intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị tài chính khi hình thành thị trường điện - Ứng dụng trong Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm tìm hiểu về những đơn vị tham gia thị trường điện và cơ chế vận hành thị trường điện cạnh tranh, hoạt động bán buôn và bán lẻ điện; sản phẩm tài chính được hình thành khi thị trường điện được hình thành; do không yêu cầu tách (giai đoạn phân phối và giai đoạn bán lẻ), công ty điện lực cần tách các chức năng riêng biệt của công việc tài chính;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị tài chính khi hình thành thị trường điện - Ứng dụng trong Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KHÁNH HÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH KHI HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ỨNG DỤNG TRONG TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KHÁNH HÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH KHI HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ỨNG DỤNG TRONG TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH KHI HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN - ỨNG DỤNG TRONG TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HỒ CHÍ MINH ” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu phân tích và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, đáng tin cậy và được công bố rộng rãi trên các Website. Tác giả NGUYỄN THỊ KHÁNH HÀ
  4. ii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................. 1 1.1. Sự cần thiết của nội dung nghiên cứu ..................................................................... 1 1.2. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.3. Các giai đoạn hình thành thị trường điện tại Việt Nam .......................................... 3 1.3.1. Mục tiêu .................................................................................................................. 3 1.3.2. Các cấp độ phát triển tại thị trường điện Việt Nam: ............................................... 4 1.3.3. Những chuẩn bị của công tác tài chính của EVNHCMC trong giai đoạn hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh ............................................................................ 8 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, tiếp cận nguồn dữ liệu ............... 9 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................ 9 1.4.2. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 10 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ............................................................................................................................ 11 2.1. Định nghĩa quản trị tài chính doanh nghiệp .......................................................... 11 2.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp .......................................................... 11 2.3. Khái niệm thị trường tài chính .............................................................................. 13 2.4. Cấu trúc thị trường tài chính ................................................................................. 13 2.5. Vai trò của thị trường tài chính ............................................................................. 16 2.6. Tìm hiểu các công cụ tài chính phái sinh .............................................................. 17 2.6.1 Hợp đồng kỳ hạn ................................................................................................... 18 2.6.2 Hợp đồng giao sau................................................................................................ 19 2.6.3 Quyền chọn ........................................................................................................... 20 2.6.4 Hoán đổi ............................................................................................................... 21 2.7. Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh ........................................................... 21 2.8. Tìm hiểu thị trường điện Úc .................................................................................. 23 2.8.3 Một số kinh nghiệm thực tiễn ............................................................................... 24 2.8.4. Hoạt động bán lẻ điện ........................................................................................... 26 2.8.5. Chiến lược kinh doanh trong thị trường điện ........................................................ 28 2.8.6. Các dạng hợp đồng trên thị trường Úc .................................................................. 31 2.8.7. Thanh toán ............................................................................................................. 32 2.9. Tìm hiểu về thị trường điện Nauy ......................................................................... 33
  5. iii 2.9.1. Các đơn vị tham gia thị trường điện tại Nauy ....................................................... 33 2.9.2. Các đặc điểm của thị trường điện và điều tiết điện lực tại Na Uy và khu vực Bắc Âu ............................................................................................................................... 34 2.9.3. Các sản phẩm tài chính mà Nasdaq Commodities cung cấp trong thị trường phái sinh gồm:.............................................................................................................................. 40 CHƯƠNG 3: SỰ THAY ĐỔI QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH KHI HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HỒ CHÍ MINH ................ 42 3.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh .......... 42 3.1.1. Chức năng ............................................................................................................. 43 3.1.2. Nhiệm vụ ............................................................................................................... 43 3.1.3. Mục tiêu kinh doanh.............................................................................................. 43 3.1.4. Quá trình hình thành và phát triển......................................................................... 44 3.1.5. Cơ cấu tổ chức....................................................................................................... 46 3.1.6. Quản trị tài chính tại EVNHCMC ......................................................................... 46 3.2. Giới thiệu về Thị trường điện khi hình thành ....................................................... 47 3.2.1. Phạm vi hoạt động phân phối điện và hoạt động kinh doanh bán lẻ điện trong các Tổng công ty điện lực theo qui định EVN ........................................................................... 47 a) Hoạt động phân phối điện ..................................................................................... 47 b) Hoạt động kinh doanh bán lẻ điện ........................................................................ 47 3.2.2. Vai trò chính của PC trong thị trường VWEM ..................................................... 47 a) Vai trò bán lẻ điện ................................................................................................. 47 b) Vai trò phân phối điện........................................................................................... 47 3.2.3. Chức năng của PC trong thị trường VWEM ......................................................... 48 a) Chức năng bán lẻ điện .......................................................................................... 48 b) Chức năng phân phối điện .................................................................................... 48 3.3. Sự thay đổi quản lý tài chính khi hình thành Thị trường điện .............................. 48 3.4. Giai đoạn chuẩn bị tại EVNHCMC hiện nay ........................................................ 49 3.5. So sánh tỷ trọng các yếu tố chi phí với thị trường Úc........................................... 51 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ GHI NHẬN & KIẾN NGHỊ ................................................... 52 4.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 52 4.1.1. Hoạt động kế toán sau khi hạch toán chi phí để tách bạch khâu phân phối điện và khâu bán lẻ điện, các yêu tố chi phí đang cấu thành hiện nay tại từng khâu và những kết quả ghi nhận được ................................................................................................................ 52 4.1.2. Sự cần thiết quản trị rủi ro hoạt động tài chính ..................................................... 53 4.2. Kiến nghị: .............................................................................................................. 53
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EVN Tập Đoàn điện lực Viêt Nam EVNHCMC Tổng công ty Điện lực Tp HCM CfD Hợp đồng sai khác ICT Công nghệ thông tin và truyền thông IPP Đơn vị phát điện độc lập IT Công nghệ thông tin PC Công ty điện lực VCGM Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam VWEM Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam VREM Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh NEM Thị trường điện quốc gia Úc
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BẢNG Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh ................... 46 Hình 2.1 Tổng quan về cấu trúc Thị trường bán buôn điện cạnh tranh ................................. 5 Bảng 3.1: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện ........................................................... 50 theo yếu tố từng khâu, từng cấp điện áp. ............................................................................. 50
  8. vi TÓM TẮT Thị trường bán buôn điện Việt Nam (VWEM), hiện nay đang tập trung vào 05 Tổng công ty Điện lực (PC) tại Việt Nam, trong đó có TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Bài nghiên cứu cung cấp thông tin và dữ liệu cập nhật về tình trạng hiện tại của họ, cũng như sự chuẩn bị để vận hành hiệu quả và thực hiện tốt các vai trò của đơn vị trong VWEM. Tách bạch về tài chính là yêu cầu quan trọng và nên được thực hiện sớm nhất cơ thể, nó sẽ tạo điều kiện cho việc tính phí phân phối và chuẩn bị cho cấp độ thị trường điện tiếp theo – Thị trường bán lẻ cạnh tranh. Để thực hiện được, cần phải phân bổ các hoạt động kinh doanh theo từng lĩnh vực. Một số nội dung chi tiết hơn của nghiên cứu này được nghiên cứu trong báo cáo này, thông qua tìm hiểu thị trường điện ở Úc, Na Uy và các nghiên cứu ban đầu tại Việt Nam theo yêu cầu của VWEM. (1) Tìm hiểu về những đơn vị tham gia thị trường điện và cơ chế vận hành thị trường điện cạnh tranh, hoạt động bán buôn và bán lẻ điện; (2) Sản phẩm tài chính được hình thành khi thị trường điện được hình thành; (3) Do không yêu cầu tách (giai đoạn phân phối và giai đoạn bán lẻ), công ty điện lực cần tách các chức năng riêng biệt của công việc tài chính; (4) Xác định các thành phần của bán lẻ điện và mật độ; (5) Sản phẩm tài chính khi thiết lập thị trường điện và quản lý tài chính. Từ khóa: Thị trường bán buôn điện Việt Nam (VWEM), Chi phí phân phối điện, Chi phí bán lẻ điện.
  9. vii ABSTRACT Vietnam electricity wholesale market (VWEM), currently, focuses on the Electricity of Vietnam (PC) in Vietnam, including HO CHI MINH CITY ELECTRIC JOINT STOCK COMPANY. The research panel provides up-to-date information and data on their current status, as well as the availability of effective operations and their performance after VWEM is implemented. Accounting separation is an important requirement and should be fully implemented as soon as possible as it will facilitate network charging and the preparations for the next stage of market development - the Vietnam Retail Energy Market (VREM). Some of the more detailed contents of this study are studied in this report, through understanding the electricity market in Australia, Norway and early studies in Vietnam at VWEM's request. (1) Learn about the electricity market participants and the competitive electricity market operation mechanism, wholesale and retail electricity activities; (2) Financial products are formed when the electricity market is formed; (3) Since the separation is not required (distribution stage and retail stage), the power company needs to separate the separate functions of financial work; (4) Determining components of electricity retail and density; (5) Financial products when establishing electricity market and financial management. Keywords: Vietnam electricity wholesale market (VWEM), Electricity distribution cost, Electricity retail cost
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Sự cần thiết của nội dung nghiên cứu Ngày tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã triển khai công văn số 63/2013/QĐ-TTg quy định về kế hoạch triển khai các trình tự chuẩn bị cho sự ra đời và phát triển từng giai đoạn của thị trường điện lực tại Việt Nam. Theo đó, thị trường điện tại Việt Nam được ra đời và phát triển dự kiến qua 03 giai đoạn: Thị trường phát triện cạnh tranh (đến hết năm 2014); thị trường bán buôn điện cạnh tranh (thí điểm từ năm 2015 - 2016 và hoàn chỉnh từ năm 2017 - 2021) và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (từ năm 2021 – 2023) và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh chính thức (sau năm 2023). Trong đó, để hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tại giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm, các đơn vị tham gia như đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện phải là đơn vị độc lập, tách bách quyền lợi với các đơn vị tham gia thị trường điện; Tổng công ty phát điện, các nhà máy điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (trừ các nhà máy điện lớn do Nhà nước độc quyền quản lý) phải tách thành đơn vị phát điện độc lập, không có chung lợi ích với đơn vị bán buôn điện, đơn vị truyền tải điện, đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực; tổng công suất đặt của một đơn vị phát điện không vượt quá 25% tổng công suất đặt của các đơn vị phát điện tham gia thị trường điện, v.v… Ngay từ giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh, các công ty điện lực trực thuộc Tổng công ty điện lực phải tổ chức thành đơn vị hạch toán độc lập, bước đầu tiên cho sự chuẩn bị là phải thực hiện tách bạch về tổ chức bộ máy và hạch toán của các khâu phối điện và bán lẻ điện. Tác giải nghiên cứu các vần đề trên để cùng với ngành điện có những bước chuẩn bị và đóng góp cho trong quá trình thực hiện theo đúng chủ trương và chính sách của Chính phủ đã ban hành. Bản thân tự chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết theo theo kịp sự phát triển của ngành, nghề và mong muốn có những đóng góp đóng góp thiết thực cho lĩnh vực đang công tác.
  11. 2 1.2. Ý nghĩa nghiên cứu Việc tách bạch các hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện theo nhiều cấp độ khác nhau – từ cấp độ tách bạch về tài chính, trong đó đơn thuần chỉ tách bạch về sổ sách tài chính và ít (hoặc không có) ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức; đến cấp độ tách bạch về mặt sở hữu – trong đó chủ sở hữu của các hoạt động kinh doanh mang tính cạnh tranh và hoạt động cung cấp dịch vụ là khác nhau. Yêu cầu về tách bạch hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh. Trong trường hợp của các PC, mức độ cạnh tranh bán lẻ là nhân tố quan trọng để xem xét vì PC nắm giữ chức năng phân phối điện và quản lý số liệu đo đếm. Thị trường VWEM dẫn đến tác động tương đối nhỏ về cạnh tranh bán lẻ giữa các PC (vì cạnh tranh bán lẻ chủ yếu giữa các khách hàng đấu nối trực tiếp vào lưới truyền tải điện trực tiếp tham gia VWEM). Do vậy việc tách bạch hoàn toàn về pháp lý và chủ sở hữu là chưa cần thiết trong giai đoạn này (và không nhất thiết phải tách độc lập về mặt pháp lý trong bất kỳ giai đoạn nào). Tuy nhiên, có một số yếu tố pháp lý – từ các quy định của Chính phủ và dự thảo quy định thị trường bán buôn điện – quy định về việc thực hiện tách bạch này và cần được xem xét đến. Kết luận là các yêu cầu về mặt pháp lý có thể đáp ứng được khi: • Thực hiện tách bạch về mặt tài chính (tài khoản); • Sắp xếp các nhóm nhân sự riêng cho các hoạt động kinh doanh khách nhau như có xét đến cơ cấu tổ chức hiện tại; • Tách bạch các dữ liệu bảo mật để đảm bảo các dữ liệu này chỉ được khai thác bởi nhân viên thuộc các mảng kinh doanh có liên quan. Tách bạch về tài chính là yêu cầu quan trọng và nên được thực hiện sớm nhất cơ thể, nó sẽ tạo điều kiện cho việc tính phí phân phối và chuẩn bị cho cấp độ thị trường điện tiếp theo – Thị trường bán lẻ cạnh tranh. Để thực hiện được, cần phải phân bổ các hoạt động kinh doanh theo từng lĩnh vực. EVN đã có một số hướng dẫn về vấn đề này tại văn bản 414/EVN-TCKT “Hướng dẫn tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ diện trong Tổng công ty điện lực”. Một số nội dung cơ bản về việc này được nghiên cứu thông qua việc tìm hiểu thị trường điện tại Úc, Nauy và các nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam theo yêu cầu của VWEM cần để làm rõ mục tiêu nghiên cứu:
  12. 3 (1) Tìm hiểu về các thành phần tham gia thị trường điện và cơ chế hoạt động thị trường điện cạnh tranh, hoạt động bán buôn và bán lẻ điện; (2) Sự xuất hiện của các sản phẩm tài chính hình thành khi hình thành thị trường điện và vấn đề quản trị tài chính. (3) Xác định các thành phần chi phí phân phối và bán lẻ điện, tỷ trọng giữa chi phí phân phối và bán lẻ so với các nước; (4) Các công ty điện lực cần/đã phải chuẩn bị như thế nào về công tác tài chính; kiến nghị. 1.3. Các giai đoạn hình thành thị trường điện tại Việt Nam 1.3.1. Mục tiêu Nhằm phát triển điện lực bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Sự hình thành và phát triển thị trường điện tại Việt Nam nhằm đảm bảo nguyên tắc (Luật điện lực 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Điện lực năm 2012; Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08 tháng 11 năm 2013 phê duyệt lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam (thay thế Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006). - Công khai, công bằng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực. - Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện. - Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực. - Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
  13. 4 1.3.2. Các cấp độ phát triển tại thị trường điện Việt Nam: a) Giai đoạn 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) thực hiện thí điểm vào năm 2011-2012 và chính thức năm 2012-2015. Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động chính thức, thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam đã thu được những thành công nhất định như sau: - Hệ thống điện đã được vận hành an toàn tin cậy, cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội, không có sự cố có nguyên nhân từ việc vận hành thị trường điện đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia; - Việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh đã tăng tính minh bạch, công bằng trong việc huy động các nguồn điện, thông qua bản chào giá của nhà máy để đưa ra lịch huy động, các nhà máy có giá chào thấp sẽ được huy động trước sau đó đến các nhà máy có giá chào cao hơn cho đến khi đáp ứng được nhu cầu của phụ tải. Các thông tin về kế hoạch vận hành thị trường điện năm/tháng/tuần, vận hành thị trường điện thời gian thực, các can thiệp thị trường, tình hình vận hành hệ thống điện đã được công bố đầy đủ cho các thành viên tham gia thị trường điện trên trang thông tin điện tử thị trường điện theo đúng quy định, điều này cũng góp phần giúp các đơn vị hiểu rõ hơn nguyên tắc trong công tác vận hành, tối ưu toàn hệ thống; - Các đơn vị phát điện đã nhận thức được tầm quan trọng, chủ động hơn trong công tác vận hành, rút ngắn thời gian sửa chữa bảo dưỡng, cắt giảm chi phí vận hành, chủ động trong chào giá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả chung của toàn hệ thống. Cơ chế thanh toán mới của thị trường điện cũng góp phần làm cho các đơn vị phát điện có xu hướng tuân thủ chặt chẽ mệnh lệnh điều độ hơn trước đây. Tuy nhiên, sau hơn 06 năm vận hành chính thức thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam vẫn đang còn các tồn tại, hạn chế sau: - Tỷ lệ các nhà máy trực tiếp tham gia thị trường điện tăng nhanh, tuy nhiên thị phần các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện vẫn còn cao. Khoảng gần 50% công suất lắp đặt không tham gia thị trường và không tham gia xác định giá thị trường. Do vậy, giá thị trường chưa phản ánh chính xác chi phí biên của toàn
  14. 5 hệ thống điện. - Hạ tầng công nghệ thông tin hiện nay mới ở mức đáp ứng yêu cầu, hệ thống SCADA/EMS đang từng bước hoàn thiện, hệ thống phần mềm mô phỏng thị trường điện chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về vận hành thị trường điện. - Tính minh bạch của thị trường còn một số hạn chế: Tính độc lập của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện còn chưa đảm bảo vì hiện vẫn là đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN;... b) Giai đoạn 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) thực hiện thí điểm năm 2015-2017 và chính thức năm 2017-2021 Theo Thiết kế chi tiết được phê duyệt tại Quyết định 8266/QĐ-BCT ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Bộ Công Thương, mô hình Thị trường bán buôn điện cạnh tranh được minh họa trong hình vẽ sau: Hình 2.1 Tổng quan về cấu trúc Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (Nguồn tài liệu nghiên cứu về thị trường điện của Bộ công thương) Các cơ chế vận hành, giao dịch trong Thị trường bán buôn điện cạnh tranh bao gồm: - Quy định về các đơn vị thành viên tham gia thị trường: Bên bán điện, bên mua điện và các đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ; - Thị trường giao ngay: Áp dụng mô hình thị trường tập trung toàn phần
  15. 6 (Gross Pool) với các đặc điểm chính sau: + Cơ chế chào giá kết hợp (hybrid) giữa mô hình CBP và PBP, tương tự như Thị trường phát điện cạnh tranh; sau đó chuyển dần sang mô hình chào giá tự do (PBP) khi đáp ứng đủ điều kiện; + Lập lịch huy động, điều độ có xét đến các ràng buộc hệ thống; + Đồng tối ưu giữa điện năng và dịch vụ dự phòng; + Định giá thị trường theo vùng/nút khi đáp ứng đủ điều kiện hạ tầng; + Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thực hiện tính toán, thanh toán trên thị trường giao ngay; + Vận hành thị trường công khai, minh bạch; đảm bảo công bố thông tin thị trường đầy đủ. - Các cơ chế hợp đồng: + Hợp đồng song phương: Bên bán điện và bên mua điện đàm phán ký kết hợp đồng song phương, giá và sản lượng hợp đồng được thống nhất thông qua đàm phán; + Hợp đồng vesting (vesting contract): Phân bổ và chuyển tiếp các hợp đồng CfD đã ký giữa các đơn vị phát điện với EPTC sang cho các Tổng Công ty/Công ty điện lực kể từ khi bắt đầu vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh, nhằm đảm bảo cả sản lượng phát cần bán và lượng tiêu thụ cần mua đều được quản lý rủi ro; + Cơ chế giao dịch hợp đồng tập trung: Giúp các đơn vị phát điện và đơn vị mua buôn điện (các Tổng công ty Điện lực, khách hàng lớn tham gia Thị trường bán buôn điện cạnh tranh) tham gia giao dịch hợp đồng tập trung. - Cơ chế mua và huy động các dịch vụ phụ trợ: Bao gồm các dịch vụ phụ trợ điều chỉnh tần số, dịch vụ phụ trợ điều khiển lưới điện và dịch vụ khởi động đen. - Cơ chế thanh toán trong Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: vai trò của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, tính toán, thanh toán điện năng
