Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn 2016-2018
lượt xem 4
download
Việc nghiên cứu thực hiện đề tài sẽ góp phần làm rõ thực tế tình trạng rủi ro tín dụng tại Vietinbank trong giai đoạn 2016-2018 đang diễn ra như thế nào, đồng thời sẽ chỉ rõ đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến việc rủi ro tín dụng xảy ra, từ đó đề xuất các phương pháp phòng ngừa và hạn chết rủi ro tín dụng tại Vietinbank.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn 2016-2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM HÀ THÁI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2016 -2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM HÀ THÁI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2016 -2018 Chuyên Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng (Hướng ứng dụng) Mã Số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lại Tiến Dĩnh. Các số liệu và kết luận được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này! Học viên PHẠM HÀTHÁI
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................... 1 1.1. Sự Cần Thiết Của Vấn Đề Nghiên Cứu ............................................................. 1 1.2. Xác Định Vấn Đề Nghiên Cứu. .......................................................................... 3 1.3. Mục Tiêu, Và Câu Hỏi Nghiên Cứu. .................................................................. 3 1.4. Phạm Vi Nghiên Cứu Và Đối Tượng Nghiên Cứu. ........................................... 4 1.5. Phương Pháp Nghiên Cứu .................................................................................. 4 1.6. Ý Nghĩa Của Đề Tài. .......................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. ..................................................... 5 2.1. Tín dụng tại ngân hàng. ...................................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng ..................................................................... 5 2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng. .................................................................... 5 2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng. .................................................................. 7 2.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng. ................................................................................. 8 2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng .......................................................... 8 2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng ............................................................................. 9 2.2.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng ...................................................................... 10 2.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng. ..................................................................... 13 2.2.5. Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại. ................................. 15
- 2.2.6. Những tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại. ... 18 Tóm Tắt Chương 2...................................................................................................... 20 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG. ............................................................................................................. 21 3.1. Giới Thiệu Tổng Quan Về Vietinbank. ............................................................ 21 3.2. Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Rủi Ro Của Vietinbank. ...................................... 26 3.3. Những Biểu Hiện Của Rủi Ro Tín Dụng Tại Vietinbank. ............................... 30 3.4. Xác định vấn đề. ............................................................................................... 30 Tóm Tắt Chương 3...................................................................................................... 30 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. .................................................................................. 31 4.1. Phân Tích Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Tại Vietinbank. ............................... 31 4.1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng tại Vietinbank ...................................... 31 4.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietinbank. ................................................. 36 4.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thực trạng tại Vietinbank. ................................... 43 4.2.1. Nguyên nhân từ nội tại ngân hàng ............................................................. 43 4.2.2. Nguyên nhân từ bên ngoài ngân hàng. ...................................................... 45 Tóm Tắt Chương 4...................................................................................................... 46 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. ..................................................................... 48 5.1. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank. ..................................... 48 5.2. Chứng minh tính phù hợp và khả thi của giải pháp.......................................... 54 5.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện ........................................................................... 58 5.4. Các bước thực hiện giải pháp. .......................................................................... 59 5.5. Đánh giá hiệu quả thực hiện. ............................................................................ 60 5.6. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo. ................................ 61 Tóm Tắt Chương 5...................................................................................................... 62 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG TRANG Bảng tổng hợp các Cổ đông lớn và tỷ lệ sở Bảng 3.1 22 hữu cổ phần tại Vietinbank Bảng tổng hợp tỉ trọng nợ xấu và cho vay Bảng 3.2 27 của các Ngân hàng Bảng so sánh tỷ lệ nợ xấu và cho vay Bảng 3.3 Khách hàng tại ngân hàng BIDV, 28 Vietinbank và Vietcombank Cơ cấu và tỉ trọng các nhóm nợ của các Bảng 3.4 Vietinbank, BIDV và Vietcombank Quý 28 III/2018 Bảng tỉ trọng nợ xấu và cho vay của các Bảng 3.5 29 Ngân hàng Bảng tổng hợp dư nợ cho vay theo đối Bảng 4.1 tượng khách hàng và theo loại hình doanh 34 nghiệp
- DANH MỤC HÌNH VẼ STT TÊN HÌNH TRANG Hình 3.1 Cơ cấu Cổ đông lớn tại Vietinbank 22 Biểu đồ tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận qua Hình 3.2 24 các năm của Vietinbank Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn của Hình 3.3 25 Vietinbank qua các năm Dư Nợ Cho Vay Vietinbank Qua Các Năm Hình 4.1 32 2016, 2017, 2018 Cơ cấu nợ theo thời gian của Vietinbank Hình 4.2 33 năm 2016, 2017, 2018 Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành năm 2016, Hình 4.3 36 2017, 2018 tại Vietinbank. Tổng hợp dư nợ xấu và lợi nhuận Vietinbank Hình 4.4 37 2016,2017,2018 Cơ cấu nợ xấu tại Vietinbank năm 2016, Hình 4.5 38 2017, 2018 So sánh mức lũy kế trích lập dự phòng và lợi Hình 4.6 nhuận trước thuế tại Vietinbank năm 2016, 40 2017, 2018
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên Viết Tắt Tên Đầy Đủ BCTC Báo cáo tài chính CAR Hệ số an toàn vốn CBTD Cán bộ tín dụng DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ TCTD Tổ chức tín dụng Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Trong Giai Đoạn 2016-2018. Tóm Tắt: Trong những năm qua, Rủi ro tín dụng tại Vietinbank được biểu hiện bởi dư nợ xấu gia tăng, trích lập dự phòng gia tăng, chất lượng tín dụng đi xuống. Bài viết sẽ tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, nghiên cứu những biểu hiện của rủi ro tín dụng tại Vietinbank trong giai đoạn 2016-2018. Phương pháp so sánh, thống kê được tác giả sử dụng để chỉ ra thực trạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân chính dẫn đến những rủi ro tín dụng, kiến nghị những biện pháp áp dụng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank. Tác giả hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho Vietinbank và hệ thống ngân hàng,vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận dựa trên phát triển tín dụng vững bền. Từ Khóa: tín dụng, rủi ro tín dụng, Vietinbank, giải pháp hạn chế. ABSTRACT Title: Credit Risk at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry And Trade In The Period Of 2016-2018. Abstract: In recent years, by the growth of credit however, Vietinbank also faced with many problems related to credit risk such as the increase of bad debts balance, the increase of provisioning or quality of loans decreases in recent years by the increase of bad debts, the increase of provisioning or quality of loans decreases. Author conducted this research to study the business activities of Vietinbank, especially focused on behaviours of credit risk at Vietinbank in the period of 2016-2018. The methods of comparison, statistics and survey were used to pointed out the situation of credit risk that Vietinbank facing, the main causes lead to credit risk and recommend possible methods to prevent and limit credit risk at Vietinbank in the next period. Author hopes to contribute a very
- small effort in preventing and decreasing the credit risk of Vietinbank in particular and the banking system at Vietnam in general which aims to the highest target to maximize the bank's profitability base on the basis of sustainable credit development. Keywords: credit, credit risk, Vietinbank, method of preventing.
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự Cần Thiết Của Vấn Đề Nghiên Cứu Trong thời kỳ đổi mới kinh tế, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã có những rất lớn trong công cuộc tăng trưởng kinh tế, ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát. Từ một hệ thống ngân hàng một cấp, Ngân hàng Việt Nam đã nhanh chóng chuyển thành ngân hàng hai cấp bao gồm: Ngân Hàng Nhà Nước và hệ thống các ngân hàng thương mại, TCTD khác. Trong đó, hệ thống các ngân hàng thương mại đã phát triển đa dạng về mô hình tổ chức, loại hình sở hữu, và loại hình hình nghiệp vụ. Nhiệm vụ chính của hệ thống ngân hàng thương mại đó là kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế…Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam ngày càng phát triển đa dạng, đổi mới theo xu hướng hội nhập nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực và trình độ cán bộ, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện đại, phát triển vững mạnh và an toàn. Một trong những hoạt động quan trọng nhất của hệ thống ngân hàng đó chính là hoạt động tín dụng ngân hàng. Đây được xem là hoạt động then chốt nhất của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, mang đến nhiều lợi nhuận nhất và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bản thân hoạt động tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ có thể gây tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường về vốn, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng, ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong những năm vừa qua, do ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới, hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng chịu tác động chi phối. Tính đến hết tháng 12/2018, vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng ước đạt 577,240 tỷ đồng, tăng 0.16% so với cuối năm 2017. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng cũng đạt trên 800,633 tỷ, giảm 0.69% so với cuối năm 2017. Tổng tài sản của toàn hệ thống
- 2 ngân hàng đạt 11,127,336 tỷ đồng tăng 0.57% so với cuối năm 2017. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế đạt 7,211,175 tỷ đồng, tăng 13.89% so với cuối năm 2017 trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay được các TCTD kỳ vọng tiếp tục duy trì ổn định. Bên cạnh đó, nợ xấu cũng là vấn đề rất đáng lưu ý. Theo thống kê của Ngân Hàng Nhà Nước, tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống đã xử lý được 149,2 nghìn tỉ đồng nợ xấu. Tỉ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD là 1.89% giảm so với mức 1.99% của năm 2017 và 2.46% của năm 2016. Số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết nợ xấu của các TCTD cuối năm 2018 khoảng 163 nghìn tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu toàn hệ thống khoảng 2.4%, giảm nhẹ so với con số 2.5% của năm 2017. Tuy nhiên, theo thống kê từ báo cáo tài chính của 20 ngân hàng tại hệ thống ngân hàng Việt Nam, tổng số dư nợ xấu của các ngân hàng cuối năm 2018 là 70,297 tỉ đồng, tăng 9.8% so với năm trước tương đương với tăng hơn 6,200 tỉ đồng nợ xấu. Không nằm ngoài hệ thống, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cũng có những điểm đen trong rủi ro tín dụng bên cạnh hoạt động kinh doanh nội bật của mình. Tổng nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) của VietinBank đến cuối năm 2018 là 13,689 tỷ đồng, tăng 51.93% so với thời điểm cuối năm 2017. Về cơ cấu nợ năm 2018, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm 69.17% tổng cơ cấu nợ xấu, tăng 11.27% so với năm 2017, và tăng 14.46% so với năm 2016 với dư nợ lên đến 9,469 tỷ. Như vậy, bên cạnh việc tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh, Vietinbank cũng gặp không ít vấn đề trong công tác kiểm soát các hoạt động rủi ro tín dụng của mình thông qua việc tỷ lệ nợ xấu (đặc biệt là nợ nhóm 5) ngày càng gia tăng. Xuất phát từ vấn đề trên, việc lựa chọn đề tài “Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam trong giai đoạn 2016-2018” là đề tài cấp thiết cần được quan tâm và nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng rủi ro tín dụng của Vietinbank đang diễn ra như thế nào đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.
- 3 1.2. Xác Định Vấn Đề Nghiên Cứu. Đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận của hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Thông qua việc phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietinbank trong giai đoạn 2016-2018 để đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại hệ thống Vietinbank trong giai đoạn trên. Trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietinbank giai đoạn 2016- 2018 trên để định hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong giai đoạn sắp tới đối với hệ thống Vietinbank nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung. 1.3. Mục Tiêu, Và Câu Hỏi Nghiên Cứu. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu hoạt động tín dụng tại Vietinbank trong giai đoạn 2016-2018. Tìm hiểu về thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietinbank trong giai đoạn 2016- 2018. Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Vietinbank trong giai đoạn 2016-2018. Đề ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank trong thời gian tới. Câu hỏi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng tại Vietinbank trong giai đoạn 2016-2018 diễn ra như thế nào?
- 4 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietinbank trong giai đoạn 2016-2018 diễn ra như thế nào? Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong giai đoạn tới? 1.4. Phạm Vi Nghiên Cứu Và Đối Tượng Nghiên Cứu. Phạm vi nghiên cứu: Vietinbank trong giai đoạn 2016-2018. Đối tượng nghiên cứu: hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietinbank trong giai đoạn 2016-2018. 1.5. Phương Pháp Nghiên Cứu Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài gồm: phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp tổng hợp… Ngoài ra, đề tài nghiên cứu có sử dụng các lý thuyết cơ bản và các lý luận khoa học về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng. 1.6. Ý Nghĩa Của Đề Tài. Việc nghiên cứu thực hiện đề tài sẽ góp phần làm rõ thực tế tình trạng rủi ro tín dụng tại Vietinbank trong giai đoạn 2016-2018 đang diễn ra như thế nào, đồng thời sẽ chỉ rõ đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến việc rủi ro tín dụng xảy ra, từ đó đề xuất các phương pháp phòng ngừa và hạn chết rủi ro tín dụng tại Vietinbank.
- 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 2.1. Tín dụng tại ngân hàng. 2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Danh từ “tín dụng” xuất phát từ một từ gốc latinh “Creditumco” – nghĩa là một sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau. Ta có thể hiểu Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sở hữu một lượng giá trị (tiền tệ hay hiện vật) của người sở hữu sang cho người khác sử dụng và sẽ hoàn trả người sở hữu nó sau một thời gian nhất định với một lượng giá trị lớn hơn. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, một bên là chủ thể khác trong nền kinh tế như tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân….Tuy nhiên, khác với các hình thức tín dụng khác, đây không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa vốn sang nơi tạm thời thiếu vốn, mà thông qua một tổ chức trung gian là ngân hàng. Tuy nhiên, nó vẫn mang bản chất chung của quan hệ tín dụng là quan hệ vay mượn hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. 2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng. Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên những tiêu chí nhất định nhằm để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng và tăng khả năng cạnh tranh mà các ngân hàng. Tùy vào cách tiếp cận mà tín dụng ngân hàng được phân loại như sau: Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản vay có thời hạn lên đến 1 năm, thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động hay phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
- 6 Tín dụng trung hạn: Là những khoản vay có thời hạn từ trên 1 – 5 năm. Tín dụng trung hạn thường dùng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn Căn cứ vào đối tượng tín dụng: Tín dụng vốn lưu động: được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất… Tín dụng vốn cố định: được sử dụng để hình thành tài sản cố định. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Tín dụng học tập: là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ việc học tập của sinh viên. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp với nhau, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Tín dụng thương mại dùng để đáp ứng nhu cầu vốn cho những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình.
- 7 Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các TCTD khác với các doanh nghiệp và cá nhân. Loại tín dụng này không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư, hàng hóa, trang trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia vào việc cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân. Tín dụng Nhà Nước: Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà Nước biểu hiện là người đi vay, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngoài. Tín dụng Nhà Nước thường dùng để bù đắp khoản bội chi ngân sách. Căn cứ vào đối tượng trả nợ: Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau. Căn cứ vào tính chất của khoản vay: Tín dụng có đảm bảo: các khoản vốn tín dụng phát ra đều có hàng hóa, vật tư tài sản tương đương đảm bảo. Tín dụng không có đảm bảo: các khoản tín dụng phát ra không cần có hàng hóa, vật tư, tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để cấp vốn tín dụng. 2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đã và đang ngày một có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động tín dụng ngân hàng đảm bảo nhu cầu về vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng cho các cá nhân trong nền kinh tế. Tình trạng thừa hoặc thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp. Việc
- 8 phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện cung cấp vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và cố định của các doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng ngân hàng đã góp phần động viên vật tư đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Bên cạnh đó, khi sử dụng vốn vay ngân hàng thì các doanh nghiệp phải tôn trọng hoạt động tín dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay theo đúng thời hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi doanh nghiệp. 2.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng. 2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng Có nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng.Trong đó, định nghĩa rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Một định nghĩa khác về rủi ro tín dụng, đó là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Còn theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD, do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
- 9 2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, việc phân chia rủi ro tín dụng được thể hiện như sau: Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ: Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi NH lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành,
- 10 lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao 2.2.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng Nhóm nguyên nhân từ môi trường: Cũng như hoạt động của các chủ thể kinh tế khác, hoạt động tín dụng của NHTM chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan từ môi trường kinh tế, môi trường chính trị, đặc điểm văn hóa – xã hội, môi trường pháp lý, pháp luật và các tác động chung của khu vực và địa phương…Khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xu hướng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, khi xuất hiện những biến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở một số mặt hàng nào đó ảnh hưởng đến một nhóm ngành thì rủi ro tín dụng với ngân hàng là rất lớn. Nhiều người vay có thể thích ứng và vượt qua khó khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật. Sự thiếu nhất quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới NH cũng như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có những thay đổi trong quy định về thuế, vốn..,cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập… Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp về khả năng trả nợ cũng như đe doạ đến sự an toàn của ngân hàng trong cho vay. Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng: Khẩu vị rủi ro của mỗi NH phản ánh thái độ đối với việc chấp nhận rủi ro ở giới hạn/mức độ nhất định. Trong giới hạn đó, NH có khả năng và sẵn sàng để hứng chịu, khắc phục và vượt qua các rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng. Thêm vào đó, việc mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn