intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế ở một số nước đang phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

89
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế với dữ liệu vĩ mô của các quốc gia giai đoạn 1997-2015. Thông qua nghiên cứu thực tiễn để khuyến nghị các giải pháp nhằm năng cao tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung thông qua việc phát triển giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế ở một số nước đang phát triển

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- LÊ VÂN ANH TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- LÊ VÂN ANH TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tác giả với sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Hoàng Bảo. Nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ. Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Ký tên Lê Vân Anh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ........................... 1 1.1. Giới thiệu ...................................................................................................... 1 1.2. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 1.3.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.5. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3 1.6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3 1.7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 1.8. Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.8.1. Ý nghĩa lý luận ....................................................................................... 4 1.8.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 4 1.9. Kết cấu luận văn............................................................................................ 4 CHƯƠNG 2: .......................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ............................................................................................. 6 2.1. Giới thiệu ...................................................................................................... 6 2.2. Các khái niệm ............................................................................................... 6 2.2.1. Giáo dục, vốn con người trong tương quan với tăng trưởng kinh tế ........ 6 2.2.2. Tăng trưởng kinh tế ................................................................................ 8 2.3. Vai trò của giáo dục tới tăng trưởng kinh tế ................................................ 10
  5. 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục ............................................................ 16 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ............................................ 19 2.5.1. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 19 2.5.2. Những nguồn lực tự nhiên: ................................................................... 20 2.5.3. Trữ lượng vốn....................................................................................... 20 2.5.4. Phát triển công nghệ ............................................................................. 21 2.5.5. Các yếu tố chính trị và xã hội, thể chế: ................................................. 21 2.6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ........................................................... 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 35 CHƯƠNG 3: ........................................................................................................ 36 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ............................................................................................ 36 3.1 Tổng quan về giáo dục tại Việt Nam ............................................................ 36 3.2. Sơ lược hiện trạng giáo dục và tác động của nó vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1997-2015 ................................................................................. 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 44 CHƯƠNG 4: ........................................................................................................ 45 KHẢO SÁT, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM....................................................................................... 45 4.1. Giới thiệu .................................................................................................... 45 4.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị ........................................................................ 45 4.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 46 4.3.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 46 4.3.1.1. Đo lường tăng trưởng kinh tế quốc gia ........................................... 46 4.3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 47 4.3.1.3. Đo lường biến nghiên cứu .............................................................. 50 4.3.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 50 4.3.3. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 51 4.2.3.1. Lý do chọn mẫu ............................................................................. 52
  6. 4.3.3.2. Quy trình chọn mẫu ........................................................................ 52 4.3.3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................... 53 4.3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................... 53 4.4. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 54 4.4.1. Thống kê mô tả ..................................................................................... 54 4.4.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ......................................................... 54 4.4.1.2. Trữ lượng vốn quốc gia (CAP) .......................................................... 54 4.4.1.3. Tổng lao động khả dụng (LAB) ......................................................... 56 4.4.1.4. Tỉ lệ học tiểu học (EDU1) .................................................................. 57 4.4.1.5. Chi tiêu chính phủ cho giáo dục trên chi tiêu công (EDU2) ............... 58 4.4.1.6. Chi tiêu chính phủ cho giáo dục trên GDP (EDU3) ............................ 60 4.4.1.7. Số lượng nghiên cứu khoa học và công nghệ A.................................. 61 4.4.2. Phân tích tương quan ............................................................................ 62 4.4.3. Phân tích hồi quy .................................................................................. 64 4.4.3.1. Kiểm định tác động cố định ............................................................... 66 4.4.3.1. Kiểm định tác động ngẫu nhiên.......................................................... 67 4.4.3.3. Kiểm định chọn mô hình: Kiểm định Hausman và kiểm định LM test ................................................................................................................... 68 4.4.3.3. Kiểm định tự tương quan và xử lý tự tương quan nếu có ................ 69 4.4.2. Kết luận mô hình .................................................................................. 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 73 CHƯƠNG 5: ........................................................................................................ 74 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUỐC GIA ...................................................................... 74 5.1. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 74 5.2. Định hướng tăng trưởng kinh tế năm 2020 .................................................. 74 5.2.1. Định hướng chung ................................................................................ 74 5.2.2. Định hướng cải thiện tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu quả giáo dục . 76 5.2.2.1. Đối với giáo dục tiểu học ............................................................... 76 5.2.2.2. Đối với nghiên cứu khoa học.......................................................... 77
  7. 5.3. Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 78 5.4. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ FEM Fixed effects model GDP Gross domestic product GNP Gross national product IQ Intelligence quotient OCLD Orgainization for Economic Co-peration and Development REM Random effects model VIF Variance inflation factor
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Các biến sử dụng trong mô hình ............................................................. 28 Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây ........................................................ 28 Bảng 3.1 Tỉ lệ chi cho giáo dục ở Việt Nam 1997-2015......................................... 40 Bảng 4.1 Các giả thiết nghiên cứu ......................................................................... 49 Bảng 4.2 Tóm tắt cách đo lường các biến .............................................................. 50 Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả biến tăng trưởng GDP........................................ 54 Bảng 4.4 Kết quả thống kê mô tả biến vốn quốc gia CAP ...................................... 55 Bảng 4.5 Kết quả thống kê mô tả biến lao động quốc gia LAB .............................. 56 Bảng 4.6 Kết quả thống kê mô tả biến tỉ lệ học tiểu học EDU1.............................. 57 Bảng 4.7 Kết quả thống kê mô tả biến chi tiêu chính phủ cho giáo dục trên chi tiêu công EDU2............................................................................................................ 59 Bảng 4.8 Kết quả thống kê mô tả biến chi tiêu của chính phủ cho giáo dục trên GDP EDU3 .................................................................................................................... 60 Bảng 4.9 Kết quả thống kê mô tả biến số lượng nghiên cứu khoa học và công nghệ A ........................................................................................................................... 61 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất cho dữ liệu bảng (Pool OLS). ....................................................................................... 66 Bảng 4.11 Kết quả hồi quy tác động cố định.......................................................... 67 Bảng 4.12 Kết quả hồi quy tác động ngẫu nhiên .................................................... 67 Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Hausman cho bộ dữ liệu .......................................... 69 Bảng 4.14 Kết quả kiểm định LM test cho bộ dữ liệu ............................................ 69 Bảng 4.15 Kết quả kiểm định hồi quy tác động ngẫu nhiên ................................... 69 Bảng 4.16 Kết quả kiểm định xtest cho bộ dữ liệu ................................................. 70 Bảng 4.17 Kết quả kiểm định hồi quy tác động ngẫu nhiên ................................... 70
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Biểu đồ tỉ lệ chi cho giáo dục qua các năm ............................................. 41 Hình 3.2: Tăng trưởng kinh tế và chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1997 - 2015 ...................................................................................................................... 42 Hình 3.3: Đồ thị số lượng nghiên cứu khoa học công nghệ hàng năm ở Việt Nam ( từ 2000 đến 2013) ............................................................................................... 43 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát ............................................................... 46 Hình 4.2: Tóm tắt quy trình nghiên cứu ................................................................. 51 Hình 4.3: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và vốn........... 63 Hình 4.4: Phân tán đồ tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và lao động. ............... 65 Hình 4.5: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ học tiểu học. ....................................................................................................................... 58 Hình 4.6: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu của giáo dục trên chi tiêu công ..................................................................................... 59 Hình 4.7: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu của giáo dục trên GDP. ................................................................................................ 60 Hình 4.8: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và số lượng nghiên cứu khoa học công nghệ quốc gia............................................................... 62
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1.1. Giới thiệu Trong chương này, luận văn sẽ trình bày tổng quan bài nghiên cứu, bao gồm: nêu lý do chọn đề tài, đặt ra mục tiêu nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu để thực hiện mục tiêu đã nêu. 1.2. Lý do chọn đề tài Tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những mục tiêu cốt yếu của một quốc gia, và có thể nói mục tiêu ấy phát triển dựa trên bốn yếu tố chính: tài nguyên tự nhiên, nguồn vốn, trình độ phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực. Trong đó, nguồn nhân lực đóng vai trò như nguyên khí phát triển của một quốc gia và chịu tác động chủ yếu từ hệ thống giáo dục của quốc gia đó. Xét tổng quan, tác động giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế có thể nói là một mối quan hệ hai chiều: Giáo dục tác động đến sự tăng trưởng kinh tế, quyết định đến sự ổn định và tăng trưởng của kinh tế; ngược lại, nền kinh tế quốc gia quốc gia và đường hướng phát triển của nó hình thành nên và yêu cầu một hệ thống giáo dục phù hợp. Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Chất lượng nguồn nhân lực, tri thức con người phải thông qua giáo dục và đào tạo mới có được. Do vậy, nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam trên cơ sở phát triển giáo dục và đào tạo là động lực của sự phát triển kinh tế tri thức, là vấn đề có ý nghĩa sống còn trước xu thế toàn cầu hoá. Vậy cụ thể giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào? Mặc dù các nhà nghiên cứu từ trước tới nay luôn có một mối quan tâm vô cùng lớn trong mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế, các dẫn chứng từ nghiên cứu tìm được vẫn còn khá mong manh vì nhiều nguyên nhân khách quan. Có hai chiều tác động riêng biệt giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế: giáo dục sẽ thúc đẩy sự đổi mới dẫn đến năng suất cao hơn về góc độ năng suất lao động, đầu tư cho giáo dục cũng nằm trong chi tiêu công, phát triển trong giáo dục đưa quốc gia phát triển theo cấp số nhân. Ngược lại một nước phát triển cao hơn cũng sẽ tăng cường chất lượng
  12. 2 giáo dục quốc gia đó đến một mức độ nhất định; cụ thể như môi trường học tập nghiêm túc, các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao. Do đó ở góc độ nền tảng nghiên cứu, có nhiều lý do rất cơ bản cho chúng ta kỳ vọng ở mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, về mặt trực giác, ta có thể thấy rằng mức sống đã tăng lên rất nhiều đối với vài thập kỷ trước do giáo dục tốt hơn. Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp và nhiều cải tiến về công nghệ, con người trên khắp thế giới giờ đây có thể tận hưởng một đường cong U lợi ích cao hơn dựa trên hàng hóa mà họ tiêu thụ. Dù chỉ với những quan sát thông thường nhất, có một thực tế không thể phủ nhận đó là có một mối liên hệ giữa tiến bộ khoa học và kiến thức thu được từ hệ thống giáo dục tốt hơn. Chúng ta đều biết tầm quan trọng của đầu tư cho giáo dục đối với sự phát triển của một quốc gia cả về chất và lượng nhưng cụ thể để tối ưu hóa hiệu quả của đầu tư giáo dục cho tăng trưởng kinh tế, cần phải đầu tư như thế nào thì hiệu quả? Đề tài "Tác động của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển và Việt Nam" kế thừa từ các nghiên cứu trước đây, đánh giá vai trò của của giáo dục vào tăng trưởng một kinh tế, tìm hiểu mối tương quan cụ thể giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế với trường hợp của Việt Nam. Đề tài này đã được nghiên cứu nhiều ở các quốc gia phát triển và đang phát triển, tuy nhiên trong tầm hiểu biết của tác giả, thì đề tài nghiên cứu này ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Thông qua nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn đóng góp một phần những tìm hiểu về hiệu quả trong đầu tư giáo dục, tìm hiểu mối tương quan giữa đầu tư cho giáo dục và GDP liệu có phải là đồng biến hay không, nếu đồng biến thì phương thức đầu tư như thế nào và phân bổ ra sao để đạt hiệu quả tối ưu, tìm hiểu về mối quan hệ giữa công nghệ tác động vào giáo dục với tăng trưởng kinh tế để đề xuất ra giải pháp và phương hướng đầu tư hiệu quả chung cho giáo dục hiện nay. Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa ở góc độ cá nhân trong trường hợp áp dụng nghiên cứu này vào phân bổ hiệu quả đầu tư trong danh mục đầu tư cá nhân để phát triển vốn con người. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu chung
  13. 3 Nghiên cứu tập trung vào mục tiêu chính: Phân tích và kiểm định các yếu tố giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các nước đang phát triển giai đoạn 1997 – 2015. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Tổng hợp lý thuyết tổng quan về tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tổng quan các nghiên cứu đã có để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế quốc gia, sau đó xây dựng mô hình nghiên cứu. Phân tích và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế với dữ liệu vĩ mô của các quốc gia giai đoạn 1997-2015 Thông qua nghiên cứu thực tiễn để khuyến nghị các giải pháp nhằm năng cao tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung thông qua việc phát triển giáo dục. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Với các mục tiêu đã nêu, luận văn đặt ra các câu hỏi cần giải quyết như sau: Những nhân tố giáo dục nào ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế? Mức độ tác động của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế như thế nào? 1.5. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: mối tương quan giữa giáo dục vào tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển và Việt Nam. 1.6. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này dựa trên nền tảng nghiên cứu đánh giá tác động của đầu tư giáo dục vào tăng trưởng của các quốc gia điển hình, so sánh phân tích rồi rút ra kinh nghiệm để ứng dụng phân tích cụ thể với trường hợp Việt Nam, được thực hiện trong phạm vi với số liệu vĩ mô lấy từ các quốc gia từ năm 1997 đến năm 2015. Để phục vụ mô hình nghiên cứu định lượng, luận văn đã khảo sát cụ thể 16 quốc gia đang phát triển bao gồm Việt Nam trên các chỉ số tương tự. Danh sách các quốc gia được thực hiện để thu thập dữ liệu được liệt kê ở phần phụ lục 1. 1.7. Phương pháp nghiên cứu
  14. 4 Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy thông qua tiếp cận mô hình tân cổ điển cụ thể là mô hình Solow-Swan để đánh giá tác động của đầu tư giáo dục vào tăng trưởng kinh tế. Phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài là phương pháp nghiên cứu định lượng. Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu vĩ mô của các quốc gia qua các năm, tác giả loại bỏ những quan sát không đầy đủ thông tin trước khi tiếp tục xử lý. Sau đó nghiên cứu tiến hành phân tích thống kê mô tả; phân tích tương quan; phân tích hồi quy theo phương pháp ước lượng hồi quy nhỏ nhất cho dữ liệu bảng (Pool-OLS), mô hình hồi quy các yếu tố cố định (Fixed Effects Model) và mô hình hồi quy các yếu tố biến đổi (Random Effects Model) đối với dữ liệu bảng cân bằng. Sau đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn phương pháp phù hợp cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata để phân tích dữ liệu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để khái quát lý thuyết về các vấn đề nghiên cứu có liên quan làm cơ sở đề xuất mô hình tác động của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế. 1.8. Ý nghĩa nghiên cứu 1.8.1. Ý nghĩa lý luận Phân tích và tổng hợp các kết quả của những nghiên cứu trước đây có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp ở Việt Nam và tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này ở tương lai. 1.8.2. Ý nghĩa thực tiễn Tổng hợp sơ lược lại các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, đặc biệt chú trọng vào yếu tố giáo dục, nên đầu tư cho quốc gia chú trọng theo hướng cụ thể nào. Kết quả nghiên cứu phục vụ cho các nhà quản lý chính sách công, đặc biệt là các chính sách giáo dục, từ đó có đưa ra các gợi ý chính sách định hướng phù hợp. 1.9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài nghiên cứu này gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu về luận văn
  15. 5 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các khái niệm về giáo dục và tăng trưởng kinh tế Chương 3: Tổng quan về giáo dục và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Chương 4: Khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến giáo dục và tăng trưởng kinh tế Chương 5: Kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả giáo dục và tăng trưởng kinh tế.
  16. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1. Giới thiệu Chương 1 đã giới thiệu sơ lược cơ bản về luận văn. Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quát một số nghiên cứu trước đây về giáo dục và tăng trưởng kinh tế ở các nước. 2.2. Các khái niệm 2.2.1. Giáo dục, vốn con người trong tương quan với tăng trưởng kinh tế Khái niệm giáo dục theo nghĩa chung là quá trình mà thông qua hoạt động giảng dạy, nghiên cứu hay đào tao đưa kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn và giảng dạy của người khác nhưng cũng có thể do tự học dưới nhiều hình thức. Tóm lại, trải nghiệm hay quá trình nào xảy ra mà có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà con người suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Trong xã hội, người lớn giáo dục người trẻ những kiến thức và kỹ năng cần phải thông thạo và cần trao truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Sự phát triển văn hóa, và sự tiến hóa của loài người, phụ thuộc vào lề lối trao truyền tri thức này. Để đánh giá một hệ thống giáo dục quôc gia hiệu quả cần dựa trên các tiêu chí như tính truyền giao tri thức hiệu quả , tăng hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vốn con người và chất lượng sống của con người. Theo các lý thuyết kinh tế, đầu tư đem lại sự phát triển và tăng trưởng kinh tế cho quốc gia theo cấp số nhân. Nếu như nguồn vốn tài chính trực tiếp đem lại phát triển kinh tế tài chính, thì việc đi học ở trường, khóa đào tạo về máy tính, chi tiêu cho chăm sóc y tế, chi tiêu cho một khoá học đàn hay vẽ,.cũng chính là vốn. Chúng góp phần cải thiện thu nhập, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, hay trang bị thêm những thói quen tốt cho cá nhân trong phần lớn cuộc đời con người. Do vậy, các nhà kinh tế xem chi tiêu cho giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, và v.v… là đầu tư vào vốn con người. Chúng được gọi là vốn con người vì con người không thể tách
  17. 7 rời khỏi kiến thức, kỹ năng, sức khỏe, hay những giá trị khác của bản thân giống như kiểu tách rời con người khỏi tài sản tài chính và tài sản vật chất của họ. Vốn con người (Schultz T. W., 1971) là yếu tố xác định chất lượng nguồn lao động, mà như ta luôn biết, lao động là yếu tố quan trọng cấu thành nên nền kinh tế. Vì vậy vốn con người là một trong những yếu tố tạo nên tăng trưởng kinh tế, yếu tố này không có sẵn ở các quốc gia như nguồn vốn vật chất vì vậy chất lượng của hoạt động giáo dục và đào tạo đóng vai trò then chốt quyết định đến giá trị vốn con người của quốc gia đó. Khi xã hội càng phát triẻn, vốn con người với đại diện của nó là tri thức mới, kỹ năng mới, khả năng ứng dụng thay đổi quá trình sản xuất và khả năng nó kết hợp với các yếu tố khác sẽ làm tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nếu theo cấp độ vi mô, tăng lên vốn con người là trung tâm cho sự khác biệt về cấu trúc tiền lương và phân phối thu nhập của các nhân. Nếu xét ở cấp độ vĩ mô, vốn con người chính là yếu tố được coi như trung tâm của nền kinh tế. Các nước đang phát triển và các nước phát triển cũng sẽ có sự khác nhau về vốn con người khi xét ở góc độ vi mô và cả vĩ mô như đánh giá bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn con người hay khan hiếm vốn con người. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận trên vốn con người và khan hiếm vốn con người ở các nước đang phát triển lớn hơn các nước phát triển (Mincer,1981) . Giáo dục - đào tạo và chăm sóc y tế là đầu tư quan trọng cho con người, nâng cao vốn con người. Từ trực quan cũng như nhiều nghiên cứu đã chứng minh giao dục trung học và đại học ở các nước phát triển như Mỹ, Úc hoặc một số quốc gia tương tự sẽ góp phần cải thiện thu nhập cá nhân rất đáng kể dù có trừ khi các chi phí trực tiếp và cả gián tiếp. Tác động này không chỉ ở một thời kỳ mà có tác động cả từ thế hệ này sang thế hệ khác gián tiếp ví dụ một đứa trẻ có bố mẹ có chỉ số IQ cao thì khả năng cao là đứa trẻ đó cũng IQ cao như thế. Bằng chứng tương tự tồn tại trong nhiều năm nay đã xuất hiện ở nhiều quốc gia có sự khác biệt về hệ thống kinh tế và thể chế chính trị. Dựa trên các nghiên cứu về giáo dục và vốn con người trước nay có thể tạm chia tiêu chuẩn để đo lường vốn con người thành 3 phương pháp tiếp cận: (1) Tiếp
  18. 8 cận theo đầu ra như tỷ lệ nhập học, thành tựu học tập hoặc số năm đi học trung bình (2) Tiếp cận theo chi phí dùng để chi trả cho thu thập kiến thức (3) Tiếp cận theo thu nhập dựa trên quan hệ chặt chẽ với lợi ích của mỗi cá nhân đạt được từ đầu tư giáo dục và đào tạo (Kwon, Dae-Bong, 2009). Bài nghiên cứu này sử dụng hai cách tiếp cận là chi tiêu cho giáo dục của quốc gia và tỉ lệ hoàn thành bậc tiểu học trên người trưởng thành 2.2.2. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế có thể được đo lường bằng GDP - tổng sản phẩm quốc nội hay GNP - tổng sản phẩm quốc gia hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc PI - thu nhập bình quân đầu người Nghiên cứu này sử dụng tổng sản phẩm quốc nội trong phân tích định lượng. Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định vì vậy nó thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên, khi xét đến tăng trưởng, cũng cần xét đến yếu tố bất bình đẳng, vì ở một số quốc gia, dù có thể có GDP hay PI cao, nhưng người dân vẫn nghèo khổ vì mức độ bất bình đẳng quá cao. Nếu như tăng trưởng kinh tế chỉ xét về lượng thì khái niệm phát triển mang nội hàm rộng hơn cả về chất (như phúc lợi xã hội, điều kiện sống, tuổi thọ) và lượng. Phát triển kinh tế đồng thời còn tạo ra những thay đổi về cơ cấu kinh tế như tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng khu vự công nghiệp dịch vụ. Từ đó nó như quá trình hoàn thiện nền kinh tế ở nhiều khía cạnh bao gồm kinh tế - xã hội, môi trường, thể chế chính trị trong một thời gian nhất định, đảm bảo cho quốc gia tăng GDP đi kèm với tăng mức độ hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống. Có hai quá trình chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế: quá trình tích luỹ tài sản (như vốn, lao động, và đất đai) và quá trình đầu tư những tài sản này một cách hiểu quả hơn. Tiết kiệm và đầu tư là cốt yếu, nhưng tăng trưởng đến từ đẩy mạnh hoạt động đầu tư. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
  19. 9 như chính trị xã hội bao gồm chính sách chính phủ, sự ổn định chính trị và kinh tế, trình độ giáo dục và điều kiện y tế, môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên. Mức tăng trưởng tuyệt đối (mức chênh lệch giữa GDP trong hai kỳ cần so sánh), tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đều có thể được dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế trong một giai đoạn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Đo lượng tăng trưởng kinh tế bằng đơn vị phần trăm (%). Nếu biểu diễn bằng công thức toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%) Trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. Các mô hình tăng trưởng được đưa ra để giải thích nguồn gốc tăng trưởng. Có thể kể đến các mô hình nổi tiếng như David Ricardo, Harrod-Domar, Solow và các mô hình tương tự. Mô hình David Ricardo với luận điểm cơ bản coi nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế đến từ đất đai sản xuất nông nghiệp. Nhưng đất là nguồn lực có hạn, do đó người sản xuất phải sử dụng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm, dẫn đến chí phí sản xuất nhu yếu phẩm cao, giá cả hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Lợi nhuận là nguồn để đầu tư vậy nên lợi nhuận giảm đồng nghĩa với đầu tư giảm từ đó giảm tăng trưởng kinh tế. Theo đó, việc đất nông nghiệp có hạn dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế, dù đất nông nghiệp có hạn, mức tăng trưởng các quốc gia vẫn ngày càng tăng nên mô hình này không giải thích được nguyên do tăng trưởng.
  20. 10 Các mô hình tăng trưởng Tân cổ điển tiêu biểu cho rằng tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp trong đó lao động (Labor) là yếu tố chính, còn yếu tố còn lại là tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật lên nền kinh tế. Mô hình Harrod-Domar lại cho rằng lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên là nguồn gốc tăng trưởng kinh tế. Quan điểm của Robert Solow (1956) xây dựng mô hình với luận điểm cơ bản là sự khác biệt trong tăng trưởng kinh tế ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, tăng yếu tố sản xuất sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Trong dài hạn, nếu tăng yếu tố sản xuất không dẫn đến tăng trưởng thì điều này đồng nghĩa với nền kinh tế đang dạt trạng thái dừng. Tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L) sẽ có mức tăng trưởng khác nhau, đây là luận điểm chính giải thích nguồn gốc tăng trưởng của các Mô hình Tân cổ điển. 2.3. Vai trò của giáo dục tới tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu trước đây về nghiên cứu vai trò của giáo dục vào kinh tế chủ yếu theo hai hướng chính độc lập nhau như sau: (i) ước lượng về tỉ lệ lợi ích của giáo dục đem lại, đo lường bằng tiền trên cơ sở nền tảng kinh tế lao động vi mô, và (ii) nghiên cứu tăng trưởng kinh tế vĩ mô các quốc gia hay các vùng/tỉnh với tăng trưởng GDP xét ở trong nghiên cứu vốn con người (Trần Thọ Đạt, 2011). Theo hướng nghiên cứu thứ nhất, các kết quả nghiên cứu cho thấy thành tích của giáo dục là một biến số quan trọng để xác định thu nhập vi mô. Như trường hợp của Singapore, giáo dục là một nhân tố quan trọng ở nước này khi quốc gia bắt đầu quá trình tăng trưởng là trung tâm lao động có mức lương thấp nhưng sau đó mức lương tăng lên cùng với việc mở rộng của giáo dục (Permani, R., 2009). Trường hợp của Malaysia, giáo dục cũng là một nhân tố quan trọng quyết định thu nhập, ngoài hai biến số là dân tộc và giới tính (Milanovic, 2006). Với Taiwan, lợi ích của giáo dục đem lại cho quốc gia đối với những người lao động có bằng cao đẳng trở lên đã tăng lên kể từ năm 1980 (Lin và Orazem, 2004).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0