Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay cũng như quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Điều tra nhận thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tp.HCM về rủi ro tỷ giá, nhu cầu và khả năng ứng dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp
- BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HCM --------------- Hoï vaø teân: THIEÀU HAÏNH DUYEÂN QUAÛN TRÒ RUÛI RO TYÛ GIAÙ TAÏI CAÙC DOANH NGHIEÄP TREÂN ÑÒA BAØN THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH – THÖÏC TRAÏNG VAØ GIAÛI PHAÙP LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ TP. Hoà Chí Minh – Naêm 2011
- BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HCM --------------- Hoï vaø teân: THIEÀU HAÏNH DUYEÂN QUAÛN TRÒ RUÛI RO TYÛ GIAÙ TAÏI CAÙC DOANH NGHIEÄP TREÂN ÑÒA BAØN THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH – THÖÏC TRAÏNG VAØ GIAÛI PHAÙP Chuyeân ngaønh : THÖÔNG MAÏI Maõ soá : 60.34.10 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC : GS. TS. NGUYEÃN ÑOÂNG PHONG TP. Hoà Chí Minh - Naêm 2011
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI, QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 1 1.1. Tổng quan về thị trường ngoại hối 1 1.1.1. Khái niệm thị trường ngoại hối 1 1.1.2. Đối tượng tham gia thị trường ngoại hối 1 1.2. Tổng quan về tỷ giá hối đoái 2 1.2.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái 2 1.2.2. Các kiểu niêm yết tỷ giá 2 1.2.3. Các loại tỷ giá 3 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 3 1.3. Các loại giao dịch ngoại hối 4 1.3.1. Giao dịch giao ngay 4 1.3.2. Giao dịch kỳ hạn 4 1.3.3. Giao dịch hoán đổi (swaps) 5 1.3.4. Giao dịch giao sau (Future) 6 1.3.5. Giao dịch quyền chọn 9 1.4. Nhận dạng rủi ro tỷ giá 11 1.4.1. Các quan điểm về rủi ro tỷ giá 11 1.4.2. Đo lường rủi ro tỷ giá 11 1.5. Quản trị rủi ro 12 1.5.1. Khái niệm về quản trị rủi ro 12 1.5.2. Quan điểm về quản trị rủi ro 12 1.6. Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro tỷ giá 14
- 1.6.1. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu 14 1.6.2. Đối với hoạt động đầu tư 14 1.6.3. Đối với hoạt động tín dụng 15 1.6.4. Đối với hoạt động khác 15 1.7. Tác động của rủi ro tỷ giá 16 1.7.1. Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 16 1.7.2. Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp 17 1.8. Phân tích thái độ của doanh nghiệp đối với rủi ro tỷ giá 18 1.8.1. Xác định thái độ đối với rủi ro 18 1.8.2. Phân loại thái độ đối với rủi ro 18 1.8.3. Sự cần thiết phòng ngừa rủi ro tỷ giá 19 1.9. Các quyết định liên quan đến quản lý rủi ro tỷ giá 19 1.9.1. Quyết định có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không 19 1.9.2. Quyết định giải pháp nào để phòng ngừa rủi ro tỷ giá 19 1.10. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp 20 1.10.1. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn 20 1.10.2. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi 20 1.10.3. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng giao sau 20 1.10.4. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn 21 1.10.5. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng những kỹ thuật khác 22 1.11. Thực trạng tác động của rủi ro tỷ giá đến các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 23 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP 2.1. Thiết kế nghiên cứu 27 2.2. Kết quả khảo sát nhận thức về rủi ro tỷ giá 28
- 2.2.1. Khảo sát về khả năng đo lường tổn thất do rủi ro tỷ giá gây ra của các doanh nghiệp 28 2.2.2. Khảo sát nhận thức của các doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá 33 2.3. Khảo sát nhận thức và sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp 36 2.3.1. Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng hợp đồng kỳ hạn 36 2.3.2. Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng hợp đồng hoán đổi 37 2.3.3. Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng hợp đồng giao sau 38 2.3.4. Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng hợp đồng quyền chọn 39 2.3.5. Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng các giao dịch trên thị trường tiền tệ 40 2.3.6. Khảo sát lý do không sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp và kết luận nhận thức của doanh nghiệp về giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 42 2.4. Khảo sát ý kiến về nhu cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 43 2.5. Khảo sát khả năng áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 43 2.6. Khảo sát ý kiến về những trở ngại trong việc sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 44 2.7. Khảo sát ý kiến về cách thức vượt qua trở ngại khi áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 46 2.8. Khảo sát nhu cầu huấn luyện kiến thức sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp 46 2.9. Nguyên nhân khiến việc quản trị rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức và hiệu quả chưa cao 47
- CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 49 3.1. Mục đích xây dựng giải pháp 49 3.2. Căn cứ xây dựng giải pháp 49 3.3. Các giải pháp 49 3.3.1. Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tỷ giá và nguồn nhân lực để thực hiện 49 3.3.2. Lựa chọn loại ngoại tệ thanh toán khi thỏa thuận, ký kết với đối tác nước ngoài 50 3.3.3. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành để phòng ngừa rủi ro tỷ giá 51 3.3.4. Hướng dẫn sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa tổn thất giao dịch khoản phải thu ngoại tệ 52 3.3.4.1. Hướng dẫn sử dụng hợp đồng kỳ hạn 52 3.3.4.2. Hướng dẫn sử dụng hợp đồng hoán đổi 53 3.3.4.3. Hướng dẫn sử dụng hợp đồng giao sau 54 3.3.4.4. Hướng dẫn sử dụng hợp đồng quyền chọn 56 3.3.4.5. Hướng dẫn sử dụng thị trường tiền tệ 58 3.3.5. Hướng dẫn sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa tổn thất giao dịch khoản phải trả ngoại tệ 60 3.3.5.1. Hướng dẫn sử dụng hợp đồng kỳ hạn 60 3.3.5.2. Hướng dẫn sử dụng hợp đồng hoán đổi 61 3.3.5.3. Hướng dẫn sử dụng hợp đồng giao sau 62 3.3.5.4. Hướng dẫn sử dụng hợp đồng quyền chọn 64 3.3.5.5. Hướng dẫn sử dụng thị trường tiền tệ 66
- 3.4. Các kiến nghị 68 3.4.1. Đối với các doanh nghiệp 68 3.4.2. Đối với Ngân hàng nhà nước 69 3.4.3. Đối với các ngân hàng thương mại 70 KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Chức vụ của người trả lời phỏng vấn 28 Bảng 2.2: Khả năng đo lường tổn thất do biến động tỷ giá 29 Bảng 2.3: Mức độ đo lường tổn thất giao dịch 30 Bảng 2.4: Mức độ đo lường tổn thất chuyển đổi 30 Bảng 2.5: Mức độ đo lường tổn thất kinh tế 31 Bảng 2.6: Tổn thất do biến động tỷ giá so với lợi nhuận 31 Bảng 2.7: Khả năng đo lường tổn thất do biến động tỷ giá * Lợi nhuận hàng năm Crosstabulation 32 Bảng 2.8: Kết quả kiểm định Chi-Square về mối quan hệ giữa khả năng đo lường tổn thất do biến động tỷ giá và lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp 33 Bảng 2.9: Mức độ quan tâm đến rủi ro tỷ giá 33 Bảng 2.10: Mức độ quan tâm đến rủi ro tỷ giá * Lợi nhuận hàng năm Crosstabulation 34 Bảng 2.11: Kết quả kiểm định Chi-Square về mối quan hệ giữa mức độ quan tâm đến rủi ro tỷ giá và lợi nhuận hàng năm của các doanh nghiệp 35 Bảng 2.12: Kết quả kiểm định Somers'd về mối quan hệ giữa mức độ quan tâm đến rủi ro tỷ giá và lợi nhuận hàng năm của các doanh nghiệp 35 Bảng 2.13: Kết quả kiểm định Kendall's tau-b và Gamma về mối quan hệ giữa mức độ quan tâm đến rủi ro tỷ giá và lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp 35 Bảng 2.14: Mức độ hiểu biết về công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá – kỳ hạn 36 Bảng 2.15: Mức độ sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá – kỳ hạn 37 Bảng 2.16: Mức độ hiểu biết về công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá – hoán đổi 37 Bảng 2.17: Mức độ sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá – hoán đổi 38 Bảng 2.18: Mức độ hiểu biết về công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá – giao sau 39 Bảng 2.19: Mức độ sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá – giao sau 39
- Bảng 2.20: Mức độ hiểu biết về công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá – quyền chọn 40 Bảng 2.21: Mức độ sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá – quyền chọn 40 Bảng 2.22: Mức độ hiểu biết về công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá – money market 41 Bảng 2.23: Mức độ sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá – money market41 Bảng 2.24: Nhu cầu sử dụng giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 43 Bảng 2.25: Khả năng áp dụng giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 44 Bảng 2.26: Nhu cầu huấn luyện sử dụng giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 47
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài : Trong bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế và tỷ giá hối đoái biến động bất thường như hiện nay đã gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trước tình hình này, thay vì ngồi chờ đợi chính phủ can thiệp hoặc tìm cách dự báo chính xác những thay đổi, thì trước hết các doanh nghiệp cần thiết phải hướng đến một phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá nhằm giảm thiểu được tổn thất. Thêm vào đó, trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đang từng bước thực hiện tự do hóa kinh tế bao gồm tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư và tự do hóa tài chính. Tự do hóa tài chính tất yếu sẽ dẫn đến tự do hóa lãi suất, tự do hóa tỷ giá hối đoái, tự do hóa các dòng vốn quốc tế hay tự do hóa tài khoản vốn. Các bước tự do hóa tài chính này vừa tạo ra thời cơ mới đồng thời cũng tạo ra thách thức mới, trong đó có vấn đề rủi ro tỷ giá. Vì vậy vấn đề quản trị rủi ro tỷ giá càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, do nhận thức và hiểu biết về các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá còn nhiều hạn chế nên hiệu quả sử dụng các công cụ phòng ngừa này chưa cao, dẫn đến việc quản trị rủi ro tỷ giá cũng kém hiệu quả. Do đó việc đi sâu vào nghiên cứu thực trạng việc quản trị rủi ro tỷ giá để từ đó kịp thời đề ra các chính sách, giải pháp nhằm hoàn thiện các công cụ này, giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro để tồn tại trong khủng hoảng, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là điều rất cần thiết. Đó là lý do vì sao mà tôi quyết định chọn “QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” làm đề tài nghiên cứu của mình.
- 2. Mục đích nghiên cứu : - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay cũng như quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. - Điều tra nhận thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tp.HCM về rủi ro tỷ giá, nhu cầu và khả năng ứng dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. - Hoàn thiện việc ứng dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như là những giải pháp giúp doanh nghiệp tránh thiệt hại và nâng cao năng lực cạnh tranh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Do hạn chế về mặt thời gian cũng như hạn chế về các nguồn lực nên đề tài chỉ tiến hành khảo sát nhận thức và nhu cầu sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tập trung trên địa bàn Tp.HCM. 4. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp định tính: phương pháp định tính chủ yếu được sử dụng trong đề tài là phương pháp khảo sát ý kiến chuyên gia thông qua phỏng vấn chuyên sâu (indepth interview) để từ đó xây dựng nên bản phỏng vấn chính thức. - Phương pháp định lượng: phương pháp định lượng chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp thu thập số liệu thực tế liên quan, phương pháp điều tra chọn mẫu (survey). Phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng để điều tra nhận thức và tác động của rủi ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như đánh giá tình hình sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM trong thời gian qua. - Công cụ phân tích : phần mềm SPSS.
- 5. Những công trình nghiên cứu có liên quan: - Phan Khoa Cương, Lê Đào Khánh Thu, Lê Tô Minh Tân, “Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 62, 2010. - TS. Phạm Thị Lan Anh, (2008), “Một số biện pháp hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái trong cơ chế thị trường mở”, Bộ môn Kinh tế vận tải, Khoa Vận tải & Kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải. - TS. Nguyễn Minh Kiều (12/2006), “Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”, Công trình nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. - Viktor Popov and Yann Stutzmann (October 2003), “How is foreign exchange risk managed? An empirical study applied to two Swiss companies”, University of Lausanne, Switzerland. Tuy nhiên trong những công trình nghiên cứu trên chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu thực trạng tình hình quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM bằng phương pháp định lượng trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái như hiện nay. 6. Tính mới của đề tài : - Đề tài đã giúp phân tích, hệ thống hóa nguồn gốc phát sinh và chỉ ra tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động của doanh nghiệp bằng phương pháp định lượng, giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro tỷ giá. - Đề tài đã chỉ ra thực trạng công tác quản trị rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng các công cụ phòng
- ngừa rủi ro tỷ giá như là những giải pháp giúp doanh nghiệp tránh thiệt hại và nâng cao năng lực cạnh tranh. 7. Bố cục của đề tài : Đề tài gồm 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lý thuyết về thị trường ngoại hối, quản trị rủi ro tỷ giá và các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá Chương 2 : Khảo sát thực trạng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động của các doanh nghiệp Chương 3 : Các giải pháp – kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM
- 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI, QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 1.1. Tổng quan về thị trường ngoại hối: 1.1.1. Khái niệm thị trường ngoại hối: Thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi các loại ngoại tệ và các hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ (PGS.TS. Trần Hoàng Ngân – TS. Nguyễn Minh Kiều, (2007), Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê). Nơi đó cung và cầu ngoại tệ gặp nhau hình thành nên tỷ giá gọi là tỷ giá hối đoái. 1.1.2. Đối tượng tham gia thị trường ngoại hối: - Ngân hàng thương mại: là chủ thể chính tạo lập thị trường. Các ngân hàng thương mại tham gia thị trường với mục đích thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, thực hiện bảo hiểm rủi ro do biến động giá của ngoại tệ và tìm kiếm lợi nhuận. - Các doanh nghiệp tham gia thị trường với mục đích thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ và bảo hiểm trạng thái ngoại tệ. - Các cá nhân hay hộ gia đình: gồm những người có nhu cầu mua ngoại tệ khi đi công tác hay du lịch nước ngoài; hoặc có nhu cầu bán ngoại tệ khi nhận được các khoản ngoại tệ từ lợi tức đầu tư hay nhận chuyển tiền từ nước ngoài. - Các nhà môi giới: bôi trơn hoạt động của thị trường, tham gia thị trường với mục đích: hưởng hoa hồng. - Các nhà kinh doanh: là những người tham gia mua bán thường xuyên trên thị trường nhằm kiếm lời từ chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào ngoại tệ.
- 2 - Các nhà đầu cơ: là những người tham gia thị trường với hy vọng kiếm lời nếu sự thay đổi tỷ giá theo đúng dự đoán đồng thời sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu như tỷ giá biến động trái ngược với dự đoán của họ. - Ngân hàng trung ương: là ngân hàng của các ngân hàng, là người mua bán cuối cùng trên thị trường, tham gia thị trường với mục đích đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các ngân hàng thương mại và thực hiện chính sách tiền tệ. Về tổ chức và hoạt động của thị trường hối đoái có thể mô tả như hình vẽ dưới đây : Ngân hàng trung ương Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại Môi giới Chi nhánh ngân hàng Chi nhánh ngân hàng thương mại thương mại Doanh nghiệp Doanh nghiệp 1.2. Tổng quan về tỷ giá hối đoái: 1.2.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng một số lượng đơn vị tiền tệ biến đổi của nước khác. 1.2.2. Các kiểu niêm yết tỷ giá :
- 3 Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế (International Standard Organization) gọi tắt là ISO qui định tên đơn vị tiền tệ của một quốc gia được viết bằng ba ký tự. Hai ký tự đầu là tên quốc gia, ký tự sau cùng là tên đồng tiền. Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp – Yết giá trực tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị cố định ngoại tệ thông qua một số lượng nội tệ nhất định. Yết giá gián tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị cố định nội tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định. Theo thông lệ chỉ có bảng Anh, dollar New Zealand và dollar Úc được yết giá theo phương pháp gián tiếp, dollar Mỹ và EUR vừa yết giá trực tiếp vừa yết giá gián tiếp, còn các đồng tiền khác được yết giá trực tiếp. Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá – Đồng tiến yết giá là đồng tiền biểu thị giá trị của nó qua đồng tiền khác. Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị đồng tiền khác (PGS.TS. Trần Hoàng Ngân – TS. Nguyễn Minh Kiều, (2007), Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê). 1.2.3. Các loại tỷ giá : Tỷ giá mua và tỷ giá bán - Tỷ giá bán là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi bán ngoại tệ cho khách hàng. Tỷ giá mua là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi mua ngoại tệ từ khách hàng. Giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua có chênh lệch (spread) nhằm đảm bảo cho ngân hàng có thu nhập để trang trải chí phí giao dịch và tìm kiếm lợi nhuận thỏa đáng. Tỷ giá chéo - Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua một đồng tiền thứ ba. Đồng tiền thứ ba này thường là đồng dollar Mỹ. Cách xác định tỷ giá chéo phụ thuộc vào cách yết giá gián tiếp hay trực tiếp. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái : Tỷ giá thường chịu tác động của các yếu tố sau đây: Tình hình lạm phát trong và ngoài nước, tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán, sự điều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối,
- 4 tác động của nhiều yếu tố khác như tình hình ổn định chính trị, kỳ vọng và sự tấn công của nhà đầu cơ, giá vàng và giá dầu trên thị trường quốc tế, tình hình thu hút kiều hối,… 1.3. Các loại giao dịch ngoại hối : 1.3.1. Giao dịch giao ngay : Hối đoái giao ngay (spot transactions) là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán (PGS.TS. Trần Hoàng Ngân – TS. Nguyễn Minh Kiều, (2007), Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê). Giao dịch hối đoái giao ngay được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ giao ngay phục vụ cho thanh toán của khách hàng. Chẳng hạn, một công ty xuất khẩu vừa thu ngoại tệ từ một hợp đồng xuất khẩu nhưng cần VND để trang trải chi phí thu mua nguyên liệu trong nước sẽ có nhu cầu bán ngoại tệ lấy VND. Ngân hàng thương mại đứng ra mua số ngoại tệ này của nhà xuất khẩu, sau đó bán lại cho nhà nhập khẩu là người có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn. 1.3.2. Giao dịch kỳ hạn : - Giao dịch hối đoái có kỳ hạn (forward) là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua hoặc bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai (Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998). Ở Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa ra thực hiện từ năm 1998, nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưa nhiều. Lý do, một mặt, là khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao dịch này. Mặt khác, do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt thời gian qua khá ổn định theo hướng VND giảm
- 5 giá từ từ so với ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động nhập khẩu. - Tỷ giá có kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Gọi F là tỷ giá có kỳ hạn; S là tỷ giá giao ngay; rd là lãi suất của đồng tiền định giá; ry là lãi suất của đồng tiền yết giá, ta có : F = S*(1+ rd)/(1+ ry) (1.1) (PGS.TS. Trần Hoàng Ngân – TS. Nguyễn Minh Kiều, (2007), Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê) - Sử dụng giao dịch kỳ hạn : Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn thường được ngân hàng áp dụng để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ kỳ hạn của khách hàng nhằm mục tiêu phòng ngừa rủi ro tỷ giá. - Hạn chế của giao dịch kỳ hạn : Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thoả mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ. 1.3.3. Giao dịch hoán đổi (swaps) : - Theo Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998, giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Trong hợp đồng giao dịch hoán đổi, hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau một số nội dung chính như sau: Thời hạn giao dịch – Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ
- 6 thoả thuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế. Ngày thanh toán – Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai loại ngày khác nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn. Xách định tỷ giá hoán đổi – Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch do hai bên thoả thuận. Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng. - Lợi ích và hạn chế của giao dịch hoán đổi : Với khách hàng lợi ích thể hiện ở chỗ khách hàng thỏa mãn được nhu cầu ngoại tệ hoặc nội tệ của mình ở thời điểm hiện tại, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ vào này đáo hạn. Tuy nhiên, cũng như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi vẫn còn hạn chế ở hai điểm : • Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. • Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quảng thời gian giữa hai thời điểm đó. 1.3.4. Giao dịch giao sau (Future) : - Hợp đồng giao sau (Future contract) là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch (IMM) (PGS.TS. Trần Hoàng Ngân – TS. Nguyễn Minh Kiều, (2007), Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê).
- 7 - So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau : Điểm khác biệt Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng giao sau Giao dịch mua Thực hiện qua điện thoại, Thực hiện ở sàn giao dịch bán (trading) telex Qui định Thị trường forward tự quy Thị trường tiền tệ future quốc (regulation) định (kiểm soát) tế ở Chicago IMM được điều tiết – kiểm soát bởi Ủy ban đặc trách giao dịch mua bán hàng hóa tương lai Loại hợp đồng Một thỏa thuận giữa NH và Được tiêu chuẩn hóa theo khách hàng. Điều khoản những chi tiết của Sở giao của HĐ rất linh động dịch Giao nhận Hơn 90% tất cả hợp đồng Ngược lại, dưới 1% hợp đồng (frequency of forward được thực hiện future tại IMM được giao delivery) bằng giao nhận thực tế nhận thực tế Qui mô hợp Khác nhau cho từng hợp Được chuẩn hóa theo từng đồng (size of đồng và có xu hướng lớn đơn vị tiền tệ contracts) hơn nhiều so với hợp đồng chuẩn hóa trên thị trường future Ngày giao nhận Ngân hàng cung cấp các Hợp đồng future IMM có (delivery date) hợp đồng forward với ngày ngày giao nhận với một số ít giao nhận bất kỳ ngày cụ thể trong một năm Thanh toán Thanh toán vào ngày thỏa Thanh toán hàng ngày qua (settlement) thuận giữa ngân hàng và Phòng thanh toán bù trừ, tiền khách hàng của họ lời có thể được rút ra và tiền lỗ có thể được nộp vào hàng ngày Niêm yết giá Giá forward nói chung Hợp đồng future được chào (quotes) được chào theo điều kiện giá theo cơ sở qui ra số đôla châu Âu (European term)- Mỹ trên một đồng ngoại tệ (số đơn vị nội tệ trên một đôla Mỹ) Chi phí giao Căn cứ trên khoảng phần Chỉ thu phí môi giới cho các dịch (transaction trăm chênh lệch giá chào – đơn đặt hàng mua và bán
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn