Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị và thành quả, rủi ro hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu trọng tâm của bài chính là xác định xem sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị thực sự có ích cho công ty hay không. Dựa trên các nghiên cứu trước, tôi cho rằng việc kiêm nhiệm của hội đồng quản trị công ty sẽ giúp gia tăng thành quả của công ty đồng thời làm giảm đi rủi ro mà công ty phải đối mặt vì lý do các thành viên hội đồng quản trị kiêm nhiệm... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị và thành quả, rủi ro hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN MINH HOÀNG SỰ KIÊM NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ THÀNH QUẢ, RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN MINH HOÀNG SỰ KIÊM NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ THÀNH QUẢ, RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị và thành quả, rủi ro hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Phan Thị Bích Nguyệt. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2016 Trần Minh Hoàng
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 4 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 5 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 6 1.7. Kết cấu của bài nghiên cứu .......................................................................................... 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .................................... 8 2.1. Các nghiên cứu trước đây về sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị và thành quả, rủi ro của công ty ...................................................................................................................... 8 2.2. Các nghiên cứu khác liên quan đến hội đồng quản trị và thành quả, rủi ro của công ty ........................................................................................................................................... 13 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU ..................................................................................................... 18 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................................... 18 3.2. Mô tả các biến ............................................................................................................ 18 3.3. Mô tả dữ liệu: ............................................................................................................. 21 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ..................................... 25 4.1. Xây dựng các giả thiết của mô hình: .......................................................................... 25 4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 26 4.2.1. Sự kiêm nhiệm của Hội đồng quản trị và thành quả hoạt động của công ty ...... 27 4.2.2. Sự kiêm nhiệm của Hội đồng quản trị và rủi ro của công ty .............................. 28 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ....................................................................... 30 5.1. Sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị và thành quả của công ty................................ 30 5.2. Sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị và rủi ro của công ty ...................................... 33 5.3. Sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế: ............ 38 CHƯƠNG 6: KIỂM TRA TÍNH BỀN VỮNG: ................................................................. 45
- 6.1. Tác động của các thành viên bên ngoài so với thành viên bên trong lên công ty: ..... 45 6.1.1. Tác động đến thành quả công ty: ........................................................................ 45 6.1.2. Tác động đến rủi ro của công ty ......................................................................... 48 6.2. Mức độ kiêm nhiệm của các thành viên hội đồng quản trị: ....................................... 49 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: .................................................................... 53 7.1. Các kết luận quan trọng của bài nghiên cứu: ............................................................. 53 7.2. Các hạn chế của bài nghiên cứu: ................................................................................ 55 7.3. Một số kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo của bài: ......................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách các công ty niêm yết được đưa vào mẫu nghiên cứu Phụ lục 2: Các biến nghiên cứu được sử dụng trong bài
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Thống kê mô tả các biến: ...................................................................................... 21 Bảng 2: Sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị và thành quả của công ty .......................... 30 Bảng 3: Sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị và rủi ro của công ty ................................. 33 Bảng 4: sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị, thành quả và rủi ro của công ty trước và sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2010. ....................................................... 39 Bảng 5: Ảnh hưởng của thành viên bên ngoài/bên trong kiêm nhiệm và thành quả của công ty. ............................................................................................................................... 46 Bảng 6: Ảnh hưởng của thành viên bên ngoài/bên trong kiêm nhiệm và rủi ro công ty. .. 48 Bảng 7: sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị, thành quả và rủi ro của công ty với sự thay đổi định nghĩa về sự kiêm nhiệm ....................................................................................... 50
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, việc một doanh nghiệp có nhiều thành viên hội đồng quản trị cũng là thành viên hội đồng quản trị của doanh nghiệp khác không còn là vấn đề xa lạ, việc kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý cấp cao ở đồng thời nhiều công ty vừa mang lại lợi ích cũng đồng thời mang đến những ảnh hưởng không tốt đến với các công ty. Việc một thành viên hội đồng quản trị có thể làm việc ở cùng lúc nhiều công ty chứng tỏ họ là những người có nhiều kiến thức quản trị, có nhiều danh tiếng và kinh nghiệm quản lý của họ sẽ giúp ích cho công ty, tuy nhiên, việc xao nhãng trong quản lý do phải chia sẽ thời gian của mình tại nhiều công ty cũng có thể khiến hiệu quả quản trị của họ giảm sút từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến công ty. Trước vấn đề này, một bài nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các thành viên hội đồng quản trị do phải kiêm nhiệm vị trí ở những công ty khác lên các yếu tố quyết định sự thành công của công ty bao gồm thành quả và rủi ro hoạt động là việc làm rất cần thiết. Ngoài ra, nguyên nhân chính yếu để nghiên cứu vấn đề kiêm nhiệm của các thành viên hội đồng quản trị ảnh hưởng đến hoạt động của công ty là do các nghiên cứu trước đây khi nghiên cứu về hội đồng quản trị của công ty thường tập trung nghiên cứu quy mô của hội đồng quản trị cũng như là sự độc lập của hội đồng trong việc đưa ra các quyết định quản trị, từ đó tác động đến thành quả hoạt động của công ty (nghiên cứu của các tác giả Hermalin và Weisbach 1988, 1998; Yermack 1996; Coles et al 2008). Một điểm chung trong các nghiên cứu này, đó là các tác giả đều cho rằng ở các công ty lớn và có cấu trúc quản trị phức tạp, ban điều hành của công ty sẽ cần phải được giám sát chặt chẽ hơn, điều đó đòi hỏi hội đồng quản trị cũng phải có quy mô lớn hơn đồng thời cũng cần nhiều thành viên hội đồng quản trị đến từ những công ty khác, những người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức quản trị ở nhiều lĩnh vực khác nhau để đưa ra những sự tư vấn, giám sát hợp lý cho công ty. Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu về sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị có tác động như thế nào đến công ty vẫn còn khá mới mẻ và có rất ít nghiên cứu trước đây
- 2 nghiên cứu về vấn đề này. Về vấn đề sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị công ty, gần đây cũng đã có một số tác giả quan tâm đến và có những nghiên cứu rất đáng chú ý, tiêu biểu như nghiên cứu của các tác giả Ferris et al. năm 2003; Fich và Shivdasani năm 2006 nghiên cứu về tác động của sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị lên thành quả hoạt động của các công ty phi tài chính hay nghiên cứu của tác giả Elyas Elyasiani và Ling Zhang năm 2015 nghiên cứu về sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị tác động đến thành quả và rủi ro của các công ty nắm vốn ngân hàng. Nhìn chung, bên cạnh những khía cạnh truyền thống liên quan đến hội đồng quản trị và thành quả của công ty, vấn đề kiêm nhiệm của hội đồng quản trị cũng đã và đang được nghiên cứu ngày càng chuyên sâu hơn. Ở mặt tích cực, các thành viên hội đồng quản trị kiêm nhiệm nhiều vị trí ở các công ty khác là những người phải có được kiến thức rất tốt, đi kèm với đó là kinh nghiệm trong quản trị, những danh tiếng và các mối quan hệ mà họ có thể mang lại cho công ty, đây là những tài sản vô hình vô cùng quý báu mà các công ty rất khó để kiếm được. Tuy nhiên, ở mặt tiêu cực, các thành viên bận kiêm nhiệm quá nhiều vị trí quản trị ở các công ty phải chia sẽ quỹ thời gian, cùng với đó là sức lực của mình để cùng lúc quản trị ở nhiều công ty, từ đó có khả năng dẫn đến việc lơ là trong việc tư vấn và đưa ra những quyết định quản trị sáng suốt cho công ty. Các nghiên cứu trước đây cũng đưa ra các bằng chứng nghiên cứu trái ngược nhau đối với vấn đề sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị và thành quả công ty. Như tác giả Ferris et al. không tìm thấy bằng chứng chứng tỏ sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị tác động đến thành quả của công ty trong khi tác giả Fich và Shivdasani lại tìm ra được bằng chứng cho thấy sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị có tác động xấu đến thành quả của công ty. Nhìn chung, tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu này có thể tóm gọn trong các ý chính sau: Đầu tiên, đó là vì vấn đề sự ảnh hưởng của hội đồng quản trị công ty – trong đó nổi bật là sự kiêm nhiệm của họ ở các công ty khác, có thật sự có ích hay gây hại cho các công ty họ đang quản lý hay không vẫn cần sự giải đáp mà các bài nghiên cứu trước đây rất ít tìm hiểu đến. Từ đó cần có hướng mở rộng ra hơn
- 3 nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến hội đồng quản trị của công ty như là sự kiêm nhiệm hoặc các vấn đề khác thay vì các vấn đề đã được các nghiên cứu trước đây nghiên cứu kỹ như quy mô hay khả năng quản trị của hội đồng quản trị công ty... Thứ hai, những nghiên cứu trước đây, khi nghiên cứu về sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị, thường tập trung vào tác động đến thành quả của công ty. Tuy nhiên, các tác giả đã bỏ qua một yếu tố quan trọng không kém, đó chính là tác động lên cả rủi ro hoạt động của công ty. Hiện tại chỉ mới có nghiên cứu của tác giả Elyas Elyasiani và Ling Zhang năm 2015 đã đề cập đến tác động của sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động của các công ty nắm vốn trong ngân hàng. Các nghiên cứu khác thường bỏ qua hoặc nhắc đến rất ít về khía cạnh này, vì vậy bài nghiên cứu này nhằm mục đích đào sâu hơn vấn đề rủi ro hoạt động của các công ty, không chỉ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng như tác giả Elyas Elyasiani và Ling Zhang đã nghiên cứu mà mở rộng ra các doanh nghiệp phi tài chính khác. Thứ ba, cùng với sự nghiên cứu về vấn đề kiêm nhiệm của hội đồng quản trị và thành quả, rủi ro của công ty. Qua bài nghiên cứu này, tồn tại một vấn đề mà các nghiên cứu trước chưa ít đề cập đến. Đó là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một số doanh nghiệp nhờ vào sự lãnh đạo, tư vấn, giám sát tài tình của các thành viên hội đồng quản trị nên đã đứng vững trước khó khăn, điều này đặt ra câu hỏi phải chăng sự kiêm nhiệm của các thành viên hội đồng quản trị lúc này đã phát huy tác dụng để giúp công ty vượt qua khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng ? Do đó, việc đưa vấn đề này vào bài nghiên cứu cũng sẽ cho chúng ta được lời giải đáp hợp lý. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu trọng tâm của bài chính là xác định xem sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị thực sự có ích cho công ty hay không. Dựa trên các nghiên cứu trước, tôi cho rằng việc kiêm nhiệm của hội đồng quản trị công ty sẽ giúp gia tăng
- 4 thành quả của công ty đồng thời làm giảm đi rủi ro mà công ty phải đối mặt vì lý do các thành viên hội đồng quản trị kiêm nhiệm mặc dù sẽ phải chia sẽ quỹ thời gian và sức lực của mình cho việc quản trị nhiều công ty nhưng họ sẽ mang đến cho công ty nhiều kinh nghiệm, kiến thức quản trị, các kỹ năng cần thiết đồng thời đưa ra được những sự tư vấn hợp lý nhất cùng với những quyết định quản trị đúng đắn. Dựa trên các lập luận trên, bài nghiên cứu này đã tìm được một số bằng chứng cho thấy các công ty có nhiều thành viên hội đồng quản trị kiêm nhiệm sẽ có thành quả tốt hơn đồng thời rủi ro cũng ít hơn. Các tiêu chí đo lường thành quả hoạt động của công ty trong bài nghiên cứu này bao gồm tỷ số Ebit trên tổng tài sản, Tobin’s Q và ROE. Các tiêu chí được sử dụng để đo lường rủi ro của công ty bao gồm rủi ro tổng thể, rủi ro thị trường (hệ số Beta) và hệ số Z-Score. Ngoài ra, một vấn đề đáng quan tâm trong bài nghiên cứu này là sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị có giúp công ty thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hay không. Một số kết quả nghiên cứu trong bài cũng cho thấy các tác động tích cực của hội đồng quản trị kiêm nhiệm trong cuộc khủng hoảng tài chính khi gia tăng thành quả của công ty. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính cũng làm cho sự kiêm nhiệm phản tác dụng và làm gia tăng rủi ro mà công ty phải hứng chịu. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu lớn nhất trong bài này chính là sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị công ty có lợi hay không? Hay nói cách khác là sự kiêm nhiệm có giúp ích cho công ty hay không hay sẽ làm hại cho công ty? Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu này, tôi đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu để giải quyết vấn đề nghiên cứu trong bài đồng thời tìm câu trả lời thông qua kết quả nghiên cứu: Sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến thành quả của công ty thể hiện qua các chỉ số ROE, Tobin’s Q, Ebit/tổng tài sản hay không? Sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến rủi ro của công ty thể hiện qua các chỉ số rủi ro tổng thể, rủi ro thị trường, rủi ro phá sản hay không?
- 5 Sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị có tác dụng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2010 hay không? Và nó có ảnh hưởng như thế nào đến thành quả và rủi ro hoạt động của công ty? 1.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài là sự kiêm nhiệm của các thành viên hội đồng quản trị công ty – được tính là số lượng thành viên hội đồng quản trị trong một công ty phải nắm giữ từ ba vị trí hội đồng quản trị trở lên ở các công ty khác nhau ảnh hưởng đến thành quả của công ty – đo lường bằng chỉ số ROE, Tobin’s Q, Ebit/tổng tài sản và rủi ro của công ty – đo lường bằng rủi ro tổng thể, rủi ro thị trường và rủi ro phá sản. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trong bài nghiên cứu này, tôi sẽ tìm hiểu về mối quan hệ giữa sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị và thành quả cũng như là rủi ro của các doanh nghiệp dựa trên mẫu nghiên cứu là 50 doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam (bao gồm hai sàn HOSE và HNX) trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2015. Theo các quan sát trong mẫu, trung bình số vị trí quản trị một thành viên hội đồng quản trị công ty nắm giữ là 2.3, điều này cho thấy xu hướng hiện nay đa số các thành viên hội đồng quản trị của công ty đều nắm giữ vị trí hội đồng quản trị của công ty khác, vì vậy việc xác định xem một thành viên hội đồng quản trị thực sự có kiêm nhiệm hay không được thực hiện theo cách đếm số vị trí quản trị mà họ nắm giữ tại thời điểm quan sát, một thành viên được xem là kiêm nhiệm thực sự khi họ nắm giữ ba vị trí quản trị ở các công ty khác nhau. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, mô hình hồi quy dữ liệu bảng với hiệu ứng cố định theo cách làm của tác giả Fich và Shivdasani trong bài nghiên cứu năm 2006 nghiên cứu về thành quả và sự kiêm nhiệm của các doanh nghiệp phi tài chính tại Mỹ và tác giả Elyas Elyasiani và Ling Zhang năm 2015
- 6 nghiên cứu về thành quả, rủi ro và sự kiêm nhiệm của các công ty nắm vốn ngân hàng.. 1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Bài nghiên cứu này của tôi đóng góp cho các nghiên cứu trước và sau này ở các điểm chính như sau. Đầu tiên, bài nghiên cứu này thực tế đã nghiên cứu được mối quan hệ giữa sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị và thành quả hoạt động của công ty, các kết quả nghiên cứu cho thấy sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị sẽ có các tác động tích cực nhất định đến thành quả của công ty. Điều quan trọng thứ hai đó là bài nghiên cứu đã nghiên cứu được mối quan hệ giữa sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị của và rủi ro của các công ty đó, điều này dẫn đến sự quan tâm về các hành vi tiếp nhận rủi ro của hội đồng quản trị – nhằm tạo được tỷ suất sinh lợi tốt hơn theo lý thuyết đánh đổi về rủi ro – tỷ suất sinh lợi, kết quả nghiên cứu trong bài cũng chỉ ra rằng sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị mang lại các rủi ro ít hơn cho công ty. Đa số các nghiên cứu trước đây khi nghiên cứu về hội đồng quản trị ít chú trọng vào vấn đề sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị mà chủ yếu tập trung nghiên cứu sâu hơn về quy mô và các thành viên của hội đồng quản trị. Vì các lập luận trên, có thể thấy bài nghiên cứu này có thể mở ra một hướng nghiên cứu sâu hơn về hội đồng quản trị của công ty. Từ vấn đề sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị công ty, có thể mở rộng ra lợi ích của các cổ đông công ty sẽ có được từ hội đồng quản trị kiêm nhiệm thể hiện qua việc thành quả hoạt động gia tăng và giảm đi rủi ro có thể gặp phải như các rủi ro thị trường, rủi ro đặc thù, rủi ro phá sản... ngoài ra các nhà quản trị công ty như CEO, CFO cũng có thể có được nhiều sự tư vấn hợp lý từ các thành viên kiêm nhiệm trên cũng như là tạo dựng các mối quan hệ rộng lớn với các đối tác bên ngoài. Cuối cùng, bài nghiên cứu đã trả lời cho câu hỏi về ảnh hưởng của sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị lên thành quả và rủi ro của công ty trong thời kỳ khủng hoảng
- 7 kinh tế năm 2008 – 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2010, sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị đã phát huy tác dụng làm gia tăng thành quả của công ty tuy nhiên cũng chính sự kiêm nhiệm cũng đã bộc lộ các điểm yếu của mình từ đó đã góp phần làm giảm khả năng phòng ngừa rủi ro của công ty. 1.8. Kết cấu của bài nghiên cứu Cấu trúc của bài nghiên cứu được chia thành các phần như sau: Phần 1 giới thiệu tổng quan về bài nghiên cứu. Phần 2 giới thiệu về tổng quan các nghiên cứu trước đây. Phần 3 mô tả về cách thức thu thập dữ liệu, giới thiệu các biến và thực hiện thống kê mô tả dữ liệu. Phần 4 giới thiệu mô hình nghiên cứu và phương pháp thực hiện mô hình nghiên cứu. Phần 5 đưa ra các kết quả thực nghiệm. Phần 6 kiểm tra tính bền vững của mô hình. Phần 7 là phần kết luận, các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cho bài.
- 8 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Cơ sở lý thuyết: Lý thuyết chi phí đại diện 2.1.1. Nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) về lý thuyết chi phí đại diện Jensen và Meckling là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết về chi phí đại diện hình thành trong một công ty. Theo tác giả Jensen và Meckling, lý thuyết về chi phí đại diện thể hiện mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là người chủ sở hữu vốn của công ty và một bên là người quản lý, là người đại diện thực hiện các quyết định của công ty. Chi phí đại diện xảy ra khi có phát sinh những thiệt hại do người quản lý không cố gắng làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Lý thuyết đại diện nêu ra vấn đề chính là làm thế nào để cho người đại diện làm việc vì lợi ích cao nhất cho người chủ khi họ có lợi thế về thông tin hơn người chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của người chủ. Theo Jensen, vấn đề chi phí đại diện phát sinh thông qua các mối quan hệ sau: Quan hệ giữa cổ đông và người quản lý Các cổ đông – người chủ của công ty, luôn cần tìm kiếm những người đủ khả năng đại diện cho mình để quản lý công ty. Những nhà quản lý, là những người được thuê để quản lý cho công ty của người chủ, hiểu rõ tầm quan trọng của mình những lợi ích không nhỏ, họ được quyền ra quyết định và thực hiện các hoạt động mà được cho là sẽ đem lại lợi ích cho các cổ đông, họ được hưởng lương và các khoản lợi tức khác từ công việc quản trị công ty, họ có cơ hội nâng cao uy tín quản trị của mình khi công ty hoạt động hiệu quả, từ đó nâng cao vị thế của mình trong thị trường lao động,… Khi bỏ tiền ra thuê người đại diện điều hành công ty, các cổ đông – chủ sở hữu của công ty mong muốn mọi hoạt động của người đại diện đều nhằm mục đích tối đa hoá giá trị tài sản của công ty. Trong khi đó, người đại diện – Người điều hành – của công ty lại có những lợi ích cá nhân riêng biệt, họ có thể trực tiếp quyết định hay ngụy tạo ra các lý do khiến cho các ông chủ không thực hiện đầu tư vào những dự án có tỷ suất sinh lợi cao vì tâm lý e ngại rủi ro, hoặc quyết định đầu tư vào những dự án không đem lại lợi nhuận tối ưu cho công ty nhưng lại đem lại lợi
- 9 nhuận cho ví riêng của họ, hay thậm chí với những thông tin và quyền lực có được từ việc điều hành công ty, họ có thể giúp ví tiền của thân nhân họ nhiều thêm mà không cần quan tâm đến lợi nhuận hay những hậu quả mà công ty sẽ phải gánh chịu. Những mâu thuẫn này về lợi ích của nhà quản lý và cổ đông đã dẫn đến phát sinh chi phí đại diện cho công ty. Quan hệ giữa cổ đông và chủ nợ: Mối quan hệ thứ hai dẫn đến vấn đề phát sinh chi phí đại diện trong công ty là mối quan hệ giữa cổ đồng và chủ nợ. Các cổ đông, lúc này đóng vai trò người đại diện vay của chủ nợ để thực hiện các quyết định đầu tư nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho cả hai. Khi quyết định cho vay, các chủ nợ của công ty quan tâm đến phần thu nhập của họ dưới dạng lãi suất cho vay cũng như tài sản của công ty trong trường hợp phá sản. Trong khi đó, các cổ đông lại nắm quyền kiểm soát những quyết định điều hành ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của dòng tiền và những rủi ro liên quan (thông qua người điều hành doanh nghiệp). Các chủ nợ cho doanh nghiệp vay tiền với lãi suất cho vay phụ thuộc vào mức độ rủi ro của tài sản, tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp, cũng như những kì vọng về những thay đổi trong mức độ rủi ro của 2 biến này. Còn các cổ đông, thông qua các nhà điều hành, mong muốn doanh nghiệp mình thực hiện các dự án có độ rủi ro cao hơn nhằm đạt tỉ suất sinh lợi cao hơn. Nếu dự án đầu tư vốn đầy rủi ro này thành công, tất cả lợi nhuận sẽ thuộc về các cổ đông của công ty, bởi vì lợi nhuận của người cho vay là cố định ở mức lãi suất tương ứng rủi ro thấp ban đầu. Tuy nhiên, nếu dự án thất bại, các chủ nợ buộc phải chia sẻ những thiệt hại, bị trì hoãn việc chi trả nợ gốc và lãi suất, hoặc thậm chí mất cả số tiền đã cho vay. 2.1.2. Nghiên cứu của các tác giả khác về chi phí đại diện Ang, Cole & Lin (2000) đã thực hiện nghiên cứu trên những công ty chưa niêm yết tại Mỹ và kết luận rằng chi phí đại diện tăng lên đáng kể ở những công ty được quản lý bởi một giám đốc không phải là cổ đông của công ty. Ngoài ra, chi phí đại diện và số lượng cổ phần của nhà quản lý công ty có mối quan hệ nghịch biến với nhau. Chi phí đại diện tăng lên cùng với số lượng những cổ đông không nằm trong
- 10 bộ phận quản lý công ty. Bên cạnh mối quan hệ với cấu trúc quyền sở hữu, chi phí đại diện còn có sự tương quan với các yếu tố khác của công ty. Trong nghiên cứu của Ang, Cole & Lin (2000), chi phí đại diện có xu hướng giảm đi cùng với sự tăng lên về mặt kiểm soát từ phía các chủ nợ. Tương tự, Zhang & Li (2008) đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ trên tài sản của công ty có mối quan hệ nghịch biến với chi phí đại diện trên mẫu nghiên cứu các công ty ở Anh. Moh’d, Perry và Rimbey (1995) đã nghiên cứu trên 341 công ty tại Mỹ trong 18 năm và cho rằng có mối quan hệ tồn tại giữa chi phí đại diện và chính sách chia cổ tức của công ty. Sử dụng tiền mặt để chia cổ tức buộc các nhà quản lý công ty phải tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài, dẫn đến việc họ cắt giảm bớt chi phí đại diện để đáp ứng những yêu cầu của các nhà tài trợ trên thị trường vốn. 2.2. Các nghiên cứu trước đây về sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị và thành quả, rủi ro của công ty Nhiều người cho rằng các thành viên hội đồng quản trị của công ty kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nhau thường có những kiến thức có giá trị, kinh nghiệm trong việc quản lý và các uy tín trên thương trường tuy nhiên họ lại quá bận rộn để có thể giám sát được hoạt động của công ty mình. Ferris năm 2003 lần đầu tiên nghiên cứu về tác động của hội đồng quản trị kiêm nhiệm nhiều vị trí lên thành quả của các doanh nghiệp phi tài chính. Trong nghiên cứu này họ đã phát hiện ra rằng các thành viên hội đồng quản trị của các doanh nghiệp lớn và có khả năng sinh lợi nhuận cao thường nắm giữ vị trí hội đồng quản trị ở các doanh nghiệp khác, điều này được lý giải là do họ làm việc ở các công ty lớn nên sẽ dễ dàng thu hút được sự chú ý của các công ty khác từ kinh nghiệm quản lý, danh tiếng của họ và từ đó họ sẽ được mời nắm giữ thêm nhiều vị trí quản trị ở công ty khác. Phát hiện lớn nhất của nghiên cứu này chính là việc kiêm nhiệm vị trí quản trị ở nhiều công ty khác nhau không thể khiến cho họ thoái thác trách nhiệm của mình được và do đó, hội đồng quản trị kiêm nhiệm sẽ không ảnh hưởng đến thành quả công ty.
- 11 Nghiên cứu của Fich và Shivdasani năm 2006 nghiên cứu về ảnh hưởng do các thành viên hội đồng quản trị phải kiêm nhiệm nhiều vị trí đến khả năng quản trị cũng như là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Câu hỏi nghiên cứu của bài là có phải hội đồng quản trị kiêm nhiệm ảnh hưởng đến khả năng quản trị hay không. Trong nghiên cứu này, họ định nghĩa một hội đồng quản trị kiêm nhiệm nhiều vị trí nếu như số nhiều thành viên hội đồng quản trị bên ngoài nắm giữ ba vị trí hội đồng quả trị trở lên tại các công ty. Kết quả tìm được cho thấy hội đồng quản trị quá kiêm nhiệm gây hại cho hiệu quả hoạt động của công ty, thể hiện qua các kiểm định cho thấy các công ty có hội đồng quản trị bận kiêm nhiệm sẽ có các tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách, khả năng sinh lợi và độ nhạy của doanh thu do CEO mang lại so với hiệu quả hoạt động thấp hơn các công ty khác. Bài nghiên cứu tương tự của Hauser năm 2014 cũng cho thấy sự giảm đi gánh nặng quản trị sẽ dẫn đến thu nhập cao hơn, tỷ số thị trường trên sổ sách cao hơn và khả năng các CEO kiếm lại được nhiều hợp đồng có giá trị hơn. Nghiên cứu của Elyas Elyasiani và Ling Zhang năm 2015 nghiên cứu vấn đề kiêm nhiệm của hội đồng quản trị lên thành quả hoạt động và rủi ro của các công ty nắm giữ ngân hàng (BHC). Kết quả nghiên cứu của tác giả có các phát hiện quan trọng, thứ nhất, thành quả của các công ty BHC (đo lường bằng các tỷ số ROE, tobin’s Q, EBIT trên tổng tài sản) có tương quan dương với sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị. Thứ hai, rủi ro hoạt động của các BHC (đo lường bằng rủi ro tổng, rủi ro thị trường, rủi ro phi hệ thống, rủi ro tín dụng và rủi ro phá sản) có tương quan âm với sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị. Thứ ba, lợi ích (hoặc tác hại) của việc có các thành viên quản trị mạnh lên (hoặc yếu đi) trong giai đoạn khủng hoảng 2008 – 2010). Cuối cùng, nếu các thành viên hội đồng quản trị vừa tham gia hoạt động trong hội đồng quản trị ở các BHC lẫn các công ty phi tài chính, họ có xu hướng tham dự nhiều cuộc họp hội đồng quản trị ở các BHC hơn. Trong một khảo sát trên 500 công ty lớn tại Mỹ được thực hiện bởi tác giả Korn và Ferry (1998) cho thấy rằng phải làm quá nhiều công việc quản trị có thể có tác động tiêu cực đến nhà quản trị. 60% các thành viên hội đồng quản trị bên ngoài cho biết
- 12 họ đã từng từ chối các lời mời làm thêm ít nhất một vị trí nữa trong thành viên hội đồng quản trị của các công ty khác vì lí do được đưa ra là không có đủ thời gian và sức lực để phục vụ cho nhiều công ty. Những nhà quản trị này tin rằng việc phải kiêm nhiệm quá nhiều sẽ làm họ trở nên phân tâm hơn và từ đó giảm đi hiệu quả quản trị của mình. Các tác giả này cũng đưa ra kiến nghị rằng các CEOs và các thành viên hội đồng quản trị bên trong của công ty chỉ nên gói gọn vị trí hội đồng quản trị trong chính công ty đó và nên để sự kiêm nhiệm cho các thành viên bên ngoài thực hiện. Mặc dù vậy, lợi ích của việc kiêm nhiệm đem lại là các kinh nghiệm, kiến thức quản trị quý báu là không thể phủ nhận. Nhiều lý thuyết cho rằng công ty có hội đồng quản trị kiêm nhiệm nhiều vị trí được hưởng lợi từ nguồn kinh nghiệm quý báu và danh tiếng đối với các thành viên Hội Đồng Quản Trị bên ngoài. Fama và jensen 1983 lưu ý rằng các tác động về danh tiếng có thể trở thành những ưu đãi quan trọng đối với những thành viên bên ngoài. Tuy nhiên có tương đối ít bằng chứng thể hiện chi phí liên quan đến việc các thành viên hội đồng quản trị phải phục vụ cho nhiều công ty, và các nghiên cứu trước đó về chủ đề này là không thuyết phục. Beasley (1996) thấy rằng rằng xác suất của việc gian lận kế toán có sự tương quan dương đến số trung bình các vị trí quản lý được nắm giữ bởi các thành viên bên ngoài. Core, Holthausen, và Larcker (1999) báo cáo rằng các thành viên Hội đồng quản trị bên ngoài đưa ra mức đãi ngộ cho các CEO cao ngất ngưởng, do đó dẫn đến làm giảm thành quả của công ty. Ngược lại, Ferris, Jagannathan, và Pritchard (2003) lại không tìm thấy mối quan hệ nào giữa con số trung bình các vị trí quản lý được nắm giữ bởi các thành viên bên ngoài và tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách của công ty. Ngoài ra, sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị trước và sau công ty gặp khủng hoảng cũng có sự khác biệt. Như tác giả Gilson trong nghiên cứu năm 1990 đã phát hiện ra rằng các thành viên hội đồng quản trị bên ngoài rời bỏ công ty bị kiệt quệ tài chính sẽ nắm giữ xấp xỉ một đến ba vị trí hội đồng quản trị ở các công ty sau này sau ba năm kể từ rời công ty cũ.
- 13 Chi phí để chiêu mộ thêm các thành viên hội đồng quản trị cũng khá tốn kém. Theo như nghiên cứu của Kaplan and Reishus năm 1990 thì các nhà quản trị của doanh nghiệp phải chấp nhận cắt giảm cổ tức gần 50% để chiêu mộ thêm vị trí hội đồng quản trị cho công ty. Similarly, Brickley, Linck, và Coles trong nghiên cứu năm 1999 cho thấy rằng các vị trí hội đồng quản tri được nắm giữ bởi các CEO đã nghỉ hưu – thường là những người đã từng hoặc đang kiêm nhiệm nhiều vị trí quản trị ở các công ty sẽ có tác động tích cực đến thành quả của công ty. Tác giả Booth và Deli trong nghiên cứu năm 1995 lập luận rằng các công ty có quy mô lớn là những công ty mang đến môi trường kinh doanh thu hút hơn, vì vậy cũng đòi hỏi phải có nhiều đối tác hơn. Điều này làm gia tăng nhu cầu chiêu mộ thêm các thành viên hội đồng quản trị kiêm nhiệm để có thể tận dụng các mối quan hệ ngoài xã hội từ họ. Ngoài ra, mối quan hệ giữa quy mô công ty và số vị trí quản trị được các thành viên hội đồng quản trị nắm giữ còn được lý giải là do các nhà điều hành đến từ các doanh nghiệp lớn có thể bị các doanh nghiệp khác lôi kéo khi đang thương thảo hợp đồng với các doanh nghiệp ấy. Một số nghiên cứu khác cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy sự kiêm nhiệm của hội đồng quản trị thực sự có liên quan đến thành công của công ty. Miwa và Ramseyer trong nghiên cứu năm 2000 phát hiện ra rằng sự hiện diện của các thành viên hội đồng quản trị nắm giữ nhiều vị trí quản trị có liên quan mật thiết đến thành quả của công ty trong ngành công nghiệp cotton của Nhật trong suốt những năm đầu thế kỷ 20. Tác giả Cotter, Shivdasani và Zenner năm 1997 cũng đưa ra các tài liệu cho thấy các cổ đông trong công ty nhận được các lợi ích gia tăng lớn hơn kỳ vọng khi một công ty có các thành viên hội đồng quản trị kiêm nhiệm. Cuối cùng, các tác giả Brown và Maloney năm 1999 phát hiện ra rằng các công ty đạt được tỷ suất sinh lợi khá cao khi có các thành viên hội đồng quản trị kiêm nhiệm. 2.3. Các nghiên cứu khác liên quan đến hội đồng quản trị và thành quả, rủi ro của công ty
- 14 Yermack (1996) cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy những công ty có hội đồng quản trị quy mô nhỏ hơn thường mang lại hiệu quả quản trị cao hơn. Trong bài nghiên cứu sử dụng mẫu 452 công ty công nghiệp lớn của Mỹ từ năm 1984 đến 1991, Yermack đã tìm thấy mối tương quan nghịch giữa giá trị thị trường của công ty và quy mô của hội đồng quản trị được đo bằng số thành viên hội đồng quản trị. Hơn nữa, ông cũng thấy rằng, trong các công ty có Hội đồng quản trị với quy mô nhỏ hơn, các CEO dễ dàng bị phế truất và thay thế bằng người khác nếu thành quả của công ty kém đi. Bài nghiên cứu của tác giả Raheja (2005) lại nghiên cứu về tầm quan trọng của các cổ đông bên ngoài so với các đổ công bên trong công ty trong vấn đệ quản trị doanh nghiệp. Tác giả bài nghiên cứu này cho rằng những “người trong cuộc” – là các cổ đông nắm các thông tin quan trọng của công ty sẽ có thông tin công ty cụ thể hơn nhưng có thể sẽ bị ảnh hưởng, hay nói cách khác là phụ thuộc vào các CEO, trong khi các cổ đông bên ngoài tuy nắm ít thông tin hơn nhưng lại hoàn toàn độc lập với CEO, và do đó, sẽ hiệu quả hơn trong việc giám sát các CEO. Ngoài ra, tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ cho thấy hiệu quả quản trị của hội đồng quản trị có ảnh hưởng bởi số lượng các thành viên hội đồng quản trị bên ngoài. Một số nghiên cứu khác cũng cung cấp bằng chứng cho thấy rằng các công ty có số lượng thành viên hội đồng quản trị bên ngoài nhiều thường có hiệu quả hơn trong việc giám sát công ty và đem lại nhiều lợi ích của cổ đông, đó là trường hợp của Weisbach (1988), trong bài nghiên cứu năm 1988, ông thấy rằng trong một công ty mà hội đồng quản trị được kiểm soát bởi đa số các thành viên bên ngoài, các CEO thường bị giám sát rất chặt chẽ và có nhiều khả năng phải từ chức thành quả của công ty kém đi. Nghiên cứu của hai tác giả Rosenstein và Wyatt (1990) cũng cho thấy giá cổ phiếu thường có xu hướng tích cực trước và sau các cuộc họp của các thành viên hội đồng quản trị. Tác giả Byrd và Hickman (1992) lại tìm thấy rằng các công ty có ít nhất 50% thành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 256 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn