Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Lâm Thị Thùy Liên
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu tiền hành với mục tiêu nghiên cứu cụ thể về thực trạng, tác động và đánh giá nguyên nhân. Từ đó một số giải pháp được đề xuất nhằm kiểm soát hiện trạng này và giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Lâm Thị Thùy Liên
- i TÓM TẮT Trong những năm vừa qua, hệ thống ngân hàng thương mại đã có quá trình phát triển vượt bậc cả về số lượng các ngân hàng, vốn lẫn tổng mức tín dụng, góp phần cho sự tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với sự tăng trưởng là việc hình thành và gia tăng sở hữu chéo trong ngành ngân hàng với việc hàng loạt các ngân hàng thương mại nhà nước lẫn cổ phần, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp phi nhà nước tham gia sở hữu các ngân hàng, các cá nhân, cổ đông lớn chi phối ngân hàng. Số liệu thống kê tổng hợp và các nghiên cứu tình huống cho thấy chỉ trong một thời gian ngắn (2006 - 2013) sở hữu chéo đã hình thành rất phức tạp và gây nên những tác động tiêu cực đáng kể đến hoạt động kinh doanh ngân hàng bên cạnh một số mặt tích cực chỉ có lợi cho các thành viên trong liên kết sở hữu. Trục trặc của hệ thống ngân hàng liên tục phát sinh, bộc lộ rõ nét với việc các ngân hàng thương mại dùng sở hữu chéo để vô hiệu hóa các quy định bảo đảm an toàn hoạt động mà cơ quan quản lý nhà nước đặt ra để điều tiết quan hệ xung đột ủy quyền - thừa hành cố hữu của hoạt động kinh doanh ngân hàng, tiềm ẩn rủi ro cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Bên cạnh đó, sở hữu chéo còn ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng hiện nay, đặc biệt là công cuộc giải quyết nợ xấu. Xuất phát từ thực tiễn đó, bằng phương pháp nghiên cứu định tính xuyên suốt, tác giả chọn đề tài “Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” với mục tiêu nghiên cứu cụ thể về thực trạng, tác động và đánh giá nguyên nhân. Từ đó một số giải pháp được đề xuất nhằm kiểm soát hiện trạng này và giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Nội dung đề tài gồm 3 chương chính: Chương 1 – Cơ sở lý luận về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng và các nghiên cứu trước. Chương 2 – Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3 – Một số khuyến nghị nhằm kiểm soát và hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
- ii LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình, cụ thể: Tôi tên là: LÂM THỊ THÙY LIÊN Sinh ngày 11 tháng 07 năm 1991 Quê quán: Thừa Thiên Huế Địa chỉ hiện tại: 889/16 Trần Xuân Soạn, Quận 7, TP.HCM Hiện công tác tại: NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Thành Là học viên cao học khóa 15 của Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh Mã số học viên: 020115130051 Cam đoan đề tài: “Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” Người hướng dẫn khoa học: NGƯT. PGS. TS. Lý Hoàng Ánh Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP.HCM, ngày 23 tháng 10 năm 2015 Tác giả Lâm Thị Thùy Liên
- iii LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa sau đại học. Khoa đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi cùng các học viên cao học được học tập, nghiên cứu, và hoàn thành luận văn sớm nhất có thể. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của tôi đến NGƯT. PGS. TS. Lý Hoàng Ánh. Mặc dù có rất nhiều công việc bận rộn nhưng thầy vẫn nhiệt tình hướng dẫn, tận tâm, chu đáo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các anh chị đồng nghiệp đã luôn bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ và động viên trong suốt quá trình học tập và làm việc của tôi. TP.HCM, ngày 23 tháng 10 năm 2015 Tác giả Lâm Thị Thùy Liên
- iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AMC Asset Management Công ty quản lý tài sản Company Agriseco Công ty Chứng khoán Agribank CAR Capital Aquedacy Ratio Hệ số an toàn vốn CTCP Công ty cổ phần DNNN Doanh nghiệp Nhà nước HĐQT Hội đồng Quản trị HMG Hyundai Motor Group HTTC Hệ thống tài chính M&A Mergers and acquisitions Mua bán và sáp nhập Nghị định 141 Nghị định 141/2006/NĐ-CP NHLD Ngân hàng Liên doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước NJC Công ty vàng bạc đá quý Phương Nam PNJ Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PVN Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam QTRR Quản trị rủi ro Quyết định 254 Quyết định 254/QĐ-TTg Saigon Exim Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Exim TCTD Tổ chức Tín dụng Thông tư 13 Thông tư 13/2010/TT-NHNN Thông tư 36 Thông tư 36/2014/TT-NHNN Thông tư 52 Thông tư 52/2012/TT-BTC TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCK Thị trường chứng khoán USD Untited State Dollar Đô la Mỹ Vinacomin Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam VND Vietnam Dong Đồng Việt Nam
- v DANH MỤC TÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG Ngân hàng Mã Viết tắt NHTMCP An Bình ABB ABBank NHTMCP Á Châu ACB ACB NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt AGRB Agribank Nam NH Đầu Tư và Phát triển Việt Nam BIDV BIDV NHTMCP Bảo Việt BVB BaoViet Bank NHTMCP Công Thương Việt Nam CTG Vietinbank NHTMCP Đại Á DAB DaiA Bank NHTMCP Đông Á EAB EAB NHTMCP Xuất Nhập Khẩu EIB Eximbank NHTMCP Bản Việt GDB Viet Capital Bank NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu GPB GP Bank NHTMCP Xây dựng (Đại Tín) GTB Trust Bank NHTMCP Phát triển TP.HCM HDB HDBank NHTMCP Kiên Long KLB KienlongBank NHTMCP Bưu điện Liên Việt LPB LienViet Post Bank NHTMCP Quân Đội MBB MBBank NHTMCP Phát triển Mê Kông MDB MekongBank NH Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long MHB MHB NHTMCP Hàng Hải MSB Maritime Bank NHTMCP Nam Á NAB NamA Bank NHTMCP Bắc Á NAS BacA Bank NHTMCP Nam Việt NVB Navibank NHTMCP Phương Đông OCB Orient Bank NHTMCP Đại Dương OJB OceanBank NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex PGB PG Bank NHTMCP Phương Nam PNB SouthernBank NHTMCP Đông Nam Á SEAB SeAbank NHTMCP Sài Gòn Công Thương SGB Saigon Bank NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB SHB NHTMCP Sài Gòn Thương Tín STB Sacombank NHTMCP Kỹ Thương TCB Techcombank NHTMCP Tiên Phong TPB TienPhongBank NHTMCP Việt Á VAB Viet A Bank NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB Vietcombank NHTMCP Quốc Tế VIB VIB NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB VPBank NHTMCP Việt Nam Thương Tín VTB Vietbank NHTMCP Đại chúng VN (Phương PVB PVComBank Tây+PVFC) NHTMCP Phương Tây WEB WesternBank NHTMCP Nhà Hà Nội HBB Habubank NHTMCP Đệ Nhất FCB Ficombank NHTMCP Sài Gòn SCB SCB NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa TNB Tin Nghia Bank
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Quan hệ sở hữu giữa các NHLD ..............................................................35 Bảng 2.2: Tình hình sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM Việt Nam (tháng 12/2013) ................................................................................................37 Bảng 2.3: LienVietPostBank và những khoản tài trợ cho Him Lam 2008-2012......52 Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng được đầu tư bởi các ngân hàng khác .....59
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các quan hệ ủy quyền – thừa hành trong ngân hàng ..................................7 Hình 1.2: Sở hữu chéo trực tiếp ................................................................................11 Hình 1.3: Sở hữu vòng ..............................................................................................11 Hình 1.4: Sở hữu mạng lưới ......................................................................................12 Hình 1.5: Mô hình sở hữu của hệ thống HMG (đến 31/12/2009).............................13 Hình 1.6: Quá trình tăng vốn ảo thông qua sở hữu chéo ..........................................19 Hình 2.1: Cơ cấu sở hữu của các NHTMNN (31/12/2013) ......................................34 ...................................................................................................................................38 Hình 2.2: Cơ cấu sở hữu của một số NHTMCP (tháng 05/2012) .............................38 Hình 2.3: Cơ cấu sở hữu của SCB, Ficombank và TinNghiaBank ...........................39 Hình 2.4: Cơ cấu cổ đông của ABBank (2013) ........................................................40 Hình 2.5: Sở hữu chéo giữa NHTM và DNNN (thời điểm 05/2012) .......................42 Hình 2.6: Sở hữu gia đình trong DongA Bank và PNJ .............................................43 Hình 2.7: Tình huống SCB, FCB, TNB và Vạn Thịnh Phát .....................................49 Hình 2.8: Hệ số CAR của các ngân hàng Việt Nam 2010 - 2012.............................50 Hình 2.9: Sở hữu chéo giữa NHTMNN và DNNN...................................................51 Hình 2.10: Sở hữu chéo giữa Geleximco, EVN và ABBank ....................................53 Hình 2.11: ACB đầu tư cho ACBS thông qua Ngân hàng Đại Á .............................54 Hình 2.12: Minh họa tình huống vô hiệu hóa quy định kiểm soát nợ xấu ................57 Hình 2.13: Nợ xấu của 8 ngân hàng cho Vinashin vay.............................................60 Hình 2.14: Chấm điểm quản trị trong lĩnh vực tài chính năm 2012 .........................73
- viii MỤC LỤC TÓM TẮT ....................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................iv DANH MỤC TÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG ..........................................................v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii MỤC LỤC ............................................................................................................... viii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................................................5 1.1. Lý thuyết ủy quyền – thừa hành .......................................................................5 1.1.1. Tổng quan về quan hệ ủy quyền – thừa hành .........................................5 1.1.2. Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần .........................................................7 1.1.3. Chi phí ủy quyền của nợ.........................................................................8 1.2. Tổng quan về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng .....................................9 1.2.1. Khái niệm sở hữu chéo và sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng .......9 1.2.2. Các loại hình và dạng thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng.....10 1.2.2.1. Các loại hình sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng....................10 1.2.2.2. Các dạng thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng ..................11 1.2.3. Tác động của sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng ..........................14 1.2.3.1. Tác động tích cực ...........................................................................14 1.2.3.2. Tác động tiêu cực ...........................................................................18 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sở hữu chéo và hệ thống ngân hàng thương mại .......................................................................................23 1.2.4.1. Nhân tố vĩ mô ................................................................................23 1.2.4.2. Nhân tố vi mô ................................................................................26 1.2.5. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng ........................................................................................................27 1.2.5.1. Sơ lược nghiên cứu về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng trên thế giới .......................................................................................................27
- ix 1.2.5.2. Sơ lược nghiên cứu về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ................................................................................................30 Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ....................................................................................32 2.1. Sự hình thành và phát triển của sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................................................................................32 2.2. Các loại hình sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 33 2.2.1. Sở hữu chéo giữa ngân hàng và ngân hàng ..........................................33 2.2.2. Sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp .....................................40 2.2.3. Sở hữu chéo giữa ngân hàng và cá nhân, nhóm cổ đông .....................42 2.3. Tác động của sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.... ...........................................................................................................................44 2.3.1. Tác động tích cực .................................................................................44 2.3.1.1. Ổn định cơ cấu sở hữu và quản trị .................................................44 2.3.1.2. Nâng cao tiềm năng về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và hiệu quả hoạt động ................................................................................................45 2.3.1.3. Thúc đẩy hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng ........................47 2.3.2. Tác động tiêu cực .................................................................................47 2.3.2.1. Vô hiệu hóa các quy định an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại ....................................................................................................47 2.3.2.2. Tạo điều kiện phát sinh nợ xấu ......................................................59 2.3.2.3. Tiềm ẩn rủi ro hệ thống ngân hàng ................................................61 2.4. Đánh giá nguyên nhân sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hình thành, gia tăng và dẫn đến tác động tiêu cực .......................................61 2.4.1. Nguyên nhân vĩ mô ..............................................................................61 2.4.1.1. Chính sách tiền tệ nới lỏng đi kèm tăng trưởng tín dụng nóng .....61 2.4.1.2. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam .......................63 2.4.1.3. Sự phụ thuộc vào nguồn cung tín dụng ngân hàng........................64 2.4.1.4. Áp lực tăng vốn nhanh chóng của hệ thống ngân hàng .................64 2.4.1.5. Sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết .......................................................................................................65 2.4.1.6. Sự bất cập của khuôn khổ pháp lý liên quan đến sở hữu chéo ......66
- x 2.4.1.7. Năng lực thanh tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước .........70 2.4.2. Nguyên nhân vi mô ..............................................................................71 2.4.2.1. Sự thiếu vắng nguồn nhân lực quản lý cấp cao .............................71 2.4.2.2. Năng lực quản trị nội bộ ................................................................72 2.4.2.3. Thông tin thiếu minh bạch .............................................................73 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................74 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM KIỂM SOÁT VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ....................................................................................75 3.1.Một số giải pháp đã được triển khai nhằm kiểm soát và hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ................75 3.1.1. Thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các ngân hàng thương mại 75 3.1.2. Phân biệt ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại ........................76 3.1.3. Xem xét tăng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư ngoại vào các ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................................................................77 3.1.4. Hoàn thiện quy định bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng ...............79 3.2. Một số khuyến nghị nhằm kiểm soát và hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam .........................................82 3.2.1. Tiến hành thoái vốn tại ngân hàng góp vốn .........................................82 3.2.2. Tách bạch quyền sở hữu và quyền giám sát .........................................84 3.2.3. Mua bán và sáp nhập ............................................................................85 3.2.4. Nâng cao đạo đức kinh doanh ..............................................................86 3.2.5. Hoàn thiện các quy định pháp luật .......................................................87 3.2.6. Bảo hiểm tiền gửi phải được quan tâm ................................................89 3.2.7. Tăng cường pháp chế và chế tài ...........................................................90 3.2.8. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng .........................91 3.2.9. Nâng cao hiệu quả quản trị nội bộ của các ngân hàng .........................92 3.2.10. Gắn xử lý sở hữu chéo với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng .93 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................94 KẾT LUẬN ...............................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................97 PHỤ LỤC ................................................................................................................105
- 1 MỞ ĐẦU Trong phần này, tác giả giới thiệu những nét chính về đề tài, bao gồm bối cảnh và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và kết cấu của luận văn. Các nội dung này giúp luận văn trở nên rõ ràng, mạch lạc và nhất quán hơn. Sau đây là các nội dung chính. 1. Bối cảnh và tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi hệ thống ngân hàng một cấp của Việt Nam được tách thành ngân hàng trung ương đại diện bởi ngân hàng nhà nước (NHNN) và các ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh vào năm 1988, khu vực ngân hàng đã có sự tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ về số lượng, quy mô và đa dạng về cơ cấu sở hữu cũng như loại hình. Vào năm 1990 khi Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành, hệ thống ngân hàng của Việt Nam chỉ có bốn ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN). Những năm 90 sau đó đã chứng kiến đợt sóng phát triển đầu tiên là sự gia tăng của số lượng ngân hàng trong hệ thống, bao gồm NHTMNN và NHTMCP, từ 4 vào năm 1990 và lên đỉnh 56 vào năm 1997. Năm 2006, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có sự tăng tốc, thị trường chứng khoán (TTCK) cũng bùng nổ đón đầu hiệu ứng của hội nhập kinh tế quốc tế đánh dấu đợt sóng thành lập ngân hàng mạnh mẽ thứ hai với việc chuyển đổi 10 NHTMCP nông thôn thành NHTMCP đô thị và thành lập mới 4 ngân hàng. Hiện nay, khu vực ngân hàng trong nước của Việt Nam có 5 NHTM nhà nước và 33 NHTMCP. Cùng với sự gia tăng số lượng, vốn của các NHTM cũng đã tăng lên mạnh mẽ. Đặc biệt với việc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, nhằm tăng cường khả năng tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP (Nghị định 141) quy định mức vốn pháp định tối thiểu của NHTMCP là 1.000 tỷ đồng với thời hạn đến cuối năm 2008 và 3.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010. Theo tính toán của tác giả, vốn điều lệ của riêng hệ thống NHTM đã tăng tới 44% vào năm 2006, 89% vào năm 2007, 18% vào năm 2008 và 53% trong giai đoạn năm 2008 – 2012. Quá trình tăng trưởng nhanh chóng về số lượng, cũng
- 2 như vốn của các NHTM trong thời gian qua đã hình thành cấu trúc sở hữu chéo và đa phương giữa ngân hàng với ngân hàng, ngân hàng với doanh nghiệp, giữa các cá nhân, nhóm cổ đông và ngân hàng. Hiện nay, bên cạnh những lợi ích mang lại, thì sở hữu chéo đang là nguyên nhân của một số ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam như: khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng không được đánh giá đúng mức, các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động cụ thể là về vốn, giới hạn tín dụng, giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần, đảm bảo khả năng chi trả, phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro trở nên sai lệch. Đối với quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) hiện nay, sở hữu chéo là một trong những vấn đề cần quan tâm xử lý hàng đầu, đặc biệt là đối với công tác giải quyết nợ xấu cũng như tăng cường minh bạch hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn kinh tế Việt Nam, việc hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chéo đến hệ thống NHTM Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Trong những năm gần đây yêu cầu này đã trở thành một đề tài nóng, thu hút sự chú ý của giới chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách. Mặc dù trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sở hữu chéo, tuy nhiên các nghiên cứu tổng quát về sở hữu chéo tại Việt Nam, đặc biệt trong hệ thống NHTM còn rất hiếm. Nhìn nhận được khoảng trống giữa cơ sở về lý thuyết và thực tiễn, luận văn phân tích vấn đề “Sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam” để góp phần minh họa và đi tìm câu trả lời cho các giải pháp giảm sở hữu chéo đồng thời hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và phức tạp của sở hữu chéo ngân hàng trong thời gian qua. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn đặt mục tiêu tổng quát nghiên cứu vấn đề “sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam” nhằm làm sáng tỏ các ảnh hưởng quan trọng của nó tới sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Cụ thể, luận văn hướng tới nghiên cứu thực trạng, tác động và đánh giá nguyên nhân khiến sở hữu chéo hình thành, gia tăng và dẫn đến tác động tiêu cực đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát tình trạng sở hữu chéo
- 3 và hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, luận văn được xây dựng nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi sau: Diễn biến sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam như thế nào? Sở hữu chéo tác động như thế nào đến hệ thống NHTM Việt Nam? Các nguyên nhân nào hình thành và dẫn đến tác động tiêu cực của sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam? Một số giải pháp nào được đặt ra nhằm kiểm soát sở hữu chéo và giảm thiểu tác động tiêu cực của sở hữu chéo đến hệ thống NHTM Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các mối quan hệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp giữa các chủ thể liên quan đến sở hữu ngân hàng bao gồm: giữa ngân hàng với ngân hàng, giữa ngân hàng với doanh nghiệp, giữa các cá nhân, nhóm cổ đông với ngân hàng. Từ đó, tác giả đánh giá những ảnh hưởng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những mối quan hệ này đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống NHTM giai đoạn 2006-2013, đặc biệt là quá trình cơ cấu lại các TCTD hiện nay. Cuối cùng, tác giả chỉ ra những nguyên nhân vĩ mô và vi mô dẫn đến tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng nhất quán phương pháp nghiên cứu định tính đặc biệt là phương pháp chuyên gia, nghiên cứu tình huống và nghiên cứu văn bản. Phương pháp này được vận dụng dựa trên các nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được từ báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước, các NHTM, doanh nghiệp và một số phương tiện truyền thông. Từ đó, tác giả tổng hợp số liệu kết hợp phân tích, bình luận để đưa ra các nhận định sâu sắc về sở hữu chéo tại các NHTM Việt Nam. 6. Đóng góp của đề tài
- 4 Trước những diễn biến phức tạp của sở hữu chéo tại các NHTM Việt Nam, luận văn làm sáng tỏ các ảnh hưởng quan trọng của thực trạng tới sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Như những nghiên cứu trước, luận văn phân tích các khía cạnh khác nhau của đề tài trên cơ sở phân tích thực tiễn, đánh giá khách quan và nghiên cứu các văn bản pháp lý. Tuy nhiên luận văn cũng cập nhật các văn bản pháp luật hiện hành chưa được thể hiện trong các nghiên cứu trước và phân tích đan xen tác động của sở hữu chéo đến quá trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam hiện nay. Qua đó, luận văn góp phần nhận diện những rủi ro trong quản trị của ngân hàng và sự bất cập trong quản lý của nhà nước. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần tóm tắt, mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục tên của các ngân hàng, danh mục bảng, danh mục hình, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương chính: Chương 1 – Cơ sở lý luận về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng và các nghiên cứu trước. Chương 2 – Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3 – Một số khuyến nghị nhằm kiểm soát và hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
- 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Trong chương này, tác giả tập trung làm rõ các lý thuyết có liên quan đến vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng nhằm hệ thống hóa những khía cạnh lý luận sẽ được đề cập tới trong quá trình phân tích. Trên cơ sở đó, nội dung chủ yếu của chương đề cập đến lý thuyết ủy quyền – thừa hành, tổng quan về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng gồm khái niệm, loại hình và dạng thức, tác động tích cực và tiêu cực, các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sở hữu chéo và hệ thống ngân hàng, sơ lược các nghiên cứu trước về sở hữu chéo ngân hàng. Sau đây là các nội dung chính. 1.1. Lý thuyết ủy quyền – thừa hành Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian, huy động vốn để cho vay. Do vậy, trục trặc từ mối quan hệ người sở hữu – người điều hành là không tránh khỏi. Nghiên cứu về lý thuyết ủy quyền – thừa hành là cần thiết để chỉ ra những trục trặc này xuất phát từ quá trình sở hữu chéo ngân hàng. 1.1.1. Tổng quan về quan hệ ủy quyền – thừa hành Trong một cơ cấu một doanh nghiệp thông thường, chủ sở hữu (người ủy quyền) thuê các nhà quản lý (người thừa hành) và trao cho họ một số quyền để điều hành doanh nghiệp. Nói về vấn đề giữa người ủy quyền – thừa hành, Jensen và Meckling (1976) đã định nghĩa “Mối quan hệ ủy quyền – thừa hành như là một hợp đồng theo đó một hay nhiều người (người chủ sở hữu) thuê một người khác (người thừa hành) thay mặt họ thực hiện một số dịch vụ và được phép đưa ra những quyết định liên quan”. Quan hệ ủy quyền – thừa hành là một hệ quả của thông tin bất cân xứng vì nó bao gồm cả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Khi người ủy quyền giao quyền cho người thừa hành, họ sẽ không trực tiếp điều hành công việc và biết được ít thông tin hơn người thừa hành. Bên cạnh đó, người thừa hành và người ủy quyền có thể theo đuổi những mục tiêu không giống nhau. Điều này dễ dẫn tới rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại (moral hazard) xảy ra khi người thừa hành có những hành động không phục
- 6 vụ lợi ích của người ủy quyền, lợi dụng việc hành vi của mình không thể bị người ủy quyền theo dõi sát sao để trục lợi cho mình và gây hại cho người ủy quyền. Vì có ít thông tin hơn nên người ủy quyền khó cưỡng chế thi hành, đánh giá hay khuyến khích công việc của người thừa hành. Điều này sẽ dẫn tới sự lựa chọn bất lợi (adverse selection) của người ủy quyền. Trong một ngân hàng, mối quan hệ ủy quyền – thừa hành tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Trước tiên, người gửi tiền “ủy quyền” cho ngân hàng sử dụng tiền gửi của mình để cho vay lại, người gửi tiền không thể biết một cách chắc chắn liệu tiền gửi của mình có được sử dụng một cách cẩn trọng và đúng đắn hay không vì chỉ có ngân hàng mới biết rõ các khoản huy động được giải ngân như thế nào. Ngân hàng sau đó “thừa hành” sự ủy quyền này thông qua việc cho nhà đầu tư vay lại. Trong mối quan hệ thứ hai này ngân hàng “ủy quyền” cho nhà đầu tư được sử dụng khoản vay cho mục đích nhất định. Nhà đầu tư sau đó “thừa hành” sự ủy quyền này thông qua việc đầu tư theo đúng mục đích được quy định trong hợp đồng vay vốn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng rất khó biết một cách chắc chắn liệu khoản tín dụng có được nhà đầu tư sử dụng đúng mục đích cho vay ghi trong hợp đồng hay không, trong khi chỉ có nhà đầu tư biết rõ là mình sử dụng tiền vay vào mục đích gì. Tương tự, quan hệ ủy quyền – thừa hành trong ngân hàng không chỉ tồn tại giữa người gửi tiền với ngân hàng và giữa ngân hàng với nhà đầu tư, mà còn tồn tại giữa các cổ đông nhỏ với cổ đông lớn, giữa cổ đông với hội đồng quản trị, giữa hội đồng quản trị và ban giám đốc, và giữa ban giám đốc với nhân viên được minh họa trong (xem Hình 1.1). Điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh rủi ro của ngân hàng với những chi phí cho xã hội. Xét về cơ cấu vốn của doanh nghiệp, chi phí ủy quyền bao gồm chi phí ủy quyền của cổ phần (agency cost of equity) và chi phí ủy quyền của nợ (agency cost of debt).
- 7 Hình 1.1: Các quan hệ ủy quyền – thừa hành trong ngân hàng Nguồn: Vũ Thành Tự Anh và cộng sự (2013) 1.1.2. Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và các nhà quản lý công ty. Khi cổ đông bị giới hạn hoặc mất kiểm soát đối với người quản lý, thì phía quản lý sẽ có động cơ tham gia vào những hoạt động có lợi cho bản thân nhưng có thể phương hại đến quyền lợi của cổ đông. Chi phí ủy quyền – thừa hành của vốn cổ phần cũng xuất phát trong tình huống mà các nhà quản lý thường xuyên thực hiện những chiến lược đầu tư khiến công ty phát triển cao hơn mức tối ưu, hoặc đi vào những lĩnh vực kinh doanh mà công ty không có lợi thế cạnh tranh. Bằng việc thực hiện các hành động này, người quản lý sẽ tự gia tăng quyền hạn cho mình. Trong hoạt động của NHTM, do việc người sở hữu - cổ đông không giám sát được các hoạt động của người quản lý ngân hàng, dẫn đến việc người quản lý có thể lựa chọn các dự án rủi ro để cho vay nhằm hưởng lợi ích cá nhân thay vì lựa chọn các dự án an toàn. Thông qua sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp, cổ đông lớn là các doanh nghiệp thậm chí có thể yêu cầu tổng giám đốc ngân hàng cho vay, đầu tư theo chỉ định hay dựa trên quan hệ của họ mà đúng ra các quyết định này phải dựa trên tính khả thi của dự án và năng lực tài chính quản trị của người vay vốn. Cổ đông thiểu số và nhiều người khác sẽ gánh chịu thiệt hại nếu các hành động rủi ro này gây ra tổn thất. Do vậy, trong bối cảnh tồn tại thông tin bất cân xứng, quy định về giới
- 8 hạn sở hữu và các trách nhiệm về minh bạch hóa thông tin tài chính và quá trình điều hành trở nên hết sức quan trọng để tránh sự thao túng của các cổ đông lớn, tăng cường sự giám sát của thị trường, hạn chế các hành vi rủi ro của người điều hành nhân danh lợi ích của một vài cổ đông lớn mà bỏ qua lợi ích của các cổ đông đại chúng. 1.1.3. Chi phí ủy quyền của nợ Chi phí ủy quyền của nợ phát sinh từ mâu thuẫn về lợi ích giữa chủ nợ và cổ đông. Trong một công ty có vay nợ bên ngoài, cổ đông có quyền quyết định việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ dựa vào hiệu quả các dự án đầu tư được tài trợ một phần hay toàn bộ bằng vốn vay. Lựa chọn các dự án an toàn để đầu tư, cổ đông sẽ đảm bảo tốt hơn nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên sự lựa chọn này chủ yếu mang lại giá trị cho chủ nợ khi hiệu quả thu được từ dự án, thường không quá cao do dự án an toàn ít rủi ro. Nếu dự án đầu tư có suất sinh lợi cao, cổ đông có nhiều giá trị còn lại sau khi trả nợ hơn, từ đó nảy sinh vấn đề cổ đông luôn muốn lựa chọn các dự án rủi ro cao để có suất sinh lợi cao. Trong kịch bản tốt, cổ đông vẫn chỉ phải trả cho chủ nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng, nhưng phần giá trị còn lại của họ lại lớn hơn nhiều so với trường hợp họ lựa chọn dự án an toàn để tiến hành đầu tư. Ngược lại, trong trường hợp dự án thất bại, cổ đông vẫn có thể lựa chọn việc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và chuyển giao quyền kiểm soát công ty cho chủ nợ, theo nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn. Như vậy, trong doanh nghiệp có vay nợ tồn tại một xung đột về lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ do cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp nhưng được quyền sử dụng vốn vay bên ngoài. Điều này làm cho cổ đông ngân hàng có tâm lý hành xử theo hướng chấp nhận rủi ro nhiều hơn, nhất là khi sở hữu chéo tạo điều kiện cho ngân hàng giải ngân cho các dự án theo chỉ định và khi đó thiệt hại nếu xảy ra sẽ dồn gánh nặng lên vai người gửi tiền. Do đó, các quy định đủ vốn và các hệ số đảm bảo an toàn khác thường được cơ quan giám sát ngân hàng đặt ra nhằm tạo khuôn khổ cho các hoạt động giám sát, góp phần ngăn ngừa các hành vi chấp nhận rủi ro quá mức và rủi do đạo đức của các chủ sở hữu ngân hàng. Tóm lại, mâu thuẫn trong quan hệ ủy quyền – thừa hành dẫn đến hoạt động kinh doanh rủi ro của ngân hàng với những phí tổn cho cả xã hội. Mâu thuẫn này có thể
- 9 được điều tiết bằng việc áp đặt các quy định hoạt động an toàn về vốn, giới hạn cho vay – đầu tư, khả năng thanh toán và quản lý nợ xấu. Tuy nhiên cơ chế sở hữu chéo được tạo ra giúp NHTM “lách” các quy định về hoạt động an toàn này. 1.2. Tổng quan về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng 1.2.1. Khái niệm sở hữu chéo và sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng “Sở hữu chéo” có nguồn gốc từ thuật ngữ “Cross-ownership” hay “Cross- holding” trong luật Anglo-American, luật Wechseloeitigo Beteiliguo của Đức và bộ luật mới của Pháp. Đây là một hiện tượng phổ biến trên thế giới và là chủ đề nghiên cứu lớn trong giới học thuật, do đó các khái niệm liên quan được tác giả đúc kết dựa trên các nghiên cứu trong quá khứ ở nhiều nước khác nhau. Theo đó, xuất phát từ nghiên cứu về việc thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa các công ty ở Nhật Bản và ngân hàng những năm 1990, Scher (2001) định nghĩa “Sở hữu chéo là việc hai hoặc nhiều công ty nắm giữ cổ phần của nhau”. Tương tự, với nghiên cứu về liên kết sở hữu ngân hàng – doanh nghiệp và quá trình công nghiệp hóa ở Đức, Alberto và Alessia (2009) đã chỉ ra “Sở hữu chéo là việc các công ty, thuộc lĩnh vực công nghiệp và tài chính, nắm giữ lâu dài cổ phần của nhau”. Tại Trung Quốc, Wang và cộng sự (2012) cho rằng “sở hữu chéo” cũng như “đầu tư tương hỗ - mutual investment” hay “tham gia góp vốn tương hỗ - mutual capital participant” là hiện tượng các doanh nghiệp trong cùng một thời điểm nắm giữ cổ phần của nhau cho những mục tiêu cụ thể. Kế thừa các quan điểm trên, một cách khái quát, “sở hữu chéo” được hiểu là mối quan hệ giữa giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế trong đó các chủ thể kinh tế có quan hệ sở hữu lẫn nhau. Sở hữu chéo thường được sử dụng để củng cố mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, và thường có cả ngân hàng. Từ định nghĩa khái quát về sở hữu chéo thì có thể hiểu “sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng” xuất phát từ sở hữu chéo trong hệ thống doanh nghiệp với đặc điểm là có ngân hàng tham gia vào quan hệ sở hữu cổ phần giữa các thành viên. Như vậy, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng là việc một hay nhiều ngân hàng nắm giữ cổ phần của nhau, ngân hàng và doanh nghiệp phi ngân hàng khác nắm giữ cổ phần của nhau, cá nhân, nhóm cổ đông và ngân hàng nắm giữ cổ phần của nhau.
- 10 1.2.2. Các loại hình và dạng thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng 1.2.2.1. Các loại hình sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Gắn với phạm vi nghiên cứu của luận văn, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng được tác giả xác định là sở hữu hai chiều giữa ngân hàng và ngân hàng, giữa ngân hàng và doanh nghiệp, giữa các cá nhân, nhóm cổ đông và ngân hàng. Sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp Sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp là việc ngân hàng sở hữu cổ phần của doanh nghiệp và ngược lại (tùy theo tỷ lệ sở hữu cổ phần và mối quan hệ của người đại diện nằm trong ban quản trị doanh nghiệp và ngược lại). Trên thế giới, kinh nghiệm ở Đức và Nhật cho thấy hai quốc gia này đã rất thành công trong việc khai thác quan hệ sở hữu chéo doanh nghiệp – ngân hàng. Trong mối quan hệ này, giao dịch chủ yếu xuất phát từ sự liên kết này là vay, mượn. Sở hữu chéo giữa ngân hàng và ngân hàng Sở hữu chéo giữa các ngân hàng là hiện tượng ngân hàng này sở hữu cổ phần của ngân hàng khác thông qua mua bán cổ phần hoặc có thể đầu tư vào ngân hàng khác thông qua công ty con hoặc ủy thác đầu tư qua một bên trung gian. Sở hữu chéo giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Khi ngân hàng nhỏ gặp vấn đề thì sẽ nhận được những hỗ trợ từ phía các ngân hàng lớn về vốn, kinh nghiệm quản trị cũng như về nhân sự điều hành. Sở hữu chéo giữa các cá nhân, nhóm cổ đông và ngân hàng Các ngân hàng có thể được sở hữu bởi các cá nhân hay nhóm cổ đông lớn có ảnh hưởng trọng yếu đến các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cụ thể, nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình đồng thời sở hữu hoặc lãnh đạo nhiều ngân hàng và doanh nghiệp có liên quan với nhau. Trên thị trường tài chính nổi lên các nhóm cổ đông được xem là có ảnh hưởng quyết định, chi phối đến hoạt động của ngân hàng, thâu tóm thị trường làm khuynh đảo một hoặc nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế - xã hội vì lợi ích nhóm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 9 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn