intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài luận văn cho thấy mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ dài hạn, mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần, tỷ số thanh toán nhanh với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Do đó ngoài việc quản trị tốt vốn luận chuyển còn phải quản lý tốt các nhân tố kể trên để làm tăng giá trị của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN LƯƠNG HẢI QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN LƯƠNG HẢI QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người Hướng Dẫn Khoa Học: TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng. TP.HCM, ngày 27 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Lương Hải
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓMTẮT………………………….…………………………………………………..1 Phần 1: Giới thiệu đề tài……………………………………………………………..2 1.1 Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………..2 1.2 Mục tiêu luận văn……………………………………………………………….....3 1.3 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………….....4 1.4 Bố cục bài luận văn………………………………………………………………...5 Phần 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây………………..………………….6 Phần 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu………………..………………….22 3.1 Mô tả dữ liệu………………………………………………………………...…...21 3.2 Mô tả biến……………………………………………………………….………..22 3.3 Mô hình……………………………………………………………………….…..23 3.4 Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………….……………...25 3.5 Phương pháp ước lượng………………………………………………………….27 Phần 4: Kết quả thực nghiệm………………………………………………………30 4.1 Thống kê mô tả…………………………………………………………………...30 4.2 Phân tích tương quan …………….……………………………………………....32 4.3 Kết quả hồi quy…………………………………………………………………..34 Phần 5: Kết luận…………………………………………………………………….61 Tài liệu tham khảo. Phụ lục.
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt. OIS Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. RCP h h n h i h . ICP h h ng n h . PDP h h n h i . CCC h l n h ển i n. SG ng ng doanh thu thuần. LTDE Tỷ s n i hạn n n h s h . QR Tỷ s h nh n nh nh. TTCK Thị ờng chứng khoán.
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.3.1a Hồi quy khả năng sinh lợi theo kỳ thu tiền bằng h ng há Pooled OLS. Bảng 4.3.1b Hồi quy khả năng sinh lợi theo hàng tồn kho bằng h ng há Pooled OLS. Bảng 4.3.1c Hồi quy khả năng sinh lợi theo kỳ phải trả bằng h ng há P l OLS. Bảng 4.3.1d Hồi quy khả năng sinh lợi theo kỳ luân chuyển tiền bằng h ng pháp Pooled OLS. Bảng 4.3.1 Tổng hợp các kết quả h h ng há Pooled OLS. Bảng 4.3.2a Hồi quy khả năng sinh lợi theo kỳ thu tiền bằng h ng há FEM. Bảng 4.3.2b Hồi quy khả năng sinh lợi theo hàng tồn kho bằng h ng há FEM. Bảng 4.3.2c Hồi quy khả năng sinh lợi theo kỳ phải trả bằng h ng há FEM. Bảng 4.3.2d Hồi quy khả năng sinh lợi theo kỳ luân chuyển tiền bằng h ng pháp FEM. Bảng 4.3.2 Tổng hợp các kết quả h h ng há FEM. Bảng 4.3.3a Hồi quy khả năng sinh lợi theo kỳ thu tiền bằng h ng há REM. Bảng 4.3.3b Hồi quy khả năng sinh lợi theo hàng tồn kho bằng h ng há REM. Bảng 4.3.3c Hồi quy khả năng sinh lợi theo kỳ phải trả bằng h ng há REM.
  7. Bảng 4.3.3d Hồi quy khả năng sinh lợi theo kỳ luân chuyển tiền bằng h ng pháp REM. Bảng 4.3.3 Tổng hợp các kết quả h h ng há REM Bảng 4.3.4a Hồi quy khả năng sinh lợi theo kỳ thu tiền bằng h ng há GMM. Bảng 4.3.4b Hồi quy khả năng sinh lợi theo hàng tồn kho bằng h ng há GMM. Bảng 4.3.4c Hồi quy khả năng sinh lợi theo kỳ phải trả bằng h ng há GMM. Bảng 4.3.4d Hồi quy khả năng sinh lợi theo kỳ luân chuyển tiền bằng h ng pháp GMM. Bảng 4.3.5 Tổng hợp các kết quả h h ng há GMM.
  8. 1 TÓM TẮT: Bài luận văn sử dụng dữ liệu 188 doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên 2 sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX) từ năm 2007 đến năm 2013, để nghiên cứu tác động của việc quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Bằng phương pháp hồi quy lần lượt theo Pooled OLS, FEM, REM và GMM tôi thấy các thành phần của quản trị vốn luân chuyển đều có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lợi. Điều này có ý nghĩa doanh nghiệp càng rút ngắn số ngày tồn kho và chu kỳ thu tiền thì thì khả năng sinh lợi càng tăng. Chu kỳ luân chuyển tiền cũng có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp như giả thuyết được đề ra. Có một giả định đi ngược với lý thuyết và một số nghiên cứu trước đó là rút ngắn chu kỳ khoản phải trả làm tăng khả năng sinh lợi, chứ không phải càng tăng thời gian khoản phải trả cho khách hàng sẽ gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Ngoài ra, bài luận văn cũng còn cho thấy mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ dài hạn, mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần, tỷ số thanh toán nhanh với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Do đó ngoài việc quản trị tốt vốn luận chuyển còn phải quản lý tốt các nhân tố kể trên để làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Từ khóa: GMM, vốn luân chuyển, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
  9. 2 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI. 1.1 Lý do chọn đề tài. Kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được đo lường thông qua khả năng sinh lợi của doanh nghiệp đó, mục tiêu của các nhà quản trị là làm thế nào để gia tăng khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp của mình mà không phải gia tăng thêm chi phí, hoặc giảm chi phí ở mức tối ưu để đạt được khả năng sinh lợi cao nhất. Nhiều nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào các quyết định dài hạn như cấu trúc vốn, định giá doanh nghiệp để xác định khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, tuy nhiên các tài sản và các khoản phải trả ngắn hạn, hay còn gọi là vốn luân chuyển, đó là toàn bộ dòng tiền, các khoản tương đương tiền khoản phải thu, khoản phải trả đảm bảo dùng để hoạt động của một doanh nghiệp. (Dunn và Cheatham, 1993) một doanh nghiệp nếu không có đủ thanh khoản cho các hoạt động hằng ngày như thanh toán tiền mặt, nợ ngắn hạn, lương nhân viên thì nguy cơ mất thanh khoản và bị gián đoạn hoạt động sẽ gia tăng. Mặt khác nếu doanh nghiệp có một chính sách thận trọng, giữ vốn luân chuyển quá cao sẽ tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh vì tiền bị ứ đọng, tồn tiền quá nhiều dẫn đến khả năng sinh lợi thấp, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Quản lý tốt vốn luân chuyển đòi hỏi phải cân bằng giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Điều này như (Deloof, 2003) đã chỉ ra việc tìm ra mức vốn luân chuyển tối ưu có thể là một nhiệm vụ khó khăn cho các nhà quản lý của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào vốn luân chuyển có liên quan đến chi phí nắm giữ và chi phí thiếu hụt, do đó doanh nghiệp cần phải tìm ra sự cân đối giữa chúng. Kinh nghiệm cho thấy rằng một lý do chính của rối loạn tài chính và phá sản trong hầu hết các doanh nghiệp là do quản lý yếu kém vốn luân chuyển. Theo (Appuhami, 2008) việc quản trị vốn luân chuyển hiệu quả cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ. Các nhà quản lý dành một khoảng thời gian đáng kể cho các quyết định về vốn luân chuyển vì tài sản ngắn hạn là những khoản đầu tư ngắn hạn liên tục được chuyển
  10. 3 thành các dạng tài sản khác (Rao, 1989). Đối với nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có trách nhiệm đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn một cách kịp thời. (Soenen, 1993) tính thanh khoản đối với doanh nghiệp thì rất quan trọng, dựa trên dòng tiền từ hoạt động được tạo ra bởi tài sản của doanh nghiệp. Vì thế, quản trị vốn luân chuyển là một lĩnh vực nhạy cảm trong việc quản trị tài chính (Abuzayed, 2012). Ở trong nước đã có nhiều bài nghiên cứu về vốn luân chuyển tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên theo hiểu biết của tác giả ít có bài nghiên cứu trên TTCK Việt Nam sử dụng phương pháp ước lượng moment tổng quát hóa (GMM), một số nghiên cứu điển hình trong nước như: (Từ Thị Kim Thoa & Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2014); (Dong, Huynh Phuong & Jyh-tay Su, 2010). 1.2 Mục tiêu luận văn Xem xét mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Ứng với mục tiêu nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Có mối quan hệ giữa chu kỳ thu tiền và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp không? 2. Có mối quan hệ giữa chu kỳ hàng tồn kho và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp không? 3. Có mối quan hệ giữa chu kỳ khoản phải trả và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp không? 4. Có mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp không?
  11. 4 1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu: Dữ liệu: Để thực hiện nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, tôi thu thập dữ liệu của các doanh nghiệp trên 2 sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2013. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính được kiểm toán của các doanh nghiệp phi tài chính trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX với 1504 quan sát. Trong quá trình thu thập dữ liệu tôi đã loại bỏ ra một số doanh nghiệp do không thu thập được dữ liệu và một số doanh nghiệp không còn niêm yết trên 2 sàn chứng khoán. Từ dữ liệu thu thập, tôi tính toán các biến sử dụng trong bài nghiên cứu: Biến phụ thuộc: OIS đại diện cho khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Biến độc lập: RCP chu kỳ khoản phải thu, ICP chu kỳ hàng tồn kho, PDP chu kỳ khoản phải trả, CCC chu kỳ luân chuyển tiền. Biến kiểm soát: SG tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần, QR tỷ số thanh toán nhanh, LTDE tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu, biến độ trể OIS đại diện cho khả năng sinh lợi của doanh nghiệp năm trước. Biến giả: Biến giả năm. Phương pháp ước lượng: tiến hành hồi quy các mô hình lần lược theo 4 phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, và GMM cho lần lượt các mô hình sau: Mô hình 1 𝑂𝐼𝑆𝑖𝑡 =∝ + 𝛽1 𝑂𝐼𝑆𝑖𝑡−1 +𝛽2 𝑄𝑅𝑖𝑡 + 𝛽3 𝐿𝑇𝐷𝐸𝑖𝑡 + 𝛽4 𝑆𝐺𝑖𝑡 + 𝛽5 𝑅𝐶𝑃𝑖𝑡−1 +𝜀𝑖𝑡 (1) Mô hình 2 𝑂𝐼𝑆𝑖𝑡 =∝ + 𝛽1 𝑂𝐼𝑆𝑖𝑡−1 +𝛽2 𝑄𝑅𝑖𝑡 + 𝛽3 𝐿𝑇𝐷𝐸𝑖𝑡 + 𝛽4 𝑆𝐺𝑖𝑡 + 𝛽5 𝐼𝐶𝑃𝑖𝑡−1 + 𝜀𝑖𝑡 (2)
  12. 5 Mô hình 3 𝑂𝐼𝑆𝑖𝑡 =∝ + 𝛽1 𝑂𝐼𝑆𝑖𝑡−1 +𝛽2 𝑄𝑅𝑖𝑡 + 𝛽3 𝐿𝑇𝐷𝐸𝑖𝑡 + 𝛽4 𝑆𝐺𝑖𝑡 +𝛽5 𝑃𝐷𝑃𝑖𝑡−1 + 𝜀𝑖𝑡 (3) Mô hình 4 𝑂𝐼𝑆𝑖𝑡 =∝ + 𝛽1 𝑂𝐼𝑆𝑖𝑡−1 +𝛽2 𝑄𝑅𝑖𝑡 + 𝛽3 𝐿𝑇𝐷𝐸𝑖𝑡 + 𝛽4 𝑆𝐺𝑖𝑡 +𝛽5 𝐶𝐶𝐶𝑖𝑡−1 + 𝜀𝑖𝑡 (4) 1.4 Bố cục bài luận văn Luận văn đƣợc cấu trúc thành 5 phần: Phần 1: Giới thiệu đặt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Phần 2: Tổng quan về lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp. Phần 3: Trình bày phương pháp và dữ liệu sử dụng trong luận văn, phần này giải thích mô hình hồi quy được sử dụng và các biến trong mô hình, lý do chọn các biến này đồng thời sẽ giải thích về thời kỳ lấy mẫu nghiên cứu và nguồn dữ liệu, phương pháp hồi quy Pooled OLS, FEM, REM và GMM cho dữ liệu bảng và các kiểm định cần thiết. Phần 4: Trình bày, giải thích kết quả nghiên cứu so sánh với các giả thiết đặt ra. Phần 5: Đề tài đưa ra những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu, hàm ý cho các nhà quản trị, nhà đầu tư, những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu sắp tới.
  13. 6 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Vốn luân chuyển được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản gắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả. Theo nghĩa rộng, vốn luân chuyển là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn, những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, vốn luân chuyển chuyển hoá qua tất cả các dạng: tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt. Với sự chuyển hoá nhanh như vậy, các hoạt động quản trị vốn luân chuyển chiếm gần như đa số thời gian của các nhà quản trị tài chính. Quản trị vốn luân chuyển với mục tiêu chính là phải đảm bảo đủ dòng tiền để các doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh một cách bình thường trên cơ sở giảm thiểu rủi ro mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn. Do vậy, hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển phụ thuộc vào sự cân đối giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp (Filbeck, Krueger & Preece -2007; Faulender & Wang - 2006): sự thiếu hụt vốn luân chuyển có thể gây trục trặc cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như rủi ro thanh khoản, chi trả lương cho nhân viên, nguyên vật liệu. Nhưng đầu tư quá nhiều vào vốn luân chuyển làm giảm rủi ro thanh khoản nhưng sẽ làm tăng chi phí cơ hội của đầu tư, đặc biệt khi doanh nghiệp dùng nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho vốn luân chuyển làm giảm khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Một trong những chỉ tiêu đo lường hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển là chu kỳ luân chuyển tiền (Cash Conversion Cycle - CCC) được đưa ra bởi (Richards & Laughlin, 1980) và sau đó là nhiều học giả khác. Chỉ tiêu này đề cập đến khoảng thời gian từ lúc mua nguyên vật liệu, chuyển đổi thành thành phẩm, bán sản phẩm và thu tiền khoản phải thu. Các doanh nghiệp có chu kỳ luân chuyển tiền ngắn hơn sẽ ít phải đầu tư vào vốn luân chuyển hơn và do vậy chi phí tài trợ của những doanh nghiệp này thường thấp hơn. Bằng cách sử dụng chu kỳ luân chuyển tiền, các nhà quản lý có thể theo dõi làm thế nào để quản lý vốn luân chuyển hiệu quả trong chu kỳ kinh doanh của họ. Chu kỳ luân chuyển tiền bắt đầu từ khi doanh nghiệp mua
  14. 7 các nguồn nguyên vật liệu, sản xuất, bán sản phẩm và đến khi nhận được tiền từ các sản phẩm bán ra. Nhìn chung, các doanh nghiệp có chu kỳ luân chuyển tiền mặt ngắn hơn sẽ có lợi hơn và tạo ra nhiều giá trị hơn (Mansoori và Muhammad, 2012). Tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp đã là chủ đề chính của rất nhiều nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm trong nhiều năm qua ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các phương pháp nghiên cứu truyền thống đối với mối tương quan giữa chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi cho thấy rằng chu kỳ luân chuyển tiền khá dài sẽ có xu hướng làm giảm khả năng sinh lợi (Samiloglu và Demirgunes, 2008). Điều đó có nghĩa là giảm đầu tư vào vốn luân chuyển sẽ ảnh hưởng tích cực lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thông qua việc giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản. Hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực này cho thấy rằng các doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng sinh lợi bằng cách rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền bởi vì họ đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến mạnh mẽ giữa hai biến số này. Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) là một thước đo được sử dụng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, một trong những tiêu chí đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước như: Eljelly (2004); Abdul Raheman, Talat Afza, Abdul Qayyum, Mahmood Ahmed Bodla (2010); Jose (2003); Mohamad và Saad (2010); Mathuva (2010); Richards & Laughlin (1980) đã chỉ ra chu kỳ chuyển đổi tiền của doanh nghiệp bao gồm các thành phần sau: Chu kỳ khoản phải thu (receivable collection period - RCP): các khoản phải thu là một phần quan trọng trong tài sản ngắn hạn. Chu kỳ khoản phải thu là khoảng thời gian để luân chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Nếu doanh nghiệp mất nhiều thời gian trong việc phải thu hồi các khoản phải thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm. Chu kỳ khoản phải thu được tính dựa trên các nghiên cứu trước như: V.Taghizadeh (2012); Wang (2002); Deloof (2003); Lazaridis và Tryfonidis (2006); Raheman và Nasr (2007); Abdul Raheman, Talat Afza, Abdul Qayyum, Mahmood Ahmed Bodla (2010) bằng cách sử dụng công thức sau đây: Chu kỳ khoản phải thu (Các khoản phải thu Doanh thu thuần)*365
  15. 8 Chu kỳ hàng tồn kho (Inventory Conversion Period ICP): Đây là chỉ số thời gian để chuyển đổi nguyên vật liệu sang thành phẩm và sau cùng thành doanh thu. Chỉ số này đánh giá hiệu quả trong việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mất nhiều thời gian trong việc bán hàng có nghĩa là hàng tồn kho chậm luân chuyển thành doanh thu, sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chu kỳ hàng tồn kho được tính dựa trên các nghiên cứu trước như: Wang (2002); Deloof (2003); Lazaridis và Tryfonidis (2006); Raheman và Nasr (2007); Abdul Raheman, Talat Afza, Abdul Qayyum và Mahmood Ahmed Bodla (2010); Lazaridis và Tryfonidis (2006); Raheman và Nasr (2007) bằng cách sử dụng công thức sau đây: Chu kỳ hàng tồn kho (Hàng tồn kho Giá vốn hàng bán)*365 Chu kỳ khoản phải trả (Payable Deferral Period PDP): Chu kỳ khoản phải trả là khoản thời gian giữa việc mua nguyên vật liệu và thanh toán tiền mặt cho nhà cung cấp. Nếu doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán thì nó sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp vì doanh nghiệp có thể sử dụng khoản tiền đó trong một khoản thời gian. Tuy nhiên, đẩy nhanh tiến độ thanh toán cho nhà cung cấp có thể tăng lợi nhuận vì được hưởng khoản chiết khấu đáng kể từ nhà cung cấp. Chu kỳ khoản phải trả được tính dựa trên các nghiên cứu trước như: Wang (2002); Deloof (2003); Lazaridis và Tryfonidis (2006); Raheman và Nasr (2007); Abdul Raheman, Talat Afza, Abdul Qayyum, Mahmood Ahmed Bodla (2010); Lazaridis và Tryfonidis (2006); Raheman và Nasr (2007); Sharma và Kumar (2011) bằng cách sử dụng công thức sau đây: Chu kỳ khoản phải trả (Các khoản phải trả Giá vốn hàng bán)*365 Chu kỳ luân chyển tiền (CCC): Chu kỳ luân chyển tiền là một sự kết hợp của nhóm chỉ số hoạt động liên quan đến khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả. Khoản phải thu và hàng tồn kho là tài sản ngắn hạn, trong khi khoản phải trả thuộc nợ phải trả. Về bản chất, các chỉ số này cho thấy hiệu quả quản lý trong việc sử dụng tài sản và nợ phải trả ngắn hạn để tạo ra tiền mặt.
  16. 9 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt Chu kỳ khoản phải thu + Chu kỳ hàng tồn kho – Chu kỳ khoản phải trả. Có thể thấy rằng vốn luân chuyển có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đã có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên kết quả nghiên cứu ở mỗi quốc gia là khác nhau. Sau đây tôi sẽ liệt kê các kết quả từ những nghiên cứu trước theo 2 hướng: Bằng chứng thực nghiệm về ảnh hƣởng quản trị vốn luân chuyển lên thành quả của doanh nghiệp.  Các nghiên cứu phát hiện mối quan hệ cùng chiều: Jose, Lancaster và Stevens (1996) đã nghiên cứu tác đông của vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của 2718 doanh nghiệp trong 20 năm từ 1974 tới 1993, và kết quả họ chỉ ra rằng vòng quay tiền mặt thấp làm gia tăng tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Nghiên cứu Sin và Soenan (1998): sử dụng mẫu bao gồm 58985 doanh nghiệp trong giai đoạn 1975-1994. Trong bài nghiên cứu của mình, các tác giả đã sử dụng chu kỳ thương mại thuần (NTC) để kiểm tra mối tương quan giữa lợi nhuận doanh nghiệp và hiệu quả quản lý vốn luân chuyển thông qua phân tích tương quan và phân tích hồi quy. Bài nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan âm giữa chu kỳ thương mại thuần và lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả tìm được, họ khuyến nghị bằng cách giảm độ dài của chu kỳ thương mại thuần có thể làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Wang (2002) xem xét mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giữa quản trị tính thanh khoản và giá trị doanh nghiệp ở Nhật Bản và Đài Loan. Tác giả đã tìm ra mối tương quan âm giữa vòng quay tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần, nhưng cả hai mối tương quan khá nhạy cảm với yếu tố ngành.
  17. 10 Jose (2003) nghiên cứu 2718 doanh nghiệp từ 1974 đến 1993 sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, và kết quả tương quan âm giảm (CCC) sẽ tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp cho các nghành công nghiệp sản xuất, dịch vụ, bán lẻ. Nghiên cứu của Deloof (2003): sử dụng một mẫu của 1009 các doanh nghiệp phi tài chính lớn của Bỉ trong khoảng thời gian 1992-1996. Bằng cách sử dụng kiểm định sự tương quan và hồi quy, ông tìm thấy mối tương quan âm giữa thu nhập hoạt động với thời gian khoản phải thu, hàng tồn kho, và tương quan dương với thời khoản phải trả của các doanh nghiệp Bỉ. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, ông gợi ý mà các nhà quản lý có thể tăng lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách giảm số lượng ngày của các khoản phải thu và hàng tồn kho, và các doanh nghiệp lợi nhuận thấp nên kéo dài thời gian thanh toán hóa đơn của họ. Padachi (2006) nghiên cứu các hướng tác động của quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp: sử dụng dữ liệu 58 doanh nghiệp sản xuất nhỏ từ năm 1998 đến 2003 ở Mautitia, đã giải thích được các yếu tố trong vốn luân chuyển tác động dương, cùng chiều đến giá trị doanh nghiệp, kết quả chi ra rằng tăng đầu tư vào hàng tồn kho và khoản phải thu sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Kesseven (2006) xem xét tác động của vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp sản xuất ở Mauritian. Thông qua bài nghiên cứu gồm 58 doanh nghiệp, sử dụng dữ liệu bảng từ năm 1998 đến 2003. Kết quả hồi quy cho thấy tăng cao hàng tồn kho, khoản phải thu thì khả năng sinh lợi doanh nghiệp bị giảm, và cho thấy vốn luân chuyển tương quan âm với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Lazaridis và Tryfonidis (2006) nghiên cứu quan hệ giữa khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và quản lý vốn luân chuyển với mẫu là 131 doanh nghiệp trên sàn Athens ở Ai Cập trong giai đoạn 2001-2004. Hai tác giả tìm ra mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê của các thành phần vốn luân chuyển (chu kỳ luân
  18. 11 chuyển tiền, chu kỳ tồn kho và chu kỳ phải thu khách hàng) với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, riêng kỳ phải trả có tương quan dương với khả năng sinh lợi điều này cho thấy rằng chiếm dịch vốn của nhà cung cấp càng lâu thì càng sinh lợi. Đối với kỳ phải thu, tác giả cho rằng công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn càng lâu thì khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng thấp. Tương tự như vậy, việc tăng hàng tồn kho nhiều sẽ dẫn đến làm giảm khả năng sinh lợi. Cuối cùng, các tác giả nhận định rằng việc duy trì các thành phần vốn luân chuyển ở một mức tối ưu sẽ làm tăng khả năng sinh lợi cho công ty. Abdul Raheman, Talat Afza, Abdul Qayyum, Mahmood Ahmed Bodla: Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi các doanh nghiệp sản xuất ở Paskistan từ năm 1998 đến 2007, dữ liệu bảng gồm 204 doanh nghiệp sản xuất ở Karachi chỉ ra rằng CCC và chu kỳ thương mại thuần (NTC) đều có tác động âm đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Raheman và Nasr (2007) đã thực hiện một nghiên cứu ở Pakistan và cung cấp nhiều bằng chứng về mối tương quan âm giữa tỷ suất sinh lợi và vòng quay tiền mặt. Họ sử dụng phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu mẫu gồm 94 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi trong giai đoạn 6 năm từ 1999-2004. Ngoài ra, các tác giả này còn tìm thấy bằng chứng cho thấy tỷ suất sinh lợi tương quan âm với tính thanh khoản và tương quan dương với quy mô doanh nghiệp. Ganesan (2007) chọn những doanh nghiệp về thiết bị công nghiệp để nghiên cứu tác động của vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi doanh nghiệp. Dữ liệu được sử dụng bao gồm 443 mẫu quan sát từ 2001 đến 2007 thông quan phân tích tương quan, hồi quy và phân tích ANOVA. Kết quả cho thấy rằng vốn luân chuyển có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi. Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007) đã nghiên cứu tác động của vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của những công ty vừa và nhỏ ở Tây Ban Nha. Đa số tài sản của các công ty vừa và nhỏ là tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ bên ngoài quan trọng. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2