  16. 7 trong thị trường giao ngay, thanh toán hợp đồng CfD, thanh toán các dịch vụ phụ trợ. - Các cơ chế khác: Cơ chế bù chéo giữa các Tổng công ty Điện lực, công bố thông tin thị trường… c) Giai đoạn 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (VREM) thực hiện thí điểm năm 2021-2023 và chính thức từ 2023. VREM là cấp độ phát triển cao nhất của thị trường điện. Theo lộ trình, thị trường bán lẻ điện tại Việt Nam sẽ vận hành thí điểm từ 2021 và chính thức từ 2023. Một số nguyên tắc cơ bản của thị trường bán lẻ như sau: - Thị trường bán lẻ điện sẽ trao quyền lựa chọn cho khách hàng sử dụng điện cuối cùng, cũng như tạo động lực để các đơn vị bán lẻ điện cạnh tranh với nhau để tìm kiếm và bán điện cho các khách hàng sử dụng điện. Các khách hàng sử dụng điện sẽ được phép lựa chọn đơn vị cung cấp điện (thay vì chỉ mua điện từ 01 đơn vị bán lẻ điện như hiện tại). - Trong thị trường bán lẻ điện, các đơn vị bán lẻ điện sẽ mua điện trên thị trường bán buôn điện cạnh tranh từ các đơn vị phát điện (thông qua thị trường giao ngay và hợp đồng song phương) để bán lại cho các khách hàng sử dụng điện cuối cùng. Điểm khác biệt lớn nhất là sẽ không còn tình trạng độc quyền bán lẻ điện trong 01 khu vực địa lý nhất định như hiện nay (mỗi khu vực địa lý chỉ có 01 đơn vị bán lẻ điện duy nhất). Thay vào đó, tại mỗi khu vực, nhiều đơn vị bán lẻ điện sẽ phải cạnh tranh với nhau để giành quyền bán điện cho khách hàng; qua đó khách hàng sử dụng điện có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ điện với mức giá và chất lượng dịch vụ phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu. - Đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện cung cấp dịch vụ truyền tải điện và phân phối điện (đây là các dịch vụ mang tính độc quyền tự nhiên trong hệ thống điện, nhằm đảm bảo truyền tải và phân phối điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ). Phí truyền tải và phân phối sẽ do nhà nước quy định và áp dụng bình đẳng cho tất cả các đơn vị bán lẻ điện; Thị trường bán lẻ sẽ tác động lớn đến các Tổng công ty Điện lực hiện nay do phải chia tách hoàn toàn về tổ chức, tài sản, nhân sự giữa khâu phân phối và khâu
  17. 8 bán lẻ: - Khâu phân phối: sở hữu và vận hành toàn bộ lưới điện (kể cả hệ thống đo đếm). Phân phối điện là hoạt động độc quyền tự nhiên, phí phân phối sẽ bị điều tiết bởi nhà nước. Phí phân phối sẽ áp dụng bình đẳng cho tất cả các đơn vị bán lẻ có nhu cầu và được thu hồi từ các đơn vị bán lẻ. - Khâu bán lẻ: không sở hữu lưới điện, chỉ đơn thuần mua điện từ thị trường và bán lẻ điện lại cho khách hàng. Công ty bán lẻ sẽ có quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện để bảo đảm có lợi nhuận và cạnh tranh với các đơn vị khác. 1.3.3. Những chuẩn bị của công tác tài chính của EVNHCMC trong giai đoạn hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh a) Tách bạch chi phí các khâu bán lẻ điện và phân phối điện tác Tổng công ty điện lực: EVNHCMC cần thực hiện tách bạch nhiều chức năng trong VWEM, bao gồm tách bạch: chi phí khâu bán lẻ điện, khâu phân phối điện (trong đó bao gồm khâu thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện năng). Thực hiện theo yêu cầu của Tập đoàn Điện lực Việt nam về việc “hướng dẫn tách bạch chi phí khâu phân phối và khâu bán lẻ điện trong tổng công ty Điện lực”, hiện nay công tác tài chính của EVNHCM đã hoàn tất việc tách bạch hạch toán chi phí khâu phân phối và khâu bán lẻ để chuẩn bị cho công tác tách bạch về mặt tổ chức. b) Yêu cầu khác: Bên cạnh đó công tác tách bạch chi phí để quản trị, EVNHCMC cần xác định một số vai trò mới, chẳng hạn như: quản lý rủi ro, đàm phán hợp đồng, tham gia thị trường giao ngay, tính toán chi phí lưới điện và tuân thủ quy định về tách bạch hoạt động kinh doanh. Các nhiệm vụ khác (như: dự báo phụ tải, thanh toán…) cần được cải tiến sâu rộng và bố trí nhân sự, thành lập các bộ phận tương ứng nhiệm vụ. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị cho việc đảm nhận các vai trò trên dường như tương đối hạn chế trong giai đoạn này vì các Tổng công ty nói chung và EVNHCMC nói riêng đều đợi chỉ đạo từ EVN.
  18. 9 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, tiếp cận nguồn dữ liệu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thị trường điện khi hình thành tại Tổng công ty Điện lực Tp Hồ Chí Minh và đặc trưng của ngành điện là: Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của bất cứ quốc gia nào vì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng. Do tính chất quan trọng đó, ngành điện Việt Nam vẫn đang là một ngành độc quyền và chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Nhà nước. Ngành điện có mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các ngành sản xuất khác. Điện là một trong những đầu vào của tất cả các ngành sản xuất lớn nhỏ, góp phần đáng kể vào việc hình thành giá thành sản phẩm trong xã hội. Mặt khác, những sai sót, chất lượng kém của ngành điện không chỉ gây tác động xấu cho ngành mà còn gây nhiều hậu quả không thể lường trước cho toàn xã hội. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với ngành điện là phải đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng. Sản phẩm của ngành điện là một loại sản phẩm đặc biệt không thể sản xuất dư thừa, tồn kho, cất trữ dự phòng, đồng thời cũng không thể chuyên chở và phân phối như những hàng hóa thông thường. Điện là một sản phẩm có tính hai mặt, ngoài tính năng sử dụng rất hữu hiệu phục vụ cho đời sống hàng ngày, nó còn là một sản phẩm đặc biệt nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Hoạt động của ngành điện là một chu trình khép kín, tuân theo những nguyên tắc nhất định từ khâu sản xuất cho đến nơi tiêu thụ. Nhu cầu về điện không ổn định, thay đổi tùy theo mùa (mùa lạnh, mùa nóng, mùa mưa,...), thay đổi tuỳ theo những biến cố xảy ra trong đời sống xã hội (mùa lễ, Tết,...), và tốc độ phát triển kinh tế – xã hội. Nhìn chung, nhu cầu về sử dụng điện tăng nhanh theo từng năm do các nguyên nhân: đời sống xã hội ngày càng nâng cao, các trang thiết bị điện trong gia đình ngày càng nhiều hơn, xuất hiện các khu dân cư - đô thị mới, khu công nghiệp, tăng dân số,...
  19. 10 Ngành điện là một trong những ngành thu hút lực lượng lao động cao do công việc ổn định, tuy nhiên, thu nhập còn thấp so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh các lĩnh vực khác như xăng, dầu, viễn thông… Mọi hoạt động trong ngành điện có thể quy về một số nhóm công việc được phân công rõ ràng, nhất là đối với những công việc trực tiếp tiếp xúc với hệ thống điện, trên cơ sở đó có thể thực hiện bảng mô tả phân tích công việc để chuẩn hóa công việc một cách cụ thể. Việc quản trị sẽ chú trọng hướng nhân viên thực hiện công việc theo bảng mô tả công việc và các quy trình, quy định đã ban hành để tránh sự nhầm lẫn và những sơ suất đưa đến sự cố ảnh huởng đến tính mạng con người, tính an ninh và chính trị xã hội. 1.4.2. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lĩnh vực trong quản trị tài chính dựa trên sự nghiên cứu quá trình hình thành thị trường điện ở các nước và các văn bản, chỉ đạo của các cấp tại Việt Nam. - Sử dụng phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh để làm rõ sự thay đổi trong công tác quản trị tài chính khi thị trường điện hình thành tại Việt Nam, áp dụng trong Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. - Tiếp cận số liệu tài chính năm 2018 của EVNHCMC.
  20. 11 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Định nghĩa quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản theo mục tiêu chung của công ty. Vì vậy, chức năng quyết định của quản trị tài chính có thể chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản, trong đó quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản theo mục tiêu tạo giá trị cho các cổ đông. Như vậy, “Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch.” 2.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính là sự tác động của nhà quản trị đến các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần được nhà quản trị tài chính quan tâm giải quyết không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn cả lợi ích của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và Chính phủ. Đó là nhóm người có nhu cầu tiềm năng về các dòng tiền của doanh nghiệp. Do vậy, nhà quản trị tài chính, mặc dù có trách nhiệm nặng nề về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải lưu ý đến sự nhìn nhận, đánh giá của người ngoài doanh nghiệp như cổ đông, chủ nợ, khách hàng, Nhà nước… Quản trị tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt có thể khắc phục những khiếm khuyết trong các lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2