Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Các biện pháp hạn chế rủi ro của giao dịch trên trang thương mại điện tử Oto.com.vn của Đại Việt Group
lượt xem 17
download
Mục tiêu của bài luận văn giải quyết các vấn đề sau: Một là, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử và các rủi ro thông thường. Hai là, phân tích thực trạng giao dịch trên Oto.com.vn, xác định các rủi ro mà người bán và người mua có thể gặp đồng thời phân tích các nguyên nhân, ảnh hưởng của nó. Ba là, đưa các chế tài mà sàn Oto.com.vn đã áp dụng, cùng với đó đề xuất thêm các biện pháp để hạn chế các rủi ro này
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Các biện pháp hạn chế rủi ro của giao dịch trên trang thương mại điện tử Oto.com.vn của Đại Việt Group
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CỦA GIAO DỊCH TRÊN TRANG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ OTO.COM.VN CỦA ĐẠI VIỆT GROUP Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế LÊ HẢI HUỆ Hà Nội - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG --------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CỦA GIAO DỊCH TRÊN TRANG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ OTO.COM.VN CỦA ĐẠI VIỆT GROUP Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 Họ và tên học viên: Lê Hải Huệ Người hướng dẫn: PGS,TS. Lê Thị Thu Hà Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng em. Các số liệu điều tra, kết quả trong luận án là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Đối với những quan điểm mà luận án kế thừa của các tác giả đi trước, đều được trích yếu ghi rõ xuất xứ và tên tác giả đã đưa ra luận điểm đó. Hà Nội, tháng 06 năm 2020 Học viên Lê Hải Huệ i
- LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Ngoại thương, với sự giúp đỡ quý báu của nhiều tổ chức, tập thể cơ quan và cá nhân. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học, các thầy, cô giáo, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành cho tác giả trong những năm tháng qua. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với công ty Đại Việt Group, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện về thời gian, vật chất tinh thần, cung cấp tư liệu… trong quá trình thực hiện luận văn từ năm 2019 đến 2020. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thị Thu Hà đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ với những chỉ dẫn khoa học quý giá và tạo động lực cho em trong suốt quá trình triển khai và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 06 năm 2019 Học viên Lê Hải Huệ ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG .............................................................................. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...........................................vii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA TRANG GIAO DỊCH THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ........................................................................................................... 4 1.1. Thƣơng mại điện tử........................................................................................4 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử .................................................................4 1.1.2. Đặc điểm, phân loại thương mại điện tử .................................................7 1.1.3. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử ..........................................10 1.1.4. Cơ sở, vật chất kỹ thuật để phát triển thương mại điện tử ...................12 1.2. Sàn thƣơng mại điện tử ...............................................................................17 1.2.1. Khái niệm sàn thương mại điện tử ........................................................17 1.2.2. Một số đặc điểm của sàn giao dịch thương mại điện tử .......................17 1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của sàn thương mại điện tử ..............................18 1.2.4. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử ...................19 1.3. Rủi ro trong thƣơng mại điện tử.................................................................20 1.3.1. Các loại rủi ro trong thương mại điện tử ..............................................20 1.3.2. Vai trò của an toàn và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử .21 1.3.3. Các biện pháp cơ bản nhằm hạn chế rủi ro cho hệ thống thương mại điện tử ................................................................................................................21 1.4. Cơ sở pháp lý về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam .....................................23 1.4.1. Luật Công nghệ thông tin ......................................................................23 1.4.2. Luật giao dịch điện tử .............................................................................24 1.4.3. Nghị định số 57/2000/NĐ-CP về thƣơng mại điện tử .........................24 1.4.4. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính .................................................................................................................25 iii
- CHƢƠNG 2: THỰC TRANG RỦI RO KHI GIAO DỊCH TRÊN TRANG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ OTO.COM.VN .......................................................... 28 2.1. Tình hình hoạt động giao dịch trên Oto.com.vn .......................................28 2.1.1. Giới thiệu về trang Oto.com.vn ..............................................................28 2.1.2. Đối tượng giao dịch ................................................................................29 2.1.3. Đối tượng tham gia giao dịch.................................................................30 2.1.4. Nguyên tắc hoạt động .............................................................................31 2.1.5. Tình hình sử dụng dịch vụ của khách hàng .........................................35 2.2. Rủi ro trên trang thƣơng mại điện tử Oto.com.vn....................................36 2.2.1. Rủi ro đánh cắp dữ liệu cá nhân ...........................................................36 2.2.2. Rủi ro bị tấn công công nghệ .................................................................38 2.2.3. Rủi ro về tính xác thực của người bán và sản phẩm ............................40 2.2.4. Rủi ro tài chính của người bán ..............................................................44 2.2.5. Rủi ro không đảm bảo về mặt pháp lý ...................................................44 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢM THIỂU RỦI RO CHO KHÁCH GIAO DỊCH TRÊN OTO.COM.VN ..................................................... 47 3.1. Chiến lƣợc giảm thiểu rủi ro Oto.com.vn đã áp dụng ..............................47 3.1.1. Hạn chế mất mát dữ liệu của người mua và người bán .......................47 3.1.2. Ngăn chặn các rủi ro về công nghệ .......................................................50 3.1.3. Tăng tính xác thực của các thông tin sản phẩm và người bán được đăng tải ...............................................................................................................51 3.1.4. Hạn chế các rủi ro về mặt pháp lý .........................................................54 3.2. Các vấn đề Oto.com.vn chƣa xử lý triệt để và đề xuất .............................56 3.2.1. Vấn đề bị ăn cắp dữ liệu bởi đối thủ ......................................................56 3.2.2. Vấn đề xe ảo, xe không rõ nguồn gốc....................................................57 3.2.3. Vấn đề xe bị tự ý độ lại ...........................................................................58 3.2.4. Vấn đề giá cả không tương xứng với chất lượng hàng hóa .................59 3.2.5. Vấn đề lừa đảo từ bên trung gian ..........................................................63 3.2.6. Vấn đề lừa đảo tiền đặt cọc ....................................................................63 3.3. Một số kiến nghị với Nhà nƣớc dƣới vai trò là Oto.com.vn .....................65 iv
- 3.3.1. Tăng tính pháp lý cho các giao dịch qua mạng ....................................65 3.3.2. Kiểm soát chất lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam ............................67 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 69 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 71 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 73 v
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Lưu lượng truy cập Website Oto.com.vn 6 tháng vừa qua...................36 Biểu đồ 2.2. Số lượng tin rao của người bán cá nhân và đại lý theo tháng...............42 Biểu đồ 3.1. Số Salon đã được xác minh toàn quốc tính đến 31/5/2020..................48 Bảng Bảng 3.1. Kết quả hồi quy mô hình về khấu hao xe Ford Ranger............................61 vi
- TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Trong quá trình nghiên cứu, em nhận ra rằng mặc dù giao dịch qua thương mại điện tử đem lại những thuận tiện vô cùng lớn cho người mua tuy nhiên rủi ro mà họ phải đối mặt cũng vô cùng nhiều. Viết đề tài luận văn này, em đứng từ phía là người điều hành sàn giao dịch thương mại điện tử Oto.com.vn để nhìn nhận vấn đề. Ô tô là mặt hàng vô cùng giá trị, chính vì thể để mức độ rủi ro của nó cũng cao hơn đa số các mặt hàng khác, trong đó các vấn đề lớn nhất là sự tương xứng giữa giá cả và chất lượng, sự trung thực của thông tin mà người bán cung cấp, bảo mật dữ liệu cá nhân. Đây là các vấn đề mà hiện nay Oto.com.vn đã nhìn nhận và có những động thái nhất định. Thông qua việc phân tích nguyên nhân, tác động của các rủi ro và nêu lên phương án mà Oto.com.vn đang sử dụng, em đã đưa ra các đánh giá khách quan về những giải pháp này, mức độ xử lý vấn đề, những lỗ hổng chưa được giải quyết. Đồng thời dựa trên sự hiểu biết về một số công nghệ mới kết hợp với kiến thức kinh tế để đề xuất thêm các biện pháp mà Oto.com.vn có thể áp dụng. Sàn giao dịch càng thể hiện trách nhiệm, thực hiện vai trò của mình thì môi trường giao dịch sẽ càng lành mạnh và hoạt động hiệu quả. vii
- LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Lĩnh vực thương mại điện tử đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện đại thời kỳ 4.0. Trên thế giới, thương mại điện tử đã xuất hiện từ những năm 70, 80 của thế kỷ XX, đỉnh cao là các sàn giao dịch khổng lồ như Alibaba, Amazon, Ebay,…cho phép người dùng từ các quốc gia khác nhau có thể tự do bán hàng và đặt hàng quốc tế. Giá trị giao dịch trên các sàn thương mại điện tử này được tính bằng con số lên đến hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Con số này không ngừng gia tăng chứng tỏ xu hướng thương mại tất yếu của bất kỳ quốc gia nào trong thời đại mới. Tại Việt Nam, thương mại điện tử đang trở nên bùng nổ và trở thành cú hích rất lớn đối với nền kinh tế. Bắt sóng mạnh mẽ với xu hướng của thế giới, các doanh nghiệp nhận ra rằng Internet thực sự đóng vai trò to lớn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh khi mà tối giản hóa được cả thời gian và chi phí của họ. Với các mô hình đa dạng như B2B, B2C, C2C, các website thương mại điện tử được mở ra ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu mua sắm online của người lướt web. Như vậy, không chỉ đơn thuần là các doanh nghiệp tự giao dịch với nhau (B2B) hoặc doanh nghiệp mở thêm kênh phân phố đến người dùng (B2C) mà bản thân mỗi người dùng lướt web đều có thể là người mua hoặc người bán, họ có môi trường để trao đổi hàng hóa với nhau (C2C). Việc đưa các giao dịch mua bán thông qua thương mại điện tử vừa giúp tăng cả cung lẫn cầu vừa tạo một môi trường cạnh tranh giữa các người bán, là sức ép khiến họ càng phải hoàn thiện chất lượng sản phẩm của mình tốt hơn. Tin rằng trong tương lai, thương mại điện tử sẽ thống trị hẳn phương thức bán hàng truyền thống. Vậy các giao dịch thương mại điện tử có tiềm ẩn rủi ro nào không và làm thế nào để hạn chế các rủi ro xảy ra? Tính đến thời điểm hiện tại, đa số các hàng hóa, dịch vụ đều đã có thể giao dịch online. Từ những mặt hàng có giá trị thấp như nhu yếu phẩm hàng ngày đến những tài sản có giá trị cao như nhà đất, xe cộ, thiết bị điện tử, máy móc. Trái với phương thức giao dịch truyền thống khi mà hai bên phải gặp nhau, người mua có thể nhìn tận nơi, cầm tận tay và đánh giá trực tiếp chất lượng sản phẩm hay người bán có thể được đảm bảo về khả năng thanh toán của 1
- người mua. Không phủ nhận các lợi ích to lớn nêu ra ở trên nhưng chúng ta vẫn nên đặt một câu hỏi rằng có rủi ro nào xảy ra khi giao dịch thông qua thương mại điện tử hay không? Liệu người mua có thể nhận được hàng hóa với chất lượng đúng yêu cầu khi mà họ không được tiếp xúc thực tế sản phẩm? Sản phẩm nhận được liệu có đúng nguồn gốc, xuất xứ như quảng cáo? Hay người bán có bán thành công hàng của mình khi mà giao dịch với một người mà họ chưa hề gặp mặt? Nếu hàng không giao được đến tay người mua hoặc trong quá trình giao hàng có thiệt hại, lúc này toàn bộ rủi ro thuộc về phía người bán. Tức chính là, cả người bán lẫn người mua đều có nguy cơ gặp phải rủi ro khi giao dịch thương mại điện tử. Vấn đề này càng cần nghiên cứu và đưa ra giải pháp xử lý khi đối với các giao dịch có giá trị càng lớn. Rủi ro của người tham gia thương mại điện tử tỉ lệ thuận với giá trị của giao dịch. Đối với các mặt hàng có giá trị lớn như đồ điện tử hay thậm chí là ô tô, nhà đất,..., vai trò và trách nhiệm của người tạo ra môi trường giao dịch, cụ thể là các sàn thương mại điện tử lại càng nặng nề. Do đó rất cần thiết để đề ra những biện pháp khắc phục, hạn chế những rủi ro này để đảm bảo môi trường giao dịch an toàn, tin cậy, đặc biệt với những mặt hàng có giá trị như ô tô. Đó là lý do em chọn nghiên cứu “Các biện pháp hạn chế rủi ro của giao dịch trên trang thƣơng mại điện tử Oto.com.vn của Đại Việt Group” làm đề tài cho luận văn. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của bài luận văn này, em sẽ chỉ đề cập đến phương thức giao dịch qua sàn thương mại điện tử, cụ thể là trang Oto.com.vn và đối tượng giao dịch là ô tô bởi đây là mặt hàng có giá trị lớn, rủi ro cao. Trên nền tảng này, sàn Oto.com.vn tạo ra môi trường cho phép các đại lý và cá nhân có thể tự do đăng bán xe. Theo đó, người bán cung cấp các thông tin cơ bản về mặt hàng của mình như mẫu mã, năm sản xuất, màu sắc, vị trí và giá cả,… để người mua có thể lựa chọn chiếc xe mà mình mong muốn, sau đó liên lạc với người bán để mua hàng. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài luận văn giải quyết các vấn đề sau: Một là, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử và các rủi ro thông thường. Hai là, phân tích thực trạng giao dịch trên Oto.com.vn, xác định các rủi ro mà 2
- người bán và người mua có thể gặp đồng thời phân tích các nguyên nhân, ảnh hưởng của nó. Ba là, đưa các chế tài mà sàn Oto.com.vn đã áp dụng, cùng với đó đề xuất thêm các biện pháp để hạn chế các rủi ro này Tổng quan nghiên cứu Từ khi thương mại điện tử bắt đầu phổ biến ở Việt Nam, vấn đề về rủi ro trong thương mại điện tử cũng đã được nhiều lần đề cập. Đối tượng nghiên cứu của họ chủ yếu là những giao dịch mà người bán đồng thời là người điều hành website thương mại điện tử. Trường hợp này, người bán có nhiều lợi thế hơn trong quyền kiểm soát đối với giao dịch và dĩ nhiên nhận ít rủi ro hơn bởi họ là người điều hành. Phương án hạn chế rủi ro được nêu ra chủ yếu để kiểm soát từ phía người mua như đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng nhận hàng,… Tuy nhiên, khi đó người bán làm chủ cuộc chơi nên một vấn đề vẫn bỏ ngỏ đó là làm sao đảm bảo được quyền lợi cho người mua trong giao dịch thương mại điện tử. Bằng chứng là rất nhiều vụ lừa đảo người mua đang diễn ra từng ngày. Rủi ro này vẫn chưa được các nhà khoa học đi sâu giải quyết. Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể về các rủi ro trên sàn thương mại điện tử cũng như không có nhiều phân tích chuyên sâu với ngành hàng có giá trị cao như ô tô. Với sàn thương mại điện tử, người mua và người bán dường như được công bằng hơn khi có một bên thứ ba đứng ra điều hành hệ thống, kiểm soát và đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên. Bên thứ ba này có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế tối đa các rủi ro của giao dịch trên hệ thống. Khi mà ngành ô tô Việt Nam đang ngày càng phát triển, thị trường mua bán xe ô tô ngày càng sôi động cùng với xu thế ―điện tử hóa‖ của thương mại, em nghĩ rằng chủ đề này vô cùng cần thiết và đáng để đưa vào nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp số liệu từ website kết hợp với kết quả khảo sát thực tế qua đó phân tích dữ liệu để tìm ra nguyên nhân, tác động. Song song với đó là phương pháp đánh giá để đưa ra các kết luận và đề xuất phương án giải quyết 3
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA TRANG GIAO DỊCH THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1. Thƣơng mại điện tử 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như "thương mại điện tử‖ (Electronic commerce), "thương mại trực tuyến" (online trade), "thương mại không giấy tờ" (paperless commerce) hoặc "kinh doanh điện tử" (e- business). Tuy nhiên, "thương mại điện tử" vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng... Khi đó, thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, và doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử. Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm theo nghĩa rộng về thương mại điện tử. Liên minh Châu Âu (EU) định nghĩa rằng thương mại điện tử bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm thương mại điện tử gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và thương mại điện tử trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình). Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì thương mại điện tử bao gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ liệu đã được số hoá thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có công thông với mạng mở (như AOL). Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, cụ thể là máy tính, điện thoại và mạng Internet. Hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua 4
- bán hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hoá; chuyên tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu điện tử - EST (electronic share trading); vận đơn điện tử - EB/L (electronic bill of lading); đấu giá thương mại - (Commercial auction); hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến - Online procurement; marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng trực tuyến. ` Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Khái niệm này được viết tắt bởi bốn chữ MSDP, trong đó: M - Marketing (có trang web, hoặc xúc tiễn thương mại qua Internet) S - Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng) D - Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng) P - Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân hàng) Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thì được coi là tham gia thương mại điện tử. Dưới góc độ quản lý nhà nước, thương mại điện tử bao gồm các lĩnh vực: I - Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển thương mại điện tử (Infrastructure) M - Thông điệp dữ liệu (Data Message) B - Các quy tắc cơ bản (Basic Rules) S - Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực (Specific Rules) A - Các ứng dụng (Applications) Mô hình IMBSA này đề cập đến các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển thương mại điện tử như sau: I (Infrastructure): Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông. Một ví dụ điển hình là dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL và cáp quang. Suy cho cùng, nếu không phổ cập dịch vụ Internet thì không thể phát triển thương mại điện tử được. Chính vì vậy, UNCTAD đưa ra lĩnh vực đầu tiên cần phát triển chính là Cơ 5
- sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông, tạo nên móng đầu tiên cho thương mại điện tử.. M (Message): Các vấn đề liên quan đến Thông điệp dữ liệu. Thông điệp dữ liệu chính là tất cả các loại thông tin được truyền tải qua mạng, qua Internet trong thương mại điện tử. Ví dụ như hợp đồng điện tử, các chào hàng, hỏi hàng qua mạng, các chứng từ thanh toán điện tử ... đều được coi là thông điệp, chính xác hơn là "thông điệp dữ liệu". Tại hầu hết các nước và tại Việt Nam, những thông điệp dữ liệu khi được sử dụng trong các giao dịch thương mại điện tử được thừa nhận giá trị pháp lý. Điều này được thể hiện trong các Luật mẫu của Liên hợp quốc về giao dịch điện tử hay Luật Thương mại điện tử của các nước, cũng như trong Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam. B (Basic Rules): Các quy tắc cơ bản điều chỉnh chung về thương mại điện tử. Đây chính là các luật điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử trong một nước hoặc khu vực và quốc tế. Ví dụ: ở Việt Nam hiện nay là Luật Giao dịch điện tử (3/2006), Luật Công nghệ Thông tin (6/2006), Hiệp định khung về thương mại điện tử của các khu vực như EU, ASEAN, Hiệp định về Công nghệ thông tin của WTO về việc thừa nhận giá trị pháp lý khi giao dịch xuyên "biên giới" quốc gia của WTO. S (Sectorial Rules/Specific Rules): Các quy tắc riêng, điều chỉnh từng lĩnh vực chuyên sâu của thương mại điện tử như chứng thực điện tử, chữ ký điện tử, ngân hàng điện tử (thanh toán điện tử). Thể hiện dưới khía cạnh pháp luật ở Việt Nam có thể là các Nghị định chi tiết về từng lĩnh vực. Hay các tập quán thương mại quốc tế mới như Quy tắc về xuất trình chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế (e-UCP), hay quy tắc sử dụng vận đơn điện tử (của Bolero), các quy định về giao dịch điện tử trong Incoterms 2000 và Incoterms ® 2010. A (Applications): Được hiểu là các ứng dụng thương mại điện tưt, hay các mô hình kinh doanh thương mại điện tử cần được điều chỉnh, cũng như đầu tư, khuyến khích để phát triển, trên cơ sở đã giải quyết được 4 vấn đề trên. Ví dụ như: Các mô hình Cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN.gov), Alibaba.com, các mô hình B2C (golmart.com.vn, Amazon.com), mô hình C2C (EBay.com), hay các website 6
- của các công ty Xuất nhập khẩu, đến các giải pháp lớn như CRM, SCM và ERP... đều được coi chung là các ứng dụng thương mại điện tử. Bản thân đối tưởng nghiên cứu của bài luận văn này là Sàn Oto.com.vn cũng là một ứng dụng thương mại điện tử. 1.1.2. Đặc điểm, phân loại thương mại điện tử Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của công nghệ. Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của nó sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử ngược lại cũng thúc đây và gợi mở nhiều lĩnh vực của công nghệ thông tin như phần cứng và phần mềm chuyên dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, cũng như đây mạnh sản xuất máy tính, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng. Giao dịch thương mại điện tử hoàn toàn diễn ra trên Internet. Trong hoạt động thương mại truyền thống, các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp đề tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng. Còn trong hoạt động thương mại điện tử nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng viễn thông, chủ yếu là sử dụng mạng Internet, giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất cứ quốc gia nào. Ví dụ như trước kia muốn mua một quyển sách thì người mua phải ra tận cửa hàng để tham khảo, chọn mua một cuốn sách mà mình mong muốn. Sau khi đã chọn được cuốn sách cần mua thì người mua phải ra quầy thu ngân để trả tiền mua cuốn sách đó. Nhưng giờ đây với sự ra đời của thương mại điện tử thì chỉ cần có một chiếc máy tính và mạng Internet, thông qua vài thao tác kích chuột, người mua không cần biết mặt của người bán hàng thì vẫn có thể mua một cuốn sách mình mong muốn trên các website mua bán trực tuyến như Amazon.com, Vinabook.com.vn. Thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phi biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia và tiến hành giao dịch điện tử bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội. 7
- Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tối thiểu ba chủ thể tham gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiểu được sự tham gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyên đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch Thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch Thương mại điện tử. Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, hơn nữa các phương tiện điện tử có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch. Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường. Trong thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng. Còn trong thương mại điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng. Các bên có thể truy cập vào hệ thống thông tin của nhau thông qua mạng Internet, mạng extranet.... để tìm hiểu thông tin và từ đó tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng. Ví dụ giờ đây các doanh nghiệp thương mại muốn tìm kiếm các đối tác trên khắp toàn cầu thì chỉ cần vào các trang tìm kiếm như google, yahoo hay vào các cổng thương mại điện tử như Ecvn.com, Alibaba.com, hay Ec2l.com. Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các mô hình thương mại điện tử như: phân loại theo công nghệ kết nối mạng (thương mại di động (không đây), thương mại điện tử 3G…); phân loại theo hình thức dịch vụ (Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử); phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng (thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác). Tuy nhiên phổ biến và thông dụng nhât là phân loại theo đối tượng tham gia. Có bốn chủ thể chính tham gia phần lớn vào các giao dịch thương mại điện tử: Chính phủ (G- Government), doanh nghiệp (B- Business), khách hàng cá nhân (C- Consumer), người lao động (E- Employee). Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình thương 8
- mại điện tử khác nhau. Dưới đây là một số mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay: Thứ nhất, Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C). Qua đó, doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng: người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Mô hình B2C chủ yêu là mô hình bán lẻ qua mạng như www.Amazon.com, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm đáng kể. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, ngồi ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàng. Hiện nay, số lượng giao dịch theo mô hình thương mại điện tử B2C rất lớn, tuy nhiên giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thương mại điện tử ngày nay (chiếm khoảng 5% - 10%). Mô hình thương mại điện tử B2C còn được gọi dưới cái tên khác đó là bán lẻ trực tuyến. Thứ hai, thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch Thương mại điện tử B2B (e-marketplaces)... Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm doanh nghiệp hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như www.alibaba.com. Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh. Mặc dù số lượng giao dịch thương mại điện tử B2B nhỏ, nhưng tổng giá trị giao dịch từ hoạt động này lớn, chiếm trên 85% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử. 9
- Thứ ba, thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G). Trong mô hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website. Ví dụ như hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ..... Thứ tư, thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C). Đây là mô hình Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử, đặc biệt là Internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có. Giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử C2C chỉ chiếm khoảng 5% - 10% tổng giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử. Đến nay, sàn đấu giá EBay.com là một ví dụ thành công nhất trên thế giới cho mô hình thương mại điện tử C2C. 1.1.3. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử 1.1.3.1. Lợi ích của thương mại điện tử Đối với tổ chức, thương mại điện tử tạo cơ hội mở rộng thị trường. Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn. Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thông, chi phí quản lý hành chính qua đó tối ưu chi phí đầu vào. Không dừng lại ở đó, hệ thống phân phối của doanh nghiệp cũng được cải thiện: giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ trong ngành sản xuất ô tô (GM, Ford Motor) tiết kiệm được hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho. Việc tự động hóa các giao dịch thông 10
- qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. Với thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được nhu cầu của khách hàng qua đó sản xuất hàng theo yêu cầu của khách. Còn được biết đến dưới tên gọi "Chiến lược kéo", Dell Computer Corp là một minh chứng rất thành công trong việc lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của họ. Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp, thương mại điện tử làm tăng hiệu quả sản xuất, giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường, chi phí chi phí thông tin liên lạc cũng tiết kiệm hơn nhờ các phương tiện miễn phí như email thay vì fax hay thư bưu điện. Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành. Với thương mại điện tử, mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời. Thông qua thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín, hình ảnh của mình, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh mới, đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch, tăng năng suất, giảm chi phí giấy t, tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển, tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thể giới, vượt giới hạn về không gian và thời gian. Người mua có nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm và dịch vụ vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn. Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất. Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet. Chỉ cần vài cú nhấp chuột, người dùng đã có thể mua được hàng nhanh chóng. Nhờ thương mại điện tử, các 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn