị rủi ro mặc dù đã được quan tâm, tuy nhiên về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng vẫn chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chính xác, chặt chẽ và theo thông lệ quốc tế. Chính vì vậy yêu cầu cấp bách đặt ra là phải nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất do những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc quản trị rủi ro tín dụng có vai trò sống còn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt đối với một ngân hàng tầm trung như Đông Á chi nhánh Đồng Tháp. 1
- Xuất phát từ những nội dung nêu trên, qua thực tiễn nghiên cứu, tác giả đã chọn nội dung “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. M C TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản trị RRTD tại các NHTM và phân tích hoạt động quản trị RRTD của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp. - Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp thông qua các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp trong thời gian tới. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp đã thực hiện như thế nào? - Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp thời gian qua ra sao? - Đề xuất những giải pháp chủ yếu và kiến nghị nào nhằm giúp Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian tới? 4 Ố ỢNG VÀ PH M VI NGHIÊN CỨU 4.1. ố tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: đề tài nghiên cứu hoạt động quản trị RRTD tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp, từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn 2
- thiện hoạt động này tại ngân hàng trong thời gian tới. - Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp. - Phạm vi thời gian: Số liệu đề tài thu thập trong 3 năm (2016 – 2018). 5. Ơ Ê ỨU 5.1 ươ g á t u t ập số liệu Do thời gian tại ngân hàng không nhiều nên tác giả chỉ tập trung vào phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong ngân hàng và thu thập các số liệu thứ cấp, cụ thể như: - Tổng hợp tất cả những dữ liệu thực tế về kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ số liên quan đến quản trị RRTD tại NH Đông Á chi nhánh Đồng Tháp. - Tổng hợp và lược khảo các nội dung về rủi ro tín dụng và quản trị RRTD của các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó làm cơ sở lý thuyết cho đề tài. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các Báo cáo tài chính đã kiểm toán được công bố của NH Đông Á chi nhánh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018. Một số dữ liệu vĩ mô được lấy từ Cục thống kê, các trang web của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức có liên quan khác. 5.2. ươ g á â t c , xử lý số liệu Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả để phân tích và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp trong thời gian tới. Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài nghiên cứu là phương pháp so sánh. Đây là phương pháp xem xét chỉ tiêu kỳ phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu kỳ gốc nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu. Và cũng là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh tế. Phương pháp thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thường 6. Ý A KHOA H C VÀ THỰC TIỄN CỦA Ề TÀI Về mặt khoa học, nghiên cứu đã tổng hợp lại các nghiên cứu cả trong và ngoài nước trước đây về vấn đề quản trị RRTD tại các NH trong nước nói chung và NH 3
- Đông Á chi nhánh Đồng Tháp nói riêng. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn đưa ra các bằng chứng thực nghiệm có thể kiểm định được và bổ sung kết quả cho các nghiên cứu trước đây. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã phân tích thực trạng quản trị RRTD tại NH Đông Á chi nhánh Đồng Tháp. Ngoài ra, kết quả phân tích định tính của nghiên cứu cho thấy được những thành tựu, tồn tại và hạn chế trong công tác quản trị RRTD của NH thời gian qua, để từ đó đưa ra được những giải pháp và kiến nghị mang tính thực tiễn cao góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NH Đông Á chi nhánh Đồng Tháp trong tương lai. 7. KẾT CẤU CỦA Ề TÀI Nội dung chính của đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu; Chương 2: Tổng quan về Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp và các rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng; Chương 3: Cơ sở lý thuyết; Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp; Chương 5: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp. TÓM TẮ Ơ 1 Trong chương 1, tác giả đã trình bày các nội dung quan trọng giới thiệu tóm tắt về đề tài nghiên cứu, cụ thể như làm rõ sự cần thiết phải nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp, mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kinh nghiệm từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, ý nghĩa khoa học và thực tiễn cùng kết cấu của đề tài. Chương 1 sẽ làm cơ sở cho chương 2 đề cập đến thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đồng Tháp và vấn đề đang gặp phải trong hoạt động này tại ngân hàng thời gian qua. 4
- Ơ 2: ỔNG QUAN VỀ Â Ô NG THÁP VÀ CÁC RỦI RO TRONG HO NG TÍN D NG T I NGÂN HÀNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ Â Ô NG THÁP 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của gâ à g ô g Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank, tên viết tắt: DAB) là ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1992 với vốn điều lệ 20 tỉ đồng và 56 nhân viên. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn và ràng buộc, trải qua 28 năm hoạt động, với tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược hướng đến lĩnh vực bán lẻ, DongA Bank đã khẳng định vị trí hàng đầu về việc phát triển ứng dụng công nghệ không ngừng của mình trong hệ thống Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Hiện nay, DongA Bank đã lập được “chiến tích” là trở thành ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ chuyển tiền quốc tế và phát triển dịch vụ thẻ. Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Tên Tiếng Anh: Dong A Commercial Joint Stock Bank Tên Viết tắt: Dong A Bank Loại hình: Công ty cổ phần Ngành nghề: Ngân hàng Thể loại : Tài chính Thành lập: Năm 1992 Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Chủ tịch Võ Minh Tuấn Tổng giám đốc: Nguyễn Thanh Tùng Sản phẩm: Dịch vụ tài chính Tổng tài sản: 5.000 tỷ đồng (31/12/2014), tổng tài sản 87.258 tỉ đồng (31/12/2014) Số nhân viên: 4.183 người Chi nhánh: 223 chi nhánh ở Việt Nam Thông tin liên hệ gâ à g ô g : 5
- Website: www.dongabank.com.vn Điện thoại: (84.28) 3995 1483 Fax: (84.28) 3995 1614 Email: 1900545464@dongabank.com.vn Có 4.112 lượt cán bộ nhân viên được đào tạo kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ phát triển kinh doanh, vận hành và các nghiệp vụ liên quan. Hiện nay, Đông Á bank đang cung cấp dịch vụ cho trên 7,5 triệu khách hàng Cá nhân và Doanh nghiệp. Với con số 1,6 tỷ USD doanh số chi trả Kiều hối vô cùng ấn tượng. * Các thành tựu gâ à g ô g đã đạt được: Một trong những thành tựu và đóng góp quý giá nhất mà Ngân hàng Đông Á đóng góp cho nền kinh tế cũng như Việt Nam đó chính là dịch vụ kiều hồi hàng đầu. Thanh toán quốc tế đang là một phương tiện thanh toán mang tính toàn cầu với nhiều phương thức đa dạng, các phương thức này hạn chế tối đa rủi ro cho các doanh nghiệp và ngân hàng trong các giao dịch ngoại thương. Trong đó, tỷ lệ điện thanh toán đạt chuẩn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng việc thực hiện thanh toán của các ngân hàng hiện nay. Với tỷ lệ điện đạt chuẩn cao trên 98%, các giao dịch thanh toán quốc tế của khách hàng tại ngân hàng Đông Á sẽ được phục vụ một cách nhanh chóng, chính xác; đồng thời, ngân hàng cũng tiết kiệm được thời gian và chi phí. Giải thưởng này là sự khẳng định và minh chứng cho nền tảng công nghệ cao cũng như sự xuất sắc trong nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên DongA Bank. Ngân hàng Đông Á là một trong các ngân hàng đứng đầu tại Việt Nam về chất lượng thanh toán quốc tế. Việc 08 năm liên tiếp được Bank of New York Mellon – một trong 07 ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng. Danh hiệu “Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc”, đã khẳng định cho sự phát triển vượt bậc trong hoạt động thanh toán quốc tế của DongA Bank. Giải thưởng còn là sự ghi nhận của các định chế tài chính lớn, uy tín của nước ngoài đối với chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của DongA Bank và là cơ sở để khách hàng tin tưởng hơn nữa vào dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng. 6
- * Quá trình hình thành và phát triể gâ à g ô g : Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đông Á có thể được chia thành 6 giai đoạn. Cụ thể như sau: - Năm 1992 – Ngân hàng Đông Á chính thức được thành lập: Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/07/1992, với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, 56 cán bộ nhân viên và 3 phòng ban nghiệp vụ. - Giai đoạn 1993 – 1998: Đây là giai đoạn hình thành DongA Bank. Ngân hàng tập trung nguồn lực hướng đến khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những năm này, DongA Bank đi vào sản phẩm dịch vụ mang tính mới mẻ trên thị trường như dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và chi lương hộ. Ngân hàng cũng là đối tác nhận vốn ủy thác từ tổ chức Hợp tác Quốc tế của Thụy Điển (SIDA) tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. DongA Bank cũng là một trong hai ngân hàng cổ phần tại Việt Nam nhận vốn tài trợ từ Quỹ Phát triển Nông thôn (RDF) của Ngân hàng Thế giới. - Giai đoạn 1999 – 2002: DongA Bank trở thành thành viên chính thức của Mạng Thanh toán toàn cầu (SWIFT) và thành lập Công ty Kiều hối Đông Á. Xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động ngân hàng. Là một trong hai ngân hàng cổ phần nhận vốn ủy thác từ Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), DongA Bank ngày càng đẩy mạnh tín dụng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song song đó, ngân hàng thành lập Trung tâm Thẻ DongA Bank và phát hành thẻ Đông Á. Đây cũng là năm đánh dấu việc tham gia vào hoạt động thể thao với việc nhận chuyển giao đội bóng Công an TP.HCM, lập Công ty cổ phần Thể thao Đông Á (CLB Bóng đá Ngân hàng Đông Á). - Giai đoạn 2003 – 2007: DongA Bank đạt con số 2 triệu khách hàng sử dụng Thẻ Đa năng chỉ sau 4 năm phát hành thẻ, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về tốc độ phát triển dịch vụ thẻ và ATM tại Việt Nam. Trong những năm này, DongA Bank đã đầu tư và hoàn thành một chuỗi các dịch vụ nhằm mang tiện ích tốt nhất đến cho khách 7
- hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Theo đó, DongA Bank đã triển khai hệ thống ATM và dịch vụ thanh toán tiền điện tự động qua ATM; thành lập hệ thống Vietnam Bankcard (VNBC) kết nối hệ thống thẻ giữa các ngân hàng; kết nối thành công với tập đoàn China Union Pay (Trung Quốc). DongA Bank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên phát triển và triển khai thêm 2 kênh giao dịch: Ngân hàng Đông Á Tự động và Ngân Hàng Đông Á Điện Tử, đồng thời triển khai thành công dự án chuyển đổi sang core - banking, giao dịch online toàn hệ thống. Đây là bước ngoặt hoạt động để cả hệ thống có thể kết nối, ngân hàng có thể kiểm soát được hoạt động tốt hơn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập, DongA Bank chính thức thay đổi logo cùng hệ thống nhận diện thương hiệu mới, khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều trụ sở hiện đại theo mô hình chuẩn của tòa nhà Hội sở. Doanh số thanh toán quốc tế vượt 2 tỷ USD và đạt con số 2 triệu khách hàng. - Giai đoạn 2008 – 2012: DongA Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sở hữu nhiều dòng máy ATM hiện đại như: máy ATM TK21 – Kỷ lục Việt Nam năm 2007 (nhận tiền mặt trực tiếp 100 tờ với nhiều mệnh giá khác nhau trong 1 lần gửi), sản phẩm ATM lưu động (Kỷ lục Việt Nam năm 2010), máy H38N và nhiều dòng máy ATM hiện đại khác. DongA Bank tự hào là ngân hàng có số lượng khách hàng đạt kỷ lục, với trên 6 triệu người, và cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích khổng lồ, từ các dịch vụ ngân hàng truyền thống đến các dịch vụ qua các kênh: + Thanh toán tự động; + Ngân Hàng Điện Tử eBanking; + Các sản phẩm khách hàng cá nhân; + Khách hàng doanh nghiệp, kiều hối, thanh toán quốc tế… DongA Bank không ngừng mở rộng mạng lưới rộng khắp từ thành thị, đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trong nỗ lực mang các dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với người dân Việt Nam. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, điểm 24h tính đạt 240 điểm cùng với 1.400 máy ATM và 1.500 máy POS, kết nối thành công với 3 hệ thống liên minh thể VNBC, Smarklink và Banknetvn. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn