intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

90
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là trên cơ sở đánh giá thực trạng kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam, thông qua việc phân tích cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp xe máy khi áp dụng kinh tế tuần hoàn, tác giả đề xuất giải pháp để tận dụng những cơ hội đang có và khắc phục những khó khăn nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ DƯƠNG HỒNG HOÀN Hà Nội, 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY Ở VIỆT NAM Ngành: Kinh tế Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 8310106 Họ và tên học viên: DƯƠNG HỒNG HOÀN Người hướng dẫn: TS. MAI NGUYÊN NGỌC Hà Nội – 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Mai Nguyên Ngọc. Các thông tin, số liệu trong bài viết đều dựa trên thực tế, cụ thể và có nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Hà Nội, tháng 06 năm 2020 Tác giả Dương Hồng Hoàn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Trong đó, cá nhân tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Mai Nguyên Ngọc, mặc dù thời gian hạn hẹp nhưng Cô đã dành nhiều công sức và kinh nghiệm quý báu của mình để hướng dẫn tôi một cách tận tình, chu đáo. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp Công ty Honda Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi thu thập thông tin và tổng hợp số liệu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH...................................................................................................v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... vi LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN .......................4 1.1. Khái niệm Kinh tế tuần hoàn ...................................................................4 1.1.1 Khái niệm phát triển bền vững ..................................................................4 1.1.2. Khái niệm Kinh tế Tuần hoàn...................................................................4 1.1.3. Khái niệm Kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp ..........................5 1.2. Vai trò của Kinh tế Tuần hoàn .................................................................5 1.2.1. Vai trò đối với nền kinh tế ........................................................................5 1.2.2. Vai trò đối với môi trường ........................................................................8 1.2.3. Vai trò đối với xã hội ................................................................................9 1.3. Sơ đồ kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp ...............................10 1.4. Yếu tố thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp .............13 1.4.1. Yếu tố sản xuất .......................................................................................13 1.4.2. Yếu tố tiêu dùng ......................................................................................15 1.4.3. Yếu tố quản lý chất thải ..........................................................................16 1.5. Bài học về kinh tế tuần hoàn từ quốc gia khác trên thế giới ...............17 1.5.1. Kinh tế tuần hoàn ở Thụy Điển ..............................................................18 1.5.2. Kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc............................................................19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY Ở VIỆT NAM ...........................................................22 2.1. Tổng quan về thị trường xe máy ở Việt Nam ........................................22 2.1.1. Quy mô thị trường xe máy Việt Nam ......................................................22 2.1.2. Thị phần xe máy của mỗi hãng ...............................................................23 2.1.3. Số lượng xe thân thiện với môi trường ...................................................24 2.2. Thực trạng ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam .................................................................................24
  6. iv 2.2.1. Thực trạng trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam .....................24 2.2.2. Thực trạng trong công ty Honda Việt Nam ............................................30 2.3. Đánh giá cơ hội và thách thức khi áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam .............................................................55 2.3.1. Cơ hội .....................................................................................................55 2.3.2. Thách thức .............................................................................................56 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY Ở VIỆT NAM ............................60 3.1. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam ...60 3.1.1. Định hướng phát triển ngành công nghiệp ở Việt Nam .........................60 3.1.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam .............60 3.2. Định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam .........................62 3.2.1. Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam .........................................62 3.2.2. Định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam ............................63 3.4. Giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam ...................................................................................................65 3.4.1. Giải pháp trong quá trình sản xuất ........................................................65 3.4.2. Giải pháp trong quá trình tiêu dùng ......................................................67 3.4.3. Giải pháp trong quá trình quản lý chất thải ..........................................68 KẾT LUẬN ..............................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72
  7. v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ nền kinh tế tuần hoàn ..................................................................... 10 Hình 1.2: Sơ đồ kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp.................................... 11 Hình 2.1: Logo môi trường của Honda ..................................................................... 34 Hình 2.2: Bảy lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Honda ........................................ 35 Hình 2.3: Hoạt động thu mua của Honda.................................................................. 36 Hình 2.4: Lộ trình giao hàng đến hệ thống đại lý của Honda ................................... 41 Hình 2.5: Lộ trình giao linh kiện cho hệ thống đại lý của Honda............................. 43 Hình 2.6: Tiện ích của ứng dụng My Honda Plus .................................................... 45 Hình 2.7: Vòng đời sản phẩm của Honda ................................................................. 47 Hình 2.8: Hoạt động tái chế, tái sử dụng gắn với từng giai đoạn của của sản phẩm 48 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số xe máy bán ra của VAMM năm 2017-2019 ........................................ 22 Bảng 2.2: Thị phần xe máy của các doanh nghiệp sản xuất xe máy ở Việt Nam ..... 23 Bảng 2.3: Tổng số xe PCX Hybrid cho thuê và bán được trong năm 2018-2019 .... 26 Bảng 2.4: Thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp ....................................... 28 Bảng 2.5: Chỉ số nước thải công nghiệp của Honda Việt Nam năm 2019 ............... 49 Bảng 2.6: Lượng nước tiêu thụ và lượng nước thải của Honda Việt Nam ............... 50 Bảng 2.7: Lượng điện tiêu thụ của Honda Việt Nam giai đoạn 2015-2019 ............. 50 Bảng 2.8: Lượng khí thải của Honda Việt Nam giai đoạn 2015-2019 ..................... 51 Bảng 2.9: Lượng chất thải phát sinh và chôn lấp của Honda Việt Nam ................... 52
  8. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn với đề tài: “Giải pháp thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam” bao gồm 03 chương: Chương 1: Luận văn trình bày tổng quan về kinh tế tuần hoàn bao gồm: khái niệm, vai trò, sơ đồ kinh tế tuần hoàn và các yếu tố thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp. Đồng thời, tác giả đã tổng hợp bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới đã triển khai thành công kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp. Chương 2: Luận văn đã giới thiệu tổng quan về ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam và trình bày cụ thể thực trạng kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam theo 3 giai đoạn: Sản xuất, tiêu dùng và quản lý chất thải. Cũng dựa trên 3 giai đoạn này, tác giả sẽ phân tích chi tiết thực trạng ứng dụng kinh tế tuần hoàn ở công ty Honda Việt Nam - hãng chiếm thị phần lớn nhất trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam. Sau đó, tác giả đã đưa ra những đánh giá về cơ hội và thách thức khi áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam. Chương 3: Luận văn đã nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn của Chính phủ Việt Nam. Từ đó, luận văn rút ra những giải pháp nhằm giải quyết những thách thức trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam khi triển khai kinh tế tuần hoàn theo từng giai đoạn: sản xuất, tiêu dùng và quản lý chất thải.
  9. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, dân số thế giới đang ngày một tăng lên, cùng với đó là nhu cầu sử dụng nguyên liệu cho sản xuất, sinh hoạt của con người cũng ngày một tăng lên. Theo nghiên cứu của Global Footprin Network - một tổ chức phi chính phủ của Mỹ trong lĩnh vực môi trường sinh thái - thì con người đang tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên nhanh gấp 1,75 lần so với khả năng phục hồi của Trái Đất, tương đương với việc cần phải có “1,75 Trái Đất” mới có thể đáp ứng nhu cầu của con người. Tuy nhiên, chúng ta lại chỉ có duy nhất một trái đất mà thôi. Trong một thời gian dài, hoạt động kinh tế của các quốc gia chỉ chăm chú vào việc khai thác và sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế, còn sau đó chất thải bị vứt bỏ đi đâu, có còn sử dụng được hay không lại chưa được quan tâm đúng mức. Với quá trình sử dụng nguyên liệu như vậy thường được biết đến như là nền kinh tế tuyến tính truyền thống được áp dụng trong nhiều năm qua. Môi trường vì đó cũng chịu gánh nặng nhiều hơn như nguồn tài nguyên thiên nhiên bị hư hại và cạn kiệt, đa dạng sinh học bị ảnh hưởng, thiếu hụt nghiêm trọng nguyên liệu thô, thay đổi khí hậu. Vì vậy, nếu muốn phát triển bền vững thì không thể tiếp tục theo hướng kinh tế tuyến tính. Một trong những cách thay đổi đang được nhiều nước áp dụng hiện nay là áp dụng kinh tế tuần hoàn cho sự phát triển bền vững. Bởi lẽ, nền kinh tế tuần hoàn giúp giải quyết nhu cầu về nguyên liệu thô, sự phụ thuộc về nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất, và giảm bớt ảnh hưởng xấu của hoạt động sản xuất, tiêu dùng lên môi trường. Với các nước đang phát triển như Việt Nam, xe máy là một phương tiện đi lại chính, và ngành công nghiệp xe máy cũng là một ngành phát triển ở Việt Nam thì phát triển kinh tế tuần hoàn cho ngành này là việc làm cần thiết và ưu tiên. Lý do thứ nhất là cần rất nhiều nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra một chiếc xe máy. Do đó, nhu cầu và sự phụ thuộc về nguyên liệu đầu vào của ngành này rất lớn. Lý do thứ hai là gần như tất cả xe máy ở Việt Nam hiện vẫn sử dụng xăng để hoạt động, do vậy quá trình sử dụng xe máy sẽ thải ra môi trường rất nhiều khí thải độc hại. Đồng thời, khí thải độc hại cũng bị thải ra môi trường trong quá trình sản xuất xe máy. Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), tổng lượng bán hàng giai đoạn 2016-2019 của các thành viên VAMM đạt hơn 3 triệu xe
  10. 2 mỗi năm. Đây là tổng lượng bán hàng của năm thương hiệu đang chi phối thị trường xe máy trong nước gồm: Honda, Piaggio, Suzuki, SYM và Yamaha. Mặc dù, VAMM không công bố kết quả cụ thể lượng bán hàng của từng thương hiệu, nhưng qua kết quả báo cáo kinh doanh của Honda Việt Nam, trong giai đoạn 2016-2019, hãng đã tiêu thụ được hơn 2 triệu xe máy các loại mỗi năm, tương đương khoảng hơn 70% thị phần. Bốn thương hiệu còn lại chỉ nắm giữ 30% thị phần. Như vậy, Honda đang là thương hiệu chiếm phần lớn thị phần trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam, bỏ xa các đối thủ còn lại. Vì vậy, thông qua việc tập trung nghiên cứu trường hợp của Honda, sẽ giúp khái quát được tình hình kinh tế tuần hoàn của ngành công nghiệp xe máy và đưa ra những giải pháp phù hợp giúp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành này. 2.Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam, thông qua việc phân tích cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp xe máy khi áp dụng kinh tế tuần hoàn, tác giả đề xuất giải pháp để tận dụng những cơ hội đang có và khắc phục những khó khăn nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Vì những hạn chế về nguồn số liệu tham khảo, đề tài tập trung nghiên cứu kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019. Trong đó, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu trường hợp của Honda Việt Nam trong giai đoạn này. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích – tổng hợp: Tác giả tìm kiếm và phân loại chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm xe máy thành từng bộ phận có những điểm chung nhất định để tìm hiểu và đánh giá kỹ lưỡng, sâu sắc và cụ thể về đối tượng. Sau đó, tác giải liên kết chúng với nhau để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và toàn diện, một bức tranh toàn cảnh về đối tượng.
  11. 3 Phương pháp phân tích theo chuỗi: Trên cơ sở chuỗi số liệu về mặt thời gian, tác giả áp dụng phương pháp phân tích theo chuỗi để phân tích, rút ra những quy luật phát triển của ngành bằng các phương pháp thống kê thực nghiệm hoặc tính toán tốc độ tăng giảm. 5.Cấu trúc đề tài Đề tài có bố cục gồm 3 phần chính: Chương I: Cở sở lý thuyết về Kinh tế Tuần hoàn Chương II: Thực trạng Kinh tế Tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam Chương III: Đề xuất giải pháp thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam.
  12. 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN 1.1. Khái niệm Kinh tế tuần hoàn 1.1.1 Khái niệm phát triển bền vững Ủy ban môi trường thế giới (WCED), nay là Ủy ban Brundtland định nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai” (WCED 1987) Theo điều 3 Luật bảo vệ Môi trường năm 2014 của Việt Nam: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.” 1.1.2. Khái niệm Kinh tế Tuần hoàn Theo Liên Hợp quốc, ở dạng đơn giản nhất, nền kinh tế tuần hoàn được cho là mô hình làm giảm thiểu chất thải và tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Kinh tế tuần hoàn là một giải pháp thay thế cho nền kinh tế tuyến tính truyền thống, trong đó chúng ta khai thác một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm mà chúng ta thường chỉ sử dụng một lần duy nhất, sau đó loại bỏ chúng thành bãi rác. Theo Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, kinh tế tuần hoàn mô tả một hệ thống kinh tế dựa vào các mô hình kinh doanh thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” bằng việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi các nguyên liệu trong các quá trình sản xuất/ phân phối và tiêu dùng. Theo đề tài nghiên cứu “Towards a circular Economy” của tổ chức Ellen MacArthur Foundation (2012) định nghĩa: “Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Khái niệm này thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó”. Như vậy, qua những khái niệm ở trên, kinh tế tuần hoàn có thể hiểu là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và
  13. 5 thu hồi các nguyên liệu trong các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, thay thế cho khái niệm “kết thúc vòng đời” 1.1.3. Khái niệm Kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hoàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ khoa học và kỹ thuật (Ngô Thắng Lợi 2017) Như vậy, Kinh tế Tuần hoàn trong ngành công nghiệp là một hệ thống sản xuất hàng hóa, vật chất có tính khôi phục và tái tạo thông qua thông qua việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi các nguyên liệu trong các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp. 1.2. Vai trò của Kinh tế Tuần hoàn 1.2.1. Vai trò đối với nền kinh tế 1.2.1.1. Vai trò đối với nền kinh tế vĩ mô Dựa trên đề tài nghiên cứu “Towards a circular Economy” của Tổ chức Ellen MacArthur Foundation (2012), kinh tế tuần hoàn có 3 vai trò cơ bản đối với nền kinh tế vĩ mô. Vai trò đầu tiên cần được nhắc đến là kinh tế tuần hoàn đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Theo định nghĩa của GDP, tăng trưởng sẽ đạt được chủ yếu thông qua sự kết hợp của các khoản thu tăng lên và chi phí sản xuất giảm xuống. Với nguyên tắc hoạt động của kinh tế tuần hoàn các khoản thu sẽ tăng lên từ các hoạt động tuần hoàn mới nổi và chi phí sản xuất thấp hơn thông qua việc sử dụng đầu vào hiệu quả hơn. Những thay đổi trong đầu vào và đầu ra của các hoạt động sản xuất kinh tế ảnh hưởng đến cung, cầu và giá cả của nền kinh tế, dẫn đến một loạt các tác động gián tiếp làm biến động tăng trưởng chung. Những tác động như vậy bao gồm tăng chi tiêu và tiết kiệm do tăng thu nhập hộ gia đình, cũng như tác động đến tiền công lớn hơn cho lao động. Những hiệu ứng này cùng với nhau tạo nên sự thay đổi tích cực trong GDP. Vai trò quan trọng thứ hai là kinh tế tuần hoàn giúp tiết kiệm chi phí cho tổng thể nền kinh tế. Trong nền kinh tế tuần hoàn, mọi thứ đều được coi là nguồn tài
  14. 6 nguyên, thậm chí rác cũng là tài nguyên. Tài nguyên đã qua sử dụng có giá thành thấp hơn những nguyên liệu thô, nguyên liệu mới. Mô hình này đem lại hiệu quả chi phí hơn bằng việc tái sử dụng tài nguyên thay vì khai thác mới từ đầu. Từ đó, cắt giảm chi phí sản xuất cũng như hạ giá thành sản phẩm Ngoài ra, kinh tế tuần hoàn có vài trò thúc đẩy các hoạt động đổi mới ra đời. Khát vọng thay thế các sản phẩm một chiều bằng hàng hóa được thiết kế theo xu hướng có thể tái sử dụng và tạo ra các mạng lưới logistics ngược và các hệ thống khác để hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn là một động lực mạnh mẽ cho những ý tưởng mới. Lợi ích của một nền kinh tế đổi mới hơn bao gồm tốc độ phát triển công nghệ cao hơn, vật liệu được cải thiện, cơ hội việc làm tăng lên, năng lượng được sử dụng hiệu quả hơn và nhiều cơ hội lợi nhuận hơn cho các công ty. 1.2.1.2. Vai trò đối với nền kinh tế vi mô a. Vai trò với doanh nghiệp Doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn có khả năng tạo ra lợi nhuận nhờ vào việc giảm chi phí đầu vào hoặc trong một số trường hợp là nhờ vào dòng lợi nhuận hoàn toàn mới được tạo ra1. Sử dụng các phương pháp tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn sẽ hỗ trợ các cải tiến như sau: + Chuỗi cung tuần hoàn: Sử dụng năng lượng tái tạo và nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc sinh học hoặc có thể tái chế hoàn toàn + Phục hồi tài nguyên: Khôi phục tài nguyên có ích từ nguyên liệu, phụ phẩm hoặc chất thải + Kéo dài vòng đời sản phẩm: Kéo dài vòng đời sảm phẩm thông qua sửa chữa, nâng cấp và bán lại, cũng như thông qua đổi mới, và thiết kế sản phẩm + Nền tảng chia sẻ: Kết nối người dùng sản phẩm với nhau và khuyến khích sử dụng, tiếp cận hay sở hữu chung nhằm tăng mức độ sử dụng sản phẩm + Coi sản phẩm là dịch vụ: Thay đổi quyền sở hữu sản phẩm và trao cho khách hàng quyền sử dụng sản phẩm trả phí, giúp doanh nghiệp duy trì năng suất hay quyền sở hữu tài nguyên tuần hoàn nhằm tăng khả năng sử dụng sản phẩm. 1 Ellen MacArthur Foundation ,Towards a circular Economy, 2012
  15. 7 Bên cạnh đó, kinh tế tuần hoàn giúp cho doanh nghiệp giảm rủi ro trong những biến động nguyên liệu đầu vào và giúp tăng cường an ninh nguồn cung2. Việc chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn ngụ ý sử dụng nguyên liệu thô ít hơn, thay vào đó sử dụng đầu vào tái chế nhiều hơn với tỷ lệ chi phí lao động cao hơn. Việc này sẽ giảm tiếp xúc của công ty với nguyên liệu thô, hay giảm sự phụ thuộc của công ty với trữ lượng, giá cả của nguyên liệu thô. Thay vào đó, công ty phụ thuộc vào các yếu tố nội bộ như sức lao động, có tính phục hồi cao hơn. Nguy cơ chuỗi cung ứng bị phá vỡ do thiên tai, hoặc bất ổn chính trị cũng được giảm bớt, bởi vì nguồn cung nguyên liệu thay thế là phi tập trung. Kinh tế tuần hoàn cũng kích thích nhu cầu mới về các dịch vụ kinh doanh.3 Một nền kinh tế tuần hoàn sẽ tạo ra nhu cầu cho các dịch vụ kinh doanh mới như thu thập các sản phẩm trước đó được coi là cuối vòng đời để đưa vào chu kỳ sản xuất để tiếp tục vòng đời sản phẩm; tái chế linh kiện, sản phẩm đã qua sử dụng; kinh doanh sản phẩm đã qua sử dụng Ngoài ra, cải thiện sự tương tác và lòng trung thành của khách hàng cũng là một vai trò của kinh tế tuần hoàn 4. Các giải pháp trong nền kinh tế tuần hoàn cung cấp những cách thức mới để thu hút khách hàng một cách sáng tạo. Các mô hình kinh doanh mới thiết lập mối quan hệ lâu dài hơn với khách hàng, vì số lượng điểm tiếp xúc tăng lên trong suốt vòng đời của sản phẩm. Những mô hình kinh doanh này cung cấp cho các công ty cơ hội đạt được những hiểu biết độc đáo về mô hình sử dụng có thể dẫn đến sản phẩm cải tiến, dịch vụ tốt hơn và sự hài lòng cao hơn. b. Vai trò với người tiêu dùng Người tiêu dùng sẽ tăng thu nhập khả dụng trong nền kinh tế tuần hoàn5. Khi mà tốc độ các công ty gia nhập nền kinh tế tuần hoàn tăng lên, tức là mức độ khép kín của chu trình sản xuất, tiêu dùng tăng lên thì các sản phẩm tạo ra có chi phí sản xuất thấp hơn. Mặt khác, tính năng và độ bền của sản phẩm được cải thiện kéo theo chi phí tiêu dùng của người dân sẽ được giảm đi trực tiếp làm tăng thu nhập khả dụng của người dân. 2,3,4,5 Ellen MacArthur Foundation ,Towards a circular Economy, 2012
  16. 8 Vai trò thứ hai mà kinh tế tuần hoàn đem lại cho người tiêu dùng là người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm có tiện ích tốt hơn6. Các tiện ích hay lợi ích mà khách hàng cảm nhận được từ sản phẩm có thể tăng lên nhờ sự bổ sung và cải tiến của nhà sản xuất. Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy các nhà sản xuất điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, trong nền kinh tế tuần hoàn, người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm có tốc độ lỗi thời chậm7. Các sản phẩm được sản xuất có thể sử dụng được lâu dài và cuối cùng có thể tái sử dụng. Đối với khách hàng, việc khắc phục lỗi thời quá sớm sẽ giảm đáng kể tổng chi phí mua sắm thiết bị mới và mang lại sự thuận tiện cao hơn vì họ sẽ tránh được những rắc rối liên quan đến việc sửa chữa và trả lại. 1.2.2. Vai trò đối với môi trường Môi trường là mục tiêu dài hạn mà kinh tế tuần hoàn hướng tới. Và với mục tiêu môi trường, kinh tế tuần hoàn có 3 vai trò cơ bản được đề cập trong đề tài nghiên cứu “Towards a circular Economy” của Tổ chức Ellen MacArthur Foundation (2012) như sau: Vai trò thứ nhất là kinh tế tuần hoàn giúp làm giảm khí thải nhà kính và tăng chất lượng đất. Hướng tới một nền kinh tế không chất thải, sản phẩm của nền kinh tế tuần hoàn được cải tiến để có thể sử dụng lâu hơn, nhiều tiện ích hơn. Khi tốc độ thay thế sản phẩm được kéo dài ra, thì nhu cầu sản xuất thêm sản phẩm mới và loại bỏ sản phẩm cũ cũng được kéo dãn ra, gián tiếp làm giảm lượng khí thải, chất thải thải ra môi trường sau quá trình sản xuất và sử dụng. Ngoài ra, trong nền kinh tế tuần hoàn, sản phẩm đầu vào của ngành này được tận dụng từ sản phẩm đầu ra của ngành khác. Vậy là một lần nữa kinh tế tuần hoàn chứng minh khả năng đóng góp cho môi trường của mình bằng việc giảm lượng chất thải ra môi trường và tích hợp quá trình xử lý chất thải cuối vòng đời của ngành này với việc tạo ra nguyên liệu đầu vào của ngành khác, nếu như trước đây hai quá trình của hai ngành này gần như tách biệt. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô đầu vào giảm, lượng khí thải, chất thải giảm chỉ là một vài biểu hiện tiêu biểu cho những đóng góp tích cực cho môi trường của kinh tế tuần hoàn. 6,7 Ellen MacArthur Foundation ,Towards a circular Economy, 2012
  17. 9 Vai trò thứ hai của kinh tế tuần hoàn là giảm tiêu thụ nguyên liệu thô trong sinh hoạt và sản xuất. Năng lượng đầu vào của nền kinh tế tuần hoàn sẽ được tối ưu bằng các nguyên liệu có thể tái tạo và các nguyên liệu đã qua sử dụng, giúp giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên thiên và tăng khả năng phục hồi của hệ sinh thái. Điều này sẽ được kích hoạt thêm khi có những ngưỡng trần cho năng lượng đầu ra trong nền kinh tế tuần hoàn khi mô hình này phát triển đến một mức nhất định. Vai trò thứ ba là kinh tế tuần hoàn giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường.Với mô hình kinh tế truyền thống là kinh tế tuyến tính đã quen thuộc từ trước đến nay thì ta chỉ biết đến việc khai thác tài nguyên để làm đầu vào sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ những chất thải, sản phẩm cuối vòng đời. Lợi nhuận cho các doanh nghiệp tăng lên tỷ lệ với quá trình sản xuất , tiêu dùng được lặp đi lăp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian. Chính vì vậy mà cách sản xuất, tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng cũng hướng đến việc kích thích nhu cầu sở hữu và thay mới sản phẩm. Tiếp tục sản xuất theo hình thức này đồng nghĩa với nhu cầu nguyên liệu thô và chất thải ra môi trường tăng, làm cho tài nguyên suy giảm và chưa kịp tái tạo, nguồn nước sạch cạn kiệt, cấu trúc trái đất thay đổi kéo theo đó là hàng loạt phản ứng của tự nhiên như biến đổi khí hậu, sóng thần, dịch bệnh, tuyệt chủng,…Còn với mô hình kinh tế tuần hoàn, đầu vào của quá trình sản xuất là các nguyên liệu tái chế, sản phẩm được quan tâm về công dụng và độ bền. Kinh tế tuần hoàn hướng đến phần lợi nhuận từ việc tiết kiệm chi phí đầu vào, chi phí xử lý chất thải, rác thải bởi mục tiêu cuối cùng là sự phát triển bền vững. Chính vì vậy, tài nguyên thiên nhiên không bị khai thác bừa bãi, chất thải ra môi trường được giảm xuống mức tối đa,… Do đó, môi trường sống của con người sẽ được bảo vệ. 1.2.3. Vai trò đối với xã hội Kinh tế tuần hoàn sẽ tác động tích cực lên việc làm của người lao động chủ yếu thông qua việc tăng chi tiêu do giá thấp hơn dự kiến giữa các ngành và cường độ lao động của cả các hoạt động tái chế chất lượng cao và công việc cần tay nghề cao trong tái sản xuất8. Cơ hội việc làm sẽ không bị giới hạn trong việc tái sản xuất ở các tập đoàn lớn. Câu chuyện việc làm trong nền kinh tế sẽ rất phong phú và đa dạng. Việc làm sẽ được tạo ra trong các lĩnh vực công nghiệp, thông qua phát triển dịch vụ 8 Ellen MacArthur Foundation ,Towards a circular Economy, 2012
  18. 10 logistics ngược và thông qua tăng cường đổi mới với những ngành dịch vụ mới. Về lâu dài, việc làm thường tương quan với sự đổi mới và khả năng cạnh tranh, hình thái kinh tế tuần hoàn càng hoàn thiện thì tỷ lệ tương quan này càng rõ nét. Ngoài ra, kinh tế tuần hoàn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Như đã chứng minh ở trên, kinh tế tuần hoàn góp phần giúp nền kinh tế phát triển bền vững, việc làm cung cấp cho người dân được ổn định , điều kiện môi trường sống được cải thiện. Tuy nhiên, những tác động tích cực không chỉ dừng lại ở đó mà hàng loạt những kết quả sau đó sẽ được tạo ra như giảm thiểu tệ nạn xã hội, giáo dục và y tế cho trẻ em được đảm bảo, nguồn lao động có chất lượng hơn, nâng cao năng suất lao động,.. Khi mà điều kiện sống được đảm bảo thì chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện về lâu dài. Đây cũng chính là mục tiêu cuối cùng mà mọi nỗ lực về kinh tế hướng tới. 1.3. Sơ đồ kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp Nếu như kinh tế tuyến tính được mô tả dưới dạng một đường thẳng với đầu vào là khai thác, sau đó sản xuất, tiêu dùng và kết thúc của đường thẳng đó là thải bỏ phế liệu, rác thải, sản phẩm đã qua sử dụng thì sơ đồ của kinh tế tuần hoàn, nền kinh tế mà mọi thứ đều là tài nguyên, được mô tả bằng các vòng tròn khép kín không dừng Hình 1.1: Sơ đồ nền kinh tế tuần hoàn
  19. 11 (Nguồn: Towards a circular economy – tổ chức Ellen MacAurthur) Hình 1.1 thể hiện sơ đồ kinh tế tuần hoàn được xây dựng bởi tổ chức Ellen MacAurthur trong đề tài nghiên cứu Towards a circular economy với hai loại đầu vào là các thành phần sinh học và thành phần kỹ thuật. Sơ đồ khép kín từng giai đoạn của kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên nhằm tránh tạo ra phế thải Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức như sủa chữa, tái sử dụng, tái chế và thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia sẻ và cho thuê. Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả nghiên cứu ngành công nghiệp với đặc điểm sử dụng thâm dụng đầu vào là các yếu tố kỹ thuật sẽ tập trung nghiên cứu sơ đồ kinh tế tuần hoàn ở nhánh thành phần kỹ thuật. Hình 1.2: Sơ đồ kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp (Nguồn: Towards a circular economy – tổ chức Ellen MacAurthur) Theo hình 1.2, so với vòng đời của nền kinh tế tuyến tính thì sơ đồ kinh tế tuần hoàn cũng trải qua các bước tương tự kinh tế tuyến tính nhưng chi tiết hơn: sản xuất (sản suất nguyên liệu, sản xuất sản phẩm), tiêu dùng (bán lẻ và cung cấp dịch vụ, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm). Cũng trong đề tài Towards a circular economy của tổ chức Ellen MacAurthur, điểm khác biệt quan trọng trong sơ đồ kinh tế tuần
  20. 12 hoàn nằm ở bước quản lý chất thải (thu gom, phục hồi năng lượng, thu hồi năng lượng). Từ bước thu gom những sản phẩm đã qua sử dụng của nền kinh tế tuần hoàn đã phát triển sơ đồ này thành nhiều nhánh hơn, tối ưu từng cấp độ của sản phẩm tái chế. Nói như vậy bởi lẽ, sản phẩm tái chế sẽ có mức độ khấu hao khác nhau, yêu cầu kỹ thuật để tái chế khác nhau và cho ra những sản phẩm tái sử dụng khác nhau. Tùy vào khả năng sử dụng của nguyên liệu, sảm phẩm đó mà sau khi thu gom nguyên liệu, sản phẩm đó sẽ tiếp tục được gia nhập vào bước nào của chuỗi sản phẩm. Sơ đồ của Ellen MacAurthur xây dựng với nguyên tắc về các vòng tròn: vòng tròn càng nhỏ, càng gần với chuỗi sản xuất thì vòng đó càng có quan hệ chặt với sản phẩm nguyên thủy ban đầu. Theo nguyên tắc này, nếu sản phẩm sau thu gom có giá trị sử dụng cao hoặc yêu cầu kỹ thuật đơn giản để xử lý thì sẽ được tái gia nhập vào chuỗi sản phẩm ngay ở bước tái sử dụng, tái phân phối sản phẩm. Thông thường để được tái sử dụng và tái phân phối ngay thì vật phẩm thu gom thường là các sản phẩm có lỗi nhỏ trong quá trình sản xuất; hoặc sản phẩm có thể tái chế nhằm phục vụ mục đích khác mà không đòi hỏi kỹ thuật xử lý phức tạp. Khi vòng tròn của các nhánh sau thu gom như vòng tròn tân trang & tái sản xuất, vòng tròn tái chế càng nới lỏng thì sản phẩm sau thu gom thường đã bị khấu hao gần hết, vật phẩm thu được thường là các chi tiết có giá trị của sản phẩm. Các vòng tròn trong sơ đồ không tách biệt mà có quan hệ với nhau, có trường hợp sản phẩm sau thu gom đã được gia nhập lại chuỗi sản phẩm ở bước tái sử dụng & tái phân phối, sau quá trình sử dụng thì sản phẩm đó bị khấu hao gần hết và chỉ còn lại một vài chi tiết có thể sử dụng, và những chi tiết đó tiếp tục gia nhập chuỗi ở lần thứ hai này theo nhánh tái chế. Những vòng tròn quan hệ mật thiết ở từng bước sản xuất và tiêu dùng khiến cho vòng đời của một sản phẩm, thậm chí là chi tiết của sản phẩm được kéo ra rất dài. Khi mà sản phẩm đó gần như đã được tái chế hết đến từng chi tiết và không thể tham gia vào chuỗi sản phẩm dưới hình dạng nguyên thủy thì sản phẩm hoặc chi tiết này vẫn chưa bị thải ra môi trường ngay lập tức mà trong trong sơ đồ kinh tế tuần hoàn nó lại một lần nữa được xử lý để tạo ra những năng lượng đơn sơ nhất cho chuỗi sản xuất (như khí đốt, nhiệt lượng,…) Với sơ đồ vòng tròn thay vì đường thẳng như kinh tế tuyến tính, kinh tế tuần hoàn tạo điều kiện cho mọi sản phẩm và chi tiết sản phẩm có thể tái gia nhập chuỗi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2