intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam" là trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn tác động của các nhân tố đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện thương mại nội ngành dệt may Việt Nam theo hướng có lợi cho sản xuất và xuất khẩu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ TRÂM Hà Nội, tháng 05 năm 2021
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 8310106 Họ và tên học viên : Nguyễn Thị Trâm Người hướng dẫn : TS. Phan Thị Thu Hiền Hà Nội, tháng 05 năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, các số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Thị Thu Hiền. Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2021 Tác giả luận văn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Khoa đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Ngoại thương đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình tham gia học tập tại Trường. Chân thành cảm ơn TS. Phan Thị Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn, rất cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của Cô đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2021 Tác giả luận văn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................vii DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................... viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.......................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài....................................................................................... 1 2. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 6. Cấu trúc luận văn............................................................................................ 8 CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH........................................................................................................... 9 1.1. Lí luận chung về thương mại nội ngành ....................................................... 9 1.1.1. Khái niệm về thương mại nội ngành ........................................................9 1.1.2. Phân loại thương mại nội ngành .............................................................9 1.1.3. Phương pháp đo lường chỉ số thương mại nội ngành ..........................13 1.2. Vai trò của thương mại nội ngành............................................................... 15 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành ..................................... 16 1.3.1. Khoảng cách giữa các nước ...................................................................16 1.3.2. Các rào cản thương mại .........................................................................17 1.3.3. Dung lượng các thị trường .....................................................................17
  6. iv 1.3.4. Đầu tư nước ngoài ..................................................................................19 1.3.5. Sự khác biệt về quy mô kinh tế giữa các nước ......................................21 1.3.6. Sự khác nhau về thị hiếu ........................................................................22 1.4. Tổng quan thương mại dệt may toàn cầu giai đoạn 1995 -2019 ............... 23 1.4.1. Kim ngạch thương mại dệt may thế giới .................................................. 23 1.4.2. Các thị trường xuất khẩu dệt may thế giới .............................................. 24 1.4.3. Các thị trường nhập khẩu dệt may của thế giới ...................................... 24 1.4.4. Công nghệ sản xuất và sản phẩm ngành dệt may trên thế giới.............. 25 CHƯƠNG II. THỰC TIỄN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ...................................................... 27 2.1. Tổng quan về thương mại nội ngành dệt may Việt Nam ...........................27 2.1.1. Tổng quan về hoạt động ngành dệt may Việt Nam ................................... 27 2.1.2. Tình hình thương mại nội ngành dệt may Việt Nam ................................ 30 2.2. Đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố .......................................................38 2.2.1. Các giả thuyết kinh tế .................................................................................. 38 2.2.2. Mô hình kinh tế lượng ................................................................................ 39 2.2.3. Nguồn số liệu ............................................................................................... 44 2.2.4. Phương pháp xử lý mô hình và số liệu ...................................................... 46 2.2.5. Kết quả và thảo luận .................................................................................. 47 2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam ..................................................................................................................57 2.3.1. Thương mại nội ngành Việt Nam gắn liền với sự biến động của FDI .... 57 2.3.2. Sự mất cân bằng trong cán cân thương mại với nước ngoài có tác động tiêu cực đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam ..................................... 59 2.3.3. Khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam ....................................................................................................... 60
  7. v 2.3.4. Sự tăng trưởng thương mại nội ngành dệt may gắn liền với mức độ hội nhập kinh tế toàn cầu cao.................................................................................... 61 2.3.5. Thương mại nội ngành Việt Nam phụ thuộc lớn vào nền kinh tế nước ngoài .................................................................................................................... 63 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ...................... 64 3.1. Dự báo thương mại dệt may Việt Nam trong bối cảnh hiện nay ..............64 3.2. Định hướng phát triển quy hoạch ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tự do hóa thương mại ............................................................66 3.2.1. Mục tiêu và định hướng phát triển thương mại nội ngành dệt may Việt Nam .................................................................................................................... 66 3.2.2. Các vấn đề nội tại của ngành dệt may Việt Nam ....................................... 67 3.3. Các giải pháp nhằm cải thiện tích cực hoạt động thương mại nội ngành dệt may Việt Nam thời gian tới .................................................................................68 3.3.1. Đối với Nhà Nước ..................................................................................... 68 3.3.2. Đối với doanh nghiệp ................................................................................ 74 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….81
  8. vi DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt Bilateral Trade Hiệp định thương mại 1 BTA Agreement song phương Constant Elasticity of Hệ số co giãn của hàng 2 CES Substitution hóa thay thế không đổi 3 EU European Union Liên minh châu Âu EU EU – Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự 4 EVFTA Agreement do Việt Nam – EU Foreign Direct Vốn đầu tư trực tiếp nước 5 FDI Investment ngoài 6 FE Fixed Effect Tác động cố định 7 FOB Free On Board Giao lên tàu Hiệp định thương mại 8 FTA Free Trade Agreement tự do 9 GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội Harmonized Commodity Hệ thống hài hòa mô tả 10 HS Description and Coding và mã hóa hàng hóa System Original Design 11 ODM Sản xuất từ thiết kế gốc Manufacturing 12 OLS Ordinary Least Squares Bình phương nhỏ nhất Revealed Comparative 13 RCA Lợi thế so sánh biểu hiện Advantage 14 RE Random Effect Tác động ngẫu nhiên
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1Ví dụ về ngành và sản phẩm theo SITC .................................................... 11 Bảng 1. 2 Minh họa phương pháp phân rã cho ngành dệt may (Đơn vị: Nghìn USD) ................................................................................................................................... 13 Bảng 1. 3 Phân loại mức độ thương mại nội ngành thông qua hệ số IIT ................ 14 Bảng 2. 1 Thương mại nội ngành dệt may Việt Nam phân theo cơ cấu ...................31 Bảng 2. 2 Phân rã thương mại nội ngành dệt may Việt Nam năm 2019 (Đơn vị: Nghìn USD)..........................................................................................................................33 Bảng 2. 3. Chỉ số thương mại nội ngành dệt may Việt Nam với các nước giai đoạn 2010 -2020 ................................................................................................................36 Bảng 2. 4 Mô tả các biến và dự báo tác động ...........................................................42 Bảng 2. 5 Nguồn số liệu của các biến trong mô hình ...............................................44 Bảng 2. 6 Mô tả thống kê các biến trong mô hình ....................................................47 Bảng 2. 7 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ....................................50 Bảng 2. 8 Mô hình RE về các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam ...................................................................................................................52 Bảng 2. 9 Mô hình REM về tác động của FTA đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam ...................................................................................................................56
  10. viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 2 Kim ngạch xuất khẩu dệt may thế giới giai đoạn 1995- 2019 ..................23 Hình 1. 3 Các thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới 2019 .........................24 Hình 1. 5 Các thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới năm 2019 ................25 Hình 2. 1 Kim ngạch xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017………………………………………………………………………………...28 Hình 2. 2 Thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam 2017 ................................... 29 Hình 2. 3 Thị trường nhập khẩu dệt may Việt Nam 2017 ........................................ 29 Hình 2. 5 Thương mại nội ngành và liên ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2007- 2017 ........................................................................................................................... 38 Hình 2. 6 FDI dệt may vào Việt Nam giai đoạn 1989-2019 ..................................... 58
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự nỗ lực tăng trưởng mạnh mẽ cả về lượng và chất. Việc hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng tới thương mại nội ngành dệt may sẽ giúp Nhà nước có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho thương mại nội ngành dệt may phát triển và giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng trong hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường thế giới. Bài luận văn phân tích đặc điểm thương mại nội ngành dệt may Việt Nam bằng phân tích chỉ số thương mại IIT tính theo công thức Grubel-Lloyd (1975) cho cơ cấu sản phẩm của dệt may Việt Nam. Qua đó, tác giả đưa ra kết luận dệt may Việt Nam có chỉ số thương mại nội ngành rất cao đối với nguyên phụ liệu dệt may trong khi đó đạt rất thấp đối với thành phẩm, chứng tỏ thương mại nội ngành Việt Nam chủ yếu là thương mại nội ngành theo chiều dọc. Sau đó, để thấy rõ hơn tỷ trọng thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc, dựa theo phương pháp phân rã thương mại nội ngành theo chiều ngang và dọc của Kandogan (2003), nghiên cứu đã tìm ra kết quả như sau: tỷ trọng của thương mại nội ngành theo chiều dọc lớn hơn rất nhiều so với chiều ngang, cụ thể chiếm hơn 60% thương mại nội ngành của Việt Nam. Điều này càng khẳng định thương mại nội ngành dệt may Việt Namchủ yếu là thương mại nội ngành theo chiều dọc. Trên cơ sở phân tích mô hình REM gồm các yếu tố về: Quy mô kinh tế, dân số, thu nhập bình quân, sự khác biệt về quy mô kinh tế và dân số giữa Việt Nam với các nước đối tác, FDI, độ mở cửa của nền kinh tế, mức độ mất cân bằng trong thương mại dệt may, khoảng cách, FTA đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra quy mô kinh tế của đối tác nước ngoài có tác động tích cực đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam, trong khi đó các yếu tố về khoảng cách, mức độ mất cân bằng trong thương mại dệt may có tác động tiêu cực đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, mặc dù được kì vọng về tác động tích đến thương mại nội ngành dệt may, nhưng tác giả chưa tìm được vai trò ảnh hưởng đáng kể của FDI, các hiệp định FTA từ mô hình. Ngoài ra, các yếu tố về thị trường nội địa
  12. x như quy mô và dân số Việt Nam chưa có tác động rõ rệt đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của đề tài, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện thương mại nội ngành dệt may Việt Nam và giá trị gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu, tiếp tục duy trì ngành dệt may Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, phát triển hàng đầu tại nước ta. Đáng chú ý, Việt Nam cần xây dựng chính sách ưu tiên trong lựa chọn các đối tác thương mại mà mình có lợi thế về khoảng cách địa lý, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam để giảm chi phí vận chuyển và chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian vận chuyển, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì và phát triển những đối tác thương mại từ các nước phát triển, thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc và ưu tiên tìm kiếm các thị trường lớn khác. Hoạt động FDI sẽ tác động trong thương mại nội ngành dệt may Việt Nam trong thời gian dài. Do vậy Việt Nam cần tiếp tục tìm kiếm, thu hút nguồn FDI từ nước ngoài vào ngành dệt may, đồng thời cần phải có chính sách bền vững, lâu dài để nguồn vốn FDI trở thành động lực để phát triển thương mại trong ngành dệt may nói chung, và thương mại nội ngành nói riêng. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần có các biện pháp để nâng cao giá trị sản phẩm dệt may khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu dệt may với các đối tác nước ngoài.
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong bối cảnh liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng, thương mại quốc tế đã và đang trở thành xu thế tất yếu của các quốc gia. Do đó, công cuộc toàn cầu hóa, liên kết khu vực và tham gia kí kết các hiệp định thương mại tự do là cơ hội vàng để các quốc gia tận dụng để thúc đẩy và phát triển hoạt động xuất khẩu của mình. Việt Nam là một trong số nhiều quốc gia rất tích cực tham gia đàm phán rất nhiều hiệp định FTA, điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng hội nhập lần thứ hai mạnh mẽ hơn đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, những ngành hàng chủ lực của Việt Nam, nhất là dệt may được kỳ vọng sẽ là những ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê Việt Nam và ITC, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu- nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2007-2019 liên tục tăng, đóng góp khoảng 15% vào GDP của cả nước, đồng thời cũng giúp Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 Việt nam, chỉ sau lĩnh vực điện tử. Vì vậy, ngành dệt may luôn nằm trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam và giải quyết nhiều vấn đề về công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người lao động, qua đó góp phần chứng tỏ vị trí quan trọng của ngành dệt may với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam đang xuất khẩu nhiều thành phẩm hàng dệt may, nhưng lại nhập khẩu nhiều nguyên liệu và phụ liệu để phục vụ sản xuất, xuất khẩu.Quan hệ thương mại nội ngành trên sẽ khiến Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, không chủ động trong quá trình sản xuất, giá trị gia tăng thu được khi tham gia trao đổi thương mại không lớn. Hơn nữa, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, kí kết và tham gia nhiều hiệp định FTA, điều này không những tạo động lực giúp Việt Nam xuất khẩu dệt may nhiều hơn sang các thị trường, đối tác thương mại trong các Hiệp định, mà còn thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển đến phát triển về Việt Nam, vì vậy tạo điều kiện cho thương mại nội ngành dệt may phát triển. Do
  14. 2 đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam là vô cùng quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tiễn như vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam” làm đề tài luận văn. 2. Tổng quan nghiên cứu Trên thế giới, nhiều tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành như Donghui Li, Fariborz và Ah-Boon Sim (2003), Li Quiuzhen (2013), Li Quiuzhen (2013). Năm 1953, Leotief, người đã giành được giải thưởng Nobel 1973, công bố bài báo trong đó ông kiểm định về mặt thực nghiệm lý thuyết của Heckcher-Ohlin. Sử dụng bảng đầu vào, đầu ra năm 1947 của Hoa Kỳ, ông muốn kiểm định giả thuyết rằng nước Hoa Kỳ có lợi thế so sánh đối với hàng hoá sử dụng nhiều vốn và do đó Hoa Kỳ sẽ xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều vốn và nhập khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động. Hiện tượng này đã thách thức các lý thuyết truyền thống về thương mại quốc tế. Các lý thuyết dựa trên lợi thế so sánh hoặc các nhân tố nguồn lực dự đoán rằng: việc trao đổi hàng hoá giữa các nước là do sự khác nhau về nguồn lực hoặc nhân tố sản xuất. Tuy nhiên bằng chứng thực tế lại chỉ ra nước có trang bị nguồn lực tương tự nhau nhập khẩu và xuất khẩu đồng thời các sản phẩm tương tự thuộc một ngành. Do đó, lý thuyết thương mại truyền thống như đã được lý thuyết Heckscher-Ohlin đề ra không thể giải thích đầy đủ về sự trao đổi hàng hoá giữa các nền kinh tế, đặc biệt trong cùng một ngành công nghiệp. Để giải thích hiện tượng này, các lý thuyết thương mại mới ra đời, trong đó có lý thuyết thương mại nội ngành. Một trong những mô hình lý giải hiện tượng trên là giả thuyết trong nghiên cứu Linder (1961). Trong mô hình của mình, Liner đã kết luận rằng các quốc gia có thu nhập bình quân tương tự nhau có mối trao đổi thương mại với nhau, các quốc gia này xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm tương tự nhau. Xem xét trong thị trường cạnh tranh độc quyền, Krugman (1981) đã đưa ra yếu tố lợi thế kinh tế theo quy mô và sự khác biệt hóa sản phẩm là hai nhân tố quan trọng cho thương mại hàng hóa nói chung và thương mại nội ngành giữa các quốc gia. Leamer (1988) và Harigan (1994,
  15. 3 1996) đã nhấn mạnh sự tăng lên của mức độ mở cửa thị trường sẽ làm gia tăng trao đổi hàng hóa giữa các nước, kéo theo sự gia tăng thương mại nội ngành. Trong những bài báo gần đây, Helpman (1984), Markusen (1994), và Markusen và Venables (1998, 2000) đã kết hợp FDI như một nhân tố quan trọng trong các lý thuyết thương mại hiện đại và chứng minh sự đóng góp của FDI đối với sự hình thành thương mại nội ngành trong các học thuyết cơ bản. Don and Denise (1999), trong bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành giữa Mỹ và các nước đang phát triển, đã chỉ ra mức độ khác biệt giữa Mỹ với các quốc gia càng lớn thì thương mại nội ngành càng giảm. Các yếu tố về quy mô nền kinh tế và định hướng thương mại của các nước đang phát triển đều có tác động tính cực đến thương mại nội ngành. Khoảng cách đóng vai trò tác động tích tiêu cực đến thương mại nội ngành. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chưa tìm được bẳng chứng rõ ràng về vai trò của lợi thế kinh tế theo quy mô đến thương mại nội ngành Bắc-Nam của Mỹ. Donghui Li, Fariborz và Ah-Boon Sim (2003) trong bài nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dịch vụ bảo hiểm của Mỹ với các đối tác thương mại từ 26 quốc gia từ năm 1995 và 1996 đã kết luận như sau: FDI có tác động tích cực đến thương mại nội ngành. Điều này càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các tập đoàn đa quốc gia trong việc gia tăng sản lượng thương mại giữa các quốc gia hơn là chỉ là một thành phần hỗ trợ thương mại. Hơn nữa, mức độ tập trung thương mại giữa Mỹ và các đối tác và yếu tố khác biệt hóa sản phẩm trong ngành dịch vụ cũng góp phần gia tăng phúc lợi của người tiêu dùng, qua đó gia tăng chỉ số IIT. Tuy nhiên sự khác biệt về độ mở cửa giữa Mỹ với các đối tác có tác động tiêu cực đến mức độ thương mại nội ngành IIT. Khi mức độ mở cửa thương mại càng lớn, cơ hội kinh doanh, trao đổi giữa các quốc gia các nhiều, càng thúc đẩy hoạt động toàn cầu hóa trong các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, qua đó gia tăng mức độ thương mại nội ngành IIT. Sự khác biệt về cấu trúc giữa các nền kinh tế biểu hiện thông qua thu nhập bình quân có tác động tiêu cực đến chỉ số IIT, thông qua việc giảm khả năng xuất
  16. 4 khẩu và nhập khẩu các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nội địa với nước ngoài. Mức độ tương đồng về thu nhập sẽ làm tăng nhu cầu bảo hiểm tương tự, qua đó thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia. Điều đó càng chứng tỏ trong ngành dịch vụ bảo hiểm, các nước phát triển (thu nhập cao) có hoạt động trao đổi chính với các nước phát triển (thu nhập cao). Sự mất cân bằng trong cán cân thương mại của hai quốc gia cũng có tác động tiêu cực đến IIT. Vận dụng mô hình trọng lực trong việc nghiên cứu thực nghiệm giữa thương mại của Zambia với các đối tác thương mại từ năm 1998 đến năm 2006, Mulenga (2012) đã chỉ ra các yếu tố chính tác động đến hoạt động thương mại nội ngành giữa Zambia với các đối tác như sau. Quy mô nền kinh tế biểu hiện qua chỉ số GDP, sự tương đồng về biên giới, ngôn ngữ các tác động tích cực đến thương mại nội ngành. Cụ thể, khi nền kinh tế tăng trưởng, sẽ có tác động mạnh mẽ đến các mối quan hệ thương mại, thương mại nội ngành giữa IIT giữa Zambia với các đối tác sẽ có xu hướng mở rộng. Các quốc gia, vùng lãnh thổ có mức độ tương đồng về kinh tế sẽ có xu hướng sản xuất và trao đổi với nhau cho dù sự khác biệt hóa sản phẩm chỉ xảy ra ở một số ngành kinh tế. Tuy nhiên bài nghiên cứu cũng chưa tìm được bằng chứng rõ rệt về vai trò của mức độ tập trung thương mại đối với thương mại nội ngành. Nhân tố khoảng cách đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích thương mại hàng hóa các nước nói chung và thương mại nội ngành nói riêng. Nhiều nhà nghiên cứu, tác giả cũng nghiên cứu, và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành với các quốc gia châu Á. Li Quiuzhen (2013) nghiên cứu thương mại nội ngành dệt may giữa Trung Quốc và Ấn Độ dựa trên số liệu thương mại hàng năm từ 1997 đến 2011 cho mã hàng hóa mã HS 4 chữ số ( bao gồm 149 nhóm sản phẩm) đã rút ra những kết luận quan trọng về các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành như sau: Dù trong ngắn hạn hay dài hạn, thương mại nội ngành dệt may giữa Trung Quốc và Ấn Độ chịu ảnh hưởng tích cực về quy mô kinh tế của ngảnh dệt may Trung Quốc, cũng như mức độ mở cửa và sự mất cân bằng thương mại giữa Trung Quốc- Ấn độ. Tuy nhiên các yếu tố như sự khác biệt về thu nhập bình quân, khoảng cách địa lý có làm giảm mức độ giữa mại nội ngành giữa hai quốc gia này. So sánh trong ngắn hạn, các yếu tố về độ mở cửa thương mại, sự khác biệt giữa
  17. 5 thu nhập bình quân và sự biến động về tỷ giá có tác động lớn hơn đến thương mại nội ngành trong dài hạn. Trong bài nghiên cứu về sự phát triển thương mại giữa các quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương trong suốt hơn một thập kỷ (1979-1988), Kiichiro Fukasaku (1992) đã kết luận rằng: Sự tương đồng về nhu cầu và cơ cấu sản xuất càng lớn và chi phí vận chuyển giữa hai quốc gia càng thấp, thì mức độ thương mại nội ngành giữa các quốc gia càng cao. Điều này cũng chỉ ra tốc độ tăng trưởng cao liên tục của các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương trong những năm thập niên 1990 sẽ càng thúc đẩy thương mại nội ngành gia tăng. Ở Việt Nam, các nghiên cứu Từ Thúy Anh (2013), Võ Thy Trang (2013), Kiên Trần và Thảo Trần (2016) cũng có những đánh giá và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành. Đặc điểm chung của hầu hết các nghiên cứu là đều sử dụng mô hình trọng lực để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành. Mặc dù có một số tác giả đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam, tuy nhiên chưa có nhiều báo cáo về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam sau năm 2015 – giai đoạn chứng kiến sự tham gia tích cực của Việt Nam vào kí kết và đàm phán các hiệp định FTA. Do vậy, bài luận văn sẽ kế thừa các nghiên cứu đi trước, đồng thời nghiên cứu và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam từ năm 2007 -2020. Nghiên cứu của Kiên Trần và Thảo Trần (2016) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành sản xuất Việt Nam, trên cơ sở thực nghiệm từ dữ liệu thương mại Việt Nam với các đối tác chính trong giai đoạn 2000-2013 bằng phương pháp hồi quy mô hình RE đã xem xét các tác động của các yếu tố: thu nhập bình quân, quy mô nền kinh tế, sự khác biệt về thu nhập bình quân giữa các quốc gia, khoảng cách, mức độ mất cân bằng thương mại, hiệp định FTA. Nghiên cứu đã kết luận như sau: quy mô nền kinh tế thông qua biểu hiện của chỉ số thu nhập bình quân có tác động tích cực đến chỉ số thương mại IIT nói chung, và IIT phân rã theo chiều ngang và chiều dọc. càng khẳng định thêm về lợi thế theo quy mô sẽ cải thiện mức
  18. 6 độ thương mại nội ngành giữa Việt Nam với các quốc gia. Sự khác biệt giữa cấu trúc, và quy mô giữa các nền kinh tế có tác động tiêu cực đến chỉ số thương mại nội ngành IIT. Tác động tiêu cực của nhân tố khoảng cách giữa các quốc gia tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình đến chi phí vận chuyển hàng hóa, trong mối quan hệ thương mại nội ngành giữa Việt Nam với các đối tác. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa tìm được ảnh hưởng đáng kể của các hiệp định FTA với thương mại nội ngành, cả theo chiều ngang và chiều dọc. Ngoài ra, Võ Thy Trang (2013) sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành giữa Việt Nam với một số nước thành viên thuộc APEC trong giai đoạn 2000 - 2010 bằng cách sử dụng các chỉ số GL. Sự tập trung thương mại của nền kinh tế với tiềm năng sản xuất càng lớn, thương mại nội ngành càng phát triển; quy mô thị trường lớn hơn sẽ tác động đến quy mô các nền kinh tế và thu hẹp sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người, càng có khả năng người tiêu dùng sẽ chia sẻ những sở thích tương tự. Mặc dù có một số tác giả đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam, tuy nhiên chưa có nhiều báo cáo về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam sau năm 2015 – giai đoạn chứng kiến sự tham gia tích cực của Việt Nam vào kí kết và đàm phán các hiệp định FTA. Do vậy, bài luận văn sẽ kế thừa các nghiên cứu đi trước, đồng thời nghiên cứu và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam từ năm 2007 -2019. Dựa vào những nghiên cứu, học thuyết về thương mại hiện đại, cũng như các bằng chứng thực nghiệm về IIT, các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thương mại nội ngành IIT như sau: sự chênh lệch về thu nhập hay thu nhập bình quân giữa các quốc gia, FDI, mức độ mở cửa thị trường, mức độ mất cân bằng trong thương mại hàng hóa và dịch vụ, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia; quy mô nền kinh tế. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn tác động của các nhân tố đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam, từ đó đề xuất giải
  19. 7 pháp cải thiện thương mại nội ngành dệt may Việt Nam theo hướng có lợi cho sản xuất và xuất khẩu. Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu này, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: • Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về thương mại nội ngành dệt may • Phân tích thực trạng ngành dệt may nói chung, và thương mại nội ngành dệt may của Việt Nam • Đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tới thương mại nội ngành dệt may Việt Nam • Đề xuất giải pháp và kiến nghị thông qua kết quả nghiên cứu từ mô hình và cơ sở thực tiễn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lí luận và thực tiễn hoạt động thương mại nội ngành dệt may của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong giai đoạn 2007 đến 2020, số liệu bao gồm 325 quan sát, được tổng hợp từ dữ liệu trên trang web của ITC hàng năm. Giai đoạn 2007 -2020 là giai đoạn phù hợp nhất để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán và ký kết nhiều hiệp định FTA. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tại bàn nhằm thực hiện tổng quan nghiên cứu, thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu thông tin về thương mại của ngành dệt may Việt Nam từ các nguồn thông tin chính thống và tin cậy như Tổng Cục Thống kê, ITC, trang thông tin của Hiệp hội và doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính với các công cụ thống kê cơ bản nhằm tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành, đồng thời thực hiện tổng quan nghiên cứu để tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan và cơ sở lí thuyết về thương mại nội ngành dệt may.
  20. 8 Nghiên cứu sử dung phương pháp định lượng với mô hình hồi quy ngẫu nhiên để kiểm định về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục các bảng biếu và danh mục tài liệu tham khảo, bài luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lí luận cơ bản về thương mại nội ngành Chương 2. Thực tiễn các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam Chương 3. Giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động thương mại nội ngành dệt may Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1