intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

40
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đánh giá sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong SXNN cho người dân ven biển trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ TRẦN THANH HÕA SỰ NHẬN THỨC VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƢỜI DÂN VEN BIỂN HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ TRẦN THANH HÕA SỰ NHẬN THỨC VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƢỜI DÂN VEN BIỂN HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Ngƣời thực hiện luận văn Trần Thanh Hòa
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...............................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 1.5 Bố cục luận văn................................................................................................. 4 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................6 2.1 Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 6 2.1.1 Biến đổi khí hậu (climate change) .............................................................6 2.1.2 Thích ứng với biến đổi khí hậu ..................................................................6 2.1.3 Sản xuất nông nghiệp ................................................................................7 2.1.4 Vùng ven biển ............................................................................................8 2.1.5 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp .....................9 2.1.6 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu .........................................................10 2.1.7 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ...................10 2.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 12 2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân vùng ven biển ...............................12 2.2.2 Kinh nghiệm về sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân vùng ven biển Việt Nam ...............................15 2.2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài .....................16 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 25 3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Xuyên Mộc .... 25
  5. 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................25 3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội ....................................................................28 3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp ..............................................................29 3.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của các xã ven biển huyện Xuyên Mộc ........................................................................................................... 33 3.3 Chọn điểm nghiên cứu: ................................................................................... 35 3.4 Quy trình các bước nghiên cứu ....................................................................... 36 3.5 Thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................................... 36 3.5.1 Dữ liệu thứ cấp ........................................................................................36 3.5.2 Dữ liệu sơ cấp ..........................................................................................36 3.6 Xử lý và phân tích dữ liệu............................................................................... 37 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 38 4.1 Tình hình biến đổi khí hậu tại huyện Xuyên Mộc .......................................... 38 4.1.1 Nhiệt độ ...................................................................................................38 4.1.2 Lượng mưa...............................................................................................39 4.1.3 Độ ẩm ......................................................................................................40 4.1.4 Mực nước biển .........................................................................................40 4.1.5 Các hiện tượng thời tiết cực đoan đi kèm với những thiệt hại do nó gây ra cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ...........................................................41 4.1.6 Tác động của BĐKH đến khu vực nghiên cứu ........................................44 4.2 Đánh giá nhận thức của người dân về BĐKH tại huyện Xuyên Mộc ............ 48 4.2.1 Nhận thức chung của người dân về BĐKH .............................................48 4.2.2 Nhận thức của người dân về xu thế biến động các biểu hiện của BĐKH ..........................................................................................................................51 4.3 Thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc ....................................................................................................................... 52 4.3.1 Nguồn tiếp cận thông tin về tình hình thời tiết, thiên tai của người dân tại địa phương ..................................................................................................52 4.3.2 Thích ứng với BĐKH của người dân trong trồng trọt ............................53 4.3.3 Thích ứng với BĐKH của người dân trong chăn nuôi ............................55 4.3.4 Thích ứng với BĐKH của người dân trong nuôi trồng thủy sản.............56 4.3.5 Thích ứng với BĐKH của người dân trong khai thác thủy sản ...............57
  6. 4.3.6 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc ............................................59 4.4 Vai trò của chính quyền địa phương trong ứng phó với BĐKH để đảm bảo SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc .............................................. 60 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 64 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 64 5.2 Khuyến nghị .................................................................................................... 65 5.3 Hạn chế của đề tài ........................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt BĐKH Biến đổi khí hậu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng GTSX Giá trị sản xuất IPCC Intergovernmental Panel on Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Climate Change khí hậu SXNN Sản xuất nông nghiệp UNDP United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Hiệp Programme Quốc UNFCCC United Nations Framework Công ước khung của Liên Hiệp Convention on Climate Change Quốc về Biến đổi khí hậu USAID United States Agency for Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ International Development
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên huyện Xuyên Mộc .......................................28 Bảng 3.2 GTSX huyện Xuyên Mộc giai đoạn năm 2010 - 2016 ..............................29 Bảng 3.3 Diễn biến quy mô sản xuất một số cây trồng chính ..................................30 Bảng 3.4 Diễn biến quy mô đàn và sản phẩm chăn nuôi ..........................................32 Bảng 4.1 Tác động của BĐKH đối với trồng trọt .....................................................45 Bảng 4.2 Tác động của BĐKH đối với chăn nuôi ....................................................46 Bảng 4.3 Tác động của BĐKH đối với nuôi trồng thủy sản .....................................47 Bảng 4.4 Tác động của BĐKH đối với khai thác thủy sản .......................................48 Bảng 4.5 Nhận thức chung về BĐKH của người dân huyện Xuyên Mộc ................48 Bảng 4.6 Sự cảm nhận của người dân về xu hướng BĐKH .....................................51 Bảng 4.7 Đánh giá của người dân về biện pháp thích ứng BĐKH trong SXNN .....59 Bảng 4.8 Hỗ trợ của địa phương trong thích ứng với BĐKH trong SXNN .............62
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Khung phân tích sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN ......24 Hình 3.1 Bản đồ vị trí huyện Xuyên Mộc .................................................................25 Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu của luận văn ............................................................36 Hình 4.1 Nhiệt độ trung bình tại trạm Vũng Tàu giai đoạn 1980 - 2016..................39 Hình 4.2 Lượng mưa trung bình tại Xuyên Mộc giai đoạn 1986 - 2016 ..................39 Hình 4.3 Độ ẩm trung bình tại trạm Vũng Tàu giai đoạn 1980 - 2016 .....................40 Hình 4.4 Sự hiểu biết thông tin về BĐKH ................................................................49 Hình 4.5 Nhận thức về biểu hiện của BĐKH ...........................................................50 Hình 4.6 Nhận thức về diễn biến của thời tiết, khí hậu ............................................50 Hình 4.7 Nhận thức về nguyên nhân của BĐKH ......................................................51 Hình 4.8 Nguồn tiếp cận thông tin thời tiết, thiên tai của người dân ........................52 Hình 4.9 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong trồng trọt .......................................54 Hình 4.10 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong chăn nuôi ....................................55 Hình 4.11 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong nuôi trồng thủy sản .....................56 Hình 4.12 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong khai thác thủy sản .......................57
  10. TÓM TẮT Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm bao gồm cả Việt Nam và ngày càng có những tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp (SXNN). Các hiện tượng thời tiết cực đoạn như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài, hạn hán, xói lở bờ biển,… đã tác động rất lớn đến các hoạt động SXNN của người dân nhất là tại khu vực ven biển. Xuyên Mộc là huyện ven biển có tiềm năng phát triển SXNN của tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu, tuy nhiên lĩnh vực SXNN tại huyện luôn chứa đựng nhiều rủi ro và rất nhạy cảm trước các yếu tố cực đoan của BĐKH. Luận văn này góp phần đánh giá bước đầu về sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, qua đó đưa ra những kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN cho người dân. Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu là thống kê mô tả thông qua các nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập tại địa bàn nghiên cứu là 03 xã ven biển Phước Thuận, Bưng Riềng và Bình Châu. Qua quá trình nghiên cứu, một số kết quả chính có được như sau: (i) Các biểu hiện về BĐKH tại Xuyên Mộc thể hiện như sau: Nhiệt độ trung bình từ năm 1980 đến năm 2016 tăng 0,0220C/năm, độ ẩm tăng 0,08%/10năm nhưng khôn 0,325 cm/năm, tình hình thời tiết có những biến đổi thất thường theo hướng tiêu cực, các hiện tượng thời tiết cực đoạn xảy ra ngày càng nhiều; (ii) BĐKH có những tác động rất rõ đến các hoạt động SXNN của người dân, đa số người dân cho rằng các hiện tượng như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài, nắng nóng bất thường,… gây thiệt hại lớn đến năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi, làm hư hỏng chuồng trại, cơ sở hạ tầng phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, thủy sản nuôi bị chết hàng loạt, nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm,…; (iii) Người dân ven biển Xuyên Mộc đã áp dụng những biện pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN như thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi sang nghề nông nghiệp phù hợp hơn, nâng cấp, tu sửa cơ sở hạ tầng,…; (iv) Nghiên cứu cũng cho thấy được vai trò của chính quyền địa phương trong ứng phó với BĐKH để đảm bảo SXNN của người dân. Từ những kết quả trên, đề xuất các giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ
  11. nhằm giúp người dân ven biển nâng cao nhận thức về BĐKH để có thể chủ động thích ứng với những tác động mà BĐKH gây ra cho SXNN.
  12. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương này trình bày các nội dung tổng quát của đề tài, đặt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của đề tài. 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam được cảnh báo thuộc nhóm 5 nước trên thế giới bị tác động nặng nề nhất của BĐKH. Trong 5 nước này, Việt Nam nằm trong số hai nước có nguy cơ nhất cùng với Bangladesh. Thực tế trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng khoảng 0,7oC, mực nước biển dâng cao khoảng 20 cm. Thiên tai và các hiện tượng BĐKH đã tác động đến nước ta ngày càng khốc liệt. Ảnh hưởng của BĐKH ngày càng rõ rệt mà không còn là dự đoán nữa, cường độ triều cường, bão lũ liên tiếp xảy ra và không theo quy luật. BĐKH trong thời gian tới sẽ tác động rất lớn tới các nguồn nước, dòng chảy có xu hướng thấp đi, nhưng mùa lũ, có thể lại dữ dội hơn so với nhiều năm trước. Như vậy sự khắc nghiệt ngày càng gia tăng đối với nguồn tài nguyên nước của Việt Nam. Nước biển dâng, kèm theo bão tố, triều cường làm xâm nhập mặn, ngập lụt, xói lở sẽ ngày càng nghiêm trọng1. Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh ven biển được đánh giá sẽ chịu tác động mạnh của BĐKH và nước biển dâng. Thực tế hơn 10 năm qua Bà Rịa - Vũng Tàu đã chịu tác động khá rõ của BĐKH với 02 cơn bão lớn kế tiếp (tháng 11-1997) và (tháng 12- 2006) gây thiệt hại đáng kể về người và của mà theo thống kê trước đây, trung bình gần 100 năm Bà Rịa - Vũng Tàu mới có một cơn bão lớn. Với dải ven bờ dài 156km (không kể Côn Đảo) là khu vực hết sức nhạy cảm với tác động của BĐKH. Nước biển dâng cùng với triều cường, sóng lớn và gió bão, chỉ sau một đêm làm xói lở và biến mất cả một dải đồi cát cao 3 - 4m rộng hàng chục mét và dài hàng trăm mét (khu vực cửa Lộc An năm 1997). Biến động bất thường của biển đã từng gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với vùng ven bờ, bồi lấp luồng lạch các cửa sông, ven biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các khu vực đáng lo ngại nhất về xói lở và bồi lấp đã được nghiên cứu, xác định là khu vực Long Sơn thuộc thành phố Vũng Tàu; khu vực Cửa Lấp, Phước Tỉnh thuộc huyện Long Điền; Các khu vực cửa Lộc An thuộc huyện Đất Đỏ, khu vực Hồ Tràm, Hồ Cốc và khu vực Bình Châu 1 http://baobariavungtau.com.vn/chinh-tri/201102/bien-doi-khi-hau-tac-dong-sau-sac-den-ba-ria-vung-tau- 221485/
  13. 2 thuộc huyện Xuyên Mộc. Như vậy, chắc chắn các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và nghề đánh bắt ven bờ, du lịch, các công trình xây dựng, cảng, đường giao thông và cư dân sinh sống ven bờ sẽ chịu ảnh hưởng lớn (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2013). Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm đối với các yếu tố khí hậu như: Nhiệt độ, số ngày nắng, lượng mưa,… Vì vậy, BĐKH tác động rất lớn đến nông nghiệp. Đặc biệt là cuộc sống của người nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mức độ xâm thực ngày càng lớn, đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi bị hư hại. Xuyên Mộc là một huyện ven biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng phát triển SXNN của tỉnh (có diện tích đất nông nghiệp chiếm 35% toàn tỉnh, giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 chiếm trên 40% GTSX nông nghiệp toàn tỉnh, lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 40% toàn tỉnh). Tuy nhiên, việc SXNN lại lệ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên mà nhất là hiện nay tình hình bão, lụt, hạn hán, nước biển dâng, xói lở bờ biển,… diễn ra ngày càng gây gắt do ảnh hưởng của BĐKH đã gây ảnh hưởng lớn đến SXNN và cuộc sống của người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và huyện Xuyên Mộc nói riêng. Do đó, việc thực hiện đề tài “Sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” là việc làm có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh hiện tại của huyện. Việc nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của các nông hộ ven biển góp phần ổn định thu nhập, cuộc sống và phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và tại huyện Xuyên Mộc nói riêng. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài đánh giá sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN cho người dân ven biển trong thời gian tới. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
  14. 3 (i) Đánh giá thực trạng nhận thức về BĐKH cũng như những tác động của nó đến hoạt động SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (ii) Đánh giá thực trạng về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyên Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (iii) Đề xuất các giải pháp phù hợp với bối cảnh địa phương nhằm nâng cao nhận thức và khả năng thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được 03 mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cụ thể như sau: Câu hỏi 1: Thực trạng nhận thức về BĐKH cũng như những tác động của nó đến hoạt động SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như thế nào?. Câu hỏi 2: Người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện những biện pháp gì để thích ứng với BĐKH trong SXNN?. Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào để nâng cao khả năng nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?. 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó tập trung nghiên cứu sâu tại các xã ven biển có SXNN chịu tác động của BĐKH gồm: Phước Thuận, Bưng Riềng và Bình Châu. Ngoài ra, các thông tin, dữ liệu còn được thu thập tại các xã thuộc huyện Xuyên Mộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh,… trong thời gian từ năm 2010 đến 2016.
  15. 4 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính, thống kê mô tả và so sánh, đối chiếu với ý kiến khảo sát của người dân và phân tích tình huống thực tế để đưa ra các đánh giá và trả lời các câu hỏi nghiên cứu. 1.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tại các xã ven biển thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm: Phước Thuận, Bưng Riềng và Bình Châu. Mỗi xã chọn thuận tiện 35 hộ để nghiên cứu điều tra, phỏng vấn. 1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các cơ quan nghiên cứu, các cấp cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phiếu khảo sát điều tra, phỏng vấn tại các xã nghiên cứu, mỗi xã điều tra 35 hộ. 1.5 Bố cục luận văn Các nội dung nghiên cứu của đề tài được viết trong luận văn gồm 5 chương. Chương 1, trình bày vấn đề nghiên cứu đề tài và giới thiệu tổng quát về câu hỏi, đối tượng, phạm vi và cách thu thập, phân tích số liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương 2, trình bày chi tiết về cơ sở lý luận và thực tiễn về sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân. Chương 3, thể hiện các quy trình, phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Chương 4, phân tích kết quả nghiên cứu về những biểu hiện BĐKH và ảnh hưởng của nó đến hoạt động SXNN, đồng thời thể hiện được nhận thức của người dân về BĐKH cũng như những biện pháp mà người dân ven biển đã áp dụng trong hoạt động SXNN để thích ứng với BĐKH.
  16. 5 Chương 5, đưa ra kết luận và đề xuất các kiến nghị để nâng cao khả năng nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  17. 6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nội dung của chương này nhằm mục đích giới thiệu những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển. Phần thứ nhất, giới thiệu những khái niệm về BĐKH, thích ứng với BĐKH, SXNN, vùng ven biển, các biểu hiện của BĐKH và ảnh hưởng của nó đến SXNN, cũng như nêu khái niệm về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN. Phần thứ hai, trình bày những kinh nghiệm về sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân vùng ven biển của một số nước trên thế giới cũng như tại các tỉnh của Việt Nam. Phần thứ ba của chương, tác giả lược khảo một số nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài, từ đó đề xuất khung phân tích của đề tài. 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Biến đổi khí hậu (climate change) Theo Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) thì “Biến đổi khí hậu là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được” (United Nations, 1992). Theo Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2007) thì BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008) định nghĩa BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. 2.1.2 Thích ứng với biến đổi khí hậu Để ứng phó với BĐKH, thế giới đang thực hiện cùng lúc 02 chiến lược: Giảm thiểu BĐKH và thích ứng với BĐKH. Các thách thức đối với 02 chiến lược
  18. 7 này đều rất lớn. Tuy nhiên, những thách thức này có thể được giải quyết thông qua những chính sách chủ động và phù hợp về khí hậu (Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu, 2012). Năng lực thích ứng thường được xem xét trong bối cảnh thay đổi về môi trường để gắn kết giữa năng lực thích ứng với những vấn đề về quản trị môi trường. Gần đây, năng lực thích ứng được xem xét trong bối cảnh BĐKH toàn cầu. Năng lực thích ứng với BĐKH được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: IPCC (2007) định nghĩa thích ứng với BĐKH là khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống trước sự biến đổi của khí hậu để làm giảm nhẹ các thiệt hại tiềm tàng, tận dụng các cơ hội, hoặc đương đầu với các hậu quả. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), thì thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dung các cơ hội do nó mang lại. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID, 2009) cho rằng thích ứng với BĐKH là năng lực của xã hội để thay đổi theo cách làm cho xã hội được trang bị tốt hơn để có thể quản lý những rủi ro hoặc nhạy cảm từ những ảnh hưởng của BĐKH. Mặt khác, theo Quyen Dinh Ha (2013) thì thích ứng với BĐKH còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm giảm tính dễ bị tổng thương. Cây cối động vật, và con người không thể tồn tại một cách đơn giản như trước khi có BĐKH nhưng hoàn toàn có thể thay đổi các hành vi của mình để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro từ những thay đổi đó. Như vậy, có thể thấy rằng, năng lực thích ứng với BĐKH phản ánh khả năng của một hệ thống hoặc xã hội trong việc điều chỉnh hoặc ứng phó với BĐKH nhằm đạt được 3 mục tiêu: (i) giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH gây ra, (ii) giảm nhẹ các thiệt hại có thể xảy ra, và (iii) tận dụng các cơ hội mới do BĐKH mang lại. 2.1.3 Sản xuất nông nghiệp Theo Vũ Đình Thắng (2006) thì nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp, vì cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học – cây trồng, vật nuôi. Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
  19. 8 cả ngành lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp là chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ. Trong đó, trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp. Ben G (2014) nêu khái niệm nông nghiệp là ngành có liên quan đến nuôi trồng và chăn nuôi gia súc. Thuật ngữ "nông nghiệp" có thể được định nghĩa là: Nghệ thuật và khoa học của cây trồng, cây trồng khác và vật nuôi nhằm cung cấp thực phẩm cho con người hoặc mang lại các lợi ích kinh tế khác. Nông nghiệp là cả một nghệ thuật và khoa học, nó có hai bộ phận chính: Thực vật hoặc trồng trọt và động vật hoặc chăn nuôi. Mục đích cuối cùng của nông nghiệp là để sản xuất thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của con người quần áo, thuốc men, dụng cụ, nhà ở, hoặc cho lợi ích kinh tế hay lợi nhuận. Theo quan điểm của Đặng Thị Hoa (2017) thì SXNN là ngành sản xuất vật chất với đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng, vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm cho con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Với quan điểm này, tùy theo phạm vi và mục tiêu nghiên cứu mà SXNN có thể được hiểu theo nghĩa rộng (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp) hay nghĩa hẹp (trồng trọt, chăn nuôi). 2.1.4 Vùng ven biển Ngân hàng phát triển tây Châu Phi (BOAD – Banque Ouest Africaine De Developpement, 1973) cho rằng không có định nghĩa chính xác về vùng ven biển. Họ cho rằng vùng ven biển bao gồm vùng nước, vùng biển, cửa sông và một số phần đất dọc bờ biển nơi có hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên. Giới hạn của những vùng đất khác nhau được xác định không chỉ bằng sinh thái và địa chất, đặc điểm mà còn được xác định dưới góc độ chính trị và quản lý hành chính. Theo Scialabba and Nadia (1998), vùng ven biển được định nghĩa là giao diện hoặc các khu vực chuyển tiếp giữa đất liền và biển, bao gồm cả các hồ nội địa lớn. Vùng ven biển không giống như các lưu vực sông, không có ranh giới tự nhiên chính xác, rõ ràng để khoanh định khu vực ven biển. Đặng Thị Hoa (2017) định nghĩa vùng ven biển là các mảng không gian nằm chuyển tiếp giữa lục địa và biển, luôn chịu tác động tương hỗ giữa lục địa và biển,
  20. 9 hệ tự nhiên và hệ nhân văn, các ngành và người sử dụng tài nguyên vùng bờ theo cả cấu trúc dọc và cấu trúc ngang, giữa cộng đồng dân địa phương và các thành phần kinh tế khác. Như vậy, vùng ven biển là dải tương đối hẹp của nước, đất đai và các yếu tố tự nhiên có tính năng là bãi biển, vùng đất ngập nước, cửa sông, đầm phá, các rạn san hô và cồn. 2.1.5 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp Dựa trên những khái niệm, quan điểm về BĐKH, về thích ứng với BĐKH, về SXNN, và theo Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu (2013) thì thích ứng với BĐKH trong SXNN là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoạt động canh tác nông nghiệp nhằm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH gây ra và có thể tận dụng các cơ hội do BĐKH mang lại cho SXNN. Như vậy, bản chất của thích ứng với BĐKH trong SXNN chính là thay đổi nhận thức, là thay đổi hành vi ứng xử của người dân nhằm ứng phó với các điều kiện khí hậu, thời tiết cực đoan ở hiện tại hoặc tiềm ẩn trong tương lai để giảm thiểu thiệt hại và có thể tận dụng các cơ hội của nó nếu có cho SXNN. Thích ứng với BĐKH trong SXNN là cách mà người dân làm để ngày càng giảm thiểu được thiệt hại do BĐKH gây ra cho SXNN, để hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, làm muối, nuôi trồng thủy sản,… ít bị tổn thương, giữ được năng suất cao và ổn định,… từ đó góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả trong SXNN cho gia đình (Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu, 2013). Cũng theo nghiên cứu của Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu (2013) thì: (i) Nghiên cứu thích ứng với BĐKH trong SXNN bao gồm những nghiên cứu thích ứng với khí hậu hiện tại cũng như với khí hậu trong tương lai; (ii) Thích ứng diễn ra ở cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội đều phải thích ứng ở mức độ nhất định với BĐKH, và ngay cả sự thích ứng này cũng thay đổi để phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH; (iii) Thích ứng với BĐKH trong SXNN là đầu tư tập trung dài hạn và quy mô lớn (như đắp đập, các dự án tưới tiêu, bảo vệ vùng ven biển, cầu và hệ thống thoát nước mùa bão) và nếu được quan tâm tính đến trong giai đoạn đầu khi mới quyết định đầu tư thì chi phí đầu tư thích ứng sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với điều chỉnh sau khi xây dựng. Vì thế,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